ĐỀ CƯƠNG ôn THI học kì II năm học 2011 môn sử 11

6 2.3K 0
ĐỀ CƯƠNG ôn THI học kì II năm học 2011 môn sử 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011 – 2012 Môn: LỊCH SỬ. Khối: 11 Câu 1: những chuyển biến về kinh tế-xã hội trong cuộc khai thác lần 1 of pháp a) về kinh tế 1897, 9 phủ pháp Pôn-Đu-me sang làm toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất Nông nghiệp: pháp thực hiện 9 sách cướp đoạt ruộng đất. Công nghiệp: chú trọng khai thác mỏ than và kim loại, ngoài ra ngành công nghiệp phục vụ đời sống như điện, nước, bưu điện cũng lần lượt ra đời. Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống đường giao thông hiện đại, vừa phục vụ làm ăn lâu dài, vừa nhằm mục đích quân sự Thương nghiệp: Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của tư bản Pháp, Pháp độc quyền thu thuế xuất nhập khẩu.  Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam. Khi tiến hành khai thác, Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội. b) Về xã hội Một bộ phận địa chủ trở nên giàu có, dựa vào Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép nên vẫn có tinh thần chống Pháp . Nông dân vốn đã khốn khổ ngày càng khổ cực hơn. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã làm phân hoá khá sâu sắc những giai cấp cũ của xã hội nước ta. Đồng thời làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới: ⋅ Đội ngũ công nhân : xuất thân từ nông dân, sống tập trung, cuộc sống khó khăn khổ cực làm việc suốt ngày ⋅ Tầng lớp tư sản: Những người làm trung gian, đại lý, chủ thầu, chủ xưởng, đại lí tiêu thụ hoặc mua hàng hóa, cung ứng nguyên liệu trở nên giàu có. ⋅ Tầng lớp tiểu tư sản: gồm tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, thầy giáo, nhà báo, học sinh, sinh viên … có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào vận động cứu nước.  Như vậy, cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới như công nhân, tư sản và tiểu tư sản, đã tạo ra những điều kiện bên trong cho một cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới. Câu 2: pháp duy trì phương thức bóc lột phong kiến ở VN nhằm để thu lợi nhuận cao, không tốn chi phí để đầu tư. Câu 3: những nét chính trong cuộc vận động cứu nước của a) Phan Bội Châu(PBC) PBC (1867 – 1940) quê ở Nghệ An Chủ trương dùng bạo động để giành độc lập, nợ máu phải trả bằng máu. 1902, vào Nam ra Bắc tìm liên kết với những người có cùng chí hướng. 5/1904, thành lập hội Duy Tân ở Quảng Nam chủ trương đánh đuổi giặc pháp, giành độc lập thiết lập 1 chỉnh thể quân chủ lập hiến ở VN. Tổ chức phong trào Đông Du(PTĐD). 8/1908, 9 phủ Nhật Bản cấu kết với thực dân pháp ở Đông Dương trục xuất số lưu hsVN. 6/1912, thành lập VN Quang phục hội. 24/12/1913, PBC bị bắt. b) Phan Châu Trinh(PCT) PCT (1872 – 1926) quê ở Quảng Nam. Cải cách: nâng cao dân trí, dân quyền dựa vào pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hư bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập. 1906, tổ chức vận động Duy Tân ở Trung Kỳ. Cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh. Mở trường dạy học theo lối mới vận động cải cách trang phục và lối sống “nông hội”. Vượt qua khuôn khổ ôn hòa. 1908, bị bắt. 1911, bị đưa sang pháp. Câu 4: sự kiện chứng minh chủ trương giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản của a) PBC bằng phương pháp bạo động: 5/1904, thành lập hội Duy Tân ở Quảng Nam chủ trương đánh pháp. từ 1905 – 1908 tổ chức phong trào Đông Du(PTĐD), đưa hsVN sang học tập tại Nhật Bản. 8/1908, 9 phủ Nhật Bản cấu kết với thực dân pháp ở Đông Dương trục xuất số lưu hsVN, PTĐD tan rã. 6/1912, tại Quảng Châu thành lập VN Quang phục hội khôi phục nước VN. Cử người về nước để trừ khử những tên thực dân đầu sỏ, khuấy động dư luận trong và ngoài nước. ngày 24/12/1913 PBC bị bắt. b) PCT bằng phương pháp cải cách: 1906, PCT và Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế ở cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kì. Hình thức hoạt động: cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh. Mở trường dạy học theo lối mới vận động cải cách trang phục và lối sống “nông hội”. Cuộc vận động chuyển thành phong trào chống thuế năm 1908 ở Trung Kì, phong trào bị thực dân pháp đàn áp, PCT bị bắt. Câu 5: sự khác và giống giữa 2 xu hướng bạo động và cải cách đầu tk xx  Giống: PBC và PCT đều là những sĩ phu PK chịu ảnh hưởng các tư tưởng tư sản tiến bộ, đều xuất phát từ tấm lòng yêu nước để tìm con đường giải phóng dân tộc, con đường đó theo khuynh hướng dân chủ tư sản.  Khác: a) PBC:  Chủ trương: Nợ máu phải trả bằng máu, dùng bạo lực để giành độc lập. Đánh đuổi giặc pháp, khôi phục nước VN Tổ chức PTĐD, đưa hs sang Nhật học, chuẩn bị cho công cuộc đánh pháp cứu nước. Bạo động ám sát. b) PCT:  Chủ trương: Đấu tranh ôn hòa, công khai, dựa vào pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hư bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập. Kêu gọi dân quyển, dân sinh, dân khí. Hình thức hoạt động: cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh. Mở trường dạy học theo lối mới vận động cải cách trang phục và lối sống “nông hội”. Câu 6: trình bày những biến động ở VN trong những năm CTTG thứ nhất: a) Về kinh tế: Pháp muốn vơ vét của cải để gáng đỡ những tổn thất và thiếu hụt trong CT. Bắt nhân dân đóng nhiều thứ thuế, mua công trái, nguyên góp tiền đảm phụ quốc phòng, vơ vét lương thực, kim loại cần thiết cho chế tạo vũ khí. Nông nghiệp: từ chỗ độc canh cây lúa đã chuyển một phần sang trồng các loại cây công nghiệp phục vụ CT. b) Phân hóa xã hội: Nạn bắt lính làm cho sức SX giảm sút nghiêm trọng. Nạn chiếm đoạt ruộng đất ngày càng gia tăng làm cho đời sống nhân dân ngày càng bần cùng. Giai cấp công nhân tăng lên về số lượng . Tầng lớp tư sản một số ngành đã thoát khỏi sự kìm chế of tư bản pháp. Tầng lớp tiểu tư sản có bước phát triển rõ rệt về số lượng. Câu 7: 9 sách khai thcs thuộc địa of pháp trong những năm CT đã tác động đến nước ta: Về kinh tế:nông nghiệp giảm sút, nhân dân bần cùng, tạo điều kiện cho công nghiệp và GTVT có điều kiện phát triển. Về xã hội làm cho lực lượng và tầng lớp mới của xã hội có sự phát triển về số lượng và dần dần giữ vai trò quyết định trên nền 9 trị. Câu 8: những hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc 1911 – 1918 a) Tiểu sử: Nguyễn Ai Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/05/1890 trong một gia định trí thức yêu nước ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An, nên sớm có tinh thần yêu nước và ý chí cứu nước. Ngày 05/06/1911, Người rời cảng Nhà Rồng(SG) ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc. b) Hoạt động: Từ năm 1911 – 1917, Người đi qua nhiều nước và nhận thức rằng ở đâu bọn thực dân cũng tàn bạo, độc ác và ở đâu, người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man. Cuối năm 1917, Người trở về Pháp, tích cực học tập, rèn luyện và tham gia phong trào công nhân Pháp. Người đã tích cực viết báo, truyền đơn… tố cáo thực dân Pháp và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam. Sống và làm việc trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận tư tưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Người có những chuyển biến, là cơ sở để sau này Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Câu 9: Điều kiện thúc đẩy phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới: Trong nước: xã hội xuất hiện tầng lớp tư sản, tiểu tư sản. Ngoài nước: nhiều Tân thư, Tân báo of Trung Hoa cổ động cho tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta Câu 10: phong trào công nhân trong CTTG thứ nhất: Vào thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào công nhân vẫn phát triển, kết hợp đấu tranh kinh tế với bạo động vũ trang: nghỉ việc chống cúp phạt lương, bỏ trốn chống bọn cai thầu, tham gia khởi nghĩa Thái Nguyên, đốt nhà cai thầu… Phong trào thể hiện rõ bản chất đoàn kết, kỷ luật của giai cấp công nhân, tuy vậy vẫn mang tính tự phát. Câu 11: vì sao PBC chủ trương bạo động vũ trang để giành độc lập và muốn dựa vào Nhật? PBC cho rằng đọc lập dân tộc là nhiệm vụ cần làm trước để đi tới phú cường. muốn giành độc lập thì chỉ có con đường bạo động vũ trang (truyền thống of dân tộc ta). Chúc các em làm bài thi tốt hehe PBC cho rằng Nhật cùng màu da, cùng văn hóa hán học (đồng chủng, đồng văn, đồng châu) lại đi theo con đường tư bản châu âu, giàu mạnh lên và đánh thắng đế quốc Nga(1905) nên có thể nhờ cậy được. ….THE_END…. Biên soạn: Trần Kim Vệ Ghi chú: hoàn thành ngày 28/04/2012 vào lúc 2h:pm . ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2 011 – 2012 Môn: LỊCH SỬ. Khối: 11 Câu 1: những chuyển biến về kinh tế-xã hội trong cuộc khai thác lần 1 of pháp a) về kinh tế 1897, 9 phủ pháp Pôn-Đu-me. nghiệp, lập hội kinh doanh. Mở trường dạy học theo lối mới vận động cải cách trang phục và lối sống “nông hội”. Vượt qua khuôn khổ ôn hòa. 1908, bị bắt. 1 911, bị đưa sang pháp. Câu 4: sự kiện chứng. sang làm toàn quyền Đông Dương để hoàn thi n bộ máy thống trị và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất Nông nghiệp: pháp thực hiện 9 sách cướp đoạt ruộng đất. Công nghiệp: chú trọng

Ngày đăng: 18/05/2015, 08:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan