So sánh hình thức chính thể của nhà nước thành bang Aten và Xpác. Đánh giá về nền dân chủ của nhà nước Aten

5 8.4K 115
So sánh hình thức chính thể của nhà nước thành bang Aten và Xpác. Đánh giá về nền dân chủ của nhà nước Aten

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

So sánh hình thức chính thể của nhà nước thành bang Aten và Xpác. Đánh giá về nền dân chủ của nhà nước Aten tài liệu, gi...

Nội dung I. So sánh hình thức chính thể của nhà nước Aten và Spác 1. Sơ lược về nhà nước thành bang Aten và Spác. Thời kì thành bang (thế kỉ VIII - IV TCN) là thời kì quan trọng nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại. Do sự phát triển của các ngành kinh tế và sự phân hóa giai cấp, đến thế kỉ VIII TCN, ở Hy Lạp một lần nữa lại xuất hiện nhiều nhà nước nhỏ. Nhưng nhà nước này đều có một thành phố làm trung tâm nền gọi là những thành bang. Thành bang Xpác là một thành bang được xây dựng sớm nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại (khoảng thế kỉ VIII – VII TCN) nằm trên vùng đồng bằng Laconia thuộc phía Nam Hy Lạp, là một thành bang bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế và văn hóa nhưng lại là một thành bang hùng mạnh về quân sự. Với những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi, nền nông nghiệp ở Spác rất phát triển. Spác là nhà nước điển hình cho hình thức chính thể cộng hòa quý tộc chủ nô. Thành bang Aten nằm ở trung tâm vùng đồng bằng Attic thuộc miền Trung của Hy Lạp. Đây chủ yếu là một vùng đồi núi, không thuận tiện đối với việc sản xuất nông nghiệp, nhưng lại có nhiều khoáng sản và hải cảng tốt nên công thương nghiệp có điều kiện phát triển. Thành bang Aten thành lập vào thế kỉ VIII TCN Khi mới ra đời, tính chất dân chủ của nhà nước Aten còn hạn chế, nhưng do sự đấu tranh không ngừng của quần chúng, trải qua nhiều lần cải cách, Aten trở thành thành bang có chế độ chính trị dân chủ nhất ở Hy Lạp cổ đại. Tuy vậy đó chỉ là chế độ dân chủ chủ nô, vì khoảng 4/5 dân cư Aten là nô lệ và ngoại kiều không được hưởng quyền dân chủ. Nó là nhà nước điển hình cho hình thức chính thể cộng hòa dân chủ chủ nô. 2. So sánh hai hình thức chính thể của nhà nước Aten và Spác . a. Giống nhau: - Cả Aten và Spác đều là hai thành bang thuộc Hy Lạp, chính thể nhà nước đặc trưng là chính thể cộng hòa chủ nô. 1 - Nhà nước được xây dựng và thống trị bởi giai cấp chủ nô – giai cấp nắm các đặc quyền về kinh tế và chính trị; chung mục đích bảo vệ quyền lợi và địa vị của giai cấp chủ nô trong xã hội. - Cả hai nhà nước trên đều tồn tại trên cơ sở tư hữu và quan hệ bóc lột nô lệ. b. Khác nhau: - Hình thức chính thể:  Hình thức chính thể của nhà nước Spác là chính thể cộng hòa quý tộc chủ nô với đặc trưng quyền lực nhà nước không tập trung vào tay một người mà tập trung vào các hội đồng gồm Hội đồng Trưởng lão, Hội đồng Năm quan giám sát và Hội nghị Công dân; trong đó quyền lực lớn nhất thuộc về Hội đồng Năm quan giám sát. Đứng đầu nhà nước Spác là hai vua có quyền lực ngang nhau, nắm giữ chức vụ và quyền hạn như nhau – thủ lĩnh quân sự, vừa là tăng lữ tối cao vừa là người xử án đồng thời cũng là thành viên trong Hội đồng trưởng lão. Tuy nhiên khác với các nhà nước quân chủ chuyên chế phương Đông, nhà vua không có thực quyền mà chỉ là tàn dư của chế độ công xã nguyên thủy. Trong tổ chức bộ máy nhà nước, Hội nghị công dân giữ vai trò thứ yếu trong các quyết định của nhà nước, là cơ quan đại diện cho tầng lớp bình dân trong xã hội nhưng không có thực quyền. Hội đồng trưởng lão nắm giữ vai trò quan trọng trong việc quyết sách các vấn đề liên quan đến vận mệnh của đất nước như chiến tranh hay hòa bình. Hội đồng này là cơ quan nhà nước tiêu biểu cho hình thức chính thể cộng hòa quý tộc chủ nô Spác. Tuy nhiên, Hội đồng trưởng lão vẫn phải chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt bởi Hội đồng năm quan giám sát – cơ quan quyền lực tối cao của thành bang Spác. Nhìn chung, nhà nước Spác là một hình thức nhà nước cộng hòa quý tộc điển hình; là thành trì của tầng lớp quý tộc chủ nô lạc hậu, phản động và ở đó quyền dân chủ của công dân bị hạn chế tới mức tối đa. 2  Hình thức chính thể của thành bang Aten là hình thức chính thể cộng hòa dân chủ chủ nô. Aten được tổ chức theo hình thức chính thể cộng hoà dân chủ, hình thức chính thể này được hoàn thiện qua 3 cuộc cải cách: cải cách Xôlông (594 TCN), cải cách Clixten (509 TCN) và cải cách của Pêriclet (giữa thế kỷ V TCN). Cải cách của Xôlông đặt nền móng cho sự hình thành chính thể cộng hoà dân chủ. Với tư cách là quan chấp chính ông căn cứ vào số lượng tài sản để chia cư dân tự do ra thành 4 đẳng cấp. Đẳng cấp 1 được giữ những chức vụ quan trọng nhất của nhà nước và có nghĩa vụ cung cấp tiền để xây dựng hạm đội và chi phí cho những ngày lễ quan trọng của đất nước. Đẳng cấp 2 , 3 được bầu người vào Hội đồng 400 người, được gia nhập kỵ binh và phục vụ bộ binh. Đẳng cấp 4 được tham gia Hội nghị nhân dân nhưng không có quyền quyết định. Trong tổ chức nhà nước thành lập thêm toà án đảm nhận công việc xét xử  Nhìn chung, nhà nước dân chủ chủ nô Aten tiêu biểu cho hình thức chính thể cộng hòa dân chủ chủ nô, có nhiều điểm tiến bộ hơn so với thành bang Spác. Mặc dù quyền dân chủ của công dân tự do khá rộng rãi nhưng vẫn bị giới hạn trong một chừng mực nhất định bởi các quy định đặt ra. - Vai trò, quyền hạn và hoạt động của cơ quan quyền lực tối cao: • Ở thành bang Spác, cơ quan nhà nước có thực quyền và nắm giữ quyền hạn lớn nhất chính là Hội đồng năm quan giám sát – đại diện cho các tầng lớp quý tộc bảo thủ nhất. Hội đồng năm quan giám sát thực hiện quyền giám sát và giải quyết mâu thuẫn, bảo vệ lợi ích của hội nghị công dân, có quyền hành rất lơn, bao trùm lên các cơ quan khác: Giám sát 2 vua, hội đồng trưởng lão, triệu tập và chủ trì hội đống trưởng lão và hội nghị công dân, có quyền giải quyết các công việc quan trọng của nhà nước trên các lĩnh vực ngoại giao, tài chính, tư pháp và còn có quyền kiểm tra tư cách công dân . Hình thức này chứng tỏ sự thụ động của Hội nghị công dân và ý chí tối cao của Hội đồng năm quan giám sát. Về thực chất, công dân không có quyền tự quyết định các vấn đề quan trọng của nhà nước mà phụ thuộc hoàn toàn vào tầng lớp quý tộc chủ nô. 3 • Ở thành bang Aten, thực quyền lại thuộc về Hội nghị công dân – cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước, với phiên họp định kì 10 ngày. Mọi công dân có đủ tư cách tham gia đều có quyền thảo luận và đi đến các quyết định những vấn đề lớn của nhà nước như giám sát các cơ quan nhà nước; bầu quan chức cấp cao của nhà nước; xét duyệt các vụ việc quan trọng của tòa án; đi đến chiến tranh hay hòa bình trong chính sách đối ngoại hoặc các quyết định về cung cấp lương thực cho thành phố…Các chức vụ trong các cơ quan nhà nước hầu hết đều được bỏ phiếu hay biểu quyết. Hội nghị còn có quyền ban hoặc tước quyền công dân. Hội đồng 500 người chỉ thi hành các quyết định của Hội nghị công dân và quyết định các vấn đề không quan trọng giữa hai kì họp của Hội nghị. Hội nghị công dân là cơ quan có thực quyền trong chính trị, là nét khác nhau cơ bản giữa hai chính thể cộng hòa dân chủ chủ nô Aten và cộng hòa quý tộc chủ nô Spác. II. Nền dân chủ của nhà nước Aten. Nền dân chủ của thành bang Aten đã được đánh giá cao trong lịch sử nhân loại. Tuy vậy, khi nhìn theo góc độ Nhà nước, ta có thể thấy nền dân chủ ấy vừa có những tiến bộ vượt bậc lại vừa tồn tại những hạn chế nhất định: a. Mặt tiến bộ: - Giai cấp bình dân được tham gia sinh hoạt chính trị, quyền hạn này ngày càng được mở rộng do giai cấp bình dân là hậu thuẫn cho giai cấp chủ nô trong giai đoạn cải cách nên chủ nô công thương buộc phải nhưọng bộ một số quyền lợi cho giai cấp bình dân trong nhà nước. - Nền dân chủ Aten được coi là đỉnh cao của nền dân chủ cổ đại, là điểm sáng của văn minh chính trị cổ đại, nó đã đưa vào một nền dân chủ trực tiếp trong sinh hoạt chính trị. - Hội nghị công dân là cơ quan thực quyền chứ không tồn tại hình thức như trong chính thể cộng hòa quý tộc chủ nô. 4 - Các cơ quan nhà nước hoạt động thường xuyên và theo nhiệm kì (thường là một năm). Các quan chức cấp cao đều được công dân trực tiếp tín nhiệm và bầu ra dưới nhiều hình thức (bỏ phiếu bằng vỏ sò hoặc biểu quyết…). b. Mặt hạn chế: - Nền dân chủ trở nên thiểu số hơn khi cách thức hoạt động còn chưa phù hợp với thực tế như quyền hạn còn hạn chế, việc các kì họp cách nhau 10 ngày ở thủ đô Aten không phù hợp với các công dân ở xa… - Một nền dân chủ không phổ cập ngay trong nội bộ những người được pháp luật thừa nhận là công dân tự do mà lại đặt ra các quy định khắt khe như: phải là công dân tự do, có cha hoặc mẹ là người Aten; phụ nữ, kiều dân, nô lệ hoàn toàn không có tư cách tham gia chính trị… - Nền dân chủ ở Aten vẫn là nền dân chủ chủ nô, phục vụ lợi ích và bảo vệ địa vị, quyền lợi cho giai cấp chủ nô. Một “Nền dân chủ thiểu số người áp bức, thống trị đa số người” trong đó phần lớn giai cấp bị áp bức là giai cấp nô lệ (chiếm đến 8/10 dân cư của thành bang). III. Nhận định chung: Lịch sử nhà nước Hi Lạp cổ đại được lưu giữ lại chính là lịch sử hình thành và phát triển của các thành bang lúc bấy giờ. Và Aten – Xpác đã trở thành hai thành bang huyền thoại trong lịch sử nhà nước Hi Lạp cổ đại với những đặc trưng riêng biệt về hình thức chính thể nhà nước và sự nổi trội trong tổ chức bộ máy nhà nước trong thời kì lúc bấy giờ và ngay cả trên Thế giới. 5 . là nô lệ và ngoại kiều không được hưởng quyền dân chủ. Nó là nhà nước điển hình cho hình thức chính thể cộng hòa dân chủ chủ nô. 2. So sánh hai hình thức chính thể của nhà nước Aten và Spác. trong chính trị, là nét khác nhau cơ bản giữa hai chính thể cộng hòa dân chủ chủ nô Aten và cộng hòa quý tộc chủ nô Spác. II. Nền dân chủ của nhà nước Aten. Nền dân chủ của thành bang Aten đã. trì của tầng lớp quý tộc chủ nô lạc hậu, phản động và ở đó quyền dân chủ của công dân bị hạn chế tới mức tối đa. 2  Hình thức chính thể của thành bang Aten là hình thức chính thể cộng hòa dân

Ngày đăng: 18/05/2015, 07:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan