bài 39 - sinh 11 nâng cao

7 1.8K 7
bài 39 - sinh 11 nâng cao

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Bài 39: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT (tiếp theo) Họ và tên GVHDGD: Lý Thị Hồng Diễm I.MỤC ĐÍCH BÀI DẠY: Học xong bài này HS có thể: Biết được các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật. Hiểu được tác động của các nhân tố này đến sinh trưởng và phát triển ở động vật. Nêu được tên một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người. Hiểu được các biện pháp tránh thai. Nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản, phòng tránh các bệnh lây lan qua đường tình dục. Vận dụng kiến thức vào trong chăn nuôi để đạt năng suất cao. Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. 1. Phương pháp: Phương pháp chính: Phương pháp diễn giảng, phương pháp hỏi đáp . Phương pháp xen kẽ: Phương pháp thảo luận nhóm. 2. Phương tiện: Máy tính, tivi. Phiếu học tập. III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Chuẩn bị. Kiểm tra: ( 15 PHÚT ) Vào bài: ( 1 PHÚT) Hãy nhắc lại cho cô biết có những nhân tố nào ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật? Học sinh trả lời (nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài). Hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu tiếp xem nhân tố bên ngoài ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng và phát triển ở động vật. 2. Trình bày tài liệu mới Trường: THPT Tầm Vu 1 Lớp: 11C1 Môn: Sinh học Tiết: 5 Ngày: 09/03/2009 Tên sinh viên: Nguyễn Thị Mai Phương Mã số: 3052123 NGUYỄN THỊ MAI PHƯƠNMã số: 3052123 Bài 39. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT (tiếp theo) NỘI DUNG BÀI (LƯU BẢNG) THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH (1) (2) (3) (4) II. CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI 1. Thức ăn - Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng (protein, lipit, acid nucleic, vitamin, khoáng,…) cần thiết để cho động vật sinh trưởng và phát triển. - Thức ăn là nguồn nguyên liệu cấu tạo tế bào, cơ quan và là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể sống. 15 PHÚT ? Em hãy cho biết có những nhân tố bên ngoài nào ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật? Chiếu slide thức ăn. Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu xem thức ăn ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng và phát triển của động vật. ? Những chất dinh dưỡng nào có trong thức ăn? ? Tại sao lại cần phải cho trẻ em ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng? ? Vậy nếu chúng ta cho trẻ ăn quá nhiều có được hay không? Chúng ta sẽ tìm hiểu xem nếu thiếu chất thì sẽ dẫn đến hậu quả gì? * Thiếu vitamin A gây hỏng mắt ở người. * Thiếu vitamin D ở người và động vật gây còi xương. * Thiếu protein cơ thể còi cọc, chậm phát triển và mắc bệnh. ? Có phải chúng ta chỉ cần chú ý dinh dưỡng cho đối tượng trẻ em thôi? Cá nhân trả lời (thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng) Cá nhân trả lời. (lipid, glucid, protein, vitamin…) Cá nhân trả lời. (nếu trẻ ăn không đủ chất thì sẽ bị suy dinh dưỡng, kém phát triển về thể chất cũng như về trí tuệ) Cá nhân trả lời. (không, nếu cho trẻ ăn quá nhiều thì sẽ làm cho trẻ bị thừa cân thậm chí là bị béo phì gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ) Học sinh quan sát hình. Cá nhân trả lời (không, vì đối với tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi thức ăn đều ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển). ? Làm thế nào để có một cơ thể khỏe mạnh? Chiếu hình tháp dinh dưỡng và giải thích. ? Các em hãy cho cô biết, đối với động vật ví dụ như là con lợn trong qúa trình nuôi mà cô không cung cấp đầy đủ thức ăn thì lợn sẽ phát triển như thế nào? ? Đối với gà, trong giai đoạn mà gà đẻ trứng nếu cô cho gà ăn không đủ thì chúng ta thấy kích thước cũng như chất lượng trứng gà như thế nào so với con gà được cho ăn đầy đủ chăm sóc tốt? Qua các ví dụ trên ta thấy thức ăn là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cả động vật và người, tại sao lại như vậy? Gv giảng: Vì các chất dinh dưỡng có trong thức ăn là nguyên liệu được cơ thể sử dụng để tăng số lượng và tăng kích thước tế bào, hình thành cơ quan và hệ cơ quan, các chất dinh dưỡng còn là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của động vật. ? Hãy phân tích câu nói của các nhà chăn nuôi tằm: “ăn như tằm ăn rỗi” là với ý nghĩ gì đối với sự sinh trưởng và phát triển của tằm? Chúng ta tìm hiểu tiếp xem các nhân tố khác ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng và phát triển của động vật . Cho HS quan sát sơ đồ tác dụng của Cá nhân trả lời. Học sinh quan sát và lắng nghe. Cá nhân trả lời (lợn sẽ chậm phát triển, còi cọc, tăng trọng ít.) Cá nhân trả lời (trứng gà sẽ nhỏ, phẩm chất không tốt) Cá nhân trả lời. (Ăn như “tằm ăn rỗi” là ăn rất nhiều có ý nghĩa đối với sự tăng trưởng của tằm là vì giai đoạn này tằm sinh trưởng rất mạnh mẽ, cơ thể lớn rất nhanh, tích lũy nhiều chất dinh dưỡng chuẩn bị chuyển sang giai đoạn nhộng nên đòi hỏi rất nhiều chất dinh dưỡng từ thức ăn). 2. các nhân tố môi trường khác. Mỗi loài động vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ thích hợp. Nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật, đặc biệt là đối với động vật biến nhiệt. nhiệt độ lên cá rô phi ở Việt Nam. Hãy cho cô biết trong khoảng nhiệt độ như thế nào thì cá rô phi phát triển bình thường? Trong khoảng nhiệt độ nào thì cá rô phi phát triển mạnh nhất? Còn khi nhiệt độ nhỏ hơn 5,6 0 C và lớn hơn 42 0 C thì điều gì xảy ra với cá rô phi? Gv nêu thêm một số ví dụ ảnh hưởng của nhiệt độ đến động vật. Ruồi giấm ở 25 0 C chu kì sống là 10 ngày, nếu ở 18 0 C thì chu kì sống là 17 ngày. Gv giảng: Qua các ví dụ trên các em thấy rằng nhiệt độ cũng ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của động vật. Mỗi loài động vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ thích hợp. Nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật. ? Các em thường thấy người ta thường cho trẻ em phơi nắng váo sáng sớm để làm gì? ? Mùa đông một số động vật phơi nắng để làm gì? GV giảng: * Tia tử ngoại tác động lên da biến tiền vitamin D thành vitamin D, có vai trò trong chuyển hóa canxi để hình thành xương, qua đó ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của trẻ. Cá nhân trả lời (khoảng 5,6 0 C đến 42 0 C). Cá nhân trả lời (khoảng 30 0 C) Cá nhân trả lời (cá chết) Cá nhân trả lời (Tắm nắng cho trẻ giúp đẩy mạnh quá trình hình thành xương của trẻ.) Cá nhân trả lời (để giữ ấm cho cơ thể). - Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa canxi hình thành xương. - ánh sáng giúp động vật thu thêm nhiệt, giảm mất nhiệt. - Môi trường nước sạch, đầy đủ O 2 thì cá sinh trưởng và phát triển tốt. - Môi trường nước bị ô nhiễm, thiếu O 2 thì cá sinh trưởng và phát triển chậm. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐIỀU KHIỂN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT VÀ NGƯỜI. 1, Cải tạo vật nuôi. a. cải tạo giống - Sử dụng phương pháp lai giống kết hợp với thụ tinh nhân tạo, công nghệ phôi đã tạo ra giống có năng suất cao, thích nghi tốt 13 PHÚT * Những ngày trời rét động vật mất nhiều nhiệt vì thế chúng phơi nắng để thu thêm nhiệt và giảm mất nhiệt. ? Tại sao khi nuôi cá cảnh người ta thường sục khí oxi và thay nước cho cá? ? Nếu cô nuôi cá trong một cái ao bị ô nhiễm thì chuyện gì sẽ xảy ra? Từ các ví dụ trên các em thấy rằng: * Môi trường nước sạch, đầy đủ O 2 thì cá sinh trưởng và phát triển tốt. * Môi trường nước bị ô nhiễm, thiếu O 2 thì cá sinh trưởng và phát triển chậm. Nhờ những hiểu biết về sự tác động của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển mà con người đã đề ra các biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người. ? Con người tìm ra các biện pháp cải tạo sự sinh trưởng và phát triển của động vật nhằm mục đích gì? Chiếu hình lai cá chép. Gv chiếu hình: Ở lợn lai lợn Ỉ với lợn Lanđrat => giống Ỉ lai có trọng lượng lớn đến 100 kg. ? Người ta đã sử dụng phương pháp nào để tạo ra các giống vật nuôi có năng suất cao, thích nghi với điều kiện địa phương? ? Tại sao người ta chỉ sử dụng con cái địa phương đem lai với con đực nhập ngoại mà không dùng ngược lại, con cái nhập ngoại lai với con đực địa phương? Cá nhân trả lời ( Sục khí để đảm bảo có lượng khí O 2 cho cá và thay nước để cho môi trường sạch như vậy thì cá sẽ sống tốt hơn.) Cá nhân trả lời (cá sẽ thiếu oxi chậm lớn, thậm chí bị chết). Cá nhân trả lời (tạo ra những giống vật nuôi cho năng suất cao nhất, trong thời gian ngắn nhất). Cá nhân trả lời (lai giống, kết hợp với thụ tinh nhân tạo, công nghệ phôi) Cá nhân trả lời (Con cái địa phương có sức chống chịu tốt, thích nghi tốt với điều kiện địa phương. Tinh trùng thì dễ vận chuyển hơn. Nếu với điều kiện địa phương. b. Cải thiện môi trường - Các biện pháp: sử dụng thức ăn nhân tạo, cải tạo chuồng trại, phòng bệnh cho vật nuôi… 2. Cải thiện dân số và kế hoạch hóa gia đình - Biện pháp: tư vấn và kĩ thuật y, sinh học hiện đại trong công tác bảo vệ bà mẹ và trẻ em. - phương pháp: chọc màng ối, sinh thiết nhau thai, siêu âm… ? Để chăn nuôi đạt hiệu quả cao ngoài giống tốt cần có những điều kiện nào khác? Chiếu hình trang trại nuôi lợn, nuôi tôm công nghiệp. ? chúng ta nên xây dựng chuồng trại như thế nào? ? Có những biện pháp cải thiện môi trường nào? ? Đối với con người có những biện pháp nào để điều chỉnh sự sinh trưởng và phát triển? Đầu tiên chúng ta tìm hiểu về cải thiện dân số. Chiếu hình siêu âm ở người. ? siêu âm để làm gì? ? Con người đã sử dụng những biện pháp nào khác để cải thiện dân số ? Cho HS quan sát hình chọc màng ối. GV giảng: chọc màng ối là làm vỡ bọc ối xúc tiến co bóp tử cung. Chọc màng ối giúp phát hiện 90% các trường hợp Down. dùng con cái nhập ngoại thì vận chuyển cả con cái vất vả hơn so với vận chuyển tinh trùng. Vì cần cải tạo giống mang những đặc điểm tốt mà giống đực địa phương không có như năng suất cao, lớn nhanh… của giống nhập ngoại) Cá nhân trả lời (cần có kĩ thuật chăm sóc, môi trường chăn nuôi tốt). Học sinh quan sát. Cá nhân trả lời. Cá nhân trả lời (sử dụng thức ăn nhân tạo chứa đủ chất dinh dưỡng, cải tạo chuồng trại, sử dụng chất kích thích sinh trưởng, hoocmon…) Cá nhân trả lời (cải thiện dân số, kế hoạch hóa gia đình) Cá nhân trả lời. Cá nhân trả lời. (để phát hiện những đột biến hoặc bệnh di truyền…) Cá nhân trả lời (chọc màng ối, sinh thiết nhau thai, siêu âm…) HS quan sát hình. HS lắng nghe. b. Kế hoạch hóa gia đình Chiếu hình thụ tinh trong ống nghiệm. GV giảng : thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp cho giao tử của chồng và vợ gặp nhau và thụ tinh bên ngoài cơ thể, sau đó chuyển hợp tử hoặc phôi vào buồng tử cung người mẹ. phương pháp này giúp giảm tình trạng vô sinh ở người. ? Biện pháp tránh thai có vai trò gì đối với con người, gia đình, xã hội? Chiếu hình các biện pháp tránh thai. Cho HS thảo luận nhóm về các biện pháp tránh thai. Hoàn thành phiếu học tập trong vòng 2 phút. 1 bàn/ 1 nhóm. Gv gọi HS trình bày. Gọi HS khác sửa chữa, bổ sung nếu có GV tổng kết lại. HS quan sát. HS lắng nghe. Cá nhân trả lời. (giảm thiểu gia tăng dân số => nâng cao chất lượng dân số, đảm bảo trẻ em sinh ra được chăm sóc tốt hơn…) HS quan sát hình. HS trình bày HS sửa chữa, nhận xét. 3. Củng cố (1 PHÚT) Cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK trang 152. 4. Dặn dò Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK Đọc trước bài 41: sinh sản vô tính ở thực vật . GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Bài 39: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT (tiếp theo) Họ và tên GVHDGD: Lý Thị Hồng Diễm I.MỤC ĐÍCH BÀI DẠY: Học xong bài này HS có thể: Biết. PHƯƠNMã số: 3052123 Bài 39. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT (tiếp theo) NỘI DUNG BÀI (LƯU BẢNG) THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH (1) (2) (3) (4) II hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng và phát triển ở động vật. 2. Trình bày tài liệu mới Trường: THPT Tầm Vu 1 Lớp: 11C1 Môn: Sinh học Tiết: 5 Ngày: 09/03/2009 Tên sinh viên: Nguyễn Thị Mai

Ngày đăng: 18/05/2015, 03:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan