BAO CAO HOI THAO DAY HOC SAT DOI TUONG

3 330 0
BAO CAO HOI THAO DAY HOC SAT DOI TUONG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HỘI THẢO DẠY HỌC BÁM SÁT ĐỐI TƯỢNG I/MỤC TIÊU: - Sách giáo khoa được biên soạn dựa vào chương trình giáo dục phổ thông của Bộ GD-ĐT. Chương trình cũng đã đề cập đến chuẩn tối thiểu phải đạt được trong quá trình dạy học, nhưng chỉ nêu khái quát, mang tính tương đối. Những giáo viên có trình độ khá, giỏi thì không cần đến hướng dẫn cũng có thể xác định đúng chuẩn tối thiểu trong chương trình để bám sát vào đó dạy học. Nhưng có nhiều giáo viên còn thụ động, không có khả năng xác định và bám sát chuẩn tối thiểu dẫn đến việc dạy học vượt chuẩn tối thiểu cho những đối tượng học sinh (HS) có trình độ nhận thức trung bình, dưới trung bình. Điều này gây tâm lý HS bị nhồi nhét kiến thức, bị quá tải. Ở Trường ta CSVC khó khăn, đối tượng HS yếu kém còn cao, tình trạng “dạy quá chuẩn tối thiểu” có thể thấy rõ. Chính vì vậy Dạy học bám sát đối tượng - đó là yêu cầu tối thiểu mỗi GV phải thực hiện được. Giáo viên tùy theo trình độ nhận thức của HS, điều kiện dạy học khác nhau để dạy học linh hoạt, hoặc bám sát chuẩn tối thiểu (hướng dẫn) hoặc dạy ở mức độ cao hơn, phát huy được tính tích cực của HS khá, giỏi nhưng vẫn nằm trong chương trình. Có như vậy mới tạo ra một không khí học tập vui tươi, không nhàm chán đối với HS giỏi, mà củng không khiến cho HS yếu kém tự ti, mặc cảm. II/ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG: Ở trường ta trong một lớp có thể có nhiều đối tượng HS củng có lớp chọn HS kas giỏi (lớp 6, 7), Chất lượng HS giỏi, mũi nhọn củng rất cao, tuy nhiên HS yếu kém củng còn rất lớn. Vì vậy cần phải có biện pháp thích hợp dạy thích hợp cho từng lớp, từng đối tượng HS ngay cả trong một lớp. III/ PHƯƠNG PHÁP: 1/ Giáo viên không cần thiết phải dạy hết những gì trong sách giáo khoa viết, HS cũng có thể học theo nội dung giảng dạy và yêu cầu của giáo viên mà vẫn đủ điều kiện để đạt yêu cầu trong kiểm tra, đánh giá? - Sách giáo khoa có thể xem là nguyên liệu minh họa cho chương trình, nó phủ lên chương trình. Nhưng từ trước đến nay, Bộ GD-ĐT không hề chỉ đạo giáo viên phải dạy hết những nội dung trong sách giáo khoa viết, mà cả việc dạy học cũng như kiểm tra, đánh giá đều phải bám sát chương trình. Tình trạng giáo viên dạy ôm đồm tất cả những gì ở sách giáo khoa là do giáo viên chưa hiểu sâu yêu cầu chương trình, do chất lượng tập huấn giáo viên dạy chương trình mới không đạt hiệu quả và cán bộ quản lý giáo dục các cấp không hướng dẫn rõ ràng, cụ thể cho giáo viên khi triển khai chương trình - sách giáo khoa mới. Giáo viên hiểu chưa đúng thì HS cũng như vậy. - Giáo viên hoàn toàn có thể thoát ly sách giáo khoa, thậm chí sử dụng những nguồn tài liệu khác phục vụ việc giảng dạy, chỉ cần không đi chệch ra ngoài chương trình. Giáo dục căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng để đặt ra yêu cầu cụ thể đối với HS trong quá trình học tập. 2/ Việc kiểm tra, đánh giá HS có thay đổi để phù hợp đối tượng, bám sát chuẩn kiến thức tối thiểu. - Có thang bậc đánh giá, cho điểm cụ thể cho từng loại đối tượng- căn cứ vào mức khởi điểm. Vì nếu áp dụng theo một công thức chung cho cả lớp sẽ không thấy được nỗ lực của những em yếu kém và không tạo động lực cho những em khá, giỏi. Vô hình chung sự đánh giá đồng loạt là không công bằng. - Đề thi trước và nay vẫn được ra theo nội dung nằm trong chương trình phổ thông. Dạy học bám sát chuẩn tối thiểu không có nghĩa là cắt xén, lược bỏ kiến thức trong chương trình. Giữa các đối tượng HS khác nhau chỉ áp dụng nội dung dạy học khác nhau về mức độ. Vì thế không lo việc bỏ sót kiến thức khi đi thi. -HS trung bình để đạt yêu cầu trong những kỳ thi nhằm kiểm tra việc hoàn thành chương trình học của HS (thi tốt nghiệp THPT) phải đạt yêu cầu chuẩn tối thiểu trong quá trình học tập. HS muốn đạt kết quả trong các kỳ thi mang tính phân loại, chọn lọc cần phải đạt yêu cầu ở các mức độ cao hơn (phân tích, tổng hợp kiến thức, vận dụng kiến thức, sáng tạo). 3/ Dạy học chú ý sự khác biệt cá nhân - Giáo viên điều tra cơ bản học sinh thật chắc. Trong quá trình dạy tiếp tục quan sát, khám phá đặc điểm tâm lý học sinh qua ngôn ngữ hành vi, quan hệ đối xử, ghi nhận đặc điểm và kết quả rèn luyện từng học sinh qua từng giai đoạn. - Giáo viên phải hết sức tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm cao và thương yêu học sinh, quan tâm đổi mới phương pháp, sâu sát và am hiểu đặc điểm hoàn cảnh và sức học từng em học sinh trong lớp. Nên dành thời gian tiếp xúc với học sinh: trước, trong và sau giờ học để nắm bắt thông tin cá nhân và có biện pháp giáo dục phù hợp. Cần thường xuyên gặp phụ huynh học sinh để trao đổi, nắm bắt thông tin cần thiết. - Căn cứ theo trình độ mà nêu những yêu cầu sát hợp trong việc thực hiện chương trình, soạn giáo án và hệ thống bài tập. Mỗi bài giảng cần có những phần thích ứng với từng đối tượng học sinh: giỏi, khá, trung bình, yếu. - Tôn trọng những ý kiến cá nhân cho dù ý kiến đó có khác suy nghĩ thông thường của người thầy hoặc có thể chưa đúng, chưa hay lắm. Khuyến khích các em phản biện, chấp nhận cách giải toán, làm bài tập khác cách giải thông thường miễn hợp logic và đúng đáp số. Cho điểm cao những suy nghĩ độc lập, sáng tạo, chân thật. - Hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, có tư duy độc lập, biết các diễn đạt suy nghĩ của mình, chống lối học vẹt, học từ chương. Khuyến khích việc sinh hoạt nhóm, tạo điều kiện cho các em dịp thể hiện ý kiến cá nhân trong tập thể, khuyến khích sự sáng tạo, năng động. - Thực hiện môi trường học thân thiện để trẻ có cảm giác an toàn, vui tươi, hứng khởi trong việc học. Từ mối quan hệ thầy trò tốt đẹp, học sinh sẽ tự tin, mạnh dạn trao đổi với giáo viên điều chưa hiểu hay vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Giáo viên cần quan tâm lắng nghe, chia sẻ, cảm thông và định hướng tư tưởng cho học sinh. Nếu giáo viên cùng tham gia với học sinh một số hoạt động như: lao động, tập văn nghệ, làm báo, tham quan, cắm trại… sẽ hiểu học sinh hơn, tạo mối quan hệ gắn bó gần gũi và dễ dàng thực hiện phương pháp giáo dục cá thể hóa. “Dạy học chú ý sự khác biệt cá nhân” một phương pháp giáo dục tiến bộ, tôn trọng độc lập tư duy, khơi gợi sáng tạo, ươm mầm cho từng cá nhân phát triển. Không máy móc nào có thể thay thế được người thầy với tình cảm cao đẹp tâm hồn phong phú, nhân cách hướng thiện và sự nhạy cảm với từng cá nhân học sinh. Chính người thầy chứ không phải ai khác sẽ “đo ni đóng giày” cho học sinh. Phương pháp ấy chẳng khác nào chăm sóc từng búp măng non, từng nụ hoa lớn dậy dưới ánh mặt trời. Việc bón phân, tưới nước, phun thuốc liều lượng phải phù hợp với từng cây, từng hoa; việc chăm sóc cây như bắt sâu, tỉa lá, uốn cành phải kỹ càng, đều đặn; cây nào chậm phát triển thì chăm sóc chu đáo hơn để từng bông hoa tươi thắm sẽ nở tốt tươi trong vườn hoa chung của đất nước. Tổ trưởng: Nguyễn Quốc Sinh . bị nhồi nhét kiến thức, bị quá tải. Ở Trường ta CSVC khó khăn, đối tượng HS yếu kém còn cao, tình trạng “dạy quá chuẩn tối thiểu” có thể thấy rõ. Chính vì vậy Dạy học bám sát đối. học khác nhau để dạy học linh hoạt, hoặc bám sát chuẩn tối thiểu (hướng dẫn) hoặc dạy ở mức độ cao hơn, phát huy được tính tích cực của HS khá, giỏi nhưng vẫn nằm trong chương trình. Có như. nhiều đối tượng HS củng có lớp chọn HS kas giỏi (lớp 6, 7), Chất lượng HS giỏi, mũi nhọn củng rất cao, tuy nhiên HS yếu kém củng còn rất lớn. Vì vậy cần phải có biện pháp thích hợp dạy thích hợp

Ngày đăng: 18/05/2015, 02:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan