Thông báo Khả năng sinh sản, sinh trưởng và chất lượng thịt của nhóm lợn nái chất lượng cao L71 và L72 được tạo ra từ nguồn gen của PIC

9 308 0
Thông báo Khả năng sinh sản, sinh trưởng và chất lượng thịt của nhóm lợn nái chất lượng cao L71 và L72 được tạo ra từ nguồn gen của PIC

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thông báo KHẢ NĂNG SINH SẢN, SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA NHÓM LỢN NÁI CHẤT LƯỢNG CAO L71 VÀ L72 ĐƯỢC TẠO RA TỪ NGUỒN GEN CỦA PIC Nguyễn Văn Trung, Tạ Thị Bích Duyên, Đặng Hoàng Biên, 1 Lê Thanh Hải, 2 Phạm Văn Định Bộ môn Di truyền - Giống vật nuôi; 1 Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương 2 Trung tâm Giống gia súc Hải Dương Tóm tắt Từ các dòng nái và dòng đực có EBV, NBA, ADG và BF cao của các dòng cụ kỵ: L06TM, L06 and L95 được chọn lọc từ nguồn gen lợn PIC tại Việt Nam. Đã chọn lọc ra 2 nhóm nái có chất lượng cao, nhóm nái L71 (L06TM (L06TM ( L06xL06TM)) có số con sơ sinh sống ≥10.5 con/ổ và nhóm nái L72 (L95 (L06TM (L95 xL06 TM) có độ dày mỡ lưng ≤14mm được nuôi dưỡng ở Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương và Trung tâm giống gia súc Hải Dương. Kết quả được theo dõi từ năm 2008 Khả năng sinh sản của nhóm nái lai L71 khá tốt, kết quả ban đầu đã đạt được so với mục tiêu có đề ra ≥10,5 con/ổ, số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ qua 2 thế hê là 10,56 con/ổ và 10,61 con/ổ; khối lượng sơ sinh/ổ là 15,13 và 15,14 con; và khối lượng cai sữa/ổ là 55,67 và 56,23 kg, Khả năng sản xuất của nhóm nái lai L72 bước đầu đã được cải thiện theo hướng giảm độ dày mỡ lưng (đạt 13,16 mm) trong khi tính trạng Nsss/l vẫn đạt >11 con (11,13 – 11,26 con/lứa). Sử dụng giá trị giống để chọn lọc ghép phối các cá thể bố và mẹ sẽ tạo ra các dòng có năng suất cao theo ý muốn. 1. Đặt vấn đề Các nước chăn nuôi tiên tiến (Mỹ, Đức, Canađa, Australia, v.v ) đã thành công lớn trong công tác lai tạo bằng cách cho phối giữa các giống hoặc trong cùng một giống từ các dòng của các nước khác nhau nhằm tạo và tìm ra các tổ hợp có số con sơ sinh trên ổ cao, tỷ lệ nạc cao, tiêu tốn thức ăn ít và độ dày mỡ lưng thấp. Năm 2001, Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương tiếp nhận nguồn gen quí từ công ty giống lợn PIC, gồm 5 dòng: Dòng L11(Yorkshire), Dòng L06 (Landrace), Dòng L64(Pietrain), L19 (Duroc trắng) và L95. Đàn giống này được nuôi tại trại Tam Điệp- Ninh Bình. Qua một thời gian khai thác sử dụng, bên cạnh việc đánh giá cụ thể về giá trị giống, khuynh hướng di truyền để đưa ra được phương pháp chọn lọc thích hợp, việc sử dụng các nguồn gen quí này nhằm tạo ra các nhóm lợn nái, đực có năng suất và chất lượng cao là một đòi hỏi của thực tế sản xuất. Dòng L06- Lợn có lông da trắng, trường mình, tai rủ. Lợn nái đẻ trung bình 10 con/lứa, nuôi con khéo. Tỷ lệ nạc từ 55-57%. Lợn L06 tươi máu (L06TM) có năng suất sinh trưởng tốt, tăng khối lượng trung bình 770-800g/ngày, dày mỡ lưng 8,0 mm, tiêu tốn thức ăn từ 2,34-2,41 kg/kg, lợn nái L06TM đẻ trung bình10,89 – 11,03 con/lứa. Dòng L95- Là kết quả lai tạo giữa giống lợn Landrace và giống lợn Meishan của Trung Quốc. Lợn có màu lông da trắng, tầm vóc trung bình, bụng hơi sệ, lưng võng nhẹ, mặt gãy, nhăn, tai to hơi rũ về phía trước, mỡ nhiều. Lợn nái đẻ sai con (14-16 con/lứa), mắn đẻ, nuôi con khéo. Từ các nguồn nguyên liệu này, việc nghiên cứu tạo ra 02 nhóm nái chất lượng cao có định hướng làm tiền đề cho công tác tạo dòng mới từ nguồn gen của PIC là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài cho sự tồn tại và phát triển của cơ sở sản xuất giống. Vì vậy, từ năm 2008 đề tài “Nghiên cứu chọn tạo nhóm lợn nái và lợn đực có chất lượng cao từ các nguồn gen PIC tại Việt Nam” đã được triển khai. Để đánh giá kết quả ban đầu đạt được của các nhóm nái lai chúng tôi đã theo dõi và đánh giá “Khả năng sinh sản và sinh trưởng của lợn nái lai L71 và L72 được tạo ra từ nguồn gen của PIC”. với mục đích: - Tạo ra nhóm L71 xuất phát từ dòng L06, sẽ ổn định được khả năng tăng khối lượng cao của dòng và cải thiện về số con sơ sinh/lứa (Nsss/L≥10,5 con); - Tạo ra nhóm L72 xuất phát từ dòng L95 và L06 có số con sơ sinh/lứa đạt 11-12 con, nhưng độ dày mỡ lưng được cải thiện hơn so với lợn L95 gốc (≤14mm). 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu - 20 lợn nái và 6 đực giống ở thế hệ xuất phát cho mỗi công thức lai - 40 lợn nái lai và 60 lợn thịt của nhóm lợn L71thuộc thế hệ I và thế hệ II: được tạo ra và nuôi dưỡng tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương. - 40 lợn nái lai và 60 lợn thịt của nhóm lợn L72 thuộc thế hệ I và thế hệ II được nuôi tại Trung tâm Giống gia súc Hải Dương. 2.2. Địa điểm - Trại lợn giống hạt nhân Tam Điệp & Trung tâm NC Lợn Thuỵ Phương - Trung tâm Giống gia súc Hải Dương 2.3. Thời gian Từ tháng 06 năm 2008 đến tháng 6 năm 2010. 2.4. Nội dung nghiên cứu - Lựa chọn những cá thể có giá trị giống cao ở thế hệ xuất phát đưa vào ghép đôi giao phối tạo công thức lai theo định hướng. - Đánh giá khả năng sinh sản thông qua các chỉ tiêu: số con sơ sinh sống/ổ, số con để nuôi, số con cai sữa, khối lượng sơ sinh sống, khối lượng cai sữa. - Khảo sát khả năng sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn. - Khảo sát thành phần thịt xẻ và thành phần hoá học thân thịt. 2.5. Phương pháp nghiên cứu Công thức lai của các nhóm ♂L06 tươi máu (L06TM) x ♀L06 ♂L06TM x ♀(L06TMxL06) ♂L06TM x ♀(L06TM(L06TMxL06)) ♂L06TM x ♀L95 ♂L06TM x ♀L95(L06TM) ♂L95 x ♀(L06TM(L95xL06TM)) L71= L06TM(L06TM(L06TMxL06)) L72 = L95(L06TM(L95xL06TM)) Sơ đồ 1. Công thức lai của nhóm nái laiL71 Sơ đồ 2. Công thức lai của nhóm nái laiL72 - Các tính trạng sinh sản được theo dõi trực tiếp và được ghi lại qua hệ thống sổ sách ghi chép: cập nhật theo biểu mẫu quy định được thiết kế bằng phần mềm EXCELL và PIGMANIA tại các địa điểm nghiên cứu. - Các tính trạng sản xuất: Lợn thí nghiệm đảm bảo đồng đều về khối lượng, tuổi, thức ăn, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng (theo qui trình của các Trung tâm). - Các tính trạng về chất lượng thân thịt được xác định bằng phương pháp mổ khảo sát 8 con/nhóm lai (4 đực, 4 cái). Xác định thành phần hoá học cơ bản của thịt tại Bộ môn Phân tích Viện Chăn nuôi. 2.6. Phương pháp xử lý số liệu - Cập nhật số liệu sinh trưởng và sinh sản vào máy tính qua sổ sách. - Xử lý số liệu: số liệu được cập nhật và xử lý bằng các phần mềm: PIG BLUP, SAS. Tại Bộ môn Di truyền Giống Vật nuôi- Viện Chăn nuôi. 4. Kết quả và thảo luận 3.1. Giá trị giống của các cá thể ở thế hệ xuất phát. Bảng 1. Giá trị giống của thế hệ xuất phát (L95, L06 và L06TM) TT Giới tính L95 L06 Mã Số tai TKL DML Nsss/L Mã Số tai TKL DML Nsss/L 1 Cái MM1 -1 0,2 1,85 LL1 2 -0.1 1,92 2 MM2 -1 -0,1 1,82 LL2 2 -0.2 1,86 3 MM3 -1 0,2 1,63 LL3 1 -0.1 1,85 4 MM4 -1 0,2 1,50 LL4 2 -0.2 1,85 5 MM5 -1 0,2 1,50 LL5 1 -0.1 1,76 6 MM6 -1 0,0 1,46 LL6 0 -0.1 1,72 7 MM7 0 0,1 1,44 LL7 1 -0.1 1,68 8 MM8 -1 -0,1 1,42 LL8 1 -0.1 1,65 9 MM9 -1 0,1 1,37 LL9 1 -0.1 1,63 10 MM10 0 0,1 1,29 LL10 1 -0.1 1,63 11 MM11 -1 0,1 1,27 LL11 0 -0.1 1,56 12 MM12 -1 0,1 1,15 LL12 1 -0.1 1,52 13 MM13 0 0,0 1,14 LL13 1 -0.1 1,52 14 MM14 -1 0,1 1,05 LL14 1 0 1,51 15 MM15 0 -0,1 0,99 LL15 1 0 1,50 16 MM16 0 -0,1 0,97 LL16 1 0,1 1,49 17 MM17 -1 0,1 0,97 LL17 1 0 1,49 18 MM18 -1 0,1 0,96 LL18 1 0 1,47 19 MM19 -1 -0,1 0,95 LL19 2 -0,1 1,46 20 MM20 0 0,0 0,94 LL20 1 -0,1 1,43 1 Đực MM1 3 -0,5 0,00 LL1TM 3 -0,3 0,76 2 MM2 2 -0,3 0,55 LL2TM 2 -0,2 0,09 3 MM3 2 -0,3 0,00 LL3TM 2 -0,2 -0,86 4 MM4 0 -0,1 0,41 LL4TM 1 -0,1 -0,58 5 MM5 0 -0,1 0,64 LL5TM 1 -0,1 -0,10 6 MM6 0 -0,1 0,00 LL6TM 0 -0,1 0,51 1 LL7TM 1 -0,3 1,03 2 LL8TM 2 -0,2 0,90 3 LL9TM 2 -0,2 0,86 4 LL10TM 1 -0,1 0,58 5 LL11TM 2 0,0 0,51 6 LL12TM 3 0,0 0,47 Bảng 1 cho biết giá trị giống (GTG) ước tính của các cá thể nái và đực thuộc các dòng L95, L06 và L06TM được lựa chọn đưa vào công thức lai tạo. Đối với công thức lai tạo nhóm nái L71 có Nsss/l≥10,5 con: 20 nái L06 và 6 đực L06TM có GTG cao đối với tính trạng Nss/l được lựa chọn làm thế hệ xuất phát (với GTG dao động từ 1,92 đến 1,43 con và 1,03 đến 0,47 con, tương ứng). Như vậy, với sự chọn phối này dự đoán sẽ cải thiện tính trạng Nsss/l qua các thế hệ tiếp theo, đồng thời sẽ ổn định được khả năng tăng khối lượng cao của dòng. Công thức lai tạo nhóm nái L72 có dày mỡ lưng ≤14 mm: Ở thế hệ xuất phát 20 nái dòng L95 được chọn ở thế hệ xuất phát là những cá thể có GTG cao nhất về tính trạng Nsss/l (dao động từ 1,85 đến 0,94 con đối với nhóm nái và từ 1,73 đến 0,51 con đối với nhóm đực), Đực L06TM và L95 được dùng cho lai luân hồi chuẩn là những cá thể có GTG cao nhất đối với tính trạng dày mỡ lưng (dao động từ -0,3 đến -0,1 và -0,5 đến -0,1 mm, tương ứng). Nhóm lợn nái lai được tạo ra được dự đoán có số con sơ sinh/lứa đạt 11-12 con, nhưng độ dày mỡ lưng được cải thiện hơn so với lợn L95 gốc (≤14mm) nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế ở đàn thương phẩm. 3.2. Khả năng sinh sản 3.2.1. Khả năng sinh sản của nhóm nái lai L71 nuôi tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương Bảng 2. Khả năng sinh sản của nhóm nái lai L71 qua 2 thế hệ Chỉ tiêu L06TMxL06 L06TM(L06TMxL06) n Mean ± SE n Mean ± SE Số con sơ sinh sống/ổ 72 10,56± 0.21 40 10,61 ±0,32 Số con để nuôi/ổ 72 9,25± 0,19 40 9,42± 0,22 Số con cai sữa/ổ 72 8,75± 0,18 40 9,13± 0,23 Khối lượng sơ sinh sống/ổ 72 15,13±0,23 40 15,14±0,25 Khối lượng cai sữa/ổ 72 55,67± 0,27 40 56,23± 0,28 Số con sơ sinh sống/ổ: đối với chăn nuôi lợn nái, số con sơ sinh sống/ổ là tính trạng quan trọng nhất, là chìa khoá quyết định năng suất, chất lượng đàn nái và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn nái. Các kết quả về năng suất sinh sản của lợn nái lai L71 ở bảng 2 cho thấy: Số con sơ sinh sống/ổ của nái lai thế hệ I là 10,56 con/ổ thấp hơn so với thế hệ II (10,61 con/ổ). Tuy nhiên sự sai khác này là không rõ rệt (P>0,05). Kết quả này cao hơn 9,90 con/ổ của VCN01 (L11) và 9,69 con/ổ của VCN02 (L06) theo thông báo của Trịnh Hồng Sơn và cs, (2010). Theo Bảng 2 số con cai sữa lúc 21 ngày tuổi của nhóm nái lai L71 là qua 2 thế hệ là 8,75 con/ổ và 9,13 con/ổ. So sánh với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Kim Dung và cs (2007) thì kết quả này cao hơn lợn Landrace của Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương được phối tươi máu là 8,39 con. Khối lượng sơ sinh và khối lượng cai sữa của L71 tương ứng là 15,13 kg/ổ và 55,83kg/ổ. Kết quả này tương đương với công bố của Phạm Thị Kim Dung và cs (2007) về khối lượng sơ sinh và khối lượng cai sữa của nái L06 được phối tươi máu có kết quả tương ứng là 15,96 kg/ổ và 56,52 kg/ổ. 3.2.2. Khả năng sinh sản của nhóm nái lai L72 nuôi tại Trung tâm Giống gia súc Hải Dương Do nhóm nái lai L72 có máu lợn Meishan của Trung Quốc nên có khả năng sinh sản tốt hơn nhiều so với nhóm lợn nái L71. Theo kết quả ở bảng 3 cho thấy, số con sơ sinh sống của thế hệ I là 11,13 con/ổ và thế hệ II là 11,26 con/ổ, số con cai sữa là 10,46 con/ổ và 10,60 con/ổ. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Phục và Trịnh Hồng Sơn (2007) ở nái lai TD1 nuôi tại Trại lợn giống hạt nhân Tam Điệp-Ninh Bình ở số con sơ sinh sống và số con cai sữa tương ứng là 11,09 con/ổ và 9,97 con/ổ. Bảng 3. Khả năng sinh sản của nhóm nái lai L72 qua các thế hệ Chỉ tiêu ♀L95 (L06 TM ) ♀ L06 TM (L95 xL06 TM ) n Mean ± SE n Mean ±SE Số con sơ sinh sống/ổ 68 11,13± 0,18 37 11,26± 0,24 Số con để nuôi/ổ 68 10,52±0,16 37 10,73±0,28 Số con cai sữa/ổ 68 10,46± 0,25 37 10,60± 0,21 Khối lượng sơ sinh sống/ổ 68 16,60± 0,11 37 16,82± 0,17 Khối lượng cai sữa/ổ 68 58,03± 0,14 37 59,81± 0,27 Qua bảng 3 cho thấy, tương tự như số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ thì khối lượng sơ sinh/ổ và khối lượng cai sữa/ổ của nhóm nái lai L72 dần dần được nâng lên ở thế hệ II. Khối lượng sơ sinh sống/ổ của thế hệ I là 16,60 kg/ổ, thế hệ II là 16,82 kg/ổ. Tương tự, khối lượng cai sữa ở thế hệ I cũng cao hơn thế hệ II, cụ thể: thế hệ I khối lượng cai sữa là 58,03 kg/ổ, thế hệ II là 59,81 kg/ổ. Kết quả này tương đương kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Phục và Trịnh Hồng Sơn (2007) ở nái lai TD1 nuôi tại Trại lợn giống hạt nhân Tam Điệp, Ninh Bình ở khối lượng sơ sinh sống và khối lượng cai sữa tương ứng là 16,85 kg/ổ và 56,65 kg/ổ. 3.3. Khả năng sinh trưởng, cho thịt và thành phần thịt xẻ của lợn lai L71 và L72 3.3.1. Khả năng sinh trưởng của của lợn lai L71 và L72 Bảng 4. Khả năng sản xuất của lợn lai L71 Chỉ tiêu L71 n Mean ± SE Khối lượng bắt đầu vào vỗ béo (kg/con) 60 25,43 ± 0,31 Khối lượng kết thúc vỗ béo (kg/con) 60 90,81 ±0,27 Thời gian nuôi vỗ béo để kiểm tra (ngày) 60 90 Dày mỡ lưng - P2 (mm) 60 10,31 ± 0,23 Tăng khối lượng (g/ngày) 60 726,45± 6,11 TTTA (kgTA/kg TKL) 60 2,38 ± 0,01 Qua bảng 4 cho thấy khối lượng lợn đưa vào vỗ béo trong thời gian 90 ngày của dòng L71là: 25,43 kg/con .Khối lượng kết thúc vỗ béo là 90,81kg/con. Độ dày mỡ lưng ở Bảng 4 của nhóm lợn L71 có độ dày mỡ lưng thấp là 10,31mm. So sánh với kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân và cs (2006) của lợn Landrace nuôi tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương là 10,17mm thì nhóm L71 có độ dày mỡ lưng là tương đương. Theo kết quả ở bảng 4 chỉ tiêu tăng khối lượng/ngày của dòng là L71 là 726,45g/ngày . Kết quả nghiên cứu này tương đương với kết quả công bố của Lê Thanh Hải và cs (2007) ở lợn lai 3 giống L, Y và D là 756,16 g/ngày. Chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của dòng lợn L71 là 2,38 kg/kg TKL, kết quả này thấp hơn so với giá trị 2,88 kg/kg TKL của tổ hợp đực lai F 1 YL trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Đồng và Phạm Sỹ Tiệp (2004). 3.3.2. Khả năng sinh trưởng của của lợn lai L72 Bảng 5. Khả năng sản xuất của lợn lai L72 Chỉ tiêu L72 n Mean ± SE Khối lượng bắt đầu vào vỗ béo (kg/con) 60 25,82 ± 0,34 Khối lượng kết thúc vỗ béo (kg/con) 60 87,47 ± 0,38 Thời gian nuôi vỗ béo để kiểm tra (ngày) 60 90 Dày mỡ lưng - P2 (mm) 60 13,16 ± 0,29 Tăng khối lượng (g/ngày) 60 685,02± 5,98 TTTA (kgTA/kg TKL) 60 2,56 ± 0,01 Theo kết quả ở bảng 5, khối lượng lợn đưa vào vỗ béo trong thời gian 90 ngày của dòng L72là: 25,82 kg/con .Khối lượng kết thúc vỗ béo là 87,47 kg/con. Độ dày mỡ lưng ở của nhóm lợn L72 có độ dày mỡ lưng là 13,16 mm. Kết quả trong nghiên cứu này cao hơn so với công bố của Nguyễn Văn Đồng và Phạm Sỹ Tiệp (2004) ở (đực lai F 1 LY) là 12,40 mm và (đực lai F 1 YL) là 12,54 mm. Theo kết quả ở bảng 4 chỉ tiêu tăng khối lượng/ngày của dòng là L72 là 685,02 g/ngày . Kết quả nghiên cứu này tương đương với kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân và cs (2006) ở lợn Yorkshre là 674,6 g/ngày. Chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của dòng lợn L72 là 2,56 kg/kg TKL, kết quả này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Phục và Trịnh Hồng Sơn (2007) ở lợn thương phẩm TPcv là 2,63 kg/kg. 3.3.3. Thành phần thịt xẻ của lợn lai L71 và L72 Bảng 6. Thành phần thân thịt của lợn lai L71 và L72 Chỉ tiêu L71 L72 Mean ± SE Mean ± SE Số con giết mổ (con) 8 8 Khối lượng giết mổ (kg) 94,24 ±0,26 93,83 ± 0,31 Tỉ lệ móc hàm (%) 82,13 ± 0,24 81,12 ± 0,37 Tỉ lệ thịt xẻ (%) 73,23 ± 1,29 76,22 ± 0,67 Tỉ lệ nạc (%) 60,18 ± 0,71 57,32 ± 0,83 Tỉ lệ mỡ (%) 13,68 ± 0,56 14,54 ± 0,73 Tỉ lệ xương (%) 11,34 ± 0,24 12,35 ± 0,34 Tỉ lệ da (%) 8,32 ± 0,84 8,08 ± 0,77 Kết quả ở bảng 6 cho thấy khối lượng giết mổ trung bình của 2 nhóm lợn L71 và L72 tương ứng là 94,24 kg và 93,83 kg. Tỷ lệ thịt xẻ tương ứng ở hai nhóm lợn lai L71 và L72 là 73,23 và 76,22%. Tuy có sự chênh lệch về khối lượng giết mổ và tỉ lệ thịt xẻ của hai nhóm lợn đực thí nghiệm, nhưng sự sai khác đó không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Đối với thành phần thân thịt, thì thịt nạc và mỡ là thành phần quan trọng nhất, xu hướng của chọn giống ngày nay là chọn lọc theo hướng nâng cao tỉ lệ thịt nạc và cải tiến chất lượng thịt thông qua tỉ lệ mỡ giắt trong cơ. Kết quả ở bảng 6 cho thấy tỷ lệ nạc tương ứng của nhóm L71 và L72 là 60,18% và 57,32%, tỉ lệ mỡ là 13,68% và 14,45%. Tuy nhiên 2 nhóm này không có sự khác nhau rõ rệt (P>0,05). So sánh với thông báo của Lê Thanh Hải và cs (2007) ở lợn lai ngoai ngoại 4 giống là 13,37% và 5 giống là 14,57% thì tỉ lệ mỡ của 2 nhóm L71 và L72 là tương đương. 3.2.3. Thành phần dinh dưỡng của cơ thăn và chỉ số Iode mỡ của lợn lai L71 và L72 Bảng 7. Thành phần dinh dưỡng của cơ thăn và chỉ số Iode mỡ của thịt lợn lai L71 và L72 Chỉ tiêu L71 L72 Mean ± SE Mean ± SE Ẩm tổng số (%) 50,41 ± 0,32 41,41 ± 0,45 pH 5,50±0,06 5,53±0,03 Tro thô (%) 1,24 ± 0,02 1,31 ± 0,03 Protein thô (%) 23,13 ± 0,34 22,22 ± 0,49 Mỡ thô (%) 1,01 ± 0,21 1,18 ± 0,18 Chí số Iode (mg/kg) 73,18 ± 1,52 73,81 ± 2,03 Qua bảng 7 cho thấy, hàm lượng Protein thô của 2 nhóm lợn L71 và L72 tương ứng là: 23,13% và 22,22%. So sánh với kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân và cs (2006) nghiên cứu ở lợn Landrace thì hàm lượng Protein trong nghiên cứu này cao hơn từ 0,62%- 1,53% Chỉ số Iode của 2 nhóm L71 và L72 tương đối cao tương ứng là 73,18 mg/kg và 73,81 mg/kg. Kết quả này cao hơn so với kết quả công bố của Nguyễn Ngọc Phục và cs (2005) trên tổ hợp lai L11xL06 và L06xL95 đạt 50,58 mg/kg và 47,90 mg/kg 4. Kết luận và đề nghị 4.1. Kết luận Khả năng sinh sản của nhóm L71 tương đối tốt, kết quả bước đầu đạt so với mục tiêu đề ra là ≥10,5 con, cụ thể: số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ qua 2 thế hê là 10,56 con/ổ và 10,61 con/ổ; khối lượng sơ sinh/ổ là 15,13 và 15,14 con; và khối lượng cai sữa/ổ là 55,67 và 56,23 kg, Khả năng sản xuất của nhóm nái lai L72 bước đầu đã được cải thiện theo hướng giảm độ dày mỡ lưng (đạt 13,16 mm) trong khi tính trạng Nsss/l vẫn đạt >11 con (11,13 – 11,26 con/lứa). 4.2. Đề nghị Tiếp tục nghiên cứu ở những thế hệ tiếp theo, để đánh giá chính xác khả năng sinh sản và chất lượng thịt của 2 nhóm nái lai L71 và L72 để từ đó làm cơ sở để đưa vào sản xuất. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Văn Đồng, Phạm Sỹ Tiệp (2004). “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, chất lượng tinh dịch của lợn đực F1 (YxLR); F1(LRxY) và hiệu quả trong sản xuất”. Báo cáo khoa học chăn nuôi – thú y. Viện Chăn nuôi. Trang 294-300 2. Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đồng, Nguyễn Ngọc Phục, Khuất Văn An, Phạm Thị Thúy (2007). “Khả năng sinh trưởng và cho thịt cảu lợn thương phẩm 3,4 và 5 giống ngoại nuôi tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, số 6. tr.7. 3. Nguyễn Ngọc Phục, Nguyễn Văn Đồng, Trịnh Hồng Sơn, Vũ Văn Quang, Lê Thanh Hải, Phạm Thị Kim Dung, Lê Thế Tuấn, Phạm Duy Phẩm (2005). “Khả năng sinh trưởng và cho thịt của lợn ông bà TD1, C1230, C1050 và lợn bố mẹ CA, C22. Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi, trang 53-58”. 4. Nguyễn Ngọc Phục, Trịnh Hồng Sơn (2007). “Khảo sát khả năng sản xuất của lợn nái TD1, CV và lợn thương phẩm TPCV tại trại lợn giống hạt nhân Tam Điệp”, Báo cáo khoa học năm 2007. tr.4. 5. Trịnh Hồng Sơn, Nguyễn Quế Côi và Nguyễn Ngọc Phục (2010). “Năng suất sinh sản, các yếu tố ảnh hưởng và tương quan kiểu hình giữa các tính trạng sinh sản của hai dòng lợn nái VCN01 và VCN02 qua các thế hệ”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, số 22. tr.20. 6. Phùng Thị Vân, Phạm Thị Kim Dung, Lê Thị Kim Ngọc, Hoàng Thị Nghệ, Phạm Duy Phẩm, Phạm Thị Thúy (2006). “Khả năng sinh trưởng, thành phần thịt xẻ của lợn thịt Ladrace, Yorkshire, Duroc, F 1 LY (Landrace x Yorkshire) và F 1 YL (Landrace x Yorkshire) có nguồn gốc từ Mỹ”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, số 1. tr.29. . Thông báo KHẢ NĂNG SINH SẢN, SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA NHÓM LỢN NÁI CHẤT LƯỢNG CAO L71 VÀ L72 ĐƯỢC TẠO RA TỪ NGUỒN GEN CỦA PIC Nguyễn Văn Trung, Tạ Thị. sinh trưởng của lợn nái lai L71 và L72 được tạo ra từ nguồn gen của PIC . với mục đích: - Tạo ra nhóm L71 xuất phát từ dòng L06, sẽ ổn định được khả năng tăng khối lượng cao của dòng và cải. khối lượng sơ sinh sống và khối lượng cai sữa tương ứng là 16,85 kg/ổ và 56,65 kg/ổ. 3.3. Khả năng sinh trưởng, cho thịt và thành phần thịt xẻ của lợn lai L71 và L72 3.3.1. Khả năng sinh trưởng

Ngày đăng: 18/05/2015, 01:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan