Giá trị giống ước tính các tính trạng tăng khối lượng, dày mỡ lưng, số con sơ sinh sống lứa và khối lượng toàn ổ 21 ngày tuổi cho giống lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại Tam Đảo

11 331 0
Giá trị giống ước tính các tính trạng tăng khối lượng, dày mỡ lưng, số con sơ sinh sống lứa và khối lượng toàn ổ 21 ngày tuổi cho giống lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại Tam Đảo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIÁ TRỊ GIỐNG ƢỚC TÍNH CÁC TÍNH TRẠNG TĂNG KHỐI LƢỢNG, DÀY MỠ LƢNG, SỐ CON SƠ SINH SỐNG/LỨA VÀ KHỐI LƢỢNG TOÀN Ổ 21 NGÀY TUỔI CHO GIỐNG LỢN LANDRACE VÀ YORKSHIRE NUÔI TẠI TAM ĐẢO Trần Thị Minh Hoàng, Tạ Thị Bích Duyên, Nguyễn Thị Minh Tâm, Bùi Minh Hạnh và Phạm Thị Bích Hƣờng Bộ môn Di truyền - Giống vật nuôi Tóm tắt Đề tài nghiên cứu trên 5471 lứa đẻ của 1015 nái Yorkshire và Landrace từ 01/2000 đến 08/2010 nuôi tại Xí nghiệp lợn giống ngoại Tam Đảo. Giá trị giống của mỗi cá thể đực, nái được ước tính bằng phương pháp BLUP. Các cá thể lợn nái Landrace có giá trị giống ước tính cao về ADG, BF, NBA, and LW21D lần lượt là 12018 và 12049; 10511 và 10634; 10701 và 10684; 2622 và 7773. Các cá thể lợn nái Yorkshire có giá trị giống ước tính cao về ADG, BF, NBA, and LW21D lần lượt là 135 và 12032; 10678 và 7532; 10800 và 193w. Các cá thể lợn đực giống Landrace có số hiệu 167 và 17132; 199 và 11024; 11085 và 52619J; 22922L và 6369L là các cá thể có giá trị giống ước tính cao về tính trạng ADG, BF, NBA và LW21D, tương ứng. Các đực có số tai 2993 và 186; 841 và 39956L; 1376 và 21363; 7042 và 855 có giá trị giống ước tính cao về tính trạng ADG, BF, NBA và LW21D, tương ứng. 1. Đặt vấn đề Trong chăn nuôi, để không ngừng nâng cao năng suất đàn lợn thì việc chọn lọc nhằm phát huy các đặc tính quý của từng dòng, từng giống là một việc làm hết sức quan trọng. Nó càng trở lên quan trọng hơn với những dòng lợn cao sản vì các giống lợn có nguồn gốc nước ngoài cần được chọn lọc để có thể thích nghi tốt với điều kiện thời tiết khí hậu, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ở Việt Nam. Qua đó mới phát huy được đầy đủ các tính năng ưu việt của nó. Các giống lợn cao sản là kết quả của một quá trình chọn lọc hết sức chặt chẽ, nếu không được tiếp tục chọn lọc thì rất dễ bị phân ly, thoái hóa biến chất, mất dần những đặc điểm quý do chọn lọc mà tích lũy được. Trong số các phương pháp chọn lọc giống đang được ứng dụng trên thế giới hiện nay, phương pháp BLUP được thừa nhận có độ chính xác cao nhất. BLUP là một phương pháp dự đoán tuyến tính không chệch tốt nhất vì BLUP cho phép sử dụng các thông tin có từ các cá thể thân thuộc (Tạ Thị Bích Duyên, 2003). Phương pháp BLUP cũng được đã ứng dụng tại Việt nam (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2001; Tạ Thị Bích Duyên, 2003; Đoàn Văn Giải và Vũ ĐÌnh Tường, 2004; Tạ Thị Bích Duyên và cộng sự, 2009; Phạm Thị Kim Dung và Tạ Thị Bích Duyên, 2009). Để thực hiện tốt công tác chọn lọc, việc ước tính được giá trị giống của từng cá thể là hết sức cần thiết vì người làm công tác giống tìm ra được những cá thể có giá trị giống tốt nhất đưa vào mô hình chọn phối phục vụ chương trình chọn tạo dòng cao sản có định hướng. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Kết quả giá trị giống ước tính các tính trạng số con sơ sinh sống/lứa, dày mỡ lưng, tăng khối lượng/ngày và khối lượng toàn ổ 21 ngày tuổi cho đàn lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại Tam Đảo”. Mục đích của đề tài: - Ước tính giá trị giống của các tính trạng số con sơ sinh sống/lứa, dày mỡ lưng, tăng khối lượng/ngày và khối lượng toàn ổ 21 ngày tuổi cho đàn lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại Tam Đảo, góp phần đánh giá chất lượng giống phục vụ công tác chọn tạo dòng cao sản có đinh hướng. 2. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trên 421 nái, 93 đực giống Landrace, tương ứng với 2250 lứa đẻ và 3221 lứa đẻ của 594 nái Yorkshire được phối với 140 đực giống Yorkshire trong thời gian 01/2000 – 08/2010, kiểm tra 600 cá thể lợn hậu bị 2 giống Landrace và Yorkshire tại Xí nghiệp lợn giống ngoại Tam Đảo. 2.1. Nội dung nghiên cứu - Ước tính được giá trị giống của lợn nái giống Landace và Yorkshire theo các chỉ tiêu số con sơ sinh /lứa, tăng khối lượng/ngày, độ dày mỡ lưng điểm P2 và khối lượng toàn ổ 21 ngày tuổi. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu * Thu thập số liệu - Theo hệ phả của từng cá thể, giống, ngày sinh, lứa đẻ, kiểu phối giống, đực phối. - Thu thập số liệu năng suất sinh sản và sinh trưởng của các giống lợn Landrace và Yorkshire, bao gồm: Ngày đẻ, số con sơ sinh sống/lứa, khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng 21 ngày tuổi/ổ, khối lượng toàn ổ cai sữa, ngày cai sữa, số con cai sữa; khối lượng bắt đầu và kết thúc kiểm tra; dày mỡ lưng lúc kết thúc kiểm tra. * Ước tính giá trị giống Ước tính giá trị giống (EBVs) bằng phương pháp BLUP đối với tính trạng NBA và P21/l. Mô hình tuyến tính cơ bản trong tính giá trị giống có dạng như sau: y = Xb + Za + e Trong đó: y: Vector giá trị kiểu hình đo được trên cá thể lợn. b: Vector ảnh hưởng cố định của môi trường biết trước bao gồm cả TB quần thể. a: Vector ảnh hưởng ngẫu nhiên do di truyền hay gọi là giá trị giống của cá thể lợn. e: Vector ảnh hưởng ngẫu nhiên do môi trường đến giá trị kiểu hình của cá thể lợn. X: Ma trận tần suất liên quan đến biến ảnh hưởng cố định b. Z: Ma trận tần suất liên quan đến biến ngẫu nhiên a. Độ chính xác của ước lượng: Độ chính xác của ước lượng giá trị giống là tương quan giữa giá trị giống của cá thể với nguồn thông tin dùng để ước lượng giá trị giống đó. Điều này cho ta biết khả năng ước lượng giá trị giống A từ giá trị kiểu hình P.   2/1 Rbr PAPA  Trong đó: r AP Độ chính xác của ước lượng * .PA b là hồi quy giá trị giống theo giá trị kiểu hình R là quan hệ di truyền giữa cá thể được ước lượng giá trị giống với các cá thể trong P (R=1/2 nếu là anh chị em cùng cha cùng mẹ v.v.). 2.3. Xử lý số liệu Các số liệu thu thập được kiểm tra bằng chương trình phần mềm phù hợp với PIGBLUP Ước tính giá trị giống và xây dựng chỉ số chọn lọc bằng phần mềm PIGBLUP version 5.20, năm 2006. 3. Kết quả và thảo luận Giá trị giống ước tính (GTGUT) của một con vật là thước đo đích thực về khả năng truyền lại vốn gen của nó cho đời sau. Bằng phương pháp BLUP thông qua chương trình PIGBLUP chúng tôi đã ước tính giá trị giống cho tất cả các cá thể nái và đực có lứa đẻ và cai sữa từ năm 2000 - 2010 đối với tính trạng số con sơ sinh sống/lứa, tăng khối lượng/ngày, dày mỡ lưng và khối lượng 21 ngày tuổi/lứa của lợn Yorkshire và Landrace nuôi tại Xí nghiệp lợn giống ngoại Tam Đảo Kết quả tính toán này làm cơ sở cho việc chọn các cá thể có GTGUT tốt nhất đế xây dựng đàn hạt nhân, đồng thời loại thải những cá thể có GTGUT thấp. 3.1. GTGUT về tăng khối lƣợng/ngày (ADG) của lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại Tam Đảo Kết quả ước tính về GTG của tính trạng tăng khối lượng/ngày của lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại cơ sở giống Tam Đảo được thể hiện ở bảng 3.1. Qua bảng 3.1 chúng tôi nhận thấy: các nái 12018 và 12049 của giống Landrace, 135 và 12032 của giống Yorkshire là những nái có GTGUT dương cao nhất về tính trạng tăng khối lượng/ngày (+38 và + 28, +35 và +28 g/ngày, tương ứng) kết quả này cho chúng tôi biết đây là những cá thể có tiềm năng di truyền tốt nhất so với trung bình toàn đàn về tính trạng này. Các đực 167 và 1732 của giống Landrace, 2993 và 186 của giống Yorkshire là những đực có GTGUT cao nhất về tính trạng nói trên (+39 và +28, +24 và +21 gam/ngày, tương ứng). Bảng 3.1. GTGUT về tăng khối lượng/ngày của một số cá thể lợn giống tại cơ sở Tam Đảo Giống Xếp loại Animal Id Giới tính Ngày sinh ADG BF NBA LW21D Xếp theo thứ tự Landrace Cao 12018 Nái 0 38 -0.3 0 0 1 12049 Nái 5/24/2007 28 0.7 0.46 -0.72 2 131 Nái 1/15/2001 27 -0.5 0 0 3 137 Nái 0 25 -0.2 0 0 4 7161 Nái 3/2/2004 22 0.1 0 0 5 167 Đực 3/2/2004 39 0 0 0 1 17132 Đực 7/20/2004 28 -0.2 -0.09 0.03 2 7042 Đực 0 25 0.3 0.24 0.81 3 Thấp 12014 Nái 0 -46 0.3 0 0 436 12026 Nái 12/15/2006 -44 0.3 0.74 -1.96 435 10859 Nái 4/11/2009 -41 0.5 0.63 -1.26 434 152 Nái 0 -36 -0.1 0 0 433 10142 Nái 9/26/2005 -33 0.2 0.8 -0.5 432 11085 Đực 7/12/2004 -38 0.4 1.17 -0.6 97 1386 Đực 2/15/2007 -37 0.6 0.4 -0.53 96 139 Đực 0 -31 0.1 0 0 95 Yorkshire Cao 135 Nái 0 35 0 0 0 1 12032 Nái 1/29/2007 28 -0.1 0.98 -0.68 2 10455 Nái 7/15/2006 23 -0.8 0.6 -1 3 12054 Nái 5/24/2007 22 -0.9 -0.03 -0.27 4 7162 Nái 3/2/2004 21 0.2 0.54 0.64 5 2993 Đực 11/9/2002 24 0.6 0 0 1 186 Đực 10/6/2003 21 -0.2 0.04 0.16 2 798 Đực 2/8/2005 19 0.3 0 0 3 Thấp 162 Nái 0 -39 0.1 0 0 691 14871 Nái 0 -34 0.1 0 0 690 10444 Nái 5/16/2006 -27 1.1 -0.12 -0.08 689 101 Nái 0 -21 -0.1 0 0 688 10614 Nái 1/8/2007 -16 0.9 0.51 -2.65 687 261 Đực 0 -39 0.1 0 0 129 167 Đực 3/2/2004 -26 0.3 0 0 128 11085 Đực 7/12/2004 -14 0.6 0 -0.23 127 Kết quả bảng 3.1 cũng đã chỉ ra những cá thể nái và đực có GTGUT thấp nhất đối với tính trạng tăng khối lượng ngày đó là các nái 12014 và 12026, đực 11085 và 1368; nái 162 và 14871, đực 261 và 167 cho 2 giống Landrace và Yorkshire. Chúng ta cần lưu ý không đưa những cá thể này tham gia vào chọn lọc nâng cao tính trạng tăng khối lượng ngày. Qua đây, chúng tôi nhận thấy, khi phối những cá thể đực và cái có GTGUT cao thì GTGUT ở đời con của chúng sẽ cao. Những cá thể có GTGUT về tính trạng tăng khối lượng/ngày cao là những cá thể có khả năng truyền đạt di truyền cho đời con về tính trạng này cao, kết quả này giúp chúng tôi lựa chọn những cá thể có GTGUT cao nhất trong đàn về tính trạng này vào đàn hạt nhân để tạo dòng cao sản có khả năng sinh trưởng cao, đồng thời loại thải không đưa những cá thể có GTGUT thấp đối với tính trạng tăng khối lượng/ngày vào chương trình chọn ghép đôi giao phối để tránh làm giảm năng suất của các thế hệ tiếp theo. - GTGUT thu được của các giống khác nhau cũng cho kết quả GTGUT khác nhau. Điều này có thể giải thích như sau: Tính trạng tăng khối lượng/ngày là một tính trạng số lượng, vì vậy chúng chịu ảnh hưởng lớn bởi yếu tố di truyền và ngoại cảnh. Việc ước tính GTGUT phụ thuộc vào độ lớn của các thông số di truyền sử dụng trong tính toán. Khi thay đổi độ lớn của hệ số di truyền và tương quan di truyền thì độ lớn giá trị giống tính được cũng thay đổi, nhưng không làm ảnh hưởng đến độ chính xác trong phân loại lợn theo giá trị giống tính bằng BLUP. Hệ số di truyền càng cao thì độ tin cậy càng lớn khi số lượng mẫu không thay đổi và hệ số di truyền càng thấp thì cần phải chú ý đến các cá thể thân thuộc để củng cố EBVs. 3.2. GTGUT về dày mỡ lƣng của lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại Tam Đảo Kết quả ước tính về GTG của tính trạng dày mỡ lưng (BF) của lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại Tam Đảo thể hiện ở bảng 3.2. Bảng 3.2. GTGUT về dày mỡ lưng của một số cá thể lợn giống tại cơ sở Tam Đảo Giống Xếp loại Animal Id Giới tính Ngày sinh BF ADG NBA LW21D Số TT Landrace Cao 10511 Nái 11/18/2006 -1.3 9 -1.32 -1.13 1 10634 Nái 3/16/2007 -1.2 -1 -1.2 -1.19 2 10508 Nái 10/15/2006 -0.9 -4 0.69 0.79 3 10514 Nái 10/15/2006 -0.9 -7 0.91 -0.99 4 12034 Nái 2/13/2007 -0.7 -14 -1.02 -2.21 5 199 Đực 10/6/2003 -0.7 -20 -1.49 -2.16 1 11024 Đực 7/15/2004 -0.5 -5 0.06 0.97 2 660 Đực 4/15/2005 -0.4 -3 -1.1 -1.63 3 Thấp 10501 Nái 10/22/2006 1 -21 0.74 0.98 436 10509 Nái 10/22/2006 0.7 -22 0.1 1.12 435 12049 Nái 5/24/2007 0.7 28 0.46 -0.72 434 10504 Nái 10/10/2006 0.6 -20 0.88 0.03 433 14885 Nái 9/23/2002 0.6 -18 -0.59 0.78 432 1386 Đực 2/15/2007 0.6 -37 0.4 -0.53 97 11085 Đực 7/12/2004 0.4 -38 1.17 -0.6 96 286 Đực 4/23/2004 0.4 14 0.25 -0.08 95 Yorkshire Cao 10678 Nái 6/13/2007 -1.1 13 0.39 -0.09 1 7532 Nái 3/2/2004 -1.1 9 0.24 -1.17 2 10665 Nái 4/17/2007 -1.1 -8 0.07 0.28 3 7564 Nái 3/2/2004 -1 11 0.53 -1.87 4 10623 Nái 1/9/2007 -1 -5 -0.64 1.22 5 841 Đực 5/19/2005 -0.6 -4 -0.03 0.15 1 39956L Đực 0 -0.5 3 0.21 -0.33 2 15793 Đực 9/29/2002 -0.4 -7 -0.62 0.18 3 Thấp 10444 Nái 5/16/2006 1.1 -27 -0.12 -0.08 691 10614 Nái 1/8/2007 0.9 -16 0.51 -2.65 690 7373 Nái 3/2/2004 0.9 -2 -1.16 0.42 689 14889 Nái 9/23/2002 0.6 -14 -0.08 0.03 688 10443 Nái 6/28/2006 0.6 3 0.3 -1.89 687 11085 Đực 7/12/2004 0.6 -14 0 -0.23 129 2993 Đực 11/9/2002 0.6 24 0 0 128 1376 Đực 1/29/2007 0.4 -12 0.7 -1.2 127 Ngược với kết quả ước tính được về GTG của tính trạng tăng khối lượng/ngày. Khi chọn lọc nhằm làm giảm độ dày mỡ lưng chúng ta cần lưu ý chọn những cá thể có GTGUT thấp nhất đối với tính trạng này đưa vào đàn hạt nhân và loại thải không đưa những cá thể có GTGUT dương cao nhất về tính trạng dày mỡ lưng trong đàn. Cụ thể, đối với cơ sở Tam Đảo chúng ta cần đưa vào chương trình chọn lọc các cá thể đầu đàn: Các nái 10511 và 10634 của giống Landrace, 10678 và 7532 của giống Yorkshire là những nái có giá trị giống về tính trạng dày mỡ lưng âm thấp nhất (-1,3 và -1,2; -1,1 và -1,1 mm, tương ứng). Các đực 199 và 11024 của giống Landrace, 841 và 39956L của giống Yorkshire là những đực có giá trị giống âm thấp nhất về tính trạng nói trên (-0,7 và -0,5; -0,6 và -0,5 mm, tương ứng). Kết quả bảng 3.2 cũng đã chỉ ra những cá thể nái và đực có GTGUT dương cao nhất đối với tính trạng dày mỡ lưng đó là các nái 10501 và 10509, đực 1386 và 11085; nái 10444 và 10614, đực 11085 và 2993 cho 2 giống Landrace và Yorkshire, tương ứng. Từ kết quả GTGUT tính trạng dày mỡ lưng tại cơ sở giống Tam Đảo, chúng tôi có một số nhận xét sau: - Biên độ dao động GTGUT đối với tính trạng dày mỡ lưng ở cả 2 giống của cơ sở không cao, điều này nói lên công tác chọn lọc giống đối với tính trạng này ở cả cơ sở đều chưa được chú trọng và hiệu quả. - Cũng tương tự tính trạng tăng khối lượng/ngày. Tính trạng dày mỡ lưng là tính trạng số lượng, chịu ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại cảnh và di truyền. Vì vậy, GTGUT thu được tại cơ sở giống của các giống khác nhau cũng cho kết quả GTGUT về dày mỡ lưng là khác nhau. 3.3. GTGUT của tính trạng số con sơ sinh sống/lứa (NBA) của lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại Tam Đảo Khả năng sinh sản của lợn được thể hiện ở một số tính trạng cơ bản: tuổi đẻ lứa đầu, tỷ lệ thụ thai, Số con sơ sinh sống/lứa, số con cai sữa/lứa và khoảng cách lứa đẻv.v. Nhưng một điều đặt ra là không phải tính trạng nào cũng có thể thu thập được đầy đủ chính xác các dữ liệu để tính toán, phân tích và ứng dụng cho chọn lọc. Số con sơ sinh sống/lứa là một tính trạng hoàn toàn có thể đáp ứng những đòi hỏi trên, hơn nữa nó đóng góp đáng kể về ý nghĩa kinh tế trong chương trình chọn lọc. Làm tăng số con sơ sinh sống/lứa là một mục tiêu quan trọng trong chọn lọc, nhân và lai tạo giống bởi vì chúng có ảnh hưởng lớn đến năng suất cho thịt của lợn nái. Nghiên cứu GTGUT của tính trạng số con sơ sinh sống/lứa của chúng tôi nhằm giúp đánh giá tiềm năng di truyền (còn gọi là GTGUT của con vật) về tính trạng số con sơ sinh sống/lứa, phân loại con vật theo GTGUT rồi từ đó loại bỏ những cá thể có giá trị giống thấp, chỉ giữ lại những cá thể có GTGUT cao. Kết quả bảng 3.3 cho biết GTGUT tính trạng NBA của một số nái, đực Landrace và Yorkshire nuôi tại Tam Đảo . Các nái 10701 và 10684 của giống Landrace; Nái 10800 và 193w của giống Yorkshire là những nái 10676 và 801w có giá trị giống cao nhất đối với tính trạng này (+1,53 và +1,40, +1,12 và +1,07, tương ứng cho mỗi giống nói trên). Các nái 10640 và 10341 của giống Landrace và của giống Yorkshire là những nái có GTGUT thấp nhất về tính trạng này, cụ thể: -1,54, -1,50 và -1,68, -1,49 tương ứng với từng nái kể trên. Mặc dù các con đực không có số liệu trực tiếp của bản thân về tính trạng số con sơ sinh sống/lứa nhưng vẫn được ước tính GTG, vì phương pháp BLUP đã sử dụng các thông tin từ đời con, từ tổ tiên và từ các quan hệ họ hàng khác để ước tính GTG cho con đực. Các đực 11085 và 52619J của giống Landrace; 1376 và 21363L của giống Yorkshire có GTGUT cao nhất (+1,17; +0,79 và +0,7; +0,68con/lứa). ngược lại, các đực 15791 và 199 của giống Landrace; 16329L và 37209t của giống Yorkshire lại có GTGUT thấp nhất, lần lượt là -1,18; -1,49 và -0,86; -0,69. Trong đó, các đực không có ngày tháng năm sinh, chúng được sử dụng như những đực nguồn nhưng vẫn được ước tính GTG về tính trạng này vì phương pháp BLUP đã sử dụng các thông tin từ các đời sau. Bảng 3.3. GTGUT về số con sơ sinh sống/lứa của một số cá thể lợn giống tại Tam Đảo Giống Xếp loại Animal Id Giới tính Ngày sinh NBA BF ADG LW21D Số TT Landrace Cao 10701 Nái 6/23/2007 1.53 -0.1 -22 -0.79 1 10684 Nái 6/23/2007 1.4 -0.1 -22 -0.72 2 14887 Nái 9/20/2002 1.31 -0.5 -6 -0.71 3 10376 Nái 5/17/2006 1.28 -0.1 -22 -0.6 4 10283 Nái 12/12/2005 1.24 -0.1 -22 1.48 5 11085 Đực 7/12/2004 1.17 0.4 -38 -0.6 1 52619J Đực 0 0.79 -0.3 -3 -0.71 2 3183 Đực 0 0.58 0.2 -19 -0.3 3 Thấp 10640 Nái 2/13/2007 -1.54 -0.3 -17 -2 436 10341 Nái 1/6/2006 -1.5 -0.2 -14 -0.02 435 14891 Nái 9/24/2002 -1.48 0 -11 -1.88 434 14231u Nái 12/14/2008 -1.46 0 0 0.89 433 10511 Nái 11/18/2006 -1.32 -1.3 9 -1.13 432 199 Đực 10/6/2003 -1.49 -0.7 -20 -2.16 97 15791 Đực 9/24/2002 -1.18 -0.2 -13 -1.79 96 660 Đực 4/15/2005 -1.1 -0.4 -3 -1.63 95 Yorkshire Cao 10800 Nái 4/4/2008 1.12 -6 0.3 -2.17 1 193w Nái 1/6/2009 1.07 0 0 -1.08 2 12032 Nái 1/29/2007 0.98 28 -0.1 -0.68 3 7611 Nái 3/17/2004 0.91 0 -0.3 -1.94 4 12027 Nái 12/18/2006 0.86 4 -0.2 -1.59 5 1376 Đực 1/29/2007 0.7 -12 0.4 -1.2 1 21363L Đực 0 0.68 -1 -0.2 0.28 2 17132 Đực 7/20/2004 0.54 11 0.1 -1.25 3 Thấp 10676 Nái 5/19/2007 -1.68 -9 0.5 0.92 691 801w Nái 1/3/2009 -1.49 0 0 1.25 690 10362 Nái 2/14/2006 -1.42 5 0.3 1.85 689 10038 Nái 3/22/2005 -1.4 5 0.3 2.25 688 10669 Nái 5/19/2007 -1.21 -12 0.2 0.4 687 16392L Đực 0 -0.86 0 0.4 0.59 129 37209t Đực 0 -0.69 0 0 0.96 128 7042 Đực 0 -0.66 12 -0.2 2.07 127 Qua bảng 3.3, số lượng con nái có GTGUT dương (+) cao hơn so với trung bình toàn đàn) cũng nhiều hơn con đực. Điều này giúp chúng ta có định hướng khi tạo dòng mẹ nên tập trung theo hướng nâng cao khả năng sinh sản. Trong khi phân tích tương quan GTGUT giữa lứa thứ nhất với các lứa tiếp theo chúng tôi thấy có mối tương quan thuận và rất chặt chẽ, đây là cơ sở khoa học giúp chúng ta trong việc quyết định chọn lọc hay loại thải nái ngay từ sau lứa thứ nhất. 3.4. GTGUT của tính trạng khối lƣợng toàn ổ 21 ngày tuổi (LW21D) của lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại Tam Đảo Kết quả ước tính về GTG của tính trạng khối lượng toàn ổ 21 ngày tuổi (LW21D) của lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại Tam Đảo thể hiện ở bảng 3.4. Các nái 2622, 7773 là những nái có GTGUT cao nhất ở tính trạng khối lượng 21 ngày tuổi/lứa (+2,56 và +2,45 kg/lứa, tương ứng) đối với giống Landrace. Ở giống lợn Yorkshire, nái 2940 và 10300 có GTGUT cao nhất ở tính trạng LW21D (+4,24 và 3,22 kg/lứa) Các đực 22922L và 6369L; 7042 và 855 có GTGUT cao nhất tương ứng cho giống Landrace và Yorkshire. Các nái 2674, 10141 và các đực 354H, 1025 là các cá thể nái/đực có GTGUT thấp nhất về tính trạng khối lượng 21 ngày tuổi/lứa đối với giống Landrace. Các cá thể có GTGUT thấp nhất ở giống Yorkshire là đực số 1339 và 15921L; nái số 2248 và 7264. Bảng 3.4. GTGUT về khối lượng toàn ổ 21 ngày tuổi của một số cá thể lợn giống tại Tam Đảo Giống Xếp loại Animal Id Giới tính Ngày sinh LW21D NBA BF ADG Số TT Landrace Cao 2622 Nái 10/14/2003 2.56 0.38 0 -3 1 7773 Nái 3/2/2004 2.45 -0.2 0.6 -2 2 10429 Nái 5/14/2006 2.29 0.03 -0.2 -2 3 15756 Nái 9/23/2002 2.15 0.11 -0.1 -5 4 10088 Nái 8/1/2005 2.12 -0.8 0.1 -10 5 22922L Đực 0 1.18 0.1 0.3 -4 1 6369L Đực 0 1.08 0.05 0 -3 2 11024 Đực 7/15/2004 0.97 0.06 -0.5 -5 3 Thấp 2674 Nái 10/27/2003 -3.97 -0.53 -0.1 -23 436 10141 Nái 9/23/2005 -3.91 -0.51 -0.3 -7 435 2736 Nái 3/26/2004 -3.36 -0.84 0 -5 434 2716 Nái 12/27/2003 -3.35 -0.07 0.1 -7 433 10014 Nái 3/29/2005 -3.06 -0.69 -0.3 -7 432 3541H Đực 0 -2.21 -0.5 0.1 -16 97 1025 Đực 6/23/2005 -2.17 -0.64 -0.3 -6 96 199 Đực 10/6/2003 -2.16 -1.49 -0.7 -20 95 Yorkshire Cao 2940 Nái 3/5/2005 4.24 -0.69 7 -0.1 1 10300 Nái 1/5/2006 3.22 -0.89 8 -0.3 2 2008 Nái 2/25/2002 2.81 -0.23 0 0 3 2943 Nái 3/21/2005 2.62 0.04 16 0 4 15763 Nái 9/14/2002 2.58 -0.01 0 0 5 7042 Đực 0 2.07 -0.66 12 -0.2 1 855 Đực 9/27/2001 1.79 -0.4 6 -0.1 2 178 Đực 0 1.28 -0.02 0 0 3 Thấp 2448 Nái 8/28/2002 -3.28 0.21 1 0 691 7264 Nái 3/17/2004 -3.17 0.74 -5 0.4 690 7567 Nái 3/2/2004 -3.11 0.43 11 -0.2 689 7562 Nái 3/2/2004 -2.88 0.02 8 -0.5 688 2431 Nái 8/28/2002 -2.73 -0.04 1 0 687 1339 Đực 5/22/2000 -2.19 0.37 3 0 129 15921L Đực 0 -1.97 0.47 -4 0.1 128 52525K Đực 0 -1.75 0.11 6 -0.2 127 3.5. GTGUT của 50% số cá thể nái tốt nhất trong đàn giống theo tính trạng ADG, BF, NBA và LW21D của lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại Tam Đảo Giá trị giống ước tính của 5%-50% trong đàn giống sẽ giúp công tác chọn lọc giống đạt kết quả tốt và sử dụng theo đúng mục tiêu chọn những cá thể tốt nhất cho việc tạo và nhân giống. Kết quả UTGTG của 50% số cá thể nái tốt nhất trong đàn được trình bày tại bảng 3.5 Kết quả bảng 3.5 cho thấy, các giá trị trung bình GTGUT của 2 giống Landrace và Yorkshire giảm dần theo tỷ lệ phân nhóm, 50% cá thể trong đàn có trung bình GTGUT đạt cao hơn so với trung bình toàn đàn tương ứng cho các tính trạng ADG, BF, NBA và LW21D của giống Landrace và Yorkshire là +1,23 và 3,84 g/ngày; -0,22 và -0,15 mm; +0,28 và +0,27 con/lứa; +0,37 và +0,55 kg/ổ. Nếu chọn những cá thể nằm trong nhóm 5% và 10% để đưa vào ghép giao phối thì sẽ cho kết quả cao hơn khi chọn ghép giao phối ở 2 nhóm tiếp theo. Bảng 3.5. Bình quân UTGTG của các nhóm nái từ 1% đến 50% quần thể tốt nhất Tỷ lệ phân nhóm ADG BF NBA LW21D LL YY LL YY LL YY LL YY 1% 29.50 23.14 -1.08 -1.10 1.38 0.95 2.36 2.90 5% 13.68 14.43 -0.61 -0.69 1.01 0.75 1.58 2.01 10% 8.09 11.25 -0.50 -0.53 0.86 0.65 1.26 1.63 30% 2.79 6.38 -0.34 -0.26 0.46 0.41 0.63 0.89 50% 1.23 3.84 -0.22 -0.15 0.28 0.27 0.37 0.55 4. Kết luận và đề nghị 4.1. Kết luận - Khi phối những cá thể đực và cái có GTGUT cao thì GTGUT ở đời con của chúng sẽ cao - Biên độ dao động GTGUT đối với tính trạng dày mỡ lưng ở cả 2 giống của cơ sở không cao, điều này nói lên công tác chọn lọc giống đối với tính trạng này ở cả cơ sở đều chưa được chú trọng và hiệu quả. - Số lượng con nái có GTGUT dương (+) về tính trạng NBA cao hơn so với trung bình toàn đàn) cũng nhiều hơn con đực. 4.2. Đề nghị - Sử dụng các cá thể có GTG cao nêu trên vào chọn tạo các dòng nái cao sản tại Xí nghiệp. - Nghiên cứu xây dựng các mô hình ghép đôi giao phối dựa vào giá trị giống nhằm chọn tạo các dòng lợn cao sản có định hướng. Tài liệu tham khảo 1. Phạm Thị Kim Dung và Tạ Thị Bích Duyên (2009). Giá Trị giống ước tính về tính trạng số con sơ sinh sống/lứa của 5 dòng lợn cụ kỵ nuôi tại trại lợn giống hạt nhân Tam Điệp. Tạp Chí Khoa học công nghệ chăn nuôi Viện Chăn nuôi số 18, tháng 6/2009. trang 17-22 2. Tạ Thị Bích Duyên, Nguyễn Quế Côi, Trần Thị Minh Hoàng và Lê Thị Kim Ngọc (2009). Giá trị giống và khuynh hướng di truyền của đàn lợn giống landrace và Yorkshire nuôi tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương. Tạp Chí Khoa học công nghệ chăn nuôi Viện Chăn nuôi số 16, tháng 2/2009. trang 15-20 3. Tạ Thị Bích Duyên (2003). Xác định một số đặ điểm di truyền, giá trị giống về khả năng sinh sản của lợn Yorkshire và Landrace nuôi tại các cơ sở An Khánh, Thụy Phương và Đông Á. Luận án Tiến sĩ 2003. 4. Đoàn Văn Giải và Vũ ĐÌnh Tương (2004). Kết quả bước đầu về cải tiến phương pháp đánh giá giá trị di truyền và chọn lọc các tính trạng sinh sản tại Xí nghiệp lợn giống Đông Á. Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y, Phần chăn nuôi gia súc. NXB Hà Nội, 2004. Trang 282-294. [...]...5 PIGBLUP version 5.20 user's manual, (2006) Animal Genetics and Breeding Unit, UNE, Australia 6 Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2001) Ứng dụng tin học trong quản lý thành tic hs và sức khỏe của đàn heo sinh sản nuôi công nghiệp Tạp san KHKT Nông nghiệp, số 3/2001 NXB Nông nghiệp Trang 62-70 . “Kết quả giá trị giống ước tính các tính trạng số con sơ sinh sống/ lứa, dày mỡ lưng, tăng khối lượng/ ngày và khối lượng toàn ổ 21 ngày tuổi cho đàn lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại Tam Đảo - Ước tính giá trị giống của các tính trạng số con sơ sinh sống/ lứa, dày mỡ lưng, tăng khối lượng/ ngày và khối lượng toàn ổ 21 ngày tuổi cho đàn lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại Tam Đảo, . GIÁ TRỊ GIỐNG ƢỚC TÍNH CÁC TÍNH TRẠNG TĂNG KHỐI LƢỢNG, DÀY MỠ LƢNG, SỐ CON SƠ SINH SỐNG/LỨA VÀ KHỐI LƢỢNG TOÀN Ổ 21 NGÀY TUỔI CHO GIỐNG LỢN LANDRACE VÀ YORKSHIRE NUÔI TẠI TAM ĐẢO Trần

Ngày đăng: 18/05/2015, 01:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan