Học thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow

30 3.2K 16
Học thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nguồn nhân lực là nguồn vốn hàng đầu của mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp, là công cụ chủ yếu để doanh nghiệp giành được ưu thế cạnh tranh.

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU Nguồn nhân lực là nguồn vốn hàng đầu của mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp, là công cụ chủ yếu để doanh nghiệp giành được ưu thế cạnh tranh. Người lao động vừa là tài nguyên của tổ chức, vừa là một yếu tố rất lớn cấu thành nên chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, vai trò của quản lý nguồn nhân lực ngày càng được đề cao trong tổ chức. Vấn đề mà các tổ chức, doanh nghiệp quan tâm là làm sao với chi phí mà mình bỏ ra có thể mang lại hiệu quả trong công việc lớn nhất. Vì vậy, các nhà lãnh đạo phải biết nghệ thuật sử dụng con người, biết cách làm thế nào để có thể quản lý, điều hành người lao động một cách có hiệu quả, làm cho họ tận tâm, nhiệt tình, hăng hái với công việc. Đó chính là thực hiện công tác tạo động lực cho người lao động. Đây là một trong những hoạt động của quản lý nhân sự, và nó đặc biệt quan trọng trong thời đại hiện nay. Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này, lý thuyết và ứng dụng, chủ đề xây dựng động lực nơi người lao động vẫn chưa thực sự được hiểu một cách rõ ràng, trong thực hành lại càng còn nhiều bất cập hơn. Có nhiều học thuyết về động lực trong lao động như Học thuyết Hai nhóm yếu tố của Herzberg, Học thuyết tăng cường tích cực của Skinner, Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom… đã cho ta thấy nhiều cách tiếp cận khác nhau về tạo động lực. Thế nhưng, tác giả muốn nghiên cứu đề án “Học thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow”, đây là học thuyết khá cơ bản trong số các học thuyết tạo động lực khác. Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm góp phần cung cấp cho người đọc cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về học thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow. Hơn nữa, đây là một cơ hội tốt để tác giả có thể tự trang bị cho mình những kiến thức về nghiên cứu khoa học để có thể chuẩn bị cho chuyên đề thực tập và luận văn tốt nghiệp sau này. Việc nghiên cứu đề án trả lời cho câu hỏi “nội dung của học thuyết Maslow và những đóng góp của nó trong việc tạo động lực cho người lao động là gì”. Phạm vi nghiên cứu: Về mặt lý thuyết, nội dung học thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow và việc vận dụng học thuyết vào tạo động lực cho người lao động. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Trong quá trình hoàn thành đề án, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học: phương pháp tra cứu tài liệu, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp. Kết cấu của đề án gồm có 3 phần:  Lý thuyết chung về tạo động lực trong tổ chức  Giới thiệu về học thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow  Vận dụng học thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow vào tạo động lực cho người lao động Tác giả xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình và những đóng góp quý báu của ThS. Nguyễn Đức Kiên đã giúp tôi hoàn thành đề án này. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 1. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TẠO ĐỘNG LỰC TRONG TỔ CHỨC 1.1. KHÁI NIỆM TẠO ĐỘNG LỰC VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG 1.1.1. Khái niệm tạo động lực Theo khái niệm của Giáo trình Quản trị nhân lực (ThS. Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân (2004), NXB Lao động – xã hội, trang 134) viết: “động lực lao động là sự khao khát và tự nguyện của người lao động nhằm hướng tới việc đạt được các mục tiêu của tổ chức”. Cũng có thể hiểu theo một cách khác như sau: “động lực của người lao động là những nhân tố bên trong kích thích con người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao. Biểu hiện của động lực là sự sẵn sàng nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như của bản thân người lao động”. 1 Điều đó cho thấy có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm động lực lao động thế nhưng các nhà quản lý thường thống nhất ở một số điểm sau: Động lực là thứ mà không thể nhìn thấy mà chỉ có thể biết được thông qua việc quan sát hành vi của người lao động để rồi có thể nhận biết. Hơn nữa, nó rất khác nhau giữa các cá nhân và ngay cả trong một cá nhân, vào những thời điểm khác nhau thì động lực cũng khác nhau. Động lực luôn chịu sự tác động của môi trường lao động, của công việc. Động lực xuất phát từ bên trong bản thân người lao động nhưng lại không phải là đặc điểm tính cách cá nhân. Nghiên cứu động lực lao động chính là trả lời cho câu hỏi vì sao mà người lao động lại làm việc hiệu quả đến vậy. Trong trường hợp các nhân tố khác không thay đổi, động lực sẽ dẫn tới năng suất, hiệu quả công việc cao hơn (năng suất, hiệu quả công việc còn phụ thuộc vào năng lực của cá nhân người lao động). Người lao động nếu không có động lực thì vẫn có thể hoàn thành công việc. Tuy nhiên, nếu người lao động không có động lực khi làm việc thì họ sẽ làm việc mà không có hứng thú, sự say mê, vì vậy họ dễ có xu hướng thực 1 PGS.TS Bùi Anh Tuấn (2003), Giáo trình Hành vi tổ chức, NXB Thống kê, trang 89. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 hiện công việc như hoàn thành một nghĩa vụ, vì vậy họ không phát huy hết khả năng sáng tạo, tiềm năng của bản thân. Tạo động lực được hiểu là hệ thống các chính sách, biện pháp, thủ thuật quản lý tác động đến người lao động nhằm làm cho người lao động có động lực trong công việc. Tạo động lực cho người lao động là trách nhiệm và mục tiêu của quản lý. Một khi người lao động có động lực làm việc, thì sẽ tạo ra khả năng tiềm năng nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công tác. 2 Xét theo quan điểm nhu cầu, quá trình tạo động lực của người lao động bao gồm các bước được trình bày: Hình 1.1: Các bước của quá trình tạo động lực cho người lao động. Nguồn: PGS.TS Bùi Anh Tuấn (2003), Giáo trình Hành vi tổ chức, Hà Nội: NXB Thống kê, trang 89. Nhu cầu không được thoả mãn tạo ra sự căng thẳng, và sự căng thẳng thường kích thích những động cơ bên trong các cá nhân. Những động cơ này tạo ra một cuộc tìm kiếm nhằm có được các mục tiêu cụ thể mà, nếu đạt được, sẽ thoả mãn nhu cầu này và dẫn đến giảm căng thẳng. Các nhân viên được tạo động lực thưởng ở trong tình trạng căng thẳng. Để làm dịu sự căng thẳng này, họ tham gia vào hoạt động. Mức độ căng thẳng càng lớn thì càng cần phải có hoạt động để làm dịu căng thẳng. Vì vậy, khi thấy các nhân viên làm việc chăm chỉ trong một hoạt động nào đó, chúng ta có thể kết luận rằng họ bị chi phối bởi một sự mong muốn đạt được một mục tiêu nào đó mà họ cho là có giá trị. 1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tạo động lực cho người lao động. Động lực của người lao động chịu tác động và ảnh hưởng của nhiều nhân tố: 1.1.2.1. Nhóm yếu tố thuộc về người lao động - Mục tiêu cá nhân - Hệ thống nhu cầu của cá nhân 2 PGS.TS Bùi Anh Tuấn (2003), Giáo trình Hành vi tổ chức, NXB Thống kê, trang 89. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Các động cơ Nhu cầu được thoả mãn Hành vi tìm kiếm Giảm căng thẳng Nhu cầu không được thoả mãn Sự căng thẳng Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 - Sự khác biệt về khả năng, kinh nghiệm, nhận thức - Sự khác biệt về đặc điểm cá nhân - Tình trạng kinh tế của cá nhân 1.1.2.2. Nhóm yếu tố thuộc về công việc - Đòi hỏi về kỹ năng nghề nghiệp - Mức độ chuyên môn hoá của công việc - Mức độ phức tạp của công việc - Sự mạo hiểm và mức độ rủi ro của công việc - Mức độ hao phí về trí lực 1.1.2.3. Nhóm yếu tố thuộc về tổ chức - Mục tiêu, chiến lược của tổ chức - Văn hoá của tổ chức - Lãnh đạo (quan điểm, phong cách, phương pháp) - Quan hệ nhóm - Các chính sách liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động, nhất là các chính sách về Quản trị nhân lực. 1.1.2.4. Nhóm yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài tổ chức - Các yếu tố thuộc về ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động. - Các yếu tố thuộc về văn hoá, dân tộc - Các yếu tố thuộc về pháp luật, chính trị. 1.2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC TRONG TỔ CHỨC Nguồn nhân lực là nguồn lực to lớn, quyết định của tổ chức. Nó có vai trò then chốt trong quyết định sự thành công hay thất bại của một tổ chức. Và vì vậy, quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực con người là vô cùng quan trọng. Nhưng nói đến quản lý hiệu quả, người ta thường chỉ nghĩ đến việc tuyển mộ, đánh giá thực hiện công việc… mà bỏ qua công tác tạo động lực. Hiện nay, các doanh nghiệp dường như ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của công tác tạo động lực với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức. Đối với người lao động, tạo động lực giúp họ tìm được niềm vui, sự hăng say, nhiệt tình trong công việc. Họ sẽ làm việc với tinh thần thoải mái, hứng thú, và như vậy năng suất lao động được cải thiện, tinh thần làm việc được nâng cao. Kết quả nghiên cứu và quan sát thống kê đã chứng minh khi được động viên tốt, người lao động sẽ có năng suất làm việc cao hơn và giàu tính sáng tạo hơn. Người lao động sẽ cảm thấy gắn bó với tổ chức, tăng thêm Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 tinh thần đoàn kết giữa các bộ phận, thành viên trong tổ chức. Và như vậy, những nhân viên sẽ hết lòng cống hiến công sức cho doanh nghiệp, tăng thêm lòng trung thành cho nhân viên. Đối với tổ chức, tạo động lực vì nó tác động tích cực đến người lao động như đã nói ở trên nên nó giúp cho tổ chức tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tạo động lực giúp cho doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong tổ chức, giúp cho các tổ chức có thể thu hút và gìn giữ nhân tài. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 PHẦN II/ VÀI NÉT VỀ HỌC THUYẾT HỆ THỐNG NHU CẦU CỦA MASLOW 2.1. SƠ LƯỢC VỀ TIỂU SỬ MASLOW 3 Abraham Maslow là một nhà tâm lý học người Mỹ, ông là người đáng chú ý nhất với sự đề xuất về Tháp Nhu Cầu. Ông cũng được xem là cha đẻ của chủ nghĩa nhân văn trong Tâm lý học. ông sinh ngày 1/4/1908 ở Brooklyn, New York trong một gia đình người Do Thái nhập cư từ Nga. Ông là con cả trong gia đình có 7 anh chị em. Bố mẹ ông là những người không có điều kiện được ăn học nhưng họ đã khuyên Maslow nên theo học ngành Luật. Để thực hiện nguyện vọng của cha mẹ, Maslow đã đăng kí theo học tại trường City College of New York. Tuy nhiên, sau 3 học kỳ ông chuyển sang học tại Cornell, sau đó ông quay trở lại City College of New York. Ông đã cưới Bertha Maslow, một người bà con của ông. Sau đó, ông chuyển đến sinh sống tại Wisconsin và theo học ở University of Wisconsin. Tại đây, ông đã nhận được B.A (1930), M.A, PHD (1934) về tâm lý học. Một năm sau khi tốt nghiệp, Maslow trở lại NewYork và làm việc với E.L. Thorndike tại đại học Columbia. Maslow bắt đầu giảng dạy toàn thời gian tại Brooklyn College. Trong suốt thời gian này ông đã gặp gỡ nhiều nhà tâm lý học hàng đầu Châu Âu, bao gồm Alfred Adler và Erich Fromm. Vào năm 1951, Maslow trở thành trưởng khoa Tâm lý học tại Brandeis University, nơi mà ông bắt đầu với công tác nghiên cứu học thuyết của mình. Ông đã gặp Kurt Goldstein, người đã giới thiệu ông ta về ý tưởng của sự tự nhận thức về nhu cầu. Ông về hưu tại California. Sau nhiều năm sức khoẻ kém, ông chết vì đau tim vào 8/6/1970, thọ 62 tuổi. 2.2. NỘI DUNG HỌC THUYẾT HỆ THỐNG NHU CẦU CỦA MASLOW 4 Vào năm 1943, Abraham Maslow đã đưa ra đưa ra quan điểm về nhu cầu của con người và nhu cầu này được sắp xếp theo các thứ bậc khác nhau. Học thuyết của ông được dựa trên những con người khoẻ mạnh, sáng tạo, những người sử dụng tất cả tài năng, tiềm năng và năng lực trong công việc. Vào thời điểm đó, phương pháp này khác biệt với các công trình nghiên cứu tâm lý con người khác được dựa trên việc quan sát con người bị chi phối bởi các 3 Kiến Thức (14/5/2007). Học Thuyết Maslow và việc phát triển kỹ năng khuyến khích nhân viên. 30/10/2007 từ http://my.opera.com/quanghieu/blog/show.dml/1001906 4 Maslow, A.H (8/2000). A Theory of Human Motivation. 11/11/2007 từ http://psychclassics.yorku.ca/Maslow/motivation.htm Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 phiền muộn là chủ yếu. Maslow chủ yếu quan tâm tới ý nghĩa và tầm quan trọng trong công việc của con người, dường như là hình ảnh thu nhỏ các quan sát của Voltaire với Candide, “lao động sẽ xua đuổi ba con quỉ khủng khiếp nhất- sự buồn tẻ, sự đồi bại, và sự nghèo đói”. Nhân cách của mỗi con người là tổng hợp các hành vi và việc làm của anh ta và chỉ có lao động mới giải thoát con người khỏi cái chết. Đây có lẽ chính là bản chất của học thuyết hệ thống nhu cầu do Maslow đề xướng. Đối với người lao động, động lực lao động chính là nhu cầu của còn người thiếu hụt một cái gì đó khiến con người làm việc để đạt được điều đó. Maslow cho rằng con người có rất nhiều nhu cầu khác nhau mà họ khao khát được thoả mãn. Maslow chia các nhu cầu đó thành năm loại và sắp xếp theo thứ tự bậc như sau: Tháp nhu cầu của Maslow: Hình 2.1: Thứ tự nhu cầu của A. Maslow Nguồn: PGS.TS. Trần Minh Đạo (2002). Giáo trình Marketing căn bản. NXB Giáo dục, trang 109. Nhu cầu sinh lý: Là những nhu cầu cơ bản tối thiểu về thức ăn, đồ mặc, nước uống, nhà ở… để có thể duy trì bản thân cuộc sống con người. Rõ ràng những nhu cầu sinh lý là có tác động mạnh nhất, đầu tiên trong tất cả các nhu cầu. A.Maslow quan niệm rằng khi nhu cầu này chưa được thoả mãn tới mức độ cần thiết để có thể duy trì cuộc sống thì nhu cầu khác sẽ không thúc đẩy được mọi người. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Tự hoàn thiện Được tôn trọng Xã hội An toàn Sinh lý Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Nhu cầu sinh lý được đặt ở đỉnh hệ thống phân cấp, vì chúng có xu hướng, có sức mạnh cao nhất cho tới khi chúng được thoả mãn. Đây là những nhu cầu cơ bản của con người. Cho tới khi các nhu cầu này chưa được thoả mãn đến mức cần thiết cho con người có thể hoạt động, phần lớn các hoạt động của con người có lẽ sẽ ở mức này và các nhu cầu khác sẽ ít có động cơ thúc đẩy. Nếu một người thường xuyên bị đói thì đối với anh ta, các nhu cầu khác như nhu cầu giao tiếp xã hội, được yêu thương, tôn trọng sẽ bị lu mờ, sẽ bị đẩy về phía sau. Anh ta chỉ quan tâm đến việc làm sao để lấp đầy cái dạ dày của mình mà thôi. Tự do, tình yêu, giao tiếp, tôn trọng, triết học… tất cả đều bị bác bỏ như một thứ trang trí rẻ tiền, chúng trở nên vô ích kể từ khi chúng thất bại trong việc lấp đầy cái dạ dày. Thế nhưng nhu cầu tiếp theo của con người là gì khi mà các nhu cầu sinh lý đã thường xuyên được thoả mãn? Có phải nếu con người được đảm bảo về các nhu cầu sinh lý trong suốt cuộc đời còn lại, họ sẽ hạnh phúc hoàn toàn và sẽ không bao giờ muốn một thứ gì nữa? Khi những nhu cầu khác cao hơn xuất hiện thì chúng sẽ chiếm ưu thế hơn là những nhu cầu sinh lý. Khi những nhu cầu này được thoả mãn thì một nhu cầu khác cao hơn lại xuất hiện, và cứ tiếp tục như vậy. Đó là việc sắp xếp thứ bậc các nhu cầu cơ bản của con người. Một điểm chính trong học thuyết tạo động lực, đó là sự thoả mãn hay không được thoả mãn đều rất quan trọng. Khi những nhu cầu sinh lý đã được thoả mãn thì những nhu cầu có tính chất xã hội xuất hiện. Những đòi hỏi sinh lý và những mục tiêu của nó khi được thoả mãn một cách thường xuyên thì dần dần sẽ không còn tồn tại nữa. Một nhu cầu đã được thoả mãn thì sẽ không còn là nhu cầu nữa. Và khi chúng được thoả mãn thì chúng sẽ không còn quan trọng trong động cơ hoạt động của mỗi người. Maslow cho rằng những cá nhân luôn được thoả mãn những nhu cầu tất yếu thì sẽ dễ dàng từ bỏ những nhu cầu đó trong tương lai, hơn nữa, những người trước kia không được thoả mãn sẽ phản ứng rất khác với sự thoả mãn ở hiện tại, không giống như những người luôn luôn được thoả mãn. Nhu cầu về an toàn: Là những nhu cầu tránh sự nguy hiểm về thân thể và sự đe dọa mất việc, mất tài sản…, bao gồm an ninh và bảo vệ khỏi những nguy hại về thể chất và tình cảm. Đó là nhu cầu được ổn định, chắc chắn, được bảo vệ khỏi những điều bất trắc hoặc nhu cầu tự bảo vệ. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Nếu những nhu cầu sinh lý được thoả mãn một cách tương đối, thì có một nhu cầu mới xuất hiện, gọi chúng là nhu cầu an toàn. Nếu sự an toàn hay an ninh của một cá nhân bị đe doạ thì những điều khác dường như không quan trọng. Sức khoẻ, sự binh an, sự may mắn cần được đáp ứng ở mức độ cao trong nhu cầu an toàn. Một xã hội tốt, bình yên làm cho các thành viên của xã hội đó cảm thấy được bảo vệ khỏi thú dữ, tội phạm, sự tấn công, giết chóc, sự bạo ngược… Chỉ khi được thoả mãn thì con người mới không cảm thấy mong muốn, chỉ khi được đảm bảo an toàn thì con người mới không cảm thấy bị đe doạ. Ta thấy nhu cầu an toàn biểu hiện ra bên ngoài là sự mong muốn có một công việc ổn định và an toàn là ước muốn để có một lượng tiền tiết kiệm bảo đảm cho rất nhiều nhu cầu khác của cuộc sống (như là thuốc thang, chữa bệnh, thất nghiệp, mất khả năng lao động, tuổi già). Một khía cạnh lớn hơn của việc cố gắng tìm kiếm sự an toàn và ổn định trong thế giới là con người thích mọi vật quen thuộc hơn là những vật xa lạ, thích những thứ nhận thức được hơn là những thứ không thể nhận thức được. Xu hướng đi theo một tôn giáo, triết lý sống, mà trong đó, con người được thoả mãn bởi có sự liên kết và cuộc sống của họ có ý nghĩa, cũng là một phần của động lực tìm kiếm sự an toàn. Nói cách khác, nhu cầu về sự an toàn được xem như một nhân tố động và chiếm ưu thế trong mỗi con người chỉ khi trong những trường hợp khẩn cấp như: chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai, sóng thần, mất trật tự xã hội, khủng hoảng thần kinh, hay sự lặp lại của tình trạng khó khăn. Nhu cầu xã hội (về liên kết và chấp nhận): nhu cầu được quan hệ với người khác để thể hiện và chấp nhận tình cảm, sự chăm sóc, hiệp tác. Hay nói cách khác là nhu cầu bạn bè, giao tiếp. Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần được những người khác chấp nhận. Con người luôn có nhu cầu yêu thương, gắn bó. Cấp độ nhu cầu này cho thấy con người có nhu cầu giao tiếp để phát triển. Khi nhu cầu về sinh lý, nhu cầu an toàn đã được thoả mãn thì nhu cầu xã hội lại trở thành nhu cầu nổi trội trong cấu trúc nhu cầu. Vì mọi người đều thành viên trong xã hội, thế nên họ có nhu cầu muốn được thuộc về các nhóm khác nhau và được các nhóm chấp nhận. Khi nhu cầu xã hội trở nên nổi trội, con người sẽ cố gắng xây dựng những quan hệ tốt đẹp với những người xung Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 [...]... quan trọng của công tác tạo động lực trong tổ chức 5 2 VÀI NÉT VỀ HỌC THUYẾT HỆ THỐNG NHU CẦU CỦA MASLOW 7 2.1 Sơ lược về tiểu sử Maslow 7 2.2 Nội dung Học thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow 7 2.3 Nhận xét, đánh giá về học thuyết 16 3 VẬN DỤNG HỌC THUYẾT HỆ THỐNG NHU CẦU CỦA MASLOW VÀO TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 19 3.1 Làm thế nào để thoả mãn các nhu cầu của người lao... III/ VẬN DỤNG HỌC THUYẾT HỆ THỐNG NHU CẦU CỦA MASLOW VÀO TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Sau khi đã nghiên cứu xem xét về học thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow, chúng ta có thể nghiên cứu xem việc vận dụng học thuyết đó trong việc tạo động lực cho người lao động như thế nào 3.1 LÀM THẾ NÀO ĐỂ THOẢ MÃN CÁC NHU CẦU CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG? 3.1.1 Nhu cầu sinh lý Các nhu cầu sinh lý là các nhu cầu thường liên... đóng góp của học thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow cũng như hoàn thiện hơn hệ thốngthuyết về tạo động lực lao động trong tổ chức Trong phạm vi nghiên cứu của đề án, tác giả chỉ có thể giới thiệu cho các bạn về học thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow mà cũng chỉ là dưới giác độ đơn thuần về lý thuyết Nếu có điều kiện, tác giả mong sẽ lại có cơ hội để tiếp tục giới thiệu cho các bạn về học thuyết này... nào đối với mỗi nhu cầu Những nhu cầu cơ bản như nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn có xu hướng được thoả mãn cao hơn so với những nhu cầu như nhu cầu xã hội, nhu cầu tôn trọng và nhu cầu tự hoàn thiện Hơn nữa, cho dù là những người sống trong xã hội kém phát triển thì nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn có xu hướng được quan tâm hơn nhưng những nhu cầu khác vẫn tồn tại Người ta cho rằng Maslow đúng với... đang ở đâu trong hệ thống thứ bậc này và hướng vào sự thoả mãn các nhu cầu ở thứ bậc đó 2.3 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ HỌC THUYẾT Thuyết nhu cầu của A Maslowthuyết đạt tới đỉnh cao trong việc nhận dạng các nhu cầu tự nhiên của con người nói chung, cho đến nay, chưa có thuyết nào thay thế tốt hơn thuyết này Maslow đã có cái nhìn toàn diện về các nhu cầu của con người thể hiện qua 5 nhu cầu sinh lý, an... năng suất lao động Học thuyết hệ thống nhu cầu của Maslowhọc thuyết có được cái nhìn toàn diện đối với các nhu cầu của con người Nhờ đó, các nhà quản lý có thể nhận dạng các nhu cầu của người lao động và có thể thoả mãn các nhu cầu của họ một cách tốt hơn, và như vậy tổ chức sẽ hoạt động hiệu quả hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh Tác giả hi vọng việc tìm hiểu sâu hơn về học thuyết sẽ giúp các bạn... dụ, nếu nhu cầu có ưu thế A được thỏa mãn 10%, thì nhu cầu B vẫn còn rất mờ nhạt Tuy nhiên, khi nhu cầu A được thỏa mãn đến 25% thì nhu cầu B nổi lên 5%, khi nhu cầu A được thỏa mãn 75% thì nhu cầu B tiếp tục nổi lên rõ ràng hơn, và cứ như vậy Về vai trò của những nhu cầu được thỏa mãn - điều này đã được chỉ ra rất nhiều lần rằng những nhu cầu của chúng ta xuất hiện chủ động khi những nhu cầu được... xã hội, một phần nào được thỏa mãn tất cả các nhu cầu và một phần nào không thỏa mãn với chính các nhu cầu đó cùng lúc Ví dụ, nếu một người bình thường có thể được thỏa mãn khoảng 85% nhu cầu sinh lý, 70% nhu cầu an toàn, 50% nhu cầu yêu thương, 40% nhu cầu được tôn trọng, và 10% nhu cầu tự hoàn thiện Và về sự xuất hiện của một nhu cầu mới sau khi một nhu cầu có ưu thế được thỏa mãn, sự xuất hiện này... lý và nhu cầu an toàn để nhằm thoả mãn những nhu cầu khác Họ đã hành động ở mức tự giác trong khi một số nhu cầu khác của mình không được thoả mãn Maslow cũng chỉ ra mức độ thỏa mãn tương đối của các nhu cầu Chúng ta đã nói dưới dạng “Nếu một nhu cầu được thỏa mãn, nhu cầu khác sẽ xuất hiện” Phát biểu này có lẽ đã cho chúng ta quan niệm sai lầm rằng một nhu cầu phải được thỏa mãn 100% thì nhu cầu khác... nhân và hệ thống nhu cầu hay trong một cá nhân ở vào các thời điểm khác nhau, sự trùng khớp hay sự gối đầu lên nhau của một số các nhu cầu, hay thậm chí là tất cả các nhu cầu Maslow cho rằng các nhu cầu là một hệ thống tĩnh mà không có sự thay đổi theo thời gian Bởi vì con người là rất phức tạp, trong những trường hợp nhất định, có thể vì một nhu cầu cao hơn mà con người có thể hi sinh các nhu cầu khác . lực trong tổ chức  Giới thiệu về học thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow  Vận dụng học thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow vào tạo động lực cho người. DỤNG HỌC THUYẾT HỆ THỐNG NHU CẦU CỦA MASLOW VÀO TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Sau khi đã nghiên cứu xem xét về học thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow,

Ngày đăng: 08/04/2013, 07:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan