Nghiên cứu sử dụng bột gấc làm thức ăn bổ sung vitamin A cho lợn nái chửa và lợn con

10 566 2
Nghiên cứu sử dụng bột gấc làm thức ăn bổ sung vitamin A cho lợn nái chửa và lợn con

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu sử dụng bột gấc làm thức ăn bổ sung vitamin A cho lợn nái chửa và lợn con Nguyễn Hữu Tào, Lê Thị Hồng Thảo, Nguyễn Thành Long 1 Nguyễn Thị Phương Bộ môn Dinh dưỡng Thức ăn Chăn nuôi và Đồng cỏ - Viện Chăn Nuôi; 1 Trại lợn giống Yên Định - Thanh hóa Tóm tắt Quả gấc là một loại trái cây giàu carotene đặc biệt có tính hoạt hóa sinh học cao hơn hầu hết các loại quả khác (Kunh 2004, Vương Thúy Lê 2007). Màng gấc là phần chủ yếu chứa các chất dinh dưỡng của quả gấc chứa. Màng gác khô chứa 33% tinh dầu và có 131,3mg beta carotene /100g màng. Nghiên cứu sử dụng bột màng gấc làm thức ăn bổ sung carotene cho lợn là mục đích nghiên cứu của đề tài này. Ba thí nghiệm sử dụng bột gấc với 3 mức bổ sung 0.05%, 0.1% và 0.15%/ một đối tượng lợn nái, lợn con theo mẹ, lợn con sau cai sữa đến 60 ngày tuổi (thay thế hoàn toàn vitamin A tổng hợp bổ sung trong thức ăn) để xác định tỷ lệ bổ sung thích hợp trong khẩu phần được thực hiện tại trại lợn giống Yên định- Thanh Hóa. Kết quả cho thấy: Bổ sung 0.15% bột gấc (tương đương với mức bổ sung 5280 UI VTM A/kg thức ăn tinh hỗn hợp) cho lợn nái làm tăng số con còn sống và còn sống sau 24 giờ, khối lượng sơ sinh cao hơn lô bổ sung vitamin A tổng hợp, bổ sung 0,5% và 1,0% bột gấc. Bổ sung 0,5% bột gấc vào khẩu phần lợn con tập ăn đến cai sữa ((tương đương với mức bổ sung 1760 UI VTM A/kg thức ăn tinh hỗn hợp) có số con cai sữa trung bình/ổ, khối lượng cai sữa trung bình/ổ có xu hướng cao hơn và tiêu tốn thức ăn/con/ngày thấp hơn các lô bổ sung vitamin A tổng hợp, 1% và 1,5% bột gấc Bổ sung bột gấc tỷ lệ 1% trong khẩu phần lợn con sau cai sữa đến 60 ngày tuổi (tương đương với mức bổ sung 3520 UI VTM A/kg thức ăn tinh hỗn hợp) có khối lượng bình quân, tăng trọng bình quân /con cao hơn và tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng thấp hơn các lô bổ sung vitamin A tổng hợp, 0.05 % và 1,5% bột gấc. 1. Đặt vấn đề Tầm quan trọng của vitamin A (Retinoids) với thị giác, sinh trưởng, tái sản xuất và miễn dịch của động vật đã được chứng minh bằng nhiều kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học (Braude và cộng sự (1941), Chew (1987), Thompson và cộng sự (1964)). Lợn nái thiếu vitamin A biểu hiện bằng các triệu chứng đẻ non hoặc con sinh ra yếu, chết, bị tật, u nang buồng trứng hoặc các vấn đề về tử cung. Lợn con sau sinh đến 60 ngày tuổi biểu hiện sự thiếu vitamin A qua các triệu chứng khô mắt, đi ỉa, khô da, dễ nhiễm bệnh đường hô hấp, đường tiêu hóa, xù lông, chậm lớn (Thompson và cộng sự, 1964). Gia súc không thể tổng hợp được viamin A mà chỉ có thể thu nhận vitamin A hoặc carotene để chuyển hóa thành vitamin A từ thức ăn nhưng cả hai vitamin A và carotene đều rất dễ bị phá hủy trong quá trình thu hoạch, bảo quản bởi các tác động của nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng (Waite and Sastry, 1949) do đó cần thiết phải bổ sung VTM A cho gia súc, gia cầm. Các tiền vitamin A gọi là carotenoid có thể chuyển hóa thành vitamin A ở vách ruột non của lợn (Chew, 1987). Lycopen là một chất sinh học thuộc nhóm carotenoid nhưng không phải tiền vitamin A, Lycopen có khả năng chống oxi hóa rất mạnh gấp 2 lần beta-carotene (NW.Solomons et al, 2007) Gấc (Momordica cochinchinensis) là một loại trái cây giàu: beta- Caroten, lycopen. Các thành phần Beta-caroten, lycopen trong gấc có khả năng được hấp thụ rất cao nhờ có mặt trong các axit béo mạch dài tạo ra nó có tính hoạt hóa sinh học cao hơn [2] hầu hết các loại quả khác (Kunh 2004, Vương Thúy Lê 2007). Mục đích của đề tài: Xác định tỷ lệ bột gấc bổ sung thích hợp trong khẩu phần lợn nái chửa kỳ 2, lơn con tập ăn và lợn con sau cai sữa. 2. Đối tượng, địa điểm và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Bột gấc (Màng gấc khô nghiền) - Lợn nái chửa kỳ 2 ( từ ngày chửa thứ 80 đến đẻ 114 ngày) - Lợn con từ tập ăn đến 60 ngày tuổi, 2.2. Địa điểm nghiên cứu Nhà máy chế biến thức ăn gia súc Phú Gia, Trại lợn CTCP đầu tư giống- vật nuôi Yên định-Thanh hóa, Phòng phân tích thức ăn - Viện Chăn nuôi, 2.3. Thời gian thí nghiệm 6/2009-3/2010 2.4. Nội dung nghiên cứu - Khảo sát tỷ lệ vỏ, hạt, màng lụa, và các thành phần chủ yếu của gấc,: bổ quả gấc tách riêng phần vỏ, màng và hạt, cân để xác định tỷ lệ vỏ, hạt, màng gấc/quả, thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng chủ yếu của quả gấc. - Xác định tỷ lệ bổ sung bột gấc thích hợp trong khẩu phần lợn nái chửa kỳ 2 ( 80 ngày- 114 ngày), lợn con tập ăn đến cai sữa ( 7-25 ngày) và lợn con sau cai sữa đến 60 ngày tuổi 2.5. Phương pháp nghiên cứu Nội dung 1: Khảo sát tỷ lệ vỏ, hạt, màng lụa, và các thành phần chủ yếu của gấc Bổ quả gấc tách riêng phần vỏ, màng và hạt, cân để xác định tỷ lệ vỏ, hạt, màng gấc/quả, thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng chủ yếu của quả gấc. Chỉ tiêu theo dõi: - Hàm lượng Protein, lipit, khoáng, gluxit trong màng gấc- bằng các phương pháp phân tích theo các TCVN ( - Hàm lượng carotene, beta-carotene, lycopen trong màng, tinh dầu gấc bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC) trên các cột 18 pha đảo. Phương pháp HPLC: Sử dụng phương pháp xà phòng hóa để tách chiết beta- carotene gấc. Cân 30mg màng gấc, thêm 50ml ehanol và 5ml KOH 60% lắc mạnh. Xà phòng hóa dung dịch này trong khí N 2 trong bóng tối 24 giờ. Điều chỉnh để pH = 4 băng HCl. Trước khi tách ethanol thêm 50ml ethe petroleum lắc mạnh và li tâm 4200v/p trong 3 phút. Lặp lại quá trình này 4 lần và rửa bằng nước. Tiếp tục loại nước bằng Na2SO4 và làm khô ở điều kiện nhiệt độ 25 0 C, lấy mẫu phân tích HPLC. Sử dụng hệ thống HPLC: AS-950, 2 PU-980, UV= 970/VIS, CS-300B, cột 18 pha đảo (250x4,6mm, 5µm) ở nhiệt độ 40 0 C. Dung dịch A: Acetonitril: Dichloromethane: methanol (V/V 7:2:1). Dung dịch B: Dichloromethane. Tốc độ độ 1ml/phút, tiêm 25µl/lần. Kết quả hàm lượng beta-caroten trong dung dịch mẫu tách được xác định từ hệ số tương ứng của E (1%, 1cm) trong ethe petroleum của lycopen (4350, λmax= 472nm), beta-caroten (2592, λmax =453nm). Nội dung 2: Xác định tỷ lệ bổ sung bột gấc thích hợp trong khẩu phần lợn nái chửa kỳ 2 (80 ngày-114 ngày), lợn con tập ăn đến cai sữa và sau cai sữa đến 60 ngày tuổi Nguyên liệu thí nghiệm: 36 Lợn nái lai ((3/4 Landradce x ¼ MC) chửa kỳ 2 và lợn con của 36 lợn nái Bột gấc: Màng gấc khô nghiền Bột ngô, cám gạo, khô dầu đậu tương, bột đậu tương rang 40% protein, bột cá nhạt 55% Protein, sữa bột (Whey), Premic khoáng (của công ty SX TACN Phú gia), Premic vitamin (của công ty SX TACN Phú gia,có 5 000 000 UI vitamin A/ kg premix) Các nguyên liệu được hỗn hợp và tạo viên tại Nhà máy chế biến thức ăn gia súc Phú gia- Thanh hóa theo công thức cho từng loại lợn thí nghiệm Các mức bổ sung vitamin A: (Theo nhu cầu vitamin A cho lợn của NRC, 1998) - Bổ sung 5500-1750 UI vitamin A /kg cho lợn con khối lượng trung bình 3-20kg - Bổ sung 7500-10500 UI VTM A/kg cho lợn nái chửa trên cơ sở lợn nái ăn 1.85kg- 4,25kg thức ăn/ngày, - Theo NRC (1998), 1mg bate-carotene chuyên hóa thành 267 UI vitamin A trong cơ thể lợn, Bố trí thí nghiệm: Lợn thí nghiệm được chia thành 4 lô. Trong đó Lô1- Lô đối chứng bổ sung 5000ui vitamin A tổng hợp/kg thức ăn tinh, Lô 2 ( lô thí nghiệm 1)bổ sung 0,05% bột gấc/kg TA tinh, Lô 3( lô thí nghiệm 2) bổ sung 0,1% bột gấc và Lô 4 ( Lô thí nghiệm 3) bổ sung 0,15% bột gấc/kg TA tinh. Bảng 1. Thành phần dinh dưỡng của nguyên liệu thức ăn cho lợn thí nghiệm (%) Nguyên liệu Nái chửa kỳ 2 Tập ăn-cai sữa 25ng Lợn 26-60 ngày Gạo tấm 10 50 10 Cám gạo loại 1 60 20 50 Bột ngô 10 10 Bột đậu tương 7 10 15 Bột cá nhạt 10 7 7 Sữa bột whey 0 10 0 Premix khoáng 2 2 2 Premic vitamin 1 1 1 Ẩm 13 13 13 Giá trị dih dưỡng TATN Protein 16 18 17 Lipit 3,8 4,5 4,1 Xơ 8 4.2 6 ME ( Kcal/kg) 2900 3200 3000 Ca 0,8 0,8 0,8 P 0,5 0.5 0.5 Thí nghiệm trên nái chửa kỳ 2 (từ 90-114 ngày) 36 lợn nái lai (3/4 Landradce x ¼ móng cái), lứa đẻ thứ 3 -4, chửa kỳ 2 (từ 80-114 ngày) chia làm 4 lô: lô 1, lô 2, lô 3 và lô 4; 9 con/lô, nhốt riêng mỗi con/ô. Nguyên liệu thức ăn được phối trộn theo công thức ở bảng 1 và sau khi bổ sung premic và bột gấc được đóng viên tại nhà máy SXTAGS Phú gia. Khối lượng thức ăn tinh/ngày trung bình 2,1 kg/100kg khối lượng mẹ, rau xanh ăn đồng đều giữa các cá thể (2kg/con/ngày), uống nước tự do, Ngày ăn 2 bữa, thức ăn tinh và thô được cân trước khi cho ăn và thức ăn thừa được cân sau 2 giờ cho ăn. Chỉ tiêu theo dõi: - Số con sơ sinh còn sống/ổ - Số con còn sống sau 24 giờ/ổ - Khối lượng con sơ sinh - Hao hụt khối lượng cơ thể mẹ đến cai sữa (26 ngày) - Khối lượng thức ăn trung bình/ ngày/lợn mẹ Thí nghiệm trên lợn con từ tập ăn 7 ngày – 25 ngày tuổi: Lợn con sau sinh của lợn mẹ lô nào sẽ được sử dụng phân lô nuôi tương ứng trong thí nghiệm cho lợn con tập ăn. Sau khi sinh 7 ngày cho lợn con tập ăn đến 25 ngày, cai sữa 26 ngày tuổi. Lợn con được cho tiếp xúc với thức ăn tập ăn 3 bữa/ngày, 2 giờ/ bữa ở thời điểm: 6 giờ, 12 giờ và 18 giờ hàng ngày. Nguyên liệu và công thức thức ăn cho lợn con tập ăn được phối trộn như trong bảng 1 tại nhà máy CBTAGS Phú gia. Cân lượng thức ăn của từng đàn trước khi cho ăn, cân khối lượng thức ăn thừa trước khi cho ăn bữa tiếp theo. Chỉ tiêu theo dõi: - Khối lượng lợn con đến cai sữa (25 ngày). - Số con còn sống đến cai sữa (25 ngày tuổi). - Số ngày con đi ỉa, Lợn con từ 26 đến 60 ngày tuổi (26-60ngày tuổi) Lợn con sau cai sữa của tất cả 9 con mẹ trong mỗi lô 1, 2, 3 và 4 sẽ được nuôi tập trung thành từng lô lợn con sau cai sữa tương ứng là lô 1, 2, 3 và 4. Mỗi lô, đàn lợn được nhốt trong 2 ô, trung bình 35-40 con/ô. Mỗi ngày lợn được ăn 4 bữa: 6 giở, 11 giờ, 16 giờ và 21 giờ. Nguyên liệu thức ăn sau cai sữa đến 60 ngày tuổi phối trộn cho từng lô theo công thức ở bảng 1 và ép viên tại NMSXTAGS Phú gia. Lợn con tách mẹ được nuôi nhốt tập trung .Thức ăn được cân trước khi cho ăn và thức ăn thừa được cân sau khi cho ăn 2 giờ. Khối lượng đàn được cân trước khi bắt đầu thí nghiệm (26 ngày) và kết thúc thí nghiệm 60 ngày tuổi. Chỉ tiêu theo dõi: - Số con còn sống đến 60 ngày - Khối lượng sau 60 ngày - Tỷ lệ tiêu chảy và mắc các bệnh thông thường - Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng Bảng 2. Bố trí thí nghiệm nuôi dưỡng Ghi chú: Premi x của công ty SX TAGS Phú gia với tỷ lệ trộn 1% có 5000 UI vitamin A/ kg ăn hồn hợp Xử lý số liệu: Xử lý thống kê với phần mềm SPSS với Student-T test, 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Các thành phần của quả gấc Kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 3 Bảng 3. Hàm lượng cáct thành phần quả gấc miền bắc Việt nam Chi tiêu X (SD) Tỷ lệ % Phương pháp PT Quả tươi (kg) 2,04(0,32) 100,00 Vỏ/ KL quả (tươi) 1,28(0,10) 62,75 Cân Hạt cả màng / quả tươi (kg) 0,76(0,04) 37,25 Cân Hạt /quả tươi (kg) 0,43(0,04) 21,08 Cân Màng/quả tươi (kg) 0,33(0,02) 16,18 Cân KL Màng khô (kg/ quả tươi) 0,077(0,003) 3,78 TCVN 1643-192 Lô 1(ĐC) VTM t/hợp Lô 2 (0,05% /gấc) Lô 3 (1% b/gấc) Lô 4 (1,5% b/gấc) 1. Lợn nái Số con (con) 9 9 9 9 KL TB/con (kg) 223(12,79) 231 (11,4) 221 (15,18) 232(13,76) TuỔI (tháng) 22,4 ( 0,6) 23,6 ( 0,8) 24,4 ( 0,5) 23,2 ( 0,5) KL TA ăn vào TB (kg/ng) 2,1 (0,12) 2,1 (0,10 ) 2,06(0,15) 2,1 (0,12 ) 2. Lợn con tập ăn 3. Lợn sau cai sữa 4. Khẩu phần T/nghiệm Bổ sung VTM A tổng hợp (UI vtm A /kgTA) KPCS+5000,0 BS bột gấc(UI vtm A/kgTA) KPCS+1748,2 KPCS+3497,7 KPCS+3497,7 Màng gấc tươi (%) - Hàm lượng nước 76,69 TCVN 1643-192 - protein 2,1 TCVN 4328-1986 -Lipit 7,3 TCVN 4331-1986 - Xơ 2,8 TCVN 4329-1993 - Khoáng 1,8 AOAC 942, 05 - Gluxit 9,3 TCVN 4594-1988 Màng gấc khô Hàm lượng nước 7,1 Tinh dầu (g/100g màng khô) 33,30(3,2) 33,30 Method N o 4, Molano, Carotenes (mg/100g màng khô) 189,2(2,7) 0,19 JAS-SOP-46 HPLC Beta-carotene (mg/100g màng khô) 131,50(3,1) 0,13 JAS-SOP-18 HPLC Licopen (mg/100g màng khô) 474,0(7,4) 0,47 JAS-SOP-35 HPLC Tinh dầu gấc Beta-carotene (mg/100g tinh dầu) 466,0(2,1) 0,47 H/QT/18- HPLC Locopen (mg/100mg tinh dầu) 103(1,5) 0,1 H/QT/18- HPLC Theo kết quả bảng 3, khối lượng màng gấc tươi chiếm 16,18% % khối lượng quả, Màng gấc tươi chứa 76,69% nước và 7,3% lipit, 2,1% protein… Màng gấc khô chiếm 3,8% khối lượng quả và chứa 33,3% tinh dầu, Trong 189mg carotenes tổng số /100g màng gấc khô có 131mg là beta-carotene-tiền vitamin A được hấp thu rất dễ dàng bởi động vật. Hàm lượng licopen trong màng gấc khô chiếm 0,47% và theo Jane Higdon và Linus (2003) hàm lượng licopen trong gấc gấp 70 lần licopen trong cà chua. Hàm lượng tinh dầu cao trong gấc là một ưu thế của gấc so với các loại củ, quả khác trong việc hấp thu beta- carotene và một số vitamin tan trong dầu khác (Kunhlein, 2004 và Vuong, 2002). 3.2. Xác định tỷ lệ bổ sung bột gấc thích hợp trong khẩu phần ăn của lợn nái chửa kỳ 2 Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 4. Bảng 4. Ảnh hưởng của các mức bổ sung bột gấc trong KP ăn của lợn nái chửa kỳ 2 Chi tiêu Lô1 X (SD) Lô2 X (SD) Lô3 X (SD) Lô4 X (SD) Số lượng nái (n) 9 9 9 9 Khối lượng TB (kg) 223(12,79) 231(11,9) 221(16,18) 232,1(13,76) BQ số con đẻ racòn sóng/ổ (c) 10,22 a( 1,37) 10,11 a (1,83) 10,56 a (1,76) 11,56 ab (1,94) Bình quân số con sống sau 24h 8,89 a (1,36) 9,22 a (1,72) 9,11 a (1,36 ) 10,67 b (1,90) K/lượng con sơ sinh BQ (kg) 1,58 a (0,12) 1,57 a (0,09) 1,56 a (0,10) 1,74 b (0,08) KL TA t/bình/100kg WB (kg) 2,21 a (0,06) 2,00 b (0,13) 2,02 b (0,11) 1,96 b (0,11) KL hao hụt cơ thể mẹ (kg) 23,80 a (7,05) 27,7 a (5,47) 33,4 b (5,48) 33,1 ab (6,98) (Các ký tự a, b,c trong cùng hàng khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê, P<0,05) Theo kết quả bảng 4 số con sinh ra còn sống và còn sống sau 24 giờ và khối lượng con sơ sinh của lô 4 đều cao hơn hoặc có xu hướng cao hơn cả 3 lô còn lại ( p<0,05). Số con sơ sinh còn sống , số con sơ sinh còn sống sau 24 giờ và khối lượng sơ sinh bình quân của cả 3 lô 1, 2 và 3 không có sai khác đáng kể. Khối lượng thức ăn ăn vào trung bình/ngày của lợn mẹ trong giai đoạn chửa kỳ 2 của lô 1cao hơn so với lô 2, 3 và 4(P<0,05), 3 lô còn lại và không có sự sai khác. Khối lượng hao hụt cơ thể mẹ sau khi cai sữa con so với lúc bắt đầu chửa ở lô 3 là cao nhất, lô 4 có xu hướng cao hơn lô 1, 2 ( P<0,05), lô 1 và 2 không có sự sai khác. Như vậy bổ sung bột gấc với tỷ lệ 1,5% trong khẩu phần lợn nái chử kỳ 2 của lô 4 có số con bình quân còn sống sau khi sinh và sau sinh 24 giờ, khối lượng con sơ sinh bình quân đều cao hơn lô 1, 2 và 3. Palludan (1975) nghiên cứu và kết luận rằng triệu chứng thiếu vitamin A ở lợn nái điển hình nhất là đẻ ra con yếu, tỷ lệ chết sau đẻ và dị tật cao. Như vậy với mức bổ sung 1,5% bột gấc tương đương với 5244UI vitamin A/kg thức ăn lợn nái chửa kỳ 2 có khả năng thay thế và cho hiệu quả tốt hơn bổ sung 5000UI vitamin A tổng hợp/kg thức ăn do vitamin A được chuyển hóa từ carotene của bột gấc có hoạt tính sinh học cao hơn so với vitamin A tổng hợp (Vuong, et all, - 2003). Khẩu phần bổ sung 0,5% và 1% bột gấc có số con đẻ ra còn sống và số con đẻ ra còn sống sau 24 giờ, khối lượng sơ sinh không có sai khác so với lô 1 bổ sung 5000UI vitamin A tổng hợp /kg thức ăn. 3.3. Xác đinh các mức bổ sung bột gấc thích hợp trong khẩu phần lợn con tập ăn đến cai sữa (7 ngày -25 ngày) Kết quả trình bày ở bảng 5 Bảng 5. Ảnh hưởng của các mức bổ sung bột gấc trong khẩu phần đến lợn con tập ăn-cai sữa (7-25 ngày) Chỉ tiêu theo dõi Lô1 X (SD) Lô2 X (SD) Lô3 X (SD) Lô4 X (SD) BQ số con cai sữa/ổ (con) 7,9 a (0,12) 9,1 a (1,2) 8,3 a (1,4) 9,0 ab (1,1) TBinh KL/con cai sữa/ổ (kg) 7,43 a (1,37) 7,66 ab (1,24) 7,16 a (0,89) 6,8 a (1,66) Số ngày con đi ỉa, mắc bệnh(ng) 42 a (2,5) 45 a (1,6) 48 ab (2,4) 59 c (1,3) K/lượng TABQ/con/ngày (kg) 0,28 a 0,04) 0,24 ba (0,03) 0,23 ba (0,03) 0,22 b (0,03) (Các ký tự a, b, c khác nhau trong cùng hàng ngang thì khác nhau có ý nghĩa thống kê P<0,05) Kết quả bảng 5 cho thấy bình quân số con cai sữa của lô 1, 2 và 3 không sai khác, lô 4 có xu hướng cao hơn các lô 1,2 và 3 nhưng không rõ (P=0,052). Khối lượng trung bình sau cai sữa của lô 1, 3 và 4 không có sự sai khác, lô 2 có xu hướng cao hơn 3 lô còn lại ( P<0,05). Khối lượng thức ăn trung bình/con/ngày của lô 4 thấp nhất, lô 1 cao nhất (P<0,05), lô 2 và 3 không có sự sai khác. Số ngày con mắc bệnh đi ỉa, phù mặt, run …của lô 3 và 4 cao hơn lô 1 và 2 (P<0,05), lô 1 và lô 2 không sai khác. Theo kết quả quan sát thì lợn con lô 3 và lô 4 đặc biệt lô 4 đi ỉa phân nát trong hầu hết thời gian nuôi thí nghiệm. Theo Cathy Wong (2005), sự hấp thu beta- carotene trong đường ruột bị ảnh hưởng lớn bởi sự có mặt của chất béo trong khẩu phần, khi hàm lượng chất béo trong khẩu phần quá cao, beta-caroten sẽ không được chuyển hóa thành vitamin A ở vách ruột mà bị thải ra ngoài và hiện tượng thiếu vitamin A sẽ hiện hữu. Khẩu phần với nguyên liệu chủ yếu cho lợn con là cám gạo với 4,5% chất béo (tiêu chuẩn lipit trong khẩu phần cho lợn con từ 3-20kg là 3%- NRC, 1989) có thể là nguyên nhân gây sự hấp thu kém beta carotene ở lợn con khi bổ sung bột gấc ở mức 1% và 1,5%, 3.4. Ảnh hưởng của các mức bổ sung bột gấc trong khẩu phần lợn con sau cai sữa từ 26-60 ngày tuổi Kết quả được trình bày ở bảng 6, Bảng 6. Ảnh hưởng của các mức BS bột gấc trong KP cho lợn con từ 26-60 ngày tuổi Chỉ tiêu Lô1 X (SD) Lô2 X (SD) Lô3 X (SD) Lô4 X (SD) Số con nuôi sau cai sữa 76 77 82 80 Số con còn sống đến 60 ngày (con) 74 75 78 78 BQ khối lượng sau 60 ngày/con (kg) 14,53 a (4,36) 12,68 a 93,86) 15,96 b (4,2) 13,95 a (4,10) Bình quân khối lượng tăng/con 7,10 a (1,45) 6,52 a (1,21) 8,11 ab (1,53) 7,16 a (2,0) Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng(kg) 1,54 a (0,32) 1,52 b (0,27) 1,31 b (0,28) 1,47 ab (0,3) Tổng số ngày con đi ỉa và mắc bệnh 124 a 109 a 147 a 301 ab (Các ký tự a, b, c khác nhau trong cùng hàng ngang thì khác nhau có ý nghĩa thống kê P<0,05) Theo kết quả bảng 6, số con còn sống đến 60 ngày tuổi không có sai khác giữa các lô (P>0,05). Khối lượng bình quân sau 60 ngày của lô 3 có xu hướng cao hơn lô 1, 2 và 4. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của lô 3 tương đương với lô 2, thấp hơn lô 1và có xu hường thấp hơn lô 4. Bổ sung 0,05% và 1,5% bột gấc trong khẩu phần lợn con sau cai sữa đến 60 ngày tuổi so với việc bổ sung vitamin A tổng hợp có xu hướng thấp hơn về tăng trọng, khả năng ăn vào của lợn. Số ngày con đi ỉa và mắc bệnh ho, bệnh phù mặt ở lô 4 có xu hướng cao hơn các lô 1, 2 và 3. Đồng thời quan sát bằng mắt thường thấy ở lô 4 gần như tất cả đàn con lô 4 bị mắc bệnh đi ỉa phân loãng, phân trắng, lợn con khô da, mắt nhiều dử. Lô 3 lợn con lông da bóng mượt, khối lượng cá thể trong đàn khá đồng đều. Kết quả nghiên cứu của Batess, CJ (1995) đã cho thấy nếu lượng vitamin A bổ sung cho người và gia súc thiếu hoặc vượt quá nhu cầu trong thời gian dài có thể là nguyên nhân dẫn đến một số bênh bẩm sinh hoặc triệu chứng chán ăn, đi ngoài do vitamin A có độc tính cao khi ăn với số lượng lớn. 4. Kết luận và đề nghị 4.1. Kết luận Màng gấc tươi chiếm 16,18% và màng gấc khô chiếm 3,78% khối lượng quả tươi. Hàm lượng beta-carroten và licopen trong màng gấc khô đạt 0,13 % và 0,47% . Nên bổ sung bột gấc tỷ lệ 1,5% trong khẩu phần cho lợn nái chửa kỳ 2 tuy hao hụt khối lượng cơ thể mẹ cao nhất nhưng số con đẻ ra còn sống và còn sống đến 24 giờ, khối lượng sơ sinh cao hơn lô bổ sung vitamin A tổng hợp, bổ sung 0,5% và 1,0% bột gấc (P<0,05). Bổ sung 0,5% bột gấc vào khẩu phần lợn con tập ăn đến cai sữa, có số con cai sữa trung bình/ổ, khối lượng cai sữa trung bình/ổ có xu hướng cao hơn các lô 1, 3 và 4, tiêu tốn thức ăn/con/ngày thấp hơn các lô bổ sung vitamin A tổng hợp, 1% và 1,5% bột gấc. Bổ sung bột gấc tỷ lệ 1% trong khẩu phần lợn con sau cai sữa đến 60 ngày tuổi tuy có tỷ lệ số con còn sống đến 60 ngày không sai khác đáng kể so với các lô bổ sung vitamin A tổng hợp và bổ sung 0,5% và 1,5% bột gấc nhưng có khối lượng bình quân và khối lượng tăng bình quân /con cao hơn và tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng thấp hơn. 4.2. Đề nghị Nghiên cứu thêm và việc sử dụng bột gấc làm thức ăn bổ sung carotene và lycopen cho lợn và cho gia cầm. Tài liệu tham khảo 1. Battes CJ: Vitamin A, Lancet 345:31, 1995. 2. B.P Chew, (1993). Effects of supplemental vitamin A and Beta- carotene on reproduction of swine - Jounal of Animal Scien, (4680). 3. Braude và cộng sự (1964). Nutrient requirement of sow- BOA, 10 th revised edition, 4. Cathy Wong. Vitamin A - toxicity, Medical Review Board, 2005. 5. Chew và cộng sự (1984). Relative concenrtlation of vitamin A and Beta-carotene in plasma, live, fluid… J. Anim Sci (69- 4883). 6. Kunhlein, 2004’ Vuong, 2002. Momordica cochinchinese …hight nutrienl supported by tradition and science, Copyrigh by New Centry Health Publish LLC, 2005. 7. Jane Higdon, Linus Pauling Institute, Oregon State University- Vitamin A and Carotene, 2003. 8. NRC, Nutrient requirement of swine, 10 th rivesed edition, 1998. 9. NRC, Vitamin A in pig 10. NW, Solomons, M, Orozco, 2003. Serum Lycopene, Other Carotenoids, and Prostate Cancer Risk. Biomarkers Prev, May 1, 2007 11. Palludan. B, 1975. The influence of Vitamin A on reproduction of sows, Animal Nutrition, Moscow Russia, 1979. 12. Thomson và cộng sự, 1964. Effects of vitamin A supplemental and beta-caroten on reproduction in swine, J, Anim, Sci 1993. 13. Vuong, Thuy-Le (tháng 10 năm 2003), "Gac: a Fruit from Heaven". 14. Waite and Sastry (1949).The carotene content of dried grass, N39-Journal of Agricultural science, Cambridge University. . 5244UI vitamin A/ kg thức ăn lợn nái ch a kỳ 2 có khả năng thay thế và cho hiệu quả tốt hơn bổ sung 5000UI vitamin A tổng hợp/kg thức ăn do vitamin A được chuyển h a từ carotene c a bột gấc có. biến thức ăn gia súc Phú gia- Thanh h a theo công thức cho từng loại lợn thí nghiệm Các mức bổ sung vitamin A: (Theo nhu cầu vitamin A cho lợn c a NRC, 1998) - Bổ sung 5500-1750 UI vitamin A. Nghiên cứu sử dụng bột gấc làm thức ăn bổ sung vitamin A cho lợn nái ch a và lợn con Nguyễn Hữu Tào, Lê Thị Hồng Thảo, Nguyễn Thành Long 1 Nguyễn Thị Phương Bộ môn Dinh dưỡng Thức ăn Chăn

Ngày đăng: 18/05/2015, 01:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan