Nghiên cứu sác định hệ số tiêu hóa hồi tràng của một số axit amin thiết yếu trong một số loại thức ăn thường dùng cho lợn

9 437 1
Nghiên cứu sác định hệ số tiêu hóa hồi tràng của một số axit amin thiết yếu trong một số loại thức ăn thường dùng cho lợn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu xác định hệ số tiêu hoá hồi tràng của một số axit amin thiết yếu trong một số loại thức ăn thường dùng cho lợn Ninh Thị Len, Vũ Chí Cương, Trần Quốc Việt, Nguyễn Thị Hồng, Ninh Thị Huyền Bộ môn Dinh dưỡng, Thức ăn Chăn nuôi và Đồng cỏ Tóm tắt Hai thí nghiệm được tiến hành để xác định hệ số tiêu hóa hồi tràng biểu kiến (AID) và hệ số tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn (SID) của một số axit amin (AA) thiết yếu trong ngô Sơn la, khô dầu đỗ tương Trung Quốc, khô dầu đỗ tương Mỹ, cám gạo và bột cá nhạt làm thức ăn cho lợn. Mỗi thí nghiệm sử dụng 1 khẩu phần phi protein để xác định lượng axit amin nội sinh cơ bản (EAA) và các khẩu phần thí nghiệm để xác định AID và SID của AA trong các nguyên liệu thức ăn như trên. Tổng số 11 lợn ngoại lai (Landrace x Yorkshire) khối lượng khoảng 30 kg được mổ lỗ dò và đặt ống cannula được sử dụng. Dịch của mỗi lợn được thu liên tục từ 7 giờ sáng đến 6 giờ chiều trong 2 ngày liên tục để phân tích. Kết quả cho thấy hàm lượng tryptophan và histidin nội sinh có xu hướng bị mất ít hơn các AA khác. AID của AA trong hai loại khô dầu đỗ tương khá cao và tương đương so với bột cá (cao hơn 0.80), sau đó là của ngô và cám gạo. SID trong các nguyên liệu đều cao hơn so với AID của cùng loại AA (từ 1,5 đến 11,0%), đặc biệt ngô tăng 24% đối với tryptophan. 1. Đặt vấn đề Trong nghiên cứu dinh dưỡng hiện đại cho gia súc dạ dày đơn, việc xác định hệ số tiêu hoá axit amin hồi tràng đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi vì điều đó được coi như cơ sở nền móng của nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng một cách chính xác và hiệu quả, đặc biệt là nhu cầu axit amin và mối quan hệ cân bằng axit amin và năng lượng. Số liệu về hàm lượng protein thô hay axit amin tổng số chưa thể phản ánh được giá trị sinh học của protein trong thức ăn mà cần phải thông qua khả năng tiêu hoá hấp thu của chúng trong đường tiêu hoá. Thông thường đối với các thành phần hoá học khác của thức ăn (năng lượng, xơ thô, tinh bột…) việc đánh giá tỷ lệ tiêu hoá tổng số là chính xác nhất nhưng đối với protein và axit amin việc xác định hệ số tiêu hoá hồi tràng (điểm cuối cùng của ruột non) cho kết quả chính xác hơn tiêu hoá tổng số bởi vì sau khi được tiêu hoá bằng hệ thống enzyme tiết ra trong đường tiêu hoá phía trên (dạ dày và ruột non) thì các protein hay axit amin của thức ăn tiếp tục bị hệ vi sinh vật trong ruột già phân huỷ lên men và chuyển hoá thành protein vi sinh vật và các sản phẩm có gốc amin khác, những sản phẩm này không được hấp thu vào cơ thể. Phương pháp đánh giá tỷ lệ tiêu hoá của protein và axit amin hiện nay đối với lợn là sử dụng van hồi manh tràng đặt tại điểm cuối của hồi tràng và thu mẫu dịch từ van đó (Van Lueween, 2002), hoặc bằng phương pháp giải phẫu cắt bỏ ruột già, sau đó nối trực tiếp điểm cuối của hồi tràng với hậu môn của lợn (phương pháp của INRA-Pháp). Tỷ lệ tiêu hoá hồi tràng AA của thức ăn cho lợn và gia cầm được biểu thị bằng 3 hệ số: tỷ lệ tiêu hoá hồi tràng biểu kiến (AID), tỷ lệ tiêu hoá đúng (TID) và tỷ lệ tiêu hoá hồi tràng tiêu chuẩn (SID). AID là hệ số được xác định dễ dàng nhất song không tính được AA nội sinh tổng số mất đi (AA nội sinh cơ bản + AA nội sinh do thức ăn gây nên) và không đại diện cho khả năng tiêu hoá và sử dụng AA của nguyên liệu thức ăn trong khẩu phần (Fan và cộng sự, 1994; Stein và cộng sự, 2005). TID là hệ số AID đã được hiệu chỉnh bởi AA nội sinh tổng số mất đi (AA nội sinh cơ bản và AA nội sinh do bản chất của thức ăn) và SID là hệ số AID được hiệu chỉnh bởi AA nội sinh cơ bản. Việc xác định AA nội sinh cơ bản được thực hiện bằng cách sử dụng khẩu phần không chứa nitơ. Ngày nay giá trị SID được khuyến cáo sử dụng để xây dựng khẩu phần cho lợn và gia cầm (AFZ, 2000; Stein và cộng sự, 2007). Tại Việt Nam cho đến nay chưa có nghiên cứu nào xác định hệ số tiêu hoá hồi tràng của các axit amin trong thức ăn nguyên liệu cho lợn. Đó là một khó khăn trong việc xây dựng công thức thức ăn cho lợn nói chung và trong nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt là dinh dưỡng axit amin nói riêng. 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1.Vật liệu thí nghiệm Ngô vàng Sơn La, khô dầu đỗ tương Mỹ, khô dầu đỗ tương Trung Quốc, bột cá nhạt và cám gạo. 2.2. Thời gian thí nghiệm Thí nghiệm thực hiện 2 đợt, đợt 1 trong năm 2008 và đợt 2 trong năm 2009. 2.3. Phương pháp thí nghiệm 2.3.1.Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm đợt 1: Thí nghiệm được thực hiện trên 6 lợn đực thiến giống ngoại, khối lượng ban đầu khoảng 33 kg. Mỗi lợn được phẫu thuật để lắp đặt một cannula (van) tại điểm cuối hồi tràng và điểm đầu của manh tràng theo phương pháp của Van Leeuwen và ctv (1991). Sau khi phẫu thuật, toàn bộ gia súc được nuôi theo chế độ chăm sóc đặc biệt đến khi sức khỏe được hồi phục hoàn toàn (15 ngày sau khi phẫu thuật), khối lượng cơ thể tương ứng khoảng 40 kg. Thí nghiệm bố trí theo kiểu ô vuông Latin (2x2), lặp lại 3 lần, mỗi lần bao gồm 2 gia súc, 2 giai đoạn, 2 khẩu phần thí nghiệm (khẩu phần phi protein và khẩu phần ngô vàng). Mỗi giai đoạn thí nghiệm kéo dài 7 ngày trong đó 5 ngày thích nghi và 2 ngày thu dịch. Việc thu dịch được thực hiện từ 7 giờ sáng tới 6 giờ chiều (cứ 2 giờ thu 1 lần). Dịch sau mỗi lần thu được được bảo quản ngay trong tủ lạnh sâu (-20 độ C). Kết thúc giai đoạn thí nghiệm toàn bộ dịch của mỗi lợn được trộn đều, lấy mẫu gửi phân tích. Lợn được ăn và uống nước tự do trong suốt giai đoạn thí nghiệm. Thí nghiệm đợt 2: Thí nghiệm được tiến hành trên 5 lợn đực thiến giống ngoại đã được lắp cannula tại điểm cuối hồi tràng tương tự như thí nghiệm 1. Bố trí thí nghiệm theo kiểu ô vuông La tinh đơn (5x5) với 5 khẩu phần (một khẩu phần phi protein và 4 khẩu phần thí nghiệm (KP): KP khô dầu Trung quốc, KP khô dầu Mỹ, KP cám gạo và KP bột cá nhạt), 5 giai đoạn và 5 gia súc. Thời gian thu mẫu tương tự như thí nghiệm 1. 2.3.2 .Khẩu phần thí nghiệm Khẩu phần thí nghiệm được xây dựng từ các loại nguyên liệu thức ăn thí nghiệm đã được nghiền nhỏ như tinh bột sắn, ngô, khô dầu đậu tương, bột cá và các loại thức ăn bổ sung: dicanxi phốt phát (DCP), premix khoáng-vitamin, muối ăn Bột diatomit (thành phần chủ yếu là khoáng không tan trong axit HCl) được trộn vào các khẩu phần với tỷ lệ 3% như là chất chỉ thị. Thành phần nguyên liệu và thành phần hoá học của các khẩu phần thí nghiệm được trình bày ở bảng 1. 2.3.3.Các chỉ tiêu phân tích Các mẫu thức ăn và dịch thu được được phân tích các chỉ tiêu thành phần hoá học như vật chất khô, nitơ tổng số, chất chỉ thị (khoáng không tan trong môi trường axit) theo phương pháp AOAC (1990) và chỉ tiêu axit amin bằng phương pháp sắc ký lỏng. 2.3.4.Cách tính toán kết quả Phân tích và xử lý số liệu bằng chương tình Excell và MINTAB 14.0. Công thức tính toán các giá trị như sau: * Nitơ và axit amin nội sinh mất đi EAA = AAd x (KHta/KHd) Trong đó: EAA là AA hoặc nitơ nội sinh cơ bản bị mất (g/kg VCK thức ăn ăn vào) AAd là mật độ AA hoặc nitơ trong dịch (g/kg VCK) KHta và KHd tương ứng với mật độ chất chỉ thị trong khẩu phần phi protein và trong dịch (g/kgVCK) * Hệ số tiêu hoá hồi tràng biểu kiến của axit amin (AID) của nguyên liệu thức ăn thử nghiệm AID = 1-{(AAd/AAta) x (KHta/KHd)} Trong đó: AAd và AAta tương ứng với mật độ AA trong dịch và KP (g/kg VCK) KHta và KHd tương ứng với mật độ chất chỉ thị trong KP và trong dịch (g/kgVCK) * Hệ số tiêu hoá hồi tràng tiêu chuẩn của AA và nitơ (SID) của nguyên liệu thức ăn thử nghiệm SID = AID + (EAA/AAta) Trong đó: AID là hệ số tiêu hoá AA hồi tràng biểu kiến của KP EAA là số lượng AA nội sinh cơ bản mất đi (g/kg VCK) AAta là số lượng AA trong 1 kg KP (g/kg VCK) Bảng 1. Thành phần nguyên liệu và thành phần hoá học (% dạng sử dụng) của các khẩu phần thí nghiệm Nguyên liệu KP phi protein * KP ngô vàng KP khô dầu TQ KP khô dầu Mỹ KP cám gạo KP bột cá Tinh bột sắn 84,45 54,45 54,45 74,45 Khô dầu Trung quốc 40 Khô dầu Mỹ 40 Ngô vàng 94,45 Cám gạo 94,45 Bột cá nhạt 20 Đường gluco 3 Diatomit 3 3 3 3 3 3 Premix KH-VTM 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Muối ăn NaCl 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 Bột giấy 5 DCP 2 2 2 2 2 2 Dầu đỗ tương 2 Thành phần hóa học VCK 851 857 908 904 886 922 CP 13 919 183 202 99 139 ME 3116 3117 3266 3226 2361 3206 * Áp dụng cho cả 2 đợt thí nghiệm 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Kết quả phân tích thành phần hoá học và hàm lượng các axit amin trong các nguyên liệu thức ăn Thành phần hoá học và hàm lượng các axit amin thiết yếu trong các loại nguyên liệu thức ăn được trình bày ở bảng 2. Bảng 2. Kết quả thành phần hoá học và hàm lượng axit amin trong nguyên liệu thức ăn (g/kg VCK) Nguyên liệu Khô dầu Mỹ Khô dầu TQ Bột cá nhạt Cám gạo Ngô vàng VCK 895 904 928 908 877 Protein (CP) 518 461 627 156 973 Cystein 8,18 6,91 8,52 4,75 2,05 Histidin 10,15 8,68 6,14 3,28 1,77 Isoleucin 18,28 17,01 23,33 4,16 1,93 Leucin 34,63 33,28 45,99 8,93 6,15 Lysin 28,57 27,87 30,43 7,66 2,29 Methionin 8,20 7,45 23,03 3,08 2,05 Phenylalanin 22,11 20,49 24,48 6,59 2,63 Threonin 20,13 17,23 25,17 3,38 1,88 Tryptophan 9,45 8,04 5,21 2,37 0,67 Tyrosin 14,33 9,48 16,31 7,31 2,24 Valin 23,23 21,30 34,35 7,39 3,22 Kết quả trong bảng 2 cho thấy thành phần axit amin phân tích được của các loại nguyên liệu thức ăn trong thí nghiệm hiện tại không có sự khác biệt nhiều so với các kết quả trong các báo cáo trước đây đối với cùng một loại nguyên liệu thức ăn (NRC, 1998; Lã Văn Kính, 2003; Ninh Thị Len, 2009). Nhìn chung hàm lượng methionin và tryptophan tương đối thấp so với các axit amin khác trong các loại thức ăn thực vật. Ngô đặc biệt rất thiếu tryptophan. Các loại thức ăn giàu protein như khô dầu và bột cá tương đối giàu lysin và ngược lại đối với cám gạo và ngô vàng. 3.2. Kết quả về hàm lượng axit amin nội sinh cơ bản (EAA) mất đi Để xác định tỷ lệ tiêu hoá hồi tràng tiêu chuẩn của axit amin cần xác định 2 chỉ số: tỷ lệ tiêu hoá hồi tràng biểu kiến và hàm lượng axit amin nội sinh cơ bản (EAA –Basal endogenous amino acids). Việc xác định nitơ và EAA trong ruột non của lợn có thể xác định bằng các phương pháp khác nhau, theo đó sử dụng các dạng thức ăn khác nhau như khẩu phần không chứa nitơ, khẩu phần chứa protein có tỷ lệ tiêu hóa cao (casein), khẩu phần chứa peptid và phương pháp hồi quy (Mosenthine và ctv., 2007). Trong thực tế sử dụng khẩu phần phi nitơ là phương pháp được sử dụng phổ biến mặc dù trong phương pháp này hàm lượng prolin và glycin trong dịch ruột cao hơn các phương pháp khác (De Lange và ctv., 1989; Leterme và ctv., 1996). Tất cả các phương pháp nói trên đều được coi như để ước tính lượng EAA vì vậy kết quả đạt được cũng chỉ là các giá trị tương đối. Hiện nay đã có rất nhiều các nghiên cứu xác đinh lượng EAA, tuy nhiên các kết quả đạt được giữa các nghiên cứu không hoàn toàn giống nhau. Kết quả về hàm lượng EAA trên lợn từ các nghiên cứu trước đây và từ nghiên cứu hiện tại được trình bày ở bảng 3. Các số liệu trong bảng 3 cho thấy có sự dao động về hàm lượng EAA giữa các thí nghiệm. Sự không thống nhất này liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến yếu tố kỹ thuật phân tích, bởi vì theo Sève và ctv. (2000) ngay cùng một nghiên cứu kết quả phân tích EAA mất đi không hoàn toàn giống nhau giữa các phòng thí nghiệm. Ngoài ra các yếu tố như tuổi gia súc cũng có ảnh hưởng đến chu trình chuyển hoá tế bào thành ruột (de Lange và ctv, 1989; Butts và ctv, 1993). Bảng 3. Kết quả hàm lượng AA nội sinh (g/kg VCK TĂĂV) và so sánh với một số tài liệu tham khảo Chỉ tiêu Kết quả TN 1 Kết quả TN 2 Tài liệu tham khảo Sève và ctv (2000) * Stein (1998) Smiricky và ctv (2002) TB ± SE TB ± SE Khối lượng (kg) 40-50 - 40-70 - 36 60 95 Protein thô 7,05 0,633 7,79 0,590 8,66 9,67 7,22 8,68 Arginin 0,24 0,029 - - 0,27 0,35 0,22 0,52 0,34 0,34 0,23 Cystein 0,12 0,011 0,14 0,017 0,14 0,17 0,11 0,37 0,26 0,26 0,03 Histidin 0,09 0,014 0,06 0,011 0,16 0,13 0,10 0,32 0,19 0,21 0,19 Isoleucin 0,23 0,035 0,12 0,018 0,26 0,33 0,18 0,80 0,59 0,76 0,28 Leucin 0,35 0,029 0,21 0,027 0,45 0,53 0,30 1,14 0,70 0,68 0,59 Lysin 0,30 0,033 0,24 0,058 0,29 0,41 0,24 0,51 0,46 0,41 0,48 Methionin 0,16 0,030 0,19 0,023 0,08 0,13 0,05 0,22 0,14 0,17 0,16 Phenylalan 0,27 0,014 0,16 0,027 0,30 0,33 0,19 0,63 0,39 0,31 0,30 Threonin 0,28 0,021 0,18 0,049 0,33 0,39 0,27 1,16 0,87 0,78 0,25 Tryptophan 0,08 0,020 0,09 0,040 0,09 0,17 0,09 - - - 0,09 Tyrosin 0,18 0,020 0,08 0,020 0,25 0,28 0,14 0,46 0,31 0,27 0,26 Valin 0,26 0,026 0,13 0,025 0,34 0,48 0,25 1,02 0,71 0,76 0,39 * Số liệu của 3 phòng phân tích Kết quả của Stein (1998) cho thấy mật độ axit amin trong dịch ruột của lợn 60 kg thấp hơn lợn 36 kg nhưng không khác với lợn 90 kg. Ngoài ra thành phần khẩu phần như hàm lượng vitamin, khoáng, chất xơ cũng ảnh hưởng đến sự bài tiết axit amin. Vì vậy Stein và ctv. (2007) khuyến cáo dùng khẩu phần phi nitơ để xác định EAA nên bao gồm các thành phần như tinh bột, cellulose, đường, vitamin, khoáng đa lượng, vi lượng và dầu thực vật. Thêm vào đó sự không đồng nhất về giống, môi trường và vị trí nghiên cứu cũng có thể làm cho kết quả EAA khác nhau (Sève và ctv., 2000). Vì vậy tác giả gợi ý rằng việc xác định EAA và tỷ lệ tiêu hóa AA cần được đánh giá trong cùng một điều kiện TN. So sánh kết quả hàm lượng nitơ và các loại EAA của thí nghiệm này với các thí nghiệm trước đây cho thấy kết quả nhìn chung phù hợp với quy luật, theo đó hàm lượng tryptophan và histidin có xu hướng bị mất ít hơn các axit amin khác. Kết quả này có thể so sánh với kết quả của Sève và ctv. (2000) và Smiricky và ctv. (2002) song thấp hơn so với kết quả của Stein (1998). Kết quả EAA đo được từ thí nghiệm 1 có xu hướng cao hơn so với kết quả đo được trong thí nghiệm 2. 3.3. Hệ số tiêu hoá hồi tràng biểu kiến (AID) và tiêu chuẩn (SID) của các axit amin thiết yếu trong các loại nguyên liệu thức ăn cho lợn Kết quả về hệ số tiêu hoá hồi tràng biểu kiến của nguyên liệu thức ăn được trình bày ở bảng 4. Kết quả trong bảng 4 cho thấy hệ số tiêu hoá AA hồi tràng biểu kiến (AID) không giống nhau giữa các axit amin với nhau trong cùng một loại nguyên liệu thức ăn và giữa các nguyên liệu thức ăn với nhau trong cùng một loại axit amin. Nhìn chung không có sự khác nhau nhiều về AID giữa 2 loại khô dầu đỗ tương trong thí nghiệm hiện tại và so với khô dầu Ấn độ trong báo cáo trước đây của nhóm nghiên cứu Ninh Thị Len và ctv. (2009). Đối với ngô thì có sự thay đổi AID phụ thuộc vào chất lượng của ngô. Theo Burgoon và ctv. (1992) AID của tryptophan và threonin trong ngô bình thường thấp hơn AID của các axit amin khác và thấp hơn ngô có chất lượng protein cao, trong khi đó ở ngô có chất lượng protein cao (QPM) thì chỉ có AID của threonin là thấp nhất. Nếu so với kết quả của Paraksa (2002) tại Thái Lan thì AID của ngô trong thí nghiệm này có xu hướng thấp hơn mặc dù cả 2 thí nghiệm đều sử dụng ngô trồng tại vùng nhiệt đới. Cám gạo trong thí nghiệm này là cám gạo loại 1 có hàm lượng protein khá cao (156 g/kgVCK) nên giá trị AID có xu hướng cao hơn AID của cám gạo trong báo cáo trước của nhóm tác giả Ninh Thị Len và ctv (2009). Bảng 4. Kết quả hệ số tiêu hoá hồi tràng biểu kiến của một số axit amin thiết yếu trong một số loại thức ăn Chỉ tiêu KD đỗ tương Mỹ KD đỗ tương Trung quốc Bột cá nhạt Cám gạo Ngô vàng TB ± SE TB ± SE TB ± SE TB ± SE TB ± SE Protein thô 0,855 0,017 0,842 0,031 0,868 0,046 0,774 0,036 0,751 0,013 Cystein 0,848 0,020 0,863 0,016 0,827 0,035 0,738 0,013 0,814 0,023 Histidin 0,905 0,029 0,899 0,035 0,845 0,067 0,857 0,021 0,806 0,034 Isoleucin 0,913 0,025 0,901 0,034 0,913 0,038 0,720 0,041 0,733 0,032 Leucin 0,915 0,024 0,893 0,037 0,913 0,037 0,737 0,037 0,838 0,025 Lysin 0,906 0,031 0,888 0,053 0,873 0,056 0,762 0,053 0,763 0,026 Methionin 0,808 0,065 0,811 0,044 0,871 0,059 0,708 0,052 0,854 0,014 Phenylalanin 0,914 0,024 0,898 0,034 0,907 0,039 0,792 0,035 0,799 0,011 Threonin 0,913 0,024 0,875 0,036 0,900 0,051 0,629 0,070 0,656 0,058 Tryptophan 0,866 0,067 0,901 0,028 0,786 0,135 0,724 0,053 0,588 0,059 Tyrosin 0,906 0,032 0,817 0,058 0,902 0,043 0,853 0,034 0,787 0,027 Valin 0,930 0,013 0,881 0,039 0,904 0,046 0,786 0,069 0,757 0,013 Kết quả về hệ số tiêu hoá hồi tràng tiêu chuẩn của AA (SID) trong các loại thức ăn được trình bày ở bảng 5. Do có sự hiệu chỉnh EAA nên các giá trị SID cao hơn giá trị AID của cùng một loại nguyên liệu thức ăn. Nhìn chung các giá trị SID của khô dầu Mỹ và khô dầu Trung quốc xấp xỉ nhau, ngoại trừ một số axit amin như valin, tylosin, trytophan và threonine. Kết quả về SID của hai loại khô dầu đỗ tương trong thí nghiệm này có thể so sánh với kết quả SID của khô dầu Ấn Độ của nhóm tác giả Ninh Thị Len và ctv (2009). Theo Karr-Lilienthal và ctv (2004) có sự khác nhau nhỏ về SID giữa các loại khô dầu có chất lượng khác nhau cùng một xuất xứ, nhưng không có sự khác nhau giữa các loại khô dầu chất lượng cao nhưng có xuất xứ khác nhau. So với bột cá nhập khẩu (bột cá Peru) trong báo cáo trước đây của nhóm tác giả Ninh Thị Len và ctv (2009), SID của bột cá nhạt sản xuất trong nước trong thí nghiệm hiện tại có xu hương thấp hơn. Kết quả này có thể do công nghệ chế biến khác nhau và do nguyên liệu để chế biến cũng khác nhau. Cám gạo và ngô vàng là hai loại nguyên liệu có hàm lượng protein thô và axit amin thấp nên sự chênh lệch giữa AID và SID lớn hơn so với các thức ăn giàu protein hơn như khô dầu và bột cá. Bảng 5. Kết quả hệ số tiêu hoá hồi tràng tiêu chuẩn của một số axit amin thiết yếu trong một số loại thức ăn thử nghiệm Chỉ tiêu KD đỗ tương Mỹ KD đỗ tương Trung quốc Bột cá nhạt Cám gạo Ngô vàng * TB ± SE TB ± SE TB ± SE TB ± SE TB ± SE CP 0,893 0,017 0,885 0,031 0,929 0,046 0,826 0,036 0,849 0,009 Cystein 0,892 0,020 0,915 0,016 0,909 0,035 0,769 0,013 0,878 0,030 Histidin 0,920 0,029 0,916 0,035 0,892 0,067 0,875 0,021 0,859 0,017 Isoleucin 0,930 0,025 0,920 0,034 0,938 0,038 0,750 0,041 0,862 0,005 Leucin 0,930 0,024 0,909 0,037 0,935 0,037 0,761 0,037 0,899 0,009 Lysin 0,927 0,031 0,910 0,053 0,912 0,056 0,795 0,053 0,902 0,010 Methionin 0,867 0,065 0,877 0,044 0,912 0,059 0,773 0,052 0,939 0,015 Phenylalanin 0,932 0,024 0,917 0,034 0,939 0,039 0,817 0,035 0,909 0,029 Threonin 0,936 0,024 0,902 0,036 0,935 0,051 0,684 0,070 0,817 0,024 Tryptophan 0,891 0,067 0,930 0,028 0,873 0,135 0,765 0,053 0,720 0,015 Tyrosin 0,921 0,032 0,839 0,058 0,927 0,043 0,865 0,034 0,874 0,004 Valin 0,944 0,013 0,896 0,039 0,923 0,046 0,805 0,069 0,844 0,025 * Được tính từ AID của ngô vàng và EAA trong thí nghiệm đợt 1 4. Kết luận và đề nghị 4.1. Kết luận Kết quả phân tích hàm lượng các axit amin thiết yếu trong một số loại thức ăn thông dụng cho lợn ở Việt Nam như ngô vàng, khô dầu đậu tương, bột cá và cám gạo trong thí nghiệm hiện tại nằm trong khoảng dao động đặc trưng của từng loại nguyên liệu so với các kết quả phân tích trong và ngoài nước trước đây Hệ số tiêu hoá hồi tràng tiêu chuẩn (SID) và tiêu hoá hồi tràng biểu kiến (AID) của cám gạo có xu hướng thấp hơn các loại thức ăn khác như ngô, khô dầu và bột cá Hệ số tiêu hoá hồi tràng tiêu chuẩn (SID) cao hơn hệ số tiêu hoá hồi tràng biểu kiến (AID) trong cùng một loại nguyên liệu thức ăn. 4.2. Đề nghị Tiếp tục nghiên cứu đánh giá hệ số tiêu hoá hồi tràng tiêu chuẩn và biểu kiến của axit amin trong các loại thức ăn thông dụng khác. Tài liệu tham khảo 1. Burgoon, K. G., Hansen, J. A. Knabe, D. A and Bockholt, A. J. 1992. Nutritional value of quality protein maize for starter and finisher swine. Journal of Animal Sciences. 70:811-817. 2. de Lange, C. F. M.,W. C. Sauer, R.Mosenthin, and W. B. Souffrant. 1989. The effect of feeding different protein-free diets on the recovery and AA composition of endogenous protein collected from the distal ileumand feces in pigs. Journal of Animal Sciences. 67:746–754. 3. Karr-Lilienthal, L. K., Merchen, N. R., Grieshop, C.M., Flahaven, M. A., Mahan, D. C., Fastinger, N. D., Watts , M and Fahey, G. C. 2004. Ileal amino acid digestibilities by pigs fed soybean meals from five major soybean-producing countries. Journal of Animal Sciences. 82: 3198-3209. 4. Leterme, P., T. Monmart, A. Thewis, and P. Moransi. 1996. Effect of oral and parenteral nutrition vs. N- Free nutrition on the endogenous AA flow at the ileum of the pig. Journal of Science and Food Agriculture. 71: 265–271. 5. Mosenthin, R., A.J.M. Jansman, M. Eklund. 2007. Standardization of methods for the determination of ileal amino acid digestibilities in growing pigs. Livestock Science.109: 276-281. 6. NRC. 1998. Nutrient requirement for swine. 10th ed. Natl. Acad. Press, Washington, DC 7. Paraksa, N. 2002. Ileal and Faecal Amino Acids Digestibility of Some Tropical Feedstuffs in Growing Pigs. National Science. 36: 23 - 29 8. Sève. B. 2000. Ileal digestibility of amino acids as an estimate of their availability: Concepts and definitions. In: Ileal standardised digestibility of amino acids in feedstuffs for pigs. Ajinomoto Eurolysine, Aventis Animal Nutrition, INRA, ITCF. 9. Smiricky, M. R., Grieshop, C. M. Albin, D. M. Wubben, J. E. Gabert, V. M. 2002. Digestibilities and fecal consistency in growing pigs. The influence of soy oligosaccharides on apparent and true ileal amino acid. Journal of Animal Sciences. 80: 2433-2441. 10. Stein, H. H., B. Sève, M. F. Fuller, P. J. Moughan and C. F. M. de Lange. 2007. Invited review: Amino acid bioavailability and digestibility in pig feed ingredients: Terminology and application. Journal of Animal Sciences 85:172-180. 11. Stein. H. H. 1998. Effects of Body Weight on Total Losses and Amino Acid Composition of Endogenous Protein in Growing Pigs. www.livestocktrail.uiuc.edu/porknet 12. van Leeuwen P, van Kleef D J, van Kempen G J M, Huisman J and Verstegen M W A. 1991. The post- valve T-caecum cannulation technique in pigs applied to determine digestibility of amino acid in maize, groundnut and sunflower meal. Journal of Animal Physiology and Animal Nutrition. 65:183-19. 13. Lã Văn Kính. 2003. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn gia súc Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 14. Ninh Thị Len, Trần Quốc Việt, Lê Văn Huyên, Lại Thị Nhài, Nguyễn Thị Hồng. 2009. Xác định thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn cho lợn nuôi thịt trong điều kiện nuôi dưỡng ở Việt nam. Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi năm 2008-Phần dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi: 87-111. Viện Chăn nuôi. 2001. Bảng thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn dùng cho gia súc gia cầm. Nhà xuất bản Nông nghiệp . Nghiên cứu xác định hệ số tiêu hoá hồi tràng của một số axit amin thiết yếu trong một số loại thức ăn thường dùng cho lợn Ninh Thị Len, Vũ Chí Cương, Trần. trong thí nghiệm 2. 3.3. Hệ số tiêu hoá hồi tràng biểu kiến (AID) và tiêu chuẩn (SID) của các axit amin thiết yếu trong các loại nguyên liệu thức ăn cho lợn Kết quả về hệ số tiêu hoá hồi tràng. dưỡng, Thức ăn Chăn nuôi và Đồng cỏ Tóm tắt Hai thí nghiệm được tiến hành để xác định hệ số tiêu hóa hồi tràng biểu kiến (AID) và hệ số tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn (SID) của một số axit amin

Ngày đăng: 18/05/2015, 01:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan