Nâng cao năng lực phát triển chăn nuôi lợn cho phụ nữ nông thôn tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên

20 256 0
Nâng cao năng lực phát triển chăn nuôi lợn cho phụ nữ nông thôn tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nâng cao năng lực phát triển chăn nuôi lợn cho phụ nữ nông thôn tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Phùng Thị Vân, Nguyễn Thị Loan, Vũ Chí Cơng Bộ môn Kinh tế và Hệ thống - Viên Chăn nuôi Summary Based on survey data have done in 2004 in two representative villages in Dong Hy District showed that there rural women play an important role in farmily economical activities in generally and in animal production in particular. However they are face to many constraints. Lack of knowledge and skills on animal production is one of main reasons due to their low profit animal production. Oder to solve this problem we conduct the study arm to enhance of knowledge and skills of rural women on pig production. Two trial traing courses on pig prodution by Participatory training method were conducted in two villages together with establishing trial sow and fattening pig production modells in 2006 year. The results show that participants knowledge, skills and experiences were enhanced by trial traing courses an their part in to trial pig production models. The research results also indicated that Participatory training approach is much suitalbe for participants, who are plesants and adults .However for expanding it into extention proggrams is limited due to constraints such as educating skills of trainers on participatory traning method and budged 1. Đặt vấn đề Việt Nam là một nớc nông nghiệp với 76,5% dân số sống ở nông thôn. Khu vực nông thôn cung cấp sinh kế cho khoảng 77% dân số và khoảng 40% GDP (Rural Development for poverty reduction and growth in Vietnam ). Chăn nuôi hầu hết có ở các gia đình làm nông nghiệp mà tỉ lệ này chiếm tới khoảng 70% dân số của Việt nam ( Điều tra mức sống của hộ, TCTK,1998) và nó đóng vai trò rất quan trọng trong ngành nông nghiệp. Đóng góp của ngành chăn nuôi trong GDP ngành nông nghiệp đang gia tăng vào những năm gần đây (18,9% năm 1985 và tăng lên 21,6% năm 2006), (TCTK, 2000, 2005). Huyện Đồng Hỷ thuộc vùng núi và trung du của tỉnh Thái Nguyên, với 86% dân số sống ở nông thôn, trong đó 71,6% là sống bằng nghề nông nghiệp. Đồng Hỷ có đặc điểm: nhiều dân tộc, lao động có trình độ thấp (88,9% lao động cha qua đào tạo (Phòng thống kê của huyện Đồng Hỷ, năm 2003). Theo tiêu chí mới, số hộ nghèo vẫn còn rất cao (6.473 hộ), chiếm 25,65 % vào cuối năm 2006, (Báo cáo của Hội liên hiệp phụ nữ huyện Đồng Hỷ, 2006). Kết quả điều tra năm 2004 tại 2 xã điểm thuộc huyện Đồng Hỷ cho biết thu nhập từ chăn nuôi chiếm từ 24,15%- 34,05% trong tổng thu nhập của hộ. Tại đây phụ nữ nông thôn đóng góp phần rất quan trọng trong hoạt động kinh tế hộ nói chung và trong chăn nuôi nói riêng, họ đóng góp từ 76,0%- 78,4% trong hoạt động chăn nuôi.Tuy nhiên họ đang còn phải đối mặt với nhiều trở ngại, đặc biệt là thiếu kiến thức và kỹ thuật chăn nuôi tiến bộ, thiếu giống tốt, thiếu vốn để đầu t cho chăn nuôi (Phùng Thị Vân và CS.,2005). Những trở ngại này là những nguyên nhân dẫn đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi thấp. Vì phụ nữ đóng góp phần quan trọng trong hoạt động kinh tế hộ gia đình ở nông thôn, nên thúc đẩy phát triển nông thôn đi đôi với xoá đói giảm nghèo cần phải đề cập tới yếu tố quan trọng đó là nâng cao năng lực cho phụ nữ. Tuy nhiên cho đến nay các nghiên cứu về nâng cao năng lực cho phụ nữ nông thôn nói chung còn rất hạn chế và riêng ở tỉnh Thái nguyên cho đến nay cha có nghiên cứu nào về thể loại này. Mục tiêu tổng quát: Nâng cao năng lực phát triển chăn nuôi nhằm giúp các hộ gia đình phát triển kinh tế hộ, góp phần xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn. Mục tiêu cụ thể: Nâng cao kiến thức và kỹ năng về chăn nuôi lợn cho hai nhóm phụ nữ Kinh và dân tộc thiểu số tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 2. Nội dung và phơng pháp nghiên cứu 2.1. Điểm nghiên cứu - Tập huấn thử nghiệm về chăn nuôi lợn đợc tiến hành tại xã Khe Mo và xã Hoá Thợng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên . - Xây dựng mô hình thử nghiệm tiến hành tại xã Hoá Thợng, huyện Đồng Hỷ với sự tham gia của nhóm phụ nữ dân tộc Kinh 2.2. Đối tợng nghiên cứu Hai lớp tập huấn thử nghiệm gồm 50 ngời, chủ yếu là phụ nữ, trong đó 1 lớp gồm 25 ngời dân tộc Kinh và một lớp 25 ngời dân tộc thiểu số. Ba hộ nuôi lợn nái F1 (Y x MC) và 3 hộ nuôi lợn nái Móng Cái Hai hộ nuôi lợn thịt F2 (Y x MC). Lr. và 2 hộ nuôi lợn thịt F1 (Yx MC) * Y là giống lợn Yoocsia; MC là giống lợn Móng Cái; Lr. Là giống lợn Landrát. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Nâng cao kiến thức và kỹ năng về chăn nuôi lợn trong nông hộ cho phụ nữ nông thôn thông qua thử nghiệm phơng pháp tập huấn có sự tham gia. - Xây dựng mô hình thử nghiệm về chăn nuôi lợn nái, lợn thịt quy mô nông hộ - Tổng kết đánh giá mô hình 2.4. Phơng pháp nghiên cứu 2.4.1. Phơng pháp tiếp cận Hớng tiếp cận ở phơng pháp tập huấn có sự tham gia của ngời học là: + Bottom- Up ( nội dung, chơng trình tập huấn xuất phát từ nhu cầu của học viên) + Tập huấn có sự tham gia của ngời học: Lấy ngời học làm trung tâm và tạo cơ hội để họ tơng tác với nhau trong quá trình tập huấn, nhằm huy động kiến thức của ngời học, đúc rút kinh nghiệm từ nhiều nguồn khác nhau ( Thái Thị Minh và CS, 2006). Phơng pháp tiếp cận này khác so với hớng tiếp cận ở phơng pháp tập huấn truyền thống cho nông dân là: Top- Down và ít có cơ hội để học viên đợc tham gia vào các hoạt động của khoá tập huấn 2.4.2. Kết quả lựa chọn giải pháp Từ kết quả điều tra đánh giá hiện trạng chăn nuôi lợn tại 2 xã điểm của huyện Đồng Hỷ năm 2004, áp dụng phơng pháp xây dựng cây vấn đề, cây giải pháp và phân tích tính khả thi của từng giải pháp đã lựa chọn giải pháp cải tiến kỹ thuật chăn nuôi thông qua nâng cao kiến thức và kỹ năng về chăn nuôi lợn cho phụ nữ. Quá trình thực hiện đề tài đợc thể hiện ở sơ đồ1; 2 và 3. 2.4.3. Các phơng pháp đã sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: - Điều tra: Phiếu điều tra đã thiết kế sẵn để để thu thập thông tin về nhu cầu tập huấn của học viên và phản hồi về khả năng áp dụng kiến thức sau tập huấn của họ. - Phơng pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA): Một số công cụ của PRA đã sử dụng: Phỏng vấn ngời chủ chốt ( key informants), thảo luận nhóm. - Phơng pháp tập huấn: Theo phơng pháp tập huấn có sự tham gia của ngời dân của Thái Thị Minh và CS, 2006 - Phơng pháp nghiên cứu thực địa (OFR) của Danilo A. Pezo ( 2001) - Phơng pháp thống kê mô tả - Phơng pháp thống kê so sánh - Phơng pháp phân tích kinh tế: Sử dụng để phân tích hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh của mô hình chăn nuôi 2.5. Thu thập số liệu - Số liệu sơ cấp gồm: Phỏng vấn ngời chủ chốt và phiếu điều tra để thu thập thông tin về nhu cầu tập huấn của học viên. Phiếu đánh giá cho tập huấn viên, cho học viên, bản thu hoạch cá nhân sau khoá tập huấn/ kết quả làm bài kiểm tra sau khoá tập huấn, phiếu điều tra thông tin phản hồi về mức độ áp dụng kiến thức và kỹ năng mới vào chăn nuôi, mức độ lan toả kỹ thuật là cơ sở dữ liệu để xác định định tính/ định lợng cho kết quả tập huấn. -Số liệu kinh tế, kỹ thuật của mô hình thử nghiệm: Đợc nông dân cập nhật hàng ngày với sự giám sát định kỳ của cán bộ thực hiện đề tài. 2.6. Xử lý số liệu Số liệu đợc xử lý trên phần mềm chơng trình Exel Sơ đồ 1 . Quá trình thực hiện đề tài Thiếu kiến thức và kỹ năng về chăn nuôi nuôi lợn Nâng cao kiến thức và kỹ năng chăn nuôi lợn Tâp huấn kỹ thuật Xác định vấn đề chính Xây dựng mô hình thử nghiệm Lựa chọn giải pháp thích hợp Thực hiện giải pháp lựa chọn Tổng kết đánh giá Sơ đồ 2. Xác định vấn đề chính ( nguyên nhân chính) dẫn tới chăn nuôi lợi nhuận thấp bằng phơng pháp xây dựng Cây vấn đề Đánh giá hiệu quả tập huấn Triển khai và quản lý khoá tập huấn Đánh giá nhu cầu tập huấn Xây dựng chơng trình tập huấn Lợi nhuận chăn nuôi thâp thấp Năng suất chăn nuôi thấp Giống chất lợng kém Kỹ thuật chăn nuôi lạc hậu Dịch bệnh hay xảy ra Khẩu phần ăn cha hợp lý Điều kiện chuồng trại và vệ sinh kém Phòng bệnh kém Vốn ít Giá sản phẩm thấp Giá không ổn định Bị t thơng ép giá Đầu t thấp Kiến thức và kỹ năng chăn nuôi còn hạn chế Chăn nuôi kém phát triển Thu nhập của hộ thấp Sơ đồ 3. Các bớc xây dựng và triển khai lớp tập huấn theo phơng pháp có sự tham gia Thức ăn Cân đối KP Cho ăn theo KN Cân đối khẩu phần Cho ăn theo KN Chuồng Có cải tạo Nh hiện trạng Có cải tạo Nh hiện trạng Sơ đồ 4 . kế thử nghiệm mô hình chăn nuôi lợn nái, lợn thịt tại Xã Hoá Thợng 2.7. Biện pháp tiến hành - Đánh giá nhu cầu tập huấn của học viên Cơ sỏ để đánh giá nhu cầu tập huấn của nông dân: Phỏng vấn bán cấu trúc một số ngời chủ chốt ( cán bộ hội phụ nữ, cán bộ khuyến nông xã, trởng hội nông dân) và qua phiếu hỏi ý kiến cho học viên. - Xây dựng chơng trình tập huấn Chơng trình tập huấn đợc xây dựng bởi nhóm tập huấn viên dựa trên nguồn thông tin thu thập đợc từ cán bộ chủ chốt và đợc điều chỉnh trên cơ sở tổng hợp phiếu đánh giá nhu cầu tập huấn của học viên. Chơng trình tập huấn cụ thể nh sau: Gồm 50 học viên, 25 ngời/ lớp và đối tợng chính là phụ nữ.Theo khuyến cáo của Thái Thị Minh và CS. ( 2006) với các lớp tập huấn theo phơng pháp có sự tham gia số học viên nên từ 25- 30. Thời gian khoá tập huấn là 11 ngày, chia làm 2 đợt, gồm các phần: nội dung lý thuyết ( 7 ngày), thời gian ở thực địa (3 ngày), khai mạc, tổng kết và kiểm tra kiến thức, kỹ năng (1 ngày). +Nội dung tập huấn: Tại xã Hoá Thợng Lợn nái Lợn thịt Nái lai F1 ( Thí nghiệm) Móng Cái ( Đối chứng) F2 75% máu ngoại ( Nhóm thử nghiệm) F1 ( MC x Y) ( Đối chứng) Loại lợn Gồm 4 nhóm chuyên đề: Giống và chọn giống lợn (i), kỹ thuật chăn nuôi lợn (ii), kỹ thuật về thú y (iii) và hạch toán kinh tế trong chăn nuôi lợn nông hộ (iv). + Phơng pháp tập huấn có sự tham gia: Sử dụng các phơng pháp (động não, thảo luận nhóm, thuyết trình, trình diễn, thực hành, quan sát) - Tổ chức triển khai tập huấn: Tập huấn viên là cán bộ nghiên cứu của Viện Chăn nuôi với tiêu chí phải có kỹ năng về phơng pháp tập huấn có sự tham gia và có kinh nghiệm về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (TBKT). Quản lý lớp học gồm 01 cán bộ hội phụ nữ xã/ thôn và 01 cán bộ phụ giảng. Giám sát là hoạt động chính trong quản lý lớp học, nhóm tập huấn viên đóng vai trò giám sát chủ yếu. - Đánh giá kết quả tập huấn. Tiêu chí để đánh giá kết quả tập huấn bao gồm: + Xem xét sự phù hợp của nội dung, phơng pháp, thời gian, chơng trình. + Kiến thức và kỹ năng các học viên thu đợc sau khoá học. + Khả năng áp dụng kiến thức và kỹ năng từ tập huấn vào sản xuất của học viên + Khả năng lan toả kỹ thuật ( Farmer to Farmer) Cơ sở thông tin thu thập để đánh gía: + Phiếu đánh giá của học viên về nội dung, phơng pháp, giáo cụ trực quan, tập huấn viên, về học viên. + Bản thu hoạch cá nhân/ bài kiểm tra cuối khoá. + Thảo luận nhóm cuối khoá Xây dựng mô hình trình diễn về chăn nuôi lợn nái, lợn thịt quy mô nông hộ Hai mô hình thử nghiệm (mô hình nuôi lợn nái sinh sản và mô hình nuôi lợn thịt) đợc thực hiện tại xã Hoá Thợng. Thực hiện mô hình là hộ nông dân (vai trò chính là phụ nữ) dới sự chỉ đạo kỹ thuật và giám sát của cán bộ thực hiện đề tài và 01 cán bộ kỹ thuật tại địa phơng Tổng kết đánh giá mô hình. - Thành phần đánh giá: Hộ nông dân thực hiện mô hình và học viên lớp tập huấn tham gia đánh giá cùng với sự có mặt của đại diện chính quyền các địa phơng, hội nông dân các xã tham gia đề tài và hội phụ nữ huyện Đồng Hỷ tại hội nghi thực địa. - Tiêu chí để đánh giá mô hình bao gồm: + Hiệu quả sản xuất của mô hình: các chỉ tiêu kỹ thuật đạt đợc so với nhóm hộ chăn nuôi đối chứng. + Hiệu quả quả kinh tế: Lợi nhuận thu đợc so với nhóm hộ nuôi đối chứng. + Mức độ phù hợp của mô hình trong điều kiện chăn nuôi của địa phợng + Kỹ năng áp dụng kỹ thuật của học viên vào thực tế chăn nuôi + Khả năng phát triển rộng mô hình vào sản xuất đại trà . Kết quả và thảo luận 3.1. Nâng cao kiến thức và kỹ năng chăn nuôi lợn nông hộ cho phụ nữ nông thôn qua thử nghiệm phơng pháp tập huấn có sự tham gia 3.1.1. Thành phần lớp tập huấn Lớp học tại Hoá Thợng số phụ nữ ( cán bộ và hội viên) chiếm 96% và 4% là cán bộ khuyến nông. Tại xã Khe Mo tỉ lệ học viên là nữ chiếm 67%, trởng thôn 20% và cán bộ khuyến nông 4%. Tiêu chí chọn học viên: Những ngời tham dự khoá tập huấn phải là những ngời mà gia đình họ hiện tại đang có hoạt động chăn nuôi lợn. Trình độ văn hóa của học viên Nhóm học viên ở lớp tại Hoá Thợng ( nhóm dân tộc Kinh) có trình độ văn hoá ở cấp phổ thông cơ sở ( 64%) và phổ thông trung học (36%), cao hơn so với nhóm học viên ở Khe Mo (nhóm dân tộc thiểu số) có trình độ văn hoá phổ biến ở cấp phổ thông cơ sở (76%). 3.1.2. Đánh giá về kết quả khóa tập huấn Bảng 1 . Kết quả đánh giá khoá tập huấn của học viên Nội dung Phơng pháp Giáo cụ Tổ chức lớp học Đánh giá tổng hợp Xếp Loại n % n % n % n % n % 1.Lớp tại Hoá Thơng Tốt 25 100,0 24 96,0 21 84,0 22 88,0 24 96,0 Khá 3 2,0 3 12,0 1 ,0 Đạt 1 4,0 1 4,0 2. Lớp tại Khe Mo Tốt 23 92,00 23 92,0 24 96,0 22 88,0 23 92,0 Khá 1 4,0 3 12,0 1 4,0 Đạt 2 8,0 1 4,0 1 4,0 1 4,0 Nguồn: ổng hợp từ phiếu đánh giá của học viên - Kết quả đánh giá về phần nội dung tập huấn Học viên đánh giá cao về nội dung tập huấn ( 92%-100% học viên đánh giá có nội dung tập huấn tốt), học viên cho rằng nội dung tập huấn là phù hợp ( liên quan đến hoạt động chăn nuôi thờng ngày) và đáp ứng với yêu cầu (đáp ứng những vấn đề họ đang cần) của ngời chăn nuôi lợn tại địa phơng. Có 100% số phiếu học viên cho rằng đây là khoá tập huấn mà các nội dung tập huấn khá đầy đủ và có tính hệ thống (gồm 14 chuyên đề bao gồm các kỹ thuật từ khâu làm chuồng trại- chọn giống- nuôi dỡng các loại lợn- phòng trị bệnh đến hạch toán hiệu quả chăn nuôi) Một số ý kiến đánh giá cho rằng nội dung tập huấn có chất lợng cao hơn nhiều so với các nội dung tập huấn của khuyến nông và nội dung tập huấn của các cán bộ tiếp thị của các hãng sản xuất thức ăn và kinh doanh thuốc thú y tại địa phơng mà họ đã từng đợc tiếp cận. Yếu tố cơ bản đã đa ra đợc nội dung tập huấn phù hợp theo chúng tôi là đã xác định đợc nhu cầu nội dung tập huấn của học viên theo hớng tiếp cận Butom- UP và đây là điểm khác với tập huấn truyền thống ( nội dung tập huấn đều đã đợc tập huấn viên ấn định trớc) 3.1.3. Kết quả đánh giá phơng pháp tập huấn: Một số u điểm của phơng pháp có sự tham gia đợc rút ra từ phía học viên: + 100% ý kiến học viên cho rằng kết hợp đồng thời các phơng pháp có sự tham gia trong lớp học nh động não, thảo luận nhóm, quan sát, thực hành và thuyết trình nên đã tạo ra tính năng động cho học viên và giúp học viên dễ hiểu, dễ nhớ và tránh đợc tình trạng thụ động nh ở học viên tại các lớp tập huấn truyền thống (đến lớp chủ yếu để nhìn và lắng nghe tập huấn viên thuyết trình). Ngoài ra các phơng pháp có sự tham gia đã hỗ trợ sự tiếp xúc quan hệ giữa các nhóm học viên có độ tuổi và trình độ khác nhau trong lớp học tốt hơn. + Học viên nhất trí cao ( 100%) điểm rất khác biệt và cũng là điểm mạnh của phơng pháp tập huấn có sự tham gia đó là hoạt động thảo luận nhóm. Hoạt động này đã tạo điều kiện để giao thoa kiến thức và kinh nghiệm giữa các nhóm học viên trong lớp, giữa học viên với tập huấn viên và giúp học viên dễ nhớ bài tại lớp và họ cho rằng đây là cách học rất phù hợp đối với học viên là nông dân và là ngời lớn tuổi. Có100% học viên đánh giá cao và cho rằng hoạt động quan sát thực địa (tại chuồng trại) đan xen giữa các phần học lý thuyết ở lớp có u điểm là có thể trao đổi nhiều nội dung cùng một lúc và đã làm tăng hiệu quả ứng dụng nội dung lý thuyết tập huấn vào thực tế sản xuất. Có 12% học viên kiến nghị chơng trình tập huấn nên tăng cờng thêm hoạt động này 3.1.4. Đánh giá của học viên về phần tài liệu và giáo cụ trực quan: Có 97% số học viên đánh giá tài liệu tập huấn là phù hợp, 84%- 96% học viên đánh giá tốt về phần giáo cụ trực quan, theo họ tuy không sử dụng các thiết bị hiện đại nh máy chiếu ( projector ) hoặc overhead, thay vào đó giáo cụ trực quan là các tranh minh hoạ, ảnh, sơ đồ, hệ thống các bảng lật phù hợp theo từng vấn đề đã làm sinh động thêm nội dung và giúp học viên dễ hiểu hơn và dễ nhớ hơn ngay tại lớp. Bên cạnh những điểm mạnh thì một số hạn chế của lớp tập huấn theo phơng pháp có sự tham gia gồm: - Chơng trình tập huấn cần thời gian dài ( 11 ngày), trong khi tập huấn truyền thống chỉ từ 1-2 ngày (100% ý kiến), cần kinh phí nhiều hơn, hạn chế về số lợng học viên (91,42% ý kiến), cần tập huấn viên có kỹ năng về phơng pháp tiếp cận mới ( Phơng pháp tiếp cận tập huấn có sự tham gia hầu hết còn mới đối với các chơng trình khuyến nông hiện nay) Nhìn chung học viên thoả mãn về nội dung tập huấn và phơng pháp tập huấn có sự tham gia ( 92%-96% học viên có phiếu đánh giá chung xếp loại tốt). Theo họ phơng pháp tập huấn có sự tham gia đợc cải tiến về cơ bản so với phơng pháp tập huấn truyền thống và mức độ phù hợp rất cao với đối tợng là nông dân và là ngời lớn tuổi. Tại cả 2 lớp, trong buổi tổng kết khoá tập huấn [...]... nạc phù hợp với điều kiện chăn nuôi nông hộ tại tỉnh Quảng Trị Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi năm 2005, phần nghiên cứu công nghệ sinh học và các vấn đề khác, Hà nội tháng 8/ 2006 trang27-2 10 Phung Thi Van và CS (2005), Đánh giá vai trò, vị thế và năng lực của phụ nữ trong hoạt động kinh tế hộ gia đình ở vùng nông thôn, huyện Đồng Hỷ, Thái nguyên Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi, tháng 8/ 2005 11 Rural... đối tốt Năng lực của họ đã đợc nâng lên rõ rệt thông qua: Họ đã thu nhận đợc thêm kiến thức, có thêm kinh nghiệm, kỹ năng, tự tin hơn trong việc áp dụng kiến thức và kinh nghiệm đợc học vào để phát triển chăn nuôi lợn của gia đình 3.1.7 Khả năng của học viên áp dụng kiến thức tập huấn vào chăn nuôi Bảng 4 Khả năng áp dụng kiến thức tập huấn vào chăn nuôi của học viên TT Chỉ tiêu Tại xã Hoá Thợng Tại xã... đổi giống/cả tăng đầu lợn và chuyển đổi giống Nông dân cho rằng sở dĩ họ tăng quy mô đầu lợn hoặc chuyển đổi từ nuôi giống lợn năng suất thấp sang nuôi giống lợn năng suất cao hơn là do họ đã hiểu đợc về giống, đã nắm đợc kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh, tuy nhiên sự hạn chế cha mở rộng hơn nữa quy mô chăn nuôi theo họ là bị hạn chế bởi một số yếu tố nh : giá lợn con giống và lợn thịt giảm mạnh (63,64%-72,73%... Tập huấn thử nghiệm về chăn nuôi lợn theo phơng pháp có sự tham gia kết hợp với xây dựng mô hình thử nghiệm về chăn nuôi lợn nái, lợn thịt tại huyện Đồng Hỷ đã đạt đợc mục tiêu đề ra: Đã nâng cao kiến thức, bổ sung kinh nghiệm, kỹ năng thực hành và giúp nông dân tự tin hơn trong việc áp dụng kiến thức và kỹ thuật mới vào sản xuất chăn nuôi của họ và truyền bá kỹ thuật cho cộng đồng Hớng tiếp cận phơng... thích hợp để nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn sinh sản trong nông hộ ở huyện Mai Sơn, Tỉnh Sơn La, Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài Nghiên cứu phát triển chăn nuôi phù hợp với diều kiện Trung Du miền Núi phía Bắc, Hà nội tháng 4 năm 2006, trang 68-74 9 Nguyễn Quế Côi, Đặng Vũ Hoà, Đặng Hoàng Biên, Nguyễn Nguyệt Cầm ( 2006), Một số giải pháp kỹ thuật phát triển chăn nuôi lợn hớng... nghiệm về chăn nuôi tạo cho họ tự tin khi tham gia vào việc quyết định lựa chọn giống và áp dụng các TBKT chăn nuôi cho gia đình mà lâu nay thờng ngời chồng quyết định nhiều hơn Nh vậy khi năng lực kỹ thuật của phụ nữ đợc nâng cao sẽ có liên quan đến nâng cao vị thế của phụ nũ trong gia đình Hầu hết học viên cho rằng những kiến thức mà họ đợc tập huấn là rất thiết thực và họ sẽ áp dụng vào chăn nuôi gia... cầu của chăn nuôi lợn tại 2 địa phơng Bảng 5 Tác động của tập huấn đến mở rộng phát triển chăn nuôi lợn T Mục ĐV T Hoá Thợng Số hộ Khe Mo Điều tra hộ có tập huấn ( hộ) 2 Số Số lợn 1 Số hộ lợn Sự gia tăng số đầu lợn nái/ lợn thịt 18 Số lợn nái BQ/ hộ trớc tập huấn con 14 2,0 14 2,21 Số lợn nái BQ/ hộ sau 6 tháng tập huấn con 14 2,5 15 2,4 Số lợn thịt BQ/ hộ trớc tập huấn con 14 8,0 8 5,87 Số lợn thịt... với khả năng mà họ có thể Tuy nhiên một số ý kiến cho rằng khả năng áp dụng các kỹ thuật chăn nuôi tiến bộ hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của họ mà thực tế bị chi phối rất lớn bởi điều kiện kinh tế ( vốn) của hộ Nh vậy để các tiến bộ kỹ thuật đợc áp dụng vào sản xuất có hiệu quả thì ngoài nâng cao năng lực kỹ thuật cho ngời chăn nuôi là cha đủ mà họ cần phải đợc nâng cao năng lực tiếp... hộ) X I X Năng suất nuôi thịt Số lợn nuôi bình quân/ hộ/ lứa con 8,5 8,5 Khối lợng bqkết thúc/ con 83,15 69,96 Tăng khối lợng bq/ ngày gam 745,0a 682,32a Tiền TA/ 1 kg tăngkhối lợng đồng 11570 10950 đồng /9.204.000 7.764.350 Tổng thu/ lứa lợn ( lợn & phân) đồng 10.453.200 8.308.550 Lãi/ lứa lợn thịt đồng +1.249.200 +544.200 Lãi/ doanh thu II kg % 6,55 Hiệu quả chăn nuôi Tổng chi phí bq/ lứa lợn thịt... nuôi nái MC lỗ > 500.000.000 đ/ lứa đẻ .Nguyên nhân là do giá thức ăn tăng nhiều, trong khi đó giá lợn con giống lại giảm rất mạnh 3.2.2 Mô hình thử nghiệm nuôi lợn thịt (Nội dung mô hình xem ở sơ đồ 4), kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt đợc trình bày ở bảng 8 Bảng 8 Khả năng nuôi thịt và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt TT Chỉ tiêu ĐVT Nhóm hộ nuôi lợn Nhóm hộ nuôi lợn thịt 75% máu thịt 75% máu ngoại . Nâng cao năng lực phát triển chăn nuôi lợn cho phụ nữ nông thôn tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Phùng Thị Vân, Nguyễn Thị Loan, Vũ Chí Cơng Bộ môn Kinh tế và Hệ thống - Viên Chăn nuôi. về nâng cao năng lực cho phụ nữ nông thôn nói chung còn rất hạn chế và riêng ở tỉnh Thái nguyên cho đến nay cha có nghiên cứu nào về thể loại này. Mục tiêu tổng quát: Nâng cao năng lực phát. vào thực tế chăn nuôi + Khả năng phát triển rộng mô hình vào sản xuất đại trà . Kết quả và thảo luận 3.1. Nâng cao kiến thức và kỹ năng chăn nuôi lợn nông hộ cho phụ nữ nông thôn qua thử

Ngày đăng: 17/05/2015, 23:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan