Kết quả nuôi giữ, bảo tồn quỹ gen vịt đốm (Pất Lài) và vịt Bầu bến tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên

6 476 2
Kết quả nuôi giữ, bảo tồn quỹ gen vịt đốm (Pất Lài) và vịt Bầu bến tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Báo cáo khoa học Viện Chăn Nuôi 2006 1 Kết quả nuôi giữ, bảo tồn quỹ gen vịt đốm (Pất Lài) và vịt Bầu bến tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên Nguyễn Đức Trọng, Hồ Khắc Oánh, Nguyễn Thị Minh, Lê Xuân Thọ, Ngô Văn Vĩnh Tác giả liên hệ: Nguyễn Đức Trọng, Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên, Phú Xuyên- Hà Tây Tel: 034.854391. E-Mail: nguyenductrongttncv@yahoo.com.vn. abstract Two breeds of local duck: Pat Lai (Dom) and Bau Ben have many distinguish characteristics. They should be conservated for breeding afterwards. It was shown high survival ability; high egg quality with yolk rate 34.7% and 35.3%; body weight 1860.6g and 175.29g; accumulated fat 16.1% and 15.3% in Pat Lai (Dom) and Bau Ben resp. Their meat is good food for traditional meals. Đặt vấn đề Nuôi giữ bảo tồn quỹ gen độngvật đợc coi nh giữ gìn bản sắc văn hoá của một dân tộc. Hai giống vịt Đốm (Pất Lài) và Bầu Bến là hai giống vịt nội có nguồn gốc ở Lạng Sơn và Hoà Bình, có các đặc điểm quý khả năng chống chịu bệnh tật tốt, thịt thơm ngon. Mặt khác, hai giống vịt này đang đứng trớc nguy cơ giảm và mất dần nguồn gen quý do hình thức chăn nuôi và sự lai tạp giống. Xuất phát từ những yêu cầu trên chúng tôi tiến hành đề tài: Nghiên cứu, nuôi giữ bảo tồn quỹ gen của vịt Đốm (Pất Lài) và vịt Bầu Bến tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên Mục đích: - Nuôi giữ và tiếp tục chọn lọc các tính trạng quý của vịt Pất Lài và vịt Bầu Bến. - Xác định các đặc điểm và tính năng sản xuất của hai giống vịt này. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian: Từ tháng 9/2003 đến 2006 Địa điểm: Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên vật liệu và phơng pháp nghiên cứu Vật liệu Vịt đợc chọn từ vùng tồn tại một cách tự nhiên (đợc gọi là vùng bản địa của giống). Cụ thể: Vịt Đốm (Pất Lài) đợc chọn từ huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Vịt Bầu Bến đợc chọn lọc từ huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình. 2 Phần Nghiên cứu về Dinh dỡng và Thức ăn Vật nuôi Phơng pháp nghiên cứu Vịt đợc chọn lọc trên cơ sở thể hiện những đặc điểm điển hình của giống (căn cứ vào kết quả điều tra về giống từ những năm 1998-2000). Vịt đợc nuôi nhốt theo từng quần thể nhỏ từ 30-40 con trong một ô chuồng với tỷ lệ trống mái là 1:6. Theo phơng thức nuôi khô có máng ăn máng uống tại chuồng. Chế độ nuôi dỡng: Từ 1-28 ngày tuổi cho ăn tăng dần theo cấp số cộng, mức xuất phát là 4g thức ăn hỗn hợp vịt con và sau đó cố định lợng thức ăn bằng thức ăn hậu bị. Thành phần dinh dỡng thức ăn: Giai đoạn vịt con (1-56 ngày tuổi) 20%protein, năng lợng 2800-2900 Kcal/kg TA. Giai đoạn hậu bị (9 tuần-trớc đẻ 2 tuần): 15%protein, năng lợng 2800-2900 Kcal/kgTA. Giai đoạn vịt đẻ (2 tuần trớc đẻ-52 tuần đẻ): 17%protein, năng lợng 2700 Kcal/kgTA. Định kỳ cho uống thuốc phòng và tiêm các loại vaccin theo quy trình phòng bệnh chung của các giống vịt. Từ ngày 151 trở đi bắt đầu dùng thức ăn vịt đẻ và với mức ăn tự do để dừng đẻ cho đến hết thời gian đẻ (52 tuần đẻ). Trong quá trình từ một ngày tuổi đến hết thời kỳ đẻ vịt đợc theo dõi các chỉ tiêu thông thờng theo quy trình chăm sóc nuôi dỡng đàn giống của Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Kết quả và thảo luận Kết quả về tỷ lệ nuôi sống Chúng tôi tiến hành theo dõi tỷ lệ nuôi sống của hai giống vịt từ sơ sinh đến khi kết thúc ở 540 ngày tuổi. Kết quả tỷ lệ nuôi sống đợc trình bày tại bảng 1. Bảng 1. Tỷ lệ nuôi sống (%) Vịt Đốm (Pất Lài) Vịt Bầu Bến Ngày tuổi n (con) Tỷ lệ % n (con) Tỷ lệ % 0 220 100 1-28 211 96,0 96 96,0 29-56 200 94,8 90 93,7 57-150 190 95,0 83 92,2 151-175 185 97,4 80 96,4 176-540 170 91,9 61 88,75 TB 0-175 84,09 80,00 Qua bảng 1 ta thấy rằng trong điều kiện nuôi nhốt vịt Đốm (Pất Lài) và vịt Bầu Bến đều đạt đợc tỷ lệ nuôi sống cao, trung bình từ sơ sinh đến hết giai đoạn hậu bị (0-175 ngày tuổi) đạt 84,09% và 80,0%, tỷ lệ hao hụt trong quá trình sinh sản là 8,11% và 11,25% thấp hơn một số giống vịt khác. Điều này chứng tỏ khả năng chống chịu bệnh tật và các yếu tố Báo cáo khoa học Viện Chăn Nuôi 2006 3 thay đổi khác của hai giống vịt trên là một trong những đặc điểm sinh học cần phải đợc quan tâm hơn nữa trong quá trình lai tạo với các giống khác có năng suất cao sản. Khối lợng cơ thể của hai giống vịt qua các giai đoạn Chúng tôi tiến hành cân vịt ở sơ sinh, 4, 8 và 25 tuần tuổi. Kết quả thể hiện ở bảng 2. Bảng 2. Khối lợng cơ thể vịt Đốm (Pất Lài) và vịt Bầu Bến từ một ngày tuổi đến lúc đẻ quả trứng đầu (g/con) Tuần tuổi Vịt Đốm (Pất Lài) (n=200) Vịt Bầu Bến (n=100) Sơ sinh 41,01,2 39,00,9 4 625,03,8 592,03,2 8 1238,06,7 1210,05,9 25 2125,013,8 2008,012,5 Qua bảng 2 ta thấy khối lợng 1 ngày tuổi của vịt Đốm và vịt Bầu Bến đều nhỏ tơng ứng là 41,0g/con và 39,0g/con. Khi đợc 25 tuần tuổi khối lợng cơ thể của vịt Đốm đạt 2125,0g/con; khối lợng vịt Bầu Bến đạt 2008,0g/con. Qua kết quả này cho thấy cả hai giống vịt trên đều có khối lợng cơ thể lớn hơn các giống vịt hớng trứng và gần bằng khối lợng của vịt hớng thịt. Kết quả nghiên cứu trên vịt Khaki Campbell (Lê Thị Phiên, 2005) cho thấy khối lợng cơ thể vịt khi 20 tuần tuổi là 1405g ở con đực và 1261g ở con mái; Don Văn Xuân (2005) cho biết khối lợng cơ thể khi vào đẻ vịt CV. 2000 Layer từ 1684,17-1834,32g ở con mái và từ 1786,11-1918,46g ở con đực. Khả năng sinh sản Qua theo dõi năng suất sinh sản và cân khối lợng trứng từ tuần đẻ 1 đến tuần đẻ 52, chúng tôi tính tỷ lệ đẻ, nắng suất trứng và khối lợng trứng của hai giống vịt Đốm (Pất Lài) và Bầu Bến. Kết quả đợc trình bày tại bảng 3. Bảng 3. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và khối lợng trứng của vịt Pất Lài và vịt Bầu Bến Vịt Pất Lài (n=185) Vịt Bầu Bến (n=80) Tuần đẻ Tỷ lệ đẻ (%) Cộng dồn (quả/mái) Khối lợng trứng (g) Tỷ lệ đẻ (%) Cộng dồn (quả/mái) Khối lợng trứng (g) 4 45,52 12,75 53 39,5 11,06 51 8 69,56 32,22 66 82,5 34,16 64 12 52,73 46,98 68 78,7 56,20 65 16 47,69 60,33 70 68,5 73,38 67 20 56,05 70,02 73 62,4 90,85 69 24 52,62 90,75 74 51,1 105,16 71 28 50,90 105,00 76 46,2 118,10 72 32 38,80 116,14 72 39,8 129,24 70 4 Phần Nghiên cứu về Dinh dỡng và Thức ăn Vật nuôi 36 38,50 126,92 72 35,2 139,15 70 40 37,60 137,44 72 30,4 147,61 68 44 35,20 147,30 71 27,5 155,31 67 48 33,40 156,65 68 26,4 162,70 65 52 28,52 164,63 66 20,1 168,33 63 TB 45,16 164,63 69,30 46,79 168,33 66,30 Qua bảng 3 ta thấy nếu nuôi vịt Đốm (Pất Lài) và vịt Bầu Bến cho sinh sản trong suốt 12 tháng (52 tuần đẻ) khả năng cho trứng 164,63 quả đối với vịt Pất Lài và 168,33 quả đối với vịt Bầu Bến. Sản lợng trứng này tơng đơng với nuôi chăn thả tự do trong điều kiện chăn nuôi tự nhiên. Điều này chứng minh rằng sản lợng trứng của vịt Pất Lài và vịt Bầu Bến là ổn định về mặt sinh học. Khối lợng trứng tơng đơng với điều kiện chăn thả ngoài tự nhiên ở cơ sở của giống. Một số chỉ tiêu chất lợng trứng và kết quả ấp nở của vịt Đốm (Pất Lài) và vịt Bầu Bến Chất lợng trứng là một trong các chỉ tiêu để đánh giá tầm quan trọng và lợi ích kinh tế của giống, nó có ảnh hởng đến kết quả ấp nở của trứng vịt. Kết quả khảo sát trứng và tỷ lệ ấp nở đợc nêu ở bảng 4. Bảng 4. Một số chỉ tiêu chất lợng trứng và kết quả ấp nở của vịt Đốm (Pất Lài) và vịt Bầu Bến Chỉ tiêu Trứng vịt Đốm (n=85) Trứng vịt Bầu Bến (n=55) Chỉ số hình thái 1,38 1,41 Tỷ lệ lòng đỏ (%) 35,3 34,7 Tỷ lệ lòng trắng (%) 51,7 52,0 Tỷ lệ vỏ (%) 11,7 11,5 Đơn vị Haugh 84,6 83,9 Tỷ lệ phôi (%) 95,2 96,1 Tỷ lệ nở/phôi (%) 86,7 87,2 Qua kết quả ở bảng 4 cho thấy các chỉ tiêu về chất lợng trứng của cả hai giống là tơng đơng thể hiện đặc điểm của giống, đó là tỷ lệ lòng đỏ cao chiếm tỷ lệ 35,3% và 34,7%; đơn vị Haugh của trứng rất cao 84,6 và 83,9 và khi đa vào ấp nở các tỷ lệ đều đạt các chỉ tiêu của giống vịt nói chung tỷ lệ phôi ở vịt Đốm (Pất Lài) và vịt Bầu Bến tơng ứng là 95,2% và 96,1%; tỷ lệ nở/phôi tơng ứng là 86,7% và 87,2%. Các chỉ tiêu về ngoại hình và khả năng cho thịt của vịt Đốm (Pất Lài) và vịt Bầu Bến Chúng tôi tiến hành nuôi vỗ béo vịt Đốm và vịt Bầu Bến đến 8 tuần tuổi, tiến hành đo một số chiều đo của cơ thể, cân khối lợng và mổ khảo sát. Kết quả đợc trình bày tại bảng 5. Báo cáo khoa học Viện Chăn Nuôi 2006 5 Bảng 5. Một số chỉ tiêu về ngoại hình và khả năng cho thịt của vịt Đốm (Pất Lài) và vịt Bầu Bến lúc 8 tuần tuổi Chỉ tiêu Vịt Đốm (Pất Lài) (n=9) Vịt Bầu Bến (n=9) Dài thân (cm) 29,08 28,2 Vòng ngực (cm) 29,14 27,6 Vòng ngực/dài thân 1,02 0,98 P mổ khảo sát (g) 1860,6 1795,2 Tỷ lệ thịt xẻ (%) 67,2 66,3 Tỷ lệ thịt ức (%) 15,82 14,91 Tỷ lệ thịt đùi (%) 11,58 10,85 Tỷ lệ mỡ bụng (%) 0,57 0,62 Tỷ lệ da và mỡ dới da (%) 16,1 15,3 Qua kết quả ở bảng 5 chúng ta thấy vịt Đốm và vịt Bầu Bến có các chỉ tiêu về ngoại hình và khả năng cho thịt tơng đơng nhau. Nếu so sánh với các giống vịt khác thì tỷ lệ trên thấp hơn vịt siêu thịt nhng lại cao hơn hẳn vịt cỏ. Vịt có chỉ số vòng ngực/dài thân gần bằng 1, nghĩa là vịt nhìn cân đối có hình hộp chữ nhật gần với hình vuông hơn. Nuôi đến 8 tuần tuổi khối lợng cơ thể vịt Đốm và vịt Bầu Bến đạt 1860,6g/con và 1795,2g/con. Đặc biệt tỷ lệ mỡ bụng và da mỡ nói chung thấp, da mỏng mỡ dới da thấp hơn hẳn so với vịt CV. Super M. Điều này gây gợi cảm cho ngời sử dụng sản phẩm, họ đợc thởng thức món vịt quay hoặc luộc một cách hấp dẫn của giống vịt địa phơng cha lai tạp. Do điều kiện cha cho phép nên chúng tôi cha đi sâu vào phân tích đợc thành phần hoá học của trứng vịt và thịt vịt. Kết luận và đề nghị Kết luận Cả hai giống vịt Đốm (Pất Lài), vịt Bầu Bến đều có khả năng chống chịu bệnh tật tốt, tỷ lệ nuôi sống đến 175 ngày đạt 80,09% và 80,0%. Hao hụt trong giai đoạn đẻ trứng thấp 8,11% và 11,25%. Khả năng sản xuất trứng tơng đơng với chăn nuôi trong điều kiện tự nhiên. Tỷ lệ đẻ của vịt Đốm và vịt Bầu Bến đạt 45,16% và 46,79% với năng suất trứng tơng ứng là 164,63 quả/mái/52 tuần đẻ và 168,33 quả/mái/52 tuần đẻ. Các chỉ tiêu về chất lợng trứng đạt tiêu chuẩn của trứng giống, đặc biệt là tỷ lệ lòng đỏ cao chiếm 35,3% và 34,7%; khi ấp nở tỷ lệ phôi của hai giống vịt cao 95,2% và 96,1%. 6 Phần Nghiên cứu về Dinh dỡng và Thức ăn Vật nuôi Khi nuôi vỗ béo đến 8 tuần tuổi vịt Đốm và vịt Bầu bến có khối lợng cơ thể là 1860,6g/con và 1795,2g/con; tỷ lệ thịt xẻ tơng ứng là 67,2% và 66,3%. Đề nghị Cần tiếp tục cho mở rộng nghiên cứu để có điều kiện phát triển trong sản xuất. . giữ bảo tồn quỹ gen của vịt Đốm (Pất Lài) và vịt Bầu Bến tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên Mục đích: - Nuôi giữ và tiếp tục chọn lọc các tính trạng quý của vịt Pất Lài và vịt Bầu Bến. -. Báo cáo khoa học Viện Chăn Nuôi 2006 1 Kết quả nuôi giữ, bảo tồn quỹ gen vịt đốm (Pất Lài) và vịt Bầu bến tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên Nguyễn Đức Trọng, Hồ Khắc Oánh,. tuổi. Kết quả thể hiện ở bảng 2. Bảng 2. Khối lợng cơ thể vịt Đốm (Pất Lài) và vịt Bầu Bến từ một ngày tuổi đến lúc đẻ quả trứng đầu (g/con) Tuần tuổi Vịt Đốm (Pất Lài) (n=200) Vịt Bầu Bến

Ngày đăng: 17/05/2015, 23:09

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan