ẢNH HƯỞNG CỦA LÁ RAU MUỐNG THAY THẾ CỎ LÔNG TÂY ĐẾNTĂNG TRƯỞNG, TỈ LỆ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA THỎ THỊT

7 331 1
ẢNH HƯỞNG CỦA LÁ RAU MUỐNG THAY THẾ CỎ LÔNG TÂY ĐẾNTĂNG TRƯỞNG, TỈ LỆ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA THỎ THỊT

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 31 - Tháng 8 - 2011 74 ẢNH HƯỞNG CỦA LÁ RAU MUỐNG THAY THẾ CỎ LÔNG TÂY ĐẾN TĂNG TRƯỞNG, TỈ LỆ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA THỎ THỊT Nguyễn Văn Thu Bộ Môn Chăn Nuôi – Khoa Nông Nghiệp & SHUD – Đại Học Cần thơ Tác giả liên hệ : Nguyễn Văn Thu. Đại Học Cần thơ Tel: 0710 3835469 / 0918 549 422 ; Fax 0713 3830814 ; Email: nvthu@ctu.edu.vn ABSTRACT Effects of partly replacement of Para grass with water spinach leaves in diets on growth performance, nutrient digestibility and economic return of meat rabbits A study was conducted in the experimental farm of Cantho University to investigate the effects of partly replacement of Para grass with water spinach leaves in diets on nutrient utilization, growth performance and economic returns of the growing crossbred rabbits. In the first experiment of 5 treatments and 3 replications with 60 growing crossed-rabbits and four rabbits (2 males and 2 females) at 42 days of age in one experimental unit, a completely randomized design was used. The treatments were 0, 20, 40, 60 and 80% (DM basis) of water spinach in the diets. This experiment was finished at 120 days of rabbit age. The design of the second experiment was similar to the first experiment, however, this experiment was started later, when rabbit age was 84 days and nutrient digestibility and nitrogen retention were determined within one week. The result showed that in Exp. 1, daily DM intakes were not significantly different (P>0.05) among the treatments (from 65.7 to 70.7 g/rabbit). There were statistically significant differences (P<0.05) of CP intake in different treatments with the highest value for the water spinach leaves of 80 %. The NDF and ADF intakes decreased significantly (P<0.05) when the water spinach leaves increased in the diets. The daily weight gain was the highest value (22.4g/rabbit/day) for the water spinach leaves of 60% and significantly higher (P<0.05) than that of water spinach leaves of 0 %. Similarly, the economic return had the highest value for the water spinach leaves of 60%. In Exp. 2, the apparent DM, OM, CP, NDF and ADF digestibility had the highest values for the water spinach leaves of 60%. Nitrogen retention was significantly higher (P<0.05) for the the water spinach leaves of 60% and 80 %. It was concluded that the leaves of water spinach could be used to improve the dietary crude protein and nutrient digestibility in rabbits. Water spinach leaves should be replaced Para grass at a level of 60 % to improve daily weight gain and economic return of the rabbits. Key words : Rabbit, water spinach, Para grass, intake improvement, digestion and growth performance. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở nước ta nghề nuôi thỏ tuy đã có từ lâu đời nhưng vẫn chưa được tổ chức thành một hệ thống rộng khắp để đáp ứng nhu cầu thịt của người dân, trong khi yêu cầu về số lượng, chất lượng và sự an toàn thực phẩm ngày càng gia tăng. Thịt thỏ ngon và có đạm cao, ít béo rất tốt cho sức khỏe người tiêu thụ (Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức, 1999), nên trong những năm gần đây chăn nuôi thỏ đã được các ngành chức năng và người dân quan tâm đầu tư phát triển. Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có những thuận lợi cơ bản về tự nhiên, kinh tế xã hội để phát triển nghề nuôi thỏ với nguồn thức ăn thô xanh như cỏ lông tây, cỏ mồm, cỏ ruzi, v v… sẵn có quanh năm và thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng. Hơn nữa, khí hậu và tập quán chăn nuôi ở vùng này rất phù hợp với giống thỏ lai vốn có tính thích nghi cao và tiềm năng sản xuất lớn (Nguyen Thi Kim Dong và Nguyen Thanh Van, 2008). Ở các tỉnh ĐBSCL rau muống được trồng rất nhiều trên các mặt ao, hồ, kênh, mương và trên mặt đất. Người dân phổ biến làm chua cọng rau muống để tạo món ăn kèm với cơm tấm thịt nướng để kinh doanh hoặc tiêu thụ hàng ngày trong mỗi bữa ăn, và lá rau muống (LRM) khi tách ra được bỏ đi với lượng lớn ở các kinh rạch gây ô nhiễm. Trong khi LRM có nguồn dưỡng chất tốt với 36.3 %CP, 24.2 %NDF và 10.2 Kcal ME/kgDM (Nguyen Thi Kim Dong và cs., 2008) có thể tận dụng nuôi thỏ tốt. Đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu ảnh hưởng của lá rau muống thay thế cỏ lông tây đến sự tăng trưởng, tỉ lệ tiêu hóa dưỡng chất và hiệu quả kinh tế của thỏ thịt và xác định mức độ tối ưu của lá rau muống thay thế cỏ lông tây trong khẩu phần nuôi thỏ thịt. NGUYỄN VĂN THU - Ảnh hưởng của lá rau muống thay thế cỏ lông tây 75 Hình 1. Tách lá rau muống lấy cọng làm dưa chua VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Thỏ được tiến hành nghiên cứu là giống thỏ lai (New Zealand x Địa phương), trung bình là 42 ngày tuổi và khối lượng từ 450 đến 500g. Thời gian nghiên cứu từ tháng 5-2010 đến tháng 10-2010. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu gồm hai thí nghiệm: Thí nghiệm nuôi dưỡng và thí nghiệm tiêu hoá dưỡng chất được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên có 5 nghiệm thức tương ứng, 5 khẩu phần thí nghiệm và 3 lần lặp lại với 60 thỏ. Mỗi đơn vị thí nghiệm gồm: 2 thỏ đực và 2 thỏ cái được bố trí vào mỗi ngăn chuồng. Thí nghiệm nuôi dưỡng được tiến hành khi thỏ được 42 ngày tuổi và được theo dõi đến khi thỏ đạt 120 ngày tuổi. Thí nghiệm tiêu hóa được thực hiện ở 84 ngày tuổi trong thời gian 1 tuần tuổi. Thức ăn thí nghiệm Khẩu phần thí nghiệm bao gồm lá rau muống, cỏ lông tây, bã đậu nành, và thức ăn hỗn hợp số hiệu C225 của công ty Proconco. Bảng 1: Công thức khẩu phần của thỏ trong thí nghiệm Nghiệm thức Thực liệu LRM0 LRM20 LRM40 LRM60 LRM80 Cỏ lông tây Tự do Tự do Tự do Tự do Tự do Lá rau muống (%) 0 20 40 60 80 Bã đậu nành (g) 200 200 200 200 200 Thức ăn hỗn hợp (g) 20 20 20 20 20 Ghi chú: LRM0, LRM20,LRM40, LRM60 và LRM80 là các mức độ thay thế cỏ lông tây bằng lá rau muống lần lượt là 0%, 20%, 40%, 60% và 80% (DM). Mỗi ngày cho thỏ ăn 3 lần sáng (8 giờ), trưa (13 giờ 30), chiều (17 giờ). Lá rau muống được cho ăn khống chế theo khẩu phần thí nghiệm, cỏ lông tây cho ăn tự do, thức ăn hỗn hợp và bã đậu nành được cho ăn vào buổi trưa và cho ăn bằng nhau ở tất cả các đơn vị thí nghiệm. Các mẫu thức ăn và thức ăn thừa của từng đơn vị thí nghiệm được cân để tính thức ăn tiêu thụ VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 31 - Tháng 8 - 2011 76 hàng ngày. Phân và nước tiểu được thu 3 lần/ngày (lúc 7, 13 và 18 giờ). Mẫu phân và nước tiểu được thu và cân khối lượng theo từng đơn vị thí nghiệm. Các mẫu thức ăn cho ăn, thức ăn thừa và phân được sấy khô ở 55 0 C, nghiền mịn qua lỗ rây 1mm để phân tích các thành phần hoá học như DM, OM, CP, NDF, ADF và tro. Riêng nước tiểu sau khi thu sẽ được cân và phân tích nitơ ngay trong ngày. Các chỉ tiêu theo dõi Các chỉ tiêu theo dõi gồm có: lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ, tăng khối lượng, hệ số chuyển hóa thức ăn, hiệu quả kinh tế của khẩu phần ở thí nghiệm nuôi dưỡng. Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ, tỉ lệ tiêu hóa các dưỡng chất DM, OM, CP, NDF, ADF và lượng nitơ tích lũy (g/kgW 0,75 ) ở thí nghiệm tiêu hóa dưỡng chất. Phân tích thành phần hoá học Thành phần hoá học của thức ăn gồm: vật chất khô (DM), vật chất hữu cơ (OM), đạm thô (CP), tro được phân tích theo AOAC (1990); xơ trung tính (NDF) và xơ axit (ADF) thì dựa vào quy trình của Van soest và cs (1991). Xử lý thống kê Xử lý số liệu bằng mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model) của chương trình Minitab Release 13.1. Để xác định mức độ khác biệt ý nghĩa của các nghiệm thức và so sánh giữa hai nghiệm thức dựa vào phương pháp Tukey của chương trình Minitab 13.1. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Thí nghiệm nuôi dưỡng Bảng 2. Thành phần hóa học (%) của nguyên liệu và thức ăn trong thí nghiệm nuôi dưỡng Thực liệu DM OM CP EE NDF ADF Tro Cỏ lông tây 19,3 90,7 11,2 5,90 74,1 37,9 9,30 Lá rau muống 12,5 88,4 28,7 8,40 42,9 18,9 11,6 Thức ăn hỗn hợp 87,8 92,3 19,3 8,40 22,9 8,06 7,70 Bã đậu nành 10,5 96,3 19,4 16,4 48,6 33,9 3,70 DM: vật chất khô, OM: chất hữu cơ, CP: đạm thô, EE: béo thô, NDF: xơ trung tính, ADF: xơ acid. Qua Bảng 2 cho thấy CP của lá rau muống cao (28,7 %) so với cỏ lông tây thấp hơn nhiều (11,2 %). Hàm lượng NDF và ADF của cỏ lông tây là 74,1% và 37,9 % cao hơn nhiều so với lá rau muống lần lượt là 42,9% và 18,9 %. Qua đó cho thấy, cỏ lông tây có hàm lượng xơ khó tiêu hóa cao, nếu sử dụng nhiều trong khẩu phần thì khả năng tiêu hóa của thỏ sẽ giảm. Kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu về hàm lượng ADF lá rau muống của Nguyen Thi Kim Dong và cs (2008) là 24,2%. DM ăn vào tương đương giữa các nghiệm thức (P>0,05) và dao động từ 65,7 - 71,2 g/con/ngày, kết quả này phù hợp với kết quả của Đào Hùng (2006) là 67,5 - 88,8 g/con/ngày, nhưng thấp hơn nghiên cứu của Nguyen Thi Kim Dong và cs. (2008) là 74,6 - 99,9 g/con/ngày. Lượng CP ăn vào tăng dần theo mức độ tăng dần của lá rau muống và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05), trong đó khẩu phần LRM0 là thấp nhất và cao ở khẩu phần LRM60 và LRM80. Điều này là do hàm lượng CP của lá rau muống cao hơn nhiều so với cỏ lông tây. NGUYỄN VĂN THU - Ảnh hưởng của lá rau muống thay thế cỏ lông tây 77 Có mối quan hệ hồi qui tuyến tính cao (R 2 = 98,9 % , SE = 0.189) giữa mức lá rau muống thay thế và lượng đạm thế ăn vào của thỏ (Đồ thị 1). Bảng 3: Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ (gDM/con/ngày) của thỏ ở những khẩu phần trong thí nghiệm nuôi dưỡng Nghiệm thức Chỉ tiêu LRM 0 LRM 20 LRM 40 LRM 60 LRM 80 ± SE/P Cỏ lông tây 42,0 a 32,1 b 21,9 c 21,1 c 20,8 c 0,93/0,001 Lá rau muồng 0 a 7,92 b 15,2 c 19,3 d 21,8 d 0,86/0,001 Thức ăn hỗn hợp 17.6 17.6 17.6 17.6 17.6 - Bã đậu nành 11, 1 11.2 11.0 11.1 11.0 - Tổng DM 70,7 68,8 65,7 69,1 71,2 1,33/0,10 OM 65,1 63,3 60,3 63,3 65,2 1,19/0,09 CP 10,2 a 11,4 ab 12,4 bc 13,5 cd 14,1 d 0,28/0,001 EE 6,06 a 6,15 a 6,15 a 6,45 ab 6,64 b 0,09/0,01 NDF 41,2 a 37,3 b 32,8 c 33,9 bc 34,7 bc 0,81/0,001 ADF 22,0 a 19,8 b 17,3 c 17,8 c 18,1 bc 0,40/0,001 LRM0, LRM20,LRM40, LRM60 và LRM80: 0, 20, 40, 60 và 80% lá rau muống được thay thế theo thứ tự, dựa trên lượng DM của cỏ lông tây. a, b, c : các số cùng hàng mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Đồ thị 1. Mối liên hệ giữa mức LRM thay thế cỏ lông tây và sự tiêu thụ CP của thỏ y = 0.0495x + 10.34 R 2 = 98,9 % SE= 0,189 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 % Lá rau muống thay thế g CP/thỏ/ng Lượng NDFvà ADF tiêu thụ hàng ngày có khuynh hướng giảm dần khi tăng mức thay thế lá rau muống trong khẩu phần, và có sự khác biệt có ý nghĩa ở các nghiệm thức (P<0,05). Điều này được giải thích là do hàm lượng NDF và ADF của lá rau muống thấp hơn nhiều so với cỏ lông tây. Kết quả này phù hợp nhưng thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyen Thi Kim Dong và cs (2008) lần lượt là từ 33,8 - 63,2 g NDF và 18,2 - 30,8 g ADF/con/ngày. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 31 - Tháng 8 - 2011 78 Qua Bảng 4 chúng tôi nhận thấy, khối lượng của thỏ lúc kết thúc thí nghiệm có xu hướng tăng dần khi tăng lá rau muống trong khẩu phần, cao nhất ở khẩu phần LRM60 và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) với tất cả các nghiệm thức còn lại. Tăng trọng của thỏ rất tốt trong thí nghiệm từ 18,9-22,4 g/con/ngày, cao ở các khẩu phần có lá rau muống, cao nhất ở khẩu phần LRM60 và thấp nhất ở khẩu phần LRM0 một cách có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả tăng trọng ở thí nghiệm của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu khi cho thỏ ăn các khẩu phần rau lang khác nhau của Đào Hùng (2006) là 14,5 - 19g/con/ngày và Nguyen Van Thu và Nguyen Thi Kim Dong (2005) là 12,9 - 19g/con/ngày. Hệ số chuyển hóa thức ăn dao động 3,09-3,62, tốt nhất ở khẩu phần LRM60 và cao nhất ở khẩu phần LRM0 (P>0,05). Kết quả này thấp hơn hệ số chuyển hóa thức ăn trong thí nghiệm của Đào Hùng (2006) là 4,27. Khi phân tích hiệu quả kinh tế nuôi thỏ ở các khẩu phần khác nhau, chúng tôi nhận thấy ở khẩu phần LRM80 có chi phí cao nhất là 48.388 đồng và thấp nhất ở khẩu phần LRM40 là 46.908 đồng. Tuy nhiên số tiền bán thỏ cao nhất ở khẩu phần LRM60 nên dẫn đến lợi nhuận cao nhất là 30.281 đồng. Vì vậy, khẩu phần LRM60 cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Bảng 4: Tăng trọng, hệ số chuyển hoá thức ăn và hiệu quả kinh tế của thỏ trong thí nghiệm Chỉ tiêu LRM0 LRM20 LRM40 LRM60 LRM80 SE P Khối lượng đầu TN (g) 494 498 497 498 496 5,43 0,98 Khối lượng cuối TN (g) 1947 a 2084 b 2152 c 2222 d 2044 b 11,9 0,001 Tăng trọng (g/con/ngày) 18,9 a 20,6 ab 21,5 ab 22,4 b 19,4 ab 0,74 0,05 HSCH TA 3,62 3,34 3,23 3,09 3,59 0,15 0,13 Tiền TA/thỏ (đồng) 16.750 16.281 15.908 16.489 17.388 - - Tổng chi phí (đồng) 47.750 47.281 46.908 47.489 48.388 - - Tổng thu (đồng) 68.145 72.940 75.320 77.770 71.540 - - Chênh lệch (đồng) 20.395 25.659 28.412 30.281 23.152 - - HSCHTA: hệ số chuyển hoá thức ăn, TA: thức ăn; LRM0, LRM20,LRM40, LRM60 và LRM80: 0, 20, 40, 60 và 80% lá rau muống được thay thế theo thứ tự, dựa trên lượng DM của cỏ lông tây ; a, b, c : các số cùng hàng mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05) Thí nghiệm tiêu hóa Qua Bảng 5 chúng tôi nhận thấy hàm lượng DM của cỏ lông tây và lá rau muống trong thí nghiệm tiêu hóa hơi thấp hơn trong thí nghiệm nuôi dưỡng. Ngược lại, hàm lượng CP của các thực liệu sử dụng trong giai đoạn thí nghiệm tiêu hóa hơi cao hơn. Hàm lượng NDFvà ADF của các thực liệu sử sụng trong giai đoạn thí nghiệm tiêu hóa thấp hơn ở thí nghiệm nuôi dưỡng. Bảng 5: Thành phần hóa học (%DM) của các thực liệu sử dụng trong thí nghiệm tiêu hóa Thực liệu DM OM CP EE NDF ADF Tro Cỏ lông tây 15,9 91,4 11,5 6,10 73,8 37,3 8,60 Lá rau muống 12,3 90,7 29,5 9,80 42,0 18,5 9,30 Thức ăn hỗn hợp 87,8 92,3 19,3 8,40 22,9 8,06 7,70 NGUYỄN VĂN THU - Ảnh hưởng của lá rau muống thay thế cỏ lông tây 79 Bã đậu nành 10,3 97,0 20,7 17,7 47,9 33,4 3,0 DM: vật chất khô, OM: chất hữu cơ, CP: đạm thô, EE: béo thô, NDF: xơ trung tính, ADF: xơ acid, Kết quả Bảng 6 cho thấy lượng DM va OM tiêu thụ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0.05). Lượng CP tiêu thụ tương tự như kết quả của thí nghiệm nuôi dưỡng, thấp nhất ở khẩu phần LRM0 là 10,6g/con/ngày và cao nhất ở khẩu phần LRM80 là 15,7g/con/ngày (P<0,001). Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Đào Hùng (2006) là 11,2 - 17,7 g/con/ngày. Các kết quả về lượng ADF tiêu thụ cũng tương tự như ở thí nghiệm nuôi dưỡng, tuy nhiên mức tiêu thụ NDF thì khác biệt ở các nghiệm thức chỉ tiếp cận với mức có ý nghĩa thống kê (P = 0,06). Bảng 6: Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ (g/con/ngày) ở từng khẩu phần trong thí nghiệm tiêu hoá Chỉ tiêu LRM0 LRM20 LRM40 LRM60 LRM80 SE P DM 56,4 54,1 55,6 59,3 56,8 1,83 0,42 OM 52,9 50,7 52,0 55,5 53,4 1,65 0,37 CP 10,6 a 11,5 ab 12,7 b 14,6 c 15,7 c 0,35 0,001 EE 6,87 6,86 7,00 7,46 7,33 0,17 0,11 NDF 26,3 22,6 22,0 23,6 21,5 1,06 0,06 ADF 15,4 a 13,5 ab 13,2 ab 14,0 ab 13,0 b 0,52 0,05 LRM0, LRM20,LRM40, LRM60 và LRM80: 0%, 20%, 40%, 60% và 80% lá rau muống được thay cỏ lông tây; a, b, c : các số cùng hàng mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05) Bảng 7 trình bày tỷ lệ tiêu hoá các dưỡng chất và nitơ tích luỹ của thỏ. Tỉ lệ tiêu hóa DM, OM và tăng cao dần khi tăng mức LRM trong khẩu phần đến nghiệm thức LRM60, trong khi có sự giảm nhẹ ở nghiệm thức LRM80 (chỉ có nghiệm thức LRM0 và LRM60 mới có sự sai khác). Sự khác biệt này ở các nghiệm thức có ý nghĩa thống kê (P<0.05). Kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Khuc Thi Hue và Preston (2006) là 78,4 - 85,8% khi thỏ được nuôi bằng khẩu phần có rau muống. Tỉ lệ tiêu hóa OM thấp nhất ở khẩu phần LRM0 là 60,1% và cao nhất ở khẩu phần LRM60 là 71,1% (P<0,01). Tỉ lệ tiêu hóa EE, NDF và ADF cao nhất ở khẩu phần LRM60, tuy nhiên sư khác biệt giữa các nghiệm thức chưa có ý nghĩa thống kê (P>0.05). Bảng 7: Tỷ lệ tiêu hoá dưỡng chất (%) và nitơ tích lũy (g/kg W 0,75 ) của thỏ trong thí nghiệm tiêu hóa Chỉ tiêu LRM 0 LRM 20 LRM 40 LRM 60 LRM 80 SE P DM 59,7 a 62,8 ab 67,3 ab 70,9 b 67,6 ab 1,90 0,01 OM 60,1 a 63,2 ab 67,7 ab 71,1 b 68,3 ab 1,83 0,01 CP 71,8 a 81,1 ac 83,1 ab 86,0 b 85,7 bc 1,05 0,01 EE 86,3 85,9 86,7 89,2 86,3 1,11 0,29 NDF 35,0 36,7 41,5 49,0 39,9 3,72 0,15 ADF 32,4 35,2 41,3 47,7 37,7 3,94 0,14 Cân bằng N (g/kg W 0,75 ) Nitơ ăn vào 1,35 a 1,40 a 1,51 ab 1,70 b 1,90 c 0,04 0,001 VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 31 - Tháng 8 - 2011 80 Nitơ tích luỹ 0,79 a 0,81 a 0,85 a 1,08 b 1,24 b 0,04 0,001 LRM0, LRM20,LRM40, LRM60 và LRM80: 0%, 20%, 40%, 60% và 80% lá rau muống được thay thế cỏ lông tây ăn a, b, c : các số cùng hàng mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Lượng nitơ ăn vào tăng dần có ý nghĩa thống kê (P<0,01) khi tăng hàm lượng lá rau muống trong khẩu phần, cao nhất ở khẩu phần LRM80 là 1,90g/kgW 0,75 và thấp nhất ở khẩu phần LRM0 là 1,35g/kgW 0,75 . Mức nitơ tích lũy ở các nghiệm thức cũng tăng dần tương tự như nitơ ăn vào và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) khi tăng mức độ lá rau muống trong khẩu phần, thay đổi từ 0,79-1,24g/kgW 0,75 qua các khẩu phần. Kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyen Van Thu và Nguyen Thi kim Dong (2005) là từ 1,12-1,6 g/kgW 0,75 . KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Sự thay thế cỏ lông tây bằng lá rau muống trong khẩu phần của thỏ trong thí nghiệm đã cải thiện được chất lượng khẩu phần về đạm, xơ, sự tiêu hóa và tăng trưởng. Đề nghị nên thay thế cỏ lông tây bằng lá rau muống ở mức 60% để nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi thỏ thịt. TÀI LIỆU THAM KHẢO AOAC., (1990). Official Methods of Analysis (15 th edition). Association of Offical Argicultural Chemists, Washington, DC, Volume 1, pp. 69 – 90. Đào Hùng (2006). Đặc điểm, tính năng sảm xuất và ảnh hưởng các mức độ đạm thô trên tăng trưởng, khả năng ăn vào, tỉ lệ tiêu hoá và tích luỹ đạm của thỏ lai. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ khoa học, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức (1999). Nuôi thỏ và chế biến sản phẩm ở gia đình. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. Khuc Thi Hue and Preston, T.R. (2006). Effect of diffent sources of supplementary fiber on growth of rabbits fed a basal diet of fresh water spinach (Ipomoea aquatica). Goat and rabbit Research Center, Sontay, Hatay, Vietnam. Nguyen Thi Kim Dong and Nguyen Thanh Van (2008). Effect of different levels of cabbage waste (Brassica olerea) replacement in para grass (Brachiaria mutica) basal diet on growth performance and nutrient digestibility of crossbred rabbits in Mekong delta of Viet Nam. MEKARN Workshop 2008. Organic Rabbit Production on forages. http://www.mekarn.org/prorab/dongt.htm Nguyen Thi Kim Dong, Nguyen Van Thu, Ogle, B. and Preston, T. R. (2008). Effect of supplementation level of water spinach (Ipomoea aquatica) leaves in diets based on para grass (Brachiaria mutica) on intake, nutrient utilization, growth rate and economic returns of crossbred rabbits in the Mekong Delta of Vietnam. Volume 20, Article #144. http://www.lrrd.org/lrrd20/9/kdon20144.htm Nguyen Van Thu and Nguyen Thi Kim Dong (2005). Effect of replacement of different levels of paragrass (Brachiaria mutica) and sweet potato vines on feed utilization, growth rate and carcass quality of crossbred rabbit in the Mekong delta. British Society of Animal Sciences proceedings Khon Kaen, Thailand. Vol.2. T51. Van Soest, P. J., Robertson, J. B. and Lewis, B. A. (1991). Symposium: carbohydrate methodology, metabolism and nutritional implication in dairy cattle: methods for dietary fiber and nonstarch polysaccharides inrelation to animal nutrition. J. Dairy Sci. 74, pp. 3585-3597. Người phản biện: TS. Đỗ Thị Thanh Vân và TS. Nguyễn Ngọc Anh . cứu ảnh hưởng của lá rau muống thay thế cỏ lông tây đến sự tăng trưởng, tỉ lệ tiêu hóa dưỡng chất và hiệu quả kinh tế của thỏ thịt và xác định mức độ tối ưu của lá rau muống thay thế cỏ lông tây. nuôi - Số 31 - Tháng 8 - 2011 74 ẢNH HƯỞNG CỦA LÁ RAU MUỐNG THAY THẾ CỎ LÔNG TÂY ĐẾN TĂNG TRƯỞNG, TỈ LỆ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA THỎ THỊT Nguyễn Văn Thu Bộ Môn Chăn Nuôi. lượng, hệ số chuyển hóa thức ăn, hiệu quả kinh tế của khẩu phần ở thí nghiệm nuôi dưỡng. Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ, tỉ lệ tiêu hóa các dưỡng chất DM, OM, CP, NDF, ADF và lượng nitơ tích

Ngày đăng: 17/05/2015, 22:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan