SỬ DỤNG NGUỒN THỨC ĂN ĐỊA PHƯƠNG TẠI THANH HÓA ĐỂ NUÔI NGAN PHÁP SINH SẢN R51

7 423 0
SỬ DỤNG NGUỒN THỨC ĂN ĐỊA PHƯƠNG TẠI THANH HÓA ĐỂ NUÔI NGAN PHÁP SINH SẢN R51

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MAI DANH LUÂN – Sử dụng nguồn thức ăn địa phương tại Thanh Hóa 59 SỬ DỤNG NGUỒN THỨC ĂN ĐỊA PHƯƠNG TẠI THANH HÓA ĐỂ NUÔI NGAN PHÁP SINH SẢN R51 Mai Danh Luân Trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa Tác giả liên hệ: Mai Danh Luân. ĐT: 0986 723 261; Email: mailuan61@gmail.com ABSTRACT Use of locally available feeds in Thanh Hoa for reproductive R51 muscovy ducks One experiment aimed to use of locally available feeds in Thanh Hoa for reproductive R51 muscovy ducks was conducted. It was shown that the parformace of reproductive R51 muscovy ducks was not affected by locally available feeds. It was very interesting to note that the use of locally available feeds reduced the feed cost by 10,38 % when copared with industrial feeds. Key wourds: locally available feeds, feed cost, muscovy ducks ĐẶT VẤN ĐỀ Ở nước ta, nuôi ngan vốn là một nghề truyền thống có từ lâu đời. Năm 1992 ngan Pháp R51 được nhập vào Việt Nam, năm 1997 dòng ngan này được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật cho phép phát triển rộng trong sản xuất. Thanh Hóa là một tỉnh có nhiều tiềm năng về nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi tạo điều kiện cho ngan Pháp phát triển như sản lượng ngô năm 2009 đạt 207.800 tấn, lúa 1.452.700 tấn, sắn 195.400 tấn; Hơn nữa Thanh Hóa lại có bờ biển dài tới 102 km, sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản hàng năm rất lớn (theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa, 2010). Để phát huy thế mạnh của địa phương, tạo điều kiện cho ngan Pháp phát triển, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu khả năng sinh sản của ngan Pháp R51 nuôi bằng thức ăn tự phối từ nguồn nguyên liệu địa phương tại Thanh Hóa. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Thí nghiệm so sánh về khả năng sinh sản của ngan R51 khi thay thế thức ăn địa phương cho thức ăn công nghiệp ở các mức khác nhau; Ngan trong thí nghiệm được tuyển chọn trên cùng một đàn hậu bị thuần thế hệ 3, có cùng tuổi đẻ quả trứng đầu tiên (tỷ lệ đẻ đạt 5 %) là 162 ngày tuổi, khối lượng cơ thể ngan tương đương nhau, ngan trống là 4560,04 kg/con, ngan mái là 2708,33 kg/con. Theo công bố trên bao bì, thức ăn công nghiệp NuBoss có ME là 2800 Kcal/kg và Pr là 18 %. Thức ăn (TĂ) địa phương gồm: Bột cá nhỏ 19%, ngô vàng 38%, lúa tẻ 26%, đậu tương rang 11%, bột đá 1%, bột vỏ sò 3%, calci - ADE 1,5% và khoáng premix 0,5%. Qua kết quả kiểm nghiệm thức ăn tự phối số 000076/CCQLCL-TĂCN của Chi cục quản lý chất lượng Thanh Hóa ngày 20 tháng 4 năm 2009 có mức ME là 2738 Kcal/kg và Pr là 18,0%. Thời gian và địa điểm tiến hành nghiên cứu VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 32 - Tháng 10 - 2011 60 Thí nghiệm thực hiện trong năm 2009 tại trang trại của anh Lê Xuân Lập, xã Xuân Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Nội dung và phương pháp nghiên cứu Bảng 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Hạng mục Lô 1 (ĐC) Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5 Thức ăn công nghiệp Nu Boss (%) 100 75 50 25 0 Thức ăn địa phương tự phối (%) 0 25 50 75 100 Số ngan trống/mái TN 1 (con/con) 6/30 6/30 6/30 6/30 6/30 Số ngan trống/mái TN 2 (con/con) 6/30 6/30 6/30 6/30 6/30 Số ngan trống/mái TN 3 (con/con) 10/50 10/50 10/50 10/50 10/50 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn trong khẩu phần ME (Kcal/kg thức ăn) 2800 2784,5 2769,0 2753,5 2738,0 Protein (%) 18,0 18,0 18,0 18,0 18,0 Giá thức ăn (đ/kg) 7.000,0 6.727,5 6.455,0 6.182,5 5.910,0 Bảng 2. Tỷ lệ nguyên liệu và thành phần dinh dưỡng thức ăn tự phối từ nguyên liệu địa phương dùng trong nuôi ngan Pháp R51 sinh sản Nguyên liệu Tỷ lệ (%) ME (Kcal) Protein (g) Ca (g) P (g) Giá nguyên liệu (*) (đ/kg) Thành tiền (đ) Bột cá nhỏ 19 38551 929.29 0 0 15.000 285.000 Ngô vàng 38 126500 338.2 20.9 32.68 3.500 133.000 Thóc tẻ 26 71058 197.6 5.46 10.66 3.000 78.000 Đậu tương rang 11 37620 423.94 4.62 7.92 7.500 82.500 Bột đá 1 0 0 30 0 0 0 Vỏ sò 3 0 0 105 1.95 0 0 Calci-ADE 1.5 0 0 81.82 0 4.000 6.000 Khoáng premix 0.5 0 0 8.25 0 3.000 1.500 Tiền công nghiền 50 5.000 Tổng số 100 273730 18890 256.1 53.21 591.000,0 Ghi chú: (*) Giá nguyên liệu và giá thức ăn tự phối được tính theo thời giá năm 2009. Bảng 3. Phiếu kết quả kiểm nghiệm số 000076/CCQLCL-TĂCN (20/4/2009) Tt Số mã hóa Tên mẫu Protein thô TCVN Ca TCVN P TCVN Năng lượng trao đổi Lysine Methionine MAI DANH LUÂN – Sử dụng nguồn thức ăn địa phương tại Thanh Hóa 61 4328- 1:07 1526- 1: 07 1525- 01 1 TC 944/09 Thức ăn chăn nuôi ngan đẻ 18,0 2,62 0,90 2738 76 28 Ngan sinh sản trong thí nghiệm được theo dõi trong 10 tháng đẻ; Nuôi và ấp nở theo quy trình của Nguyễn Đức Lưu và CS (2001). Thí nghiệm gồm 3 lần lặp lại, tỷ lệ trống/mái trong đàn là 1/5 và được bố trí theo như Bảng 1. Các chỉ tiêu theo dõi là tỷ lệ nuôi sống trong thời gian đẻ, sản lượng trứng, tỷ lệ đẻ, các tỷ lệ ấp nở, khả năng sản xuất ngan giống loại 1/mái và chi phí thức ăn/10 ngan nở ra loại 1. Xử lý số liệu Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp phân tích thống kê sinh vật học trên chương trình Microsoft Excel. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Tỷ lệ sống của ngan R51 sinh sản Bảng 4. Tỷ lệ sống của ngan mái R51 trong thời gian sinh sản (%) Lô 1 (ĐC) 100 % TĂCN Lô 2 25 % TĂĐP Lô 3 50 % TĂĐP Lô 4 75 % TĂĐP Lô 5 100 % TĂĐP Tháng đẻ n (con) TLNS (%) n (con) TLNS (%) n (con) TLNS (%) n (con) TLNS (%) n (con) TLNS (%) 1 110 100 110 100 110 100 110 100 110 100 1-5 110 100 110 100 110 100 110 100 108 98,2 6-9 110 100 110 100 108 98,2 110 100 108 98,2 1-10 110 100 a 110 100 a 106 96,4 a 108 98,2 a 106 96,4 a Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình mang chữ cái giống lô ĐC là sự sai khác không có ý nghĩa thống kê so với ĐC (P > 0,05). Kết quả trên Bảng 4 cho thấy: Sự hao đàn của ngan R51 trong thời gian đẻ trứng chỉ xuất hiện trên lô 3, lô 4 và lô 5 (lô có mức thay thế thức ăn địa phương cho thức ăn công nghiệp từ 50 % trở lên) và tập trung vào các tháng cuối của chu kỳ đẻ, điều đó đã cho thấy rằng thức ăn địa phương có chất lượng thua kém thức ăn công nghiệp. Cả 3 lần thí nghiệm lặp lại thì ngan R51 sinh sản đều có tỷ lệ nuôi sống trong thời gian đẻ cao, đến hết 10 tháng đẻ tỷ lệ sống đạt từ 96,4 đến 100 %, qua xử lý thống kê thì sự sai khác này là không có ý nghĩa. Như vậy, với các mức thay thế thức ăn địa phương khác nhau cho thức ăn công nghiệp đã không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ hao đàn của ngan R51 trong giai đoạn sinh sản. Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ của ngan R51 Theo dõi thí nghiệm trong 10 tháng đẻ cho thấy: Tỷ lệ đẻ của ngan R51 giữa lô đối chứng (ĐC) và các lô thí nghiệm trong cả 3 lần lặp lại đều đạt cao nhất ở tháng đẻ thứ 3 đến tháng đẻ thứ 5 sau đó giảm dần, sau 5 tháng đẻ lô đối chứng đạt tỷ lệ đẻ cao nhất là 38,09 %, các lô VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 32 - Tháng 10 - 2011 62 thay thế thức ăn địa phương khác đạt từ 35,79 đến 37,59 %; Tính cho cả 10 tháng thì tỷ lệ đẻ chỉ còn đạt tương ứng là 30,32 % và từ 28,26 đến 29,51 %. Điều này đã nói lên rằng: Dùng thức ăn địa phương thay thế cho thức ăn công nghiệp ở các mức khác nhau (25 %, 50 %, 75 % và 100 %) đã không ảnh hưởng đến quy luật đẻ trứng của ngan R51. Sản lượng trứng bình quân trong 10 tháng đẻ của ngan R51 đạt cao nhất ở lô đối chứng là 92,8 quả/mái, các lô thí nghiệm đạt được lần lượt từ thấp đến cao là: Lô 4 đạt 86,48 quả/mái, lô 3 đạt 87,40 quả/mái, lô 5 đạt 88,68 quả/mái và lô 2 đạt là 90,30 quả/mái; Sự sai khác về tỷ lệ đẻ và sản lượng trứng giữa các lô thí nghiệm so với lô đối chứng đều có ý nghĩa thống kê (P<0,05), nhưng giữa các lô thay thế thức ăn địa phương cho thức ăn công nghiệp ở mức từ 50 % đến 100 % thì sự sai khác về sản lượng trứng lại không có ý nghĩa thống kê. Bảng 5. Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ của ngan R51 nuôi với các mức thay thế thức ăn địa phương khác nhau Lô 1 (ĐC) 100 % TĂCN Lô 2 25 % TĂĐP Lô 3 50 % TĂĐP Lô 4 75 % TĂĐP Lô 5 100 % TĂĐP Tháng đẻ Số trứng (Quả) Tỷ lệ đẻ (%) Số trứng (Quả) Tỷ lệ đẻ (%) Số trứng (Quả) Tỷ lệ đẻ (%) Số trứng (Quả) Tỷ lệ đẻ (%) Số trứng (Quả) Tỷ lệ đẻ (%) 1 444 13,47 440 13,33 451 13,67 442 13,40 431 13,07 1-5 6369 38,09 6279 37,55 6285 37,59 6204 35,79 6015 35,97 6-10 3839 22,96 3656 21,87 3329 19,91 3309 19,79 3740 22,37 1-10 10208 30,32 a 9935 29,51 b 9614 28,56 c 9513 28,26 c 9755 28,98 c Sản lượng trứng/mái 92,80 a 90,30 b 87,40 c 86,48 c 88,68 c So với ĐC (%) 100 97,31 94,18 93,19 95,56 Khi so sánh tương đối sản lượng trứng bình quân trên mái giữa các lô thí nghiệm với lô đối chứng cho thấy: Lô 2 đạt 97,31 % so với lô đối chứng, tương tự lô 5 đạt 95,56 %, lô 3 đạt 94,18 % và lô 4 đạt 93,19%. Như vậy, ngan R51 sinh sản nuôi bằng 100 % thức ăn địa phương có năng suất trứng thấp hơn ngan ở lô đối chứng (100 % thức ăn công nghiệp) là 4,44 %. Mặc dù thay thế thức ăn địa phương cho thức ăn công nghiệp ở các mức khác nhau để nuôi ngan R51 sinh sản thì kết quả về tỷ lệ đẻ, sản lượng trứng của ngan thí nghiệm như trên vẫn phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả Vũ Thị Thảo (1997) cũng như của Lương Thị Bột và cs (1998) khi nuôi ngan R51 sinh sản hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp. Tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng của ngan R51 sinh sản Tiêu tốn thức ăn/10 trứng của ngan R51 sinh sản được trình bày ở Bảng 6. Trong cả 3 lần thí nghiệm lặp lại, khi thay thế thức ăn công nghiệp bằng thức ăn địa phương ở các mức khác nhau để nuôi ngan R51 sinh sản thì mức tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng có xu hướng tăng theo tỷ lệ thức ăn địa phương có trong khẩu phần. Mức tiêu tốn thức ăn/10 trứng tính từ thấp đến cao lần lượt như sau: Lô 1 là 5,04 kg, lô 2 là 5,22 kg, lô 3 là 5,38 kg, lô 4 là 5,41 kg và lô 5 là 5,32 kg; Qua xử lý thống kê cho thấy mức tiêu tốn thức ăn/10 trứng của lô 3, lô 4 và lô 5 so với lô đối chứng là có sự sai khác rõ rệt với P < 0,05. So sánh tương đối giữa các lô thí nghiệm với lô đối MAI DANH LUÂN – Sử dụng nguồn thức ăn địa phương tại Thanh Hóa 63 chứng thì ngan nuôi bằng khẩu phần có 25 % thức ăn địa phương (lô 2) có mức tiêu tốn thức ăn/10 trứng cao hơn ngan nuôi bằng 100 % thức ăn công nghiệp (lô ĐC) là 3,60 %, khẩu phần có 50 % thức ăn địa phương (lô 3) cao hơn 6,74 %, khẩu phần có 75 % thức ăn địa phương (lô 4) cao hơn 7,30 % và khẩu phần 100 % thức ăn địa phương (lô 5) cao hơn là 5,60 %. Kết quả tiêu tốn thức ăn/10 trứng trong nghiên cứu này cao hơn kết quả nghiên cứu cũng trên ngan R51 nhưng nuôi bằng 100 % thức ăn công nghiệp (4,80 kg) của tác giả Trần Thị Cương (2003) nhưng lại thấp hơn (6,00 - 6,55 kg) của Phùng Đức Tiến và Trần Công Xuân (2004). Bảng 6. Tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng của ngan R51 sinh sản với các mức thay thế thức ăn địa phương khác nhau (kg) Tháng đẻ Lô 1 (ĐC) 100 % TĂCN Lô 2 25 % TĂĐP Lô 3 50 % TĂĐP Lô 4 75 % TĂĐP Lô 5 100 % TĂĐP 1 10,94 11,40 11,17 11,19 11,58 1-5 3,96 4,08 4,10 4,09 4,26 6-10 6,84 7,17 7,81 8,00 7,02 1-10 5,04 a 5,22 a 5,38 b 5,41 b 5,32 b So với ĐC (%) 100 103,60 106,74 107,30 105,60 Khả năng sản xuất và chi phí thức ăn cho 10 ngan giống loại 1 của ngan R51 sinh sản Cùng với các chỉ tiêu về năng suất thì giá thức ăn là yếu tố quan trọng để tính lợi nhuận của người chăn nuôi nói chung, chăn nuôi ngan sinh sản nói riêng. Kết quả về khả năng sản xuất và chi phí thức ăn trong nghiên cứu thay thế thức ăn địa phương ở các mức khác nhau trong khẩu phần để nuôi ngan R51 sinh sản được trình bày ở Bảng 7 Kết quả trên Bảng 7 cho thấy: Khi thay thế thức ăn địa phương cho thức ăn công nghiệp để nuôi ngan R51 sinh sản đã không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp cũng như tỷ lệ ngan giống nở ra loại 1. Bảng 7. Khả năng ấp nở và chi phí thức ăn của trứng ngan R51 nuôi với các mức thay thế thức ăn địa phương khác nhau Chỉ tiêu ĐVT Lô 1 (100 % TĂCN) Lô 2 (25 % TĂĐP) Lô 3 (50 % TĂĐP) Lô 4 (75 % TĂĐP) Lô 5 (100 % TĂĐP) Số trứng chọn vào ấp Quả 9781 9453 9099 9082 9429 Tỷ lệ trứng có phôi % 89,50 a 89,13 a 88,93 a 89,87 a 89,13 a Tỷ lệ nở/tổng ấp % 77,87 a 76,66 a 75,65 a 76,99 a 77,48 a Tỷ lệ nở/phôi % 87,01 a 86,01 a 85,07 a 85,66 a 86,94 a Tỷ lệ ngan loại 1 % 95,00 a 94,02 a 95,11 a 94,12 a 94,94 a Số ngan loại 1/mái Con 65,78 61,94 59,52 59,83 63,06 Giá 1 kg thức ăn Đồng 7.000,0 6.727,5 6.455,0 6.182,5 5.910,0 Tiền TĂ/10 trứng Đồng 35.280,0 35.117,5 34.727,9 33.447,3 31.441,2 Tiền TĂ/10 ngan Đồng 47.690,1 48.723,1 48.266,2 46.157,8 42.742,5 VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 32 - Tháng 10 - 2011 64 loại 1 So sánh tiền TĂ/ 10 ngan loại 1 với ĐC % 100 102,16 101,21 96,79 89,62 Từ kết quả về sản lượng trứng của ngan nuôi bằng 100 % thức ăn địa phương thấp hơn ngan nuôi bằng 100 % thức ăn công nghiệp là 88,86 quả/mái so với 92,8 quả/mái (Bảng 5), mức tiêu tốn thức ăn/10 trứng lại cao hơn là 5,32 kg so với 5,04 kg (Bảng 6), trong Bảng 7 cũng cho thấy khả năng sản xuất ngan giống loại 1 của ngan nuôi bằng 100 % thức ăn địa phương thấp hơn ngan nuôi bằng 100 % thức ăn công nghiệp là 63,06 con so với 65,78 con/mái, nhưng do thức ăn tự phối từ nguồn nguyên liệu địa phương có giá thấp hơn thức ăn công nghiệp (5.910,0 đồng so với 7.000,0 đồng/kg) nên đã làm cho chi phí thức ăn/10 ngan giống nở ra loại 1 nuôi bằng 100 % thức ăn địa phương thấp hơn ngan nuôi bằng 100 % thức ăn công nghiệp. Sắp xếp mức chi phí thức ăn cho 10 ngan giống loại 1 từ thấp đến cao là: Lô 5 (100 % thức ăn địa phương) là 42.742,5 đồng, lô 4 (75 % thức ăn địa phương) là 46.157,8 đồng, lô 1 (100 % thức ăn công nghiệp) là 47.690,1 đồng, lô 3 (50 % thức ăn địa phương) là 48.266,2 đồng và cao nhất ở lô 2 (25 % thức ăn địa phương) là 48.723,1 đồng. So sánh tương đối mức chi phí thức ăn cho 10 ngan giống nở ra loại 1 giữa lô đối chứng với các lô thí nghiệm thấy rằng: Sử dụng 100 % thức ăn tự phối từ nguồn nguyên liệu địa phương tại Thanh Hóa để nuôi ngan R51 sinh sản là có mức chi phí thức ăn thấp nhất, chỉ bằng 89,62 % so với ngan R51 sinh sản nuôi bằng 100 % thức ăn công nghiệp, giảm chi phí được 10,38 %. Kết quả ấp nở và khả năng tạo ra ngan giống loại 1 của ngan R51 nuôi với các mức thay thế thức ăn địa phương cho thức ăn công nghiệp trong thí nghiệm như trên là phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và Trần Công Xuân (2004) cũng trên dòng ngan này nuôi hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận Nuôi ngan Pháp R51 sinh sản bằng thức ăn tự phối từ nguồn nguyên liệu địa phương tại Thanh Hóa đã không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ hao đàn trong thời gian đẻ. Khi thay thế thức ăn địa phương cho thức ăn công nghiệp với các mức khác nhau (25, 50, 75 và 100 %) thì năng suất trứng đạt từ 86,48 đến 90,30 quả/mái/10 tháng đẻ, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp đạt từ 75,.65 % đến 77,48 %, tỷ lệ ngan nở loại 1 đạt từ 94,02 % đến 95,11 %. Nuôi ngan R51 sinh sản bằng 100 % thức ăn tự phối từ nguồn nguyên liệu địa phương giảm được chi phí tiền thức ăn/10 ngan nở loại 1 so với nuôi bằng 100 % thức ăn công nghiệp là 10,38 %. Đề nghị Trong tình hình giá thức ăn công nghiệp luôn biến động ở mức cao như hiện nay, để phát huy tiềm năng sẵn có thì người chăn nuôi có thể tự phối chế thức ăn để nuôi ngan Pháp R51 sinh sản từ nguồn nguyên liệu địa phương nhằm ổn định sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lương Thị Bột, Phạm Văn Trượng và Nguyễn Đức Trọng (1998), Một số chỉ tiêu sinh sản của 2 dòng ngan Pháp R31 và R51 nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên, Báo cáo nghiên cứu Khoa học, phần chăn nuôi gia cầm. MAI DANH LUÂN – Sử dụng nguồn thức ăn địa phương tại Thanh Hóa 65 Trần Thị Cương (2003), Nghiên cứu khả năng sản xuất của các tổ hợp lai giữa hai dòng ngan Pháp R51 và siêu nặng, Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp. Nguyễn Đức Lưu, Lương Tất Nhợ, Hoàng Văn Tiệu và Nguyễn Hữu Vũ (2001), Nuôi ngan vịt và các bệnh quan trọng thường gặp, NXB Nông nghiệp Hà Nội. Sở Nông nghiệp & PTNT Thanh Hóa (2010), Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 và định hướng 2020. Vũ Thị Thảo (1997), Nghiên cứu ảnh hưởng các mức protein khác nhau đến khả năng sản xuất của ngan Pháp R51 và con lai, Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp. Phùng Đức Tiến và Trần Công Xuân (2004), Kết quả nghiên cứu khả năng sản xuất của ngan Pháp R51, Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y, phần chăn nuôi gia cầm. Người phản biện: TS. Phạm Công Thiếu và TS. Nguyễn Quý Khiêm. . LUÂN – Sử dụng nguồn thức ăn địa phương tại Thanh Hóa 59 SỬ DỤNG NGUỒN THỨC ĂN ĐỊA PHƯƠNG TẠI THANH HÓA ĐỂ NUÔI NGAN PHÁP SINH SẢN R51 Mai Danh Luân Trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa. vậy, ngan R51 sinh sản nuôi bằng 100 % thức ăn địa phương có năng suất trứng thấp hơn ngan ở lô đối chứng (100 % thức ăn công nghiệp) là 4,44 %. Mặc dù thay thế thức ăn địa phương cho thức ăn. và cs (1998) khi nuôi ngan R51 sinh sản hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp. Tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng của ngan R51 sinh sản Tiêu tốn thức ăn/ 10 trứng của ngan R51 sinh sản được trình bày

Ngày đăng: 17/05/2015, 22:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan