34 bài thuốc chữa bệnh từ rau quả

50 432 0
34 bài thuốc chữa bệnh từ rau quả

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời nói đầu Xưa, đại danh y Tuệ Tĩnh từng nói: “Thuốc Nam chữa bệnh người Nam”, thế thì tại sao ta không dùng những thứ rau – quả ta thường gặp hàng ngày để phòng và chữa bệnh?. Rau, quả không chỉ đơn thuần cung cấp dinh dưỡng màu sắc trong bữa ăn hàng ngày mà còn là những vị thuốc hữu hiệu lại an toàn trong sử dụng, không gây di bệnh mới. Trong suốt hơn sáu mươi năm làm nghề y, tôi thường nhắc nhở và khuyến khích bệnh nhân dùng “cây thuốc Nam” chữa và phòng bệnh từ ngay trong cách ăn uống rau, quả hàng ngày. Cây cối cũng như con người sống đâu quen đó nên chẳng gì tiện hơn dùng cây cỏ địa phương để tự trị bệnh cho mình. Tầm quan trọng của rau - quả trong bữa ăn và đời sống hiện đại được con người ngày càng khẳng định. Để giúp bạn đọc nhận biết và tìm hiểu kỹ hơn về công dụng chữa bệnh, chúng tôi xin giới thiệu các đặc điểm và ứng dụng dược liệu của một số rau - quả điều trị các bệnh thông thường. Mong rằng sẽ giúp được độc giả tự điều chỉnh và chữa trị bệnh cho mình bằng những đơn thuốc từ cây trái quanh nhà, cùng những bữa ăn hàng ngày có thành phần rau, quả, hợp lý cho sức khoẻ. 1. Bài thuốc từ quả táo Táo có tên khoa học là Malus domesticus, thuộc họ hoa hồng. Táo có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế (chữa ho), điều hòa khí huyết, có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, cả về giá trị dinh dưỡng lẫn công dụng phòng, trị bệnh. Bài thuốc - Chống táo bón: Ăn mỗi ngày từ 1-2 quả táo sẽ giúp tiêu hóa tốt. - Chữa nặng ngực, ho có đờm: Táo tây mỗi ngày ăn 1-2 quả, khi ăn cần nhai kỹ. Cũng có thể xay thành sinh tố để uống. Dùng liên tục trong 1 tuần sẽ thấy hiệu quả. - Chữa rối loạn tiêu hóa: Triệu chứng bệnh bao gồm phân lỏng, nhiều bọt, đi tiểu nhiều lần mỗi ngày, bụng hơi đau quặn. Cách chữa: Mỗi ngày ăn 1-2 quả táo tây. - Cơ thể suy nhược: Táo tây 1-2 quả, gọt vỏ, cắt đôi, lá mía heo 1 chiếc, hoài sơn (hoặc khoai mỡ) 100g. Dùng các thứ trên nấu canh ăn mỗi ngày. Nếu cơ thể suy nhược sau khi hết sốt, miệng khô, cổ đau hay buồn ngủ, hãy dùng bài thuốc sau: táo tàu (đại táo) 20 quả, ô mai 10 quả, mật ong 20ml. Hai thứ quả giã nát, nhào với mật ong, ngậm trong nhiều ngày. - Chữa đau bụng ở phụ nữ có thai: Đại táo 14 quả đốt ra than rồi uống. - Chữa mất ngủ, thần kinh suy nhược: Toan táo nhân (nhân quả táo phơi hoặc sấy khô) sao đen 6g, phục linh 5g, xuyên khung 3g, tri mẫu 4g, cam thảo 2g, nước 600ml. Tất cả đem nấu chung cho đến khi còn lại 200ml nước thì chia làm 3 lần, uống trong ngày. - Chữa hắc lào, lang ben: Vỏ rễ khô cây táo ta giã nát, ngâm với rượu 40 độ (tỷ lệ 1 phần rễ 3 phần rượu) hoặc ngâm với dấm (cũng tỷ lệ trên), bôi lên nơi bị hắc lào và lang ben đã lau rửa sạch. - Lở ngửa: Dùng lá táo ta tươi nấu nước tắm mỗi ngày, liên tục trong 5 ngày. - Chống nhiễm khuẩn: Sau các bữa ăn chính, tráng miệng bằng táo tươi sẽ tránh được các bệnh về răng miệng, chống sâu răng và viêm dạ dày. - Nhuận mật: Dùng táo ngâm rượu uống có tác dụng lưu thông mật, chống tạo sỏi. Người có sỏi mật có thể uống rượu táo mỗi ngày 5 lần, mỗi lần kết hợp với uống một ly dầu ô liu có thể làm tan sỏi mật, đồng thời táo có thể làm giảm luợng cholesteron. Do vậy người ăn nhiều táo có thể phòng được sỏi đường mật và cholesterol máu. - Giảm đau đầu: Uống nước táo ép và xoa nhẹ nước táo lên đầu và vùng thái dương có tác dụng làm giảm căng thẳng, bớt đau đầu. - Tiêu mỡ, giảm béo: Ăn mỗi ngày 2 quả có tác dụng giảm béo và chất mỡ dư thừa của cơ thể. - Giảm nguy cơ đột quỵ: Ăn mỗi ngày 1-2 quả táo (400gr táo) có thể giúp hạ thấp lượng chất béo trung tính trong máu (chất này gây xơ cứng động mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ và gây tăng huyết áp). Ngoài ra ăn táo còn làm tăng lượng vitamin C có tác dụng gia tăng sức bền thành mạch máu và sức đề kháng của cơ thể. 2. Bài thuốc từ quả chanh Chanh là một loại quả thuộc họ cam quýt, có chứa đường, canxi, sắt và các vitamin B1, B2, A, đặc biệt là hàm lượng vitamin C rất cao. Là loại cây có nhiều tinh dầu thơm nên quả chanh, hạt chanh, rễ chanh, lá chanh đều có thể dùng để làm thuốc. Do có nhiều hàm lượng vitamin nên chanh có thể ức chế và giảm huyết áp, hoãn giải sự căng thẳng thần kinh, hỗ trợ tiêu hoá, đồng thời có thể phân giải được độc tố của cơ thể. Bài thuốc - Trẻ bị ho: Cách 1: Lấy hạt chanh, hạt quất, lá thạch xương bồ - mỗi vị 10g, mật gà đen một cái. Tất cả dùng tươi, giã nhỏ, thêm đường, hấp cơm cho chín rồi uống làm 2-3 lần trong ngày. Cách 2: Hoặc hạt chanh 10g, lá hẹ 15g, hoa đu đủ đực 15g, nước 20ml. Các dược liệu đem nghiền nát, hòa với nước rồi thêm mật ong hoặc đường kính, uống làm 3 lần trong ngày, dùng vài ngày. - Trẻ bị sốt không ra mồ hôi: Lá chanh 60-80g sắc cho người bệnh uống và xông hơi cho ra mồ hôi. - Sốt rét dai dẳng ở trẻ: Lá chanh 100g, rượu 25-30 độ 100ml. Lấy lá chanh thái nhỏ, đổ rượu vào ngâm rồi đem phơi sương một đêm, ngày uống một lần vào buổi sáng, uống 3-5 ngày, mỗi lần 15-20ml. - Giải độc, chữa rắn cắn: Lấy hạt chanh tươi hoặc phơi khô 10-20g nhai nhỏ, nuốt nước, lấy bã đắp vào vết cắn . Về tác dụng của hạt chanh đối với nọc rắn, theo kinh nghiệm dân gian, những vị thuốc có chất đắng thường có tác dụng giải độc tốt (chất đắng trong hạt chanh đã được xác định là lemonin hay pe- polimonin). + Dùng riêng hoặc phối hợp hạt chanh 15g, mướp đắng 10 hạt, rễ thạch xương bồ 12g, củ gấu 20g, muối ăn vài hạt. Tất cả để tươi giã nhỏ, ngâm với 30ml nước sôi trong 10 phút, khuấy đều rồi chắt hoặc lọc. Người lớn uống làm hai lần cách nhau 20 phút; trẻ em dưới 15 tuổi uống 1/4 đến 1/3 liều người lớn. - Chữa táo bón: Ngoài ra, hạt chanh vừa tách khỏi múi quả (10-20g) ngâm ngay vào một chén nước nóng trong vài giờ. Chất nước dính bao quanh hạt sẽ nở và tan ra thành một dung dịch đặc nhầy, thêm đường, uống một lần trong ngày. - Trị trứng cá ở mặt: Xoa một ít dầu chanh sẽ làm sạch bóng da, sử dụng kiên trì có thể làm mất các vết đen do trứng cá. - Tiêu đờm, giảm ho, kiện tỳ, dễ tiêu hóa, sinh tân dịch, giã rượu: Ngậm múi chanh tươi. - Cao huyết áp: Chanh 2 quả, mã thầy 10 củ, rau câu 30 gam, sơn tra 30 gam, sắc uống. - Cảm nóng, phiền khát: Nước chanh 30 ml hòa nước uống. - Ho nhiều đờm: Chanh 2 quả thái vụn, tra đường phèn vừa phải, hấp cách thủy ăn. - Lao lực quá độ: Hạt chanh 6 gam tán nhỏ, uống cùng rượu gạo 30 gam. - Rối loạn tiêu hóa: Chanh muối nấu cháo ăn. - Sỏi thận: Nước chanh hòa nước sôi uống thường xuyên. - Đau do sa nang: Hạt chanh, hạt quả anh đào mỗi loại 50 gam, sao với giấm, mỗi ngày uống 2 lần (sáng, chiều). - Hơi thở thơm tho: Cách nhanh chóng để có hơi thở tươi mát, thơm tho là ngậm vài giọt nước chanh tươi, súc miệng và nuốt. Axit citric giúp cân bằng độ pH trong khoang miệng, giết các vi trùng gây ra mùi hôi. - Hồi phục tinh thần: Khi cơ thể mệt mỏi hãy dùng nước chanh, một chút muối thả vào nước ấm và tắm, cơ thể sẽ được hồi phục. - Chữa cảm sốt không ra mồ hôi: Lá chanh 60-80g sắc cho người bệnh uống và xông hơi cho ra mồ hôi. - Chữa trẻ nhỏ đầy bụng, bí tiểu: Dùng lá chanh giã nát, hấp nóng, đắp vào rốn, trẻ sẽ bớt chướng bụng và đái thông. - Chữa hen phế quản: Lá chanh 1 nắm, dây tơ hồng một nắm, đem sao vàng, cho ba bát nước, sắc lấy một bát, ngày uống 2-3 lần, uống từ 7-10 ngày. - Chữa răng lung lay: Lá chanh tươi 40g, đun cách thủy lấy nước ngậm, ngày ngậm từ 2-3 lần, mỗi lần ngậm từ 5-10 phút, dùng từ 3-5 ngày. Lưu ý: Người bị viêm loét dạ dày, nhiều dịch toan thì không nên ăn chanh nhiều, mỗi lần 10 gam. 3. Bài thuốc từ quả dứa Đông y phân loại dứa thuộc vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng giải khát nóng, lợi tiêu hóa, chữa tả. Men dứa giúp dạ dày phân giải protein, làm thức ăn dễ tiêu. Sau khi ăn nhiều thịt, mỡ, ăn dứa rất có lợi. Ngoài ra, chất đường, muối và men trong dứa còn có tác dụng lợi tiểu, chữa viêm thận, cao huyết áp, phù thũng. Đối với bệnh viêm phế quản, ho, nó cũng có tác dụng điều trị hỗ trợ. Những người bị dị ứng dứa không được ăn. Trước khi ăn, có thể làm cho một phần axít hữu cơ bị phân giải trong nước muối, làm giảm nguy cơ ngộ độc dứa Bài thuốc: - Viêm ruột, tiêu chảy: Lá dứa 30 gam sắc uống. Giải nhiệt, giải khát, chống nắng: Lấy một quả dứa gọt bỏ vỏ, giã nát, vắt lấy nước, hòa thêm nước đun sôi để nguội vào uống hoặc uống lạnh càng tốt. - Viêm thận: Dứa quả 60 gam, rễ cỏ tranh tươi 30 gam, sắc uống thay nước chè. - Chữa sỏi thận: Lấy một quả dứa chín để nguyên cả vỏ, khoét ở cuống một lỗ nhỏ bằng ngón tay. Giã nhỏ khoảng 7-8g phèn chua nhét vào lỗ ấy rồi dùng miếng dứa vừa khoét ra làm nắp đậy lại. Đem quả dứa nướng trên bếp than hồng hoặc vùi vào lửa cho cháy xém vỏ, chín mềm, để nguội rồi vắt lấy nước uống (bỏ bã). Mỗi ngày dùng một quả dứa như trên, sỏi thận sẽ bị bào mòn và dần dần tan hết. Nhiều người đã áp dụng cách chữa này và có kết quả rất tốt. - Tiêu hóa kém, chán ăn: Dứa đã gọt vỏ, giã nát, vắt lấy nước, uống mỗi lần một chén nhỏ hoặc sau mỗi bữa ăn tráng miệng vài miếng dứa. - Viêm phế quản: Dứa quả 120 gam, mật ong 30 gam, lá tỳ bà 30 gam, sắc uống. - Chữa cao huyết áp: Dứa tươi ăn hằng ngày hoặc thường xuyên uống nước ép dứa, ăn dứa hộp. 4. Các bài thuốc từ bưởi Bưởi là loại trái cây nhiệt đới rất được ưa chuộng vì đa công dụng. Mỗi bộ phận của quả bưởi đều có tác dụng riêng. Cơm (tép) bưởi vị ngọt, chua, tính mát, không độc, có tác dụng kiện tỳ, trị ho, giải rượu. Vỏ ngoài chứa tinh dầu (vỏ trong thường dùng làm mứt), vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng trị ho, lý khí, giảm đau. Hạt bưởi vị đắng, tính ấm, chứa chất béo, có tác dụng trị đau thoát vị bẹn, sa đì. Lá bưởi vị đắng, the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, tán khí, thông kinh lạc, giải cảm, tiêu đờm, tiêu thực, hoạt huyết, tiêu sưng, tiêu viêm. Bài thuốc: - Trị cảm cúm, nhức đầu, sốt ho, sổ mũi, ngạt mũi, không ra mồ hôi: Lá bưởi 50g, lá sả, lá hương nhu, lá tre mỗi thứ 20g. Tất cả cho vào nồi, lấy lá chuối bịt kín miệng nồi, đun sôi 5 phút rồi đem xông. Khi xông cần chú ý rạch lá chuối từ từ cho hơi nóng bốc vừa phải. Trùm chăn kín cho người bệnh, xông trong vòng 10 phút, đến khi mồ hôi ra nhiều thì thôi và mở chăn ra từ từ. Sau đó dùng khăn mặt khô lau hết mồ hôi, tránh hướng gió lùa và đề phòng bỏng. Nhớ không được xông khi người bệnh yếu quá và khi mồ hôi ra nhiều. - Chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng: Hạt bưởi để cả vỏ cứng 100g rửa sạch, cho vào một cốc thủy tinh to, rót vào 200ml nước sôi, đậy kín, ủ nóng trong 2-3 giờ. Hạt bưởi sẽ tiết ra một chất nhầy làm cho cốc nước đặc, sánh như nước cháo, gạn bỏ hạt lấy nước uống sau bữa ăn khoảng hai giờ. Mỗi ngày uống một lần. Hằng ngày làm và uống liên tục đến khi nào thấy hết đau thì thôi. Khoảng từ 5-7 ngày người bệnh sẽ thấy dễ chịu và hết đau. - Đầy bụng, ăn uống không tiêu, đau bụng: Lấy vỏ bưởi khô sao vàng thơm 12g, vỏ quýt sao thơm 12g, gừng tươi 3 lát, sắc với 300ml nước lấy 100ml, chia làm hai lần uống trong ngày, dùng nóng. - Chữa ho nhiều, đàm khí nghịch: + Cơm bưởi 100g, rượu gạo 15ml, mật ong 30ml, chưng cách thủy cho chín nhừ, mỗi ngày ăn 1 lần. + Cơm bưởi cắt nhuyễn cho vào bình, ngâm rượu, đậy kín 1 đêm, nấu nhừ, dùng mật ong trộn đều, ngậm nuốt thường xuyên. - Rối loạn tiêu hóa, thai phụ miệng nhạt, nước dãi trào ngược: + Cơm bưởi 60g, ăn hết 1 lần, mỗi ngày ăn 3 lần. + Nước bưởi, mỗi lần dùng 50g, ngày 3 lần, dùng liền 5 ngày. + Bưởi 5-8 quả ép lấy nước, dùng lửa nấu đặc, thêm 500g mật ong, 100g đường phèn, 10ml nước gừng tươi, cùng nấu thành dạng cao, để nguội đựng trong lọ. Mỗi lần dùng 15ml, ngày 2 lần, dùng liền 5 ngày. - Hôi miệng, giải rượu: Cách 1: Cơm bưởi 100g, nhai nuốt dần dần. Cách 2: Bưởi 1 quả, lấy nước, vỏ quýt 10g, gừng tươi 6g, thêm đường đen lượng vừa nấu chung, mỗi ngày dùng 1 liều, dùng liền trong 5 ngày. Trẻ đau trướng bụng hay ăn không tiêu dẫn đến tiêu chảy: Mứt bưởi 15g (vỏ bưởi rửa sạch, cạo bỏ lớp ngoài, cắt thành từng khúc, dùng nước sôi nấu một lát, vắt nước, ngâm trong đường 1 tuần). Lấy nước mứt nuốt dần, mỗi ngày 3 lần, dùng liền 5 ngày. Say tàu xe hay rối loạn tiêu hóa, miệng nhạt buồn nôn do cảm: Mứt bưởi 30-60 g, nhai nuốt dần. - Đau khớp hay bị ngã sưng đau: Vỏ bưởi tươi 250g, gừng tươi 30g, cùng băm nhuyễn, đắp tại chỗ, mỗi ngày thay 1 lần. - Dị ứng ngoài da hay mẩn ngứa không rõ nguyên nhân: Bưởi da xanh 1 quả, cắt bổ nguyên quả, nấu nước thoa rửa tại chỗ, mỗi ngày làm 3 lần, đồng thời có thể ăn bưởi 60g, mỗi ngày 3 lần. - Thoát vị bẹn, sa đì: Hạt bưởi 15g, băm nhuyễn nấu nước uống, ngày uống 1 lần vào sáng và chiều. - Bong gân, sưng, khớp do lạnh, chấn thương: Lá bưởi không kể liều lượng, nướng chín để nắn, xoa bóp hay nấu nước xông và ngâm tại chỗ. - Ho do phế nhiệt: Múi bưởi 100 gam, lê tươi 100 gam, nấu nhừ, tra mật ong hoặc đường phèn, trộn đều ăn. - Dự phòng hen suyễn: Mỗi ngày ăn 100-200 gam bưởi, liền trong 1 tuần. - Sưng vú nổi u cục: Lá bưởi 10 chiếc, vỏ bưởi xanh, bồ công anh mỗi loại 30 gam, sắc uống. - Đau do sa nang: Hạt bưởi, tiểu hồi hương, hạt vải mỗi loại 15 gam, sắc uống. - Mẩn ngứa do lạnh: Vỏ bưởi 50 gam đun nước ngâm, mỗi ngày vài lần. - Nhức đầu: Lá bưởi, hành củ lượng bằng nhau, giã nát, đắp vào thái dương. Chiết xuất nguồn pectin từ hạt, cùi, vỏ bưởi để chữa bệnh. Sau khi ăn bưởi có thể dùng hạt, cùi, vỏ để chiết xuất nguồn Pectin, đó là chất nhầy bao quanh vỏ hạt và trong cùi bưởi, có tác dụng chữa trị khá nhiều bệnh. Pectin là một loại chất xơ, tan trong nước, làm tăng độ nhớt. Pectin có trong nhiều loại quả, song ở cùi và vỏ hạt bưởi có tỷ lệ cao và dễ chiết xuất nhất. Trong công nghệ dược phẩm, Pectin được dùng chế thuốc uống, thuốc tiêm (bắp, dưới da) để cầm máu trước và sau phẫu thuật răng hàm mặt, tai - mũi - họng, phụ khoa, chảy máu đường tiêu hóa, tiết niệu. Dung dịch Pectin 5% còn được sử dụng như thuốc sát trùng H2O2 (nước oxy già) trong phẫu thuật răng hàm mặt, tai mũi họng (không gây xót và cầm máu), thấm bông vào Pectin nhét vào chỗ nhổ răng để cầm máu Cách làm: - Hạt bưởi bỏ hết hạt lép (lấy khoảng 20 hạt để chế nước Pectin dùng trong 1 ngày), số còn lại đem phơi hoặc sấy thật khô (vỏ ngoài), đựng trong túi PE khô sạch (hoặc trong lọ khô sạch) để dùng dần. - Cho hạt bưởi vào cốc, rót nước sôi (còn nóng khoảng 70-80 độ C) ngập hạt, dùng dĩa nhiều răng đánh liên tục chừng 5-6 phút rồi gạn hết nước nhầy vào một cốc riêng. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi lấy hết nước nhầy (sờ tay vào vỏ hạt thấy hết nhầy). Với những giống bưởi có lượng Pectin cao có thể phải đánh hạt với nước 5-6 lần mới hết nhầy. Loại ít Pectin chỉ cần làm 3 lần là được. Trị bệnh: Sau khi đã có nước Pectin thô, chúng ta có thể dùng để chữa một số bệnh với liều lượng như sau: - Chống táo bón, rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch: Uống 50ml sau khi ăn bữa chính 60 phút. - Giảm béo, ngừa tiểu đường: Uống 50ml trước khi ăn bữa chính 5-10 phút. - Chống chảy máu (răng, máu cam, rong kinh, đa kinh), mỗi lần dùng 20ml, cách nhau 20 phút, trong một giờ liền. Sau khi chế 3 giờ, nếu không dùng hết nên cho vào tủ lạnh (có thể bảo quản được 48 giờ). Lúc này Pectin sẽ đông lại giống như thạch trắng. Lưu ý: - Không sử dụng nước bưởi ép để uống thuốc trị bệnh vì các tương tác có thể ảnh hưởng đến việc chuyển hoá của khoảng 60% loại thuốc. - Không ăn bưởi khi đang dùng thuốc, sẽ tạo nên các phản ứng khó lường. 5. Bài thuốc từ cà chua Cà chua còn gọi là phiên cà, tây hồng thị, phiên thị, phiên quý tử. Là quả tươi của cây cà chua, thực vật thuộc họ cà. Tính hơi hàn, vị ngọt, hơi chua. Thành phần chính acid malic, acid citric, một số an-ca-loit. Ngoài ra, còn có can-xi, phôt-pho, sắt, vitamin B1, B2, vitamin C, còn có chất chống ô-xy hóa có tác dụng phòng ung thư, chống lão hóa. Bài thuốc: - Miệng khát, biếng ăn, tiêu hóa kém: a/ Ăn sống cà chua hoặc nấu canh. b/ Cà chua rửa sạch, giã nát ép lấy nước. Ngày uống từ hai đến ba lần, mỗi lần uống 100-150ml. - Dạ dày nóng, miệng đắng: Nước cà chua 150ml, nước sơn tra 20ml, cùng uống. Ngày uống từ hai đến ba lần. - Phát nóng, khát khô, miệng khô lưỡi nhiệt: Nước cà chua, nước dưa hấu mỗi thứ 200ml, cùng uống. - Tiêu hóa kém: Sau mỗi bữa ăn thì ăn một quả cà chua tươi. - Loét dạ dày: Nước cà chua, nước khoai tây mỗi thứ 150 ml. Cùng uống vào bữa sáng và tối. - Chống nắng: Cà chua vừa đủ, vừa sạch, xắt miếng, đun thành canh để nguội cho đá vào ăn. - Huyết áp cao, đáy mắt bị chảy máu: Hằng ngày sáng sớm ngủ dậy, bụng đói ăn 1-2 quả cà chua. - Chân răng ứa máu, bệnh thiếu vitamin C: Ăn cà chua sống. Ngày 3-4 lần, mỗi lần 1-2 quả, ăn liền trong nửa tháng. - Bỏng lửa: Cà chua chín tươi, lấy cả thịt và vỏ đắp vào chỗ đau, thay đắp nhiều lần. 6. Bài thuốc từ đu đủ Đu đủ là thực phẩm chứa nhiều carotenoid nhất. Chất này có khả năng chống ôxy hóa mạnh, rất hữu ích trong việc phòng chống các bệnh tim mạch và ung thư. Đu đủ chín có vị thơm ngon, cung cấp nhiều beta caroten (là một tiền chất của vitamin A), vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A. Đây là một loại vi chất dinh dưỡng có vai trò là chất chống oxy hóa mạnh, chống khô mắt, khô da và có tác dụng nhuận tràng. Đu đủ xanh có nhiều men papain, tác dụng giống như pepsin của dạ dày, nhất là giống Trypsin của tụy trong việc tiêu hóa chất thịt. Trong 100g đu đủ có 74-80mg vitamin C và 500-1.250 IU caroten. Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm. Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét. Do có nhiều sinh tố C và caroten nên đu đủ có tác dụng chống oxy hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bài thuốc: - Chữa gai cột sống: Hạt đu đủ đem xát cho sạch phần nhớt bao quanh, giã nát trong túi vải rồi đắp lên vùng đau. Mỗi lần chỉ đắp tối đa 30 phút và theo dõi để tránh bị bỏng. Ngày làm một lần, liên tục trong 20-30 ngày. - Trị giun kim: Ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, liên tục 3-5 hôm. - Viêm dạ dày mãn tính: Đu đủ, táo tây, mía mỗi thứ 30g sắc uống. - Ăn không tiêu, táo bón: Đu đủ 30g, khoai mài 15g, sơn tra 6g, nấu cháo ăn. - Đau lưng mỏi gối: Đu đủ 30g, ngưu tất 15g, kỷ tử 10g, cam thảo 3g sắc uống. - Mất ngủ, hay hồi hộp: Lấy đu đủ chín, chuối, củ cà rốt mỗi thứ 100g; xay trong nước dừa non nạo. Thêm mật ong cho đủ ngọt, uống cách ngày. - Chữa ho, mất tiếng: Hoa đu đủ đực tươi hoặc phơi khô hấp với đường phèn. - Tỳ vị hư nhược: Đu đủ 30 gam, củ mài 15 gam, sơn tra 6 gam, gạo nếp 100 gam, nấu cháo ăn ngày 2 lần (sáng - chiều). - Ho do phế hư: Đu đủ 100 gam, đường phèn 20-30 gam, hầm ăn. - Mụn nhọt: Lá đu đủ giã nát, dùng để đắp. 7. Bài thuốc từ quả gấc Gấc là thứ quả có nhiều ở Việt Nam, thường được dùng để nấu xôi, ăn có vị rất ngọt và chứa nhiều chất bổ dưỡng. Ngoài ra, nó còn là vị thuốc rất quý. Từ quả, hạt, rễ và tinh dầu chiết xuất từ gấc đều có thể chế nên những thứ thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Trong gấc chứa hàm lượng Beta Caroten, Lycopen cao gấp hàng chục lần cà chua và cà rốt. Từ đặc tính quý giá trên quả gấc đã được tinh chế thành viên nang gấc với tên gọi VINAGA có tác dụng dưỡng da, chữa sạm da, trứng cá, bảo vệ da, giúp da luôn hồng hào, tươi trẻ và mịn màng. Bài thuốc từ hạt gấc: Hạt gấc đã bóc bỏ áo hạt, phơi hay sấy khô. - Chữa mụn nhọt, ghẻ lở: Nhân hạt gấc mài với nước, dùng để bôi. - Chữa sưng vú: Nhân hạt gấc giã với một ít rượu 30-40 độ đắp lên chỗ sưng đau. - Chữa trĩ, lòi dom: Hạt gấc giã nát, thêm một ít giấm, gói bằng vải, đắp để suốt đêm. Bài thuốc từ dầu gấc: Dầu gấc được ép từ màng hạt đã phơi hoặc sấy khô. Chế biến dầu gấc: lấy màng đỏ hạt gấc 200g phơi khô cho vào 500ml dầu lạc (hoặc dầu dừa, mỡ lợn) đun nhỏ lửa ở nhiệt độ 60-70 độ C đến khi chất màu của hạt gấc chuyển sang màu vàng nhạt thì gạn lấy dầu, để nguội đóng chai. Dầu gấc được dùng trong những trường hợp cơ thể cần vitamin A như trẻ con chậm lớn, bệnh khô mắt, quáng gà, người kém ăn, mệt mỏi. Dùng để bôi ngoài vết thương, vết bỏng làm mau lên da non, chóng lành. Dầu gấc dùng kèm với một số kháng khuẩn đặc hiệu chữa được bệnh trứng cá có nhân. Dầu gấc nhuận tràng, thích hợp cho người táo bón. Người lớn mỗi ngày 10-20 giọt, chia làm 2 lần, uống trước bữa ăn chính. Trẻ em 5-10 giọt mỗi ngày. Bài thuốc từ rễ gấc: Rễ thu hái vào mùa đông rửa sạch và phơi khô chữa phong thấp, tê chân. Gốc dây gấc phối hợp với đơn gối hạc, mộc thông, tỳ giải, mỗi vị 15g, sắc uống hoặc dùng ngoài ngâm rượu xoa bóp cũng chữa phong thấp, sưng chân. 8. Bài thuốc từ ổi Theo y học cổ truyền, lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết. Quả ổi vị ngọt hơi chua sáp, tính ấm, có công dụng thu liễm, kiện vị cố tràng. Quả ổi được xem như một trái cây bổ dưỡng nhưng nghèo năng lượng (tốt cho người muốn giảm cân), nguồn cung cấp các vitamin A và C. Đa số vitamin tập trung trong phần thịt sát với lớp vỏ [...]... và hạt, đổ sirô đặc vào đun sôi Mỗi ngày dùng từ 15-30g cơm me cho vào nước uống rất tốt, có thể thay viên vitamin C, uống thường xuyên 10 Bài thuốc từ quả chuối Chuối có nhiều loại, nhưng chỉ có chuối tiêu, chuối tây và chuối hột cho quả xanh làm thuốc chữa bệnh Không chỉ là loại quả quen thuộc, chuối còn là vị thuốc công hiệu đối với một số bệnh Bài thuốc Chuối tiêu: Các nhà y học cổ cho rằng: Chuối... cần kiêng dùng 22 Bài thuốc từ quả na Quả na vị ngọt, hơi chua, tính ấm, có tác dụng hạ khí tiêu đờm, chữa lỵ, tiết tinh, đái tháo nên phù hợp cho người mắc chứng tiêu khát Bài thuốc - Chữa u nhọt ở vú: Dùng quả na điếc mài với giấm mà bôi nhiều lần nơi vú sưng đau - Chữa đi lỵ ra nước không dứt: Dùng 10 quả na ương bổ ra, cho vào 2 lít nước, sắc còn lại 1 lít rồi ăn cái và uống nước - Chữa sốt rét cơn:... kém, ít sữa: Quả mít non gọt vỏ gai, thái lát, đem xào với thịt lợn nạc, nêm thêm gia vị, dùng ăn với cơm Ngoài ra, ăn mít vừa bổ dưỡng và còn có tác dụng long đờm 13 Bài thuốc từ quả sung Sung có tên khoa học là Ficus glomerata, thuộc họ Dâu tằm (Moraceae) Trong dân gian, quả sung còn được gọi là vô hoa quả, thiên sinh tử, ánh nhật quả, văn tiên quả, phẩm tiên quả, nãi tương quả, mật quả Theo nghiên... hoặc không 25 Bài thuốc từ quả sấu Quả sấu có tác dụng kiện vị, tiêu thực, sinh tân dịch, chỉ khát, chỉ ho, tiêu đờm Nó được dùng chữa bệnh nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng, ho, nôn do thai nghén, say rượu, nổi mẩn, sưng, lở ngứa Bài thuốc - Tăng cường tiêu hóa: Quả sấu xanh tươi dùng nấu canh chua, có tác dụng làm ăn ngon và tăng cường tiêu hóa - Chữa phụ nữ bị nôn do thai nghén: Quả sấu nấu... vải một lúc - Có người ăn quả vải sau đó bị nôn nao, nổi mề đay, đau bụng, nôn mửa Các triệu chứng đó không phải do bản thân quả vải gây ra mà do một loại nấm thường thấy ở những núm quả vải bị dập nát, úng thối gây ra Vì vậy, người dùng nên cẩn thận, không nên ăn những quả vải đã bị dập nát, thối, hỏng 18 Bài thuốc từ quả đào Quả đào còn gọi là quả sơn đào, mao đào, bạch đào Quả đào thuộc họ tường vi... nghiền nát lấy phần cơm từ quả rồi chế thành thuốc Vỏ và lá cây me vẫn sử dụng tươi làm thuốc Bài thuốc - Phụ nữ có thai chán cơm hay nôn do nghén: Ăn mứt quả me hoặc sắc quả me lấy nước uống nhiều ngày - Táo bón ở thai phụ: Dùng gỗ cây me 100g, sắc uống hằng ngày thay nước chè (cũng có thể dùng cho người già táo bón) Nước sắc gỗ cây me có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu - CChữa lỵ, chữa viêm lợi, răng:... quyết, không nên dùng các bài thuốc chế từ những bộ phận của cây ổi 9 Bài thuốc từ cây me Me có nhiều thành phần hóa học quý, chứa 10% axít hữu cơ và nhiều chất quý giá khác Theo Đông y, me vị chua, tính mát, thanh nhiệt, giải khát, tăng cường tiêu hóa, giải khát, chống nôn oẹ ở phụ nữ thai nghén, me còn được dùng chữa bệnh như sốt cao có nguyên nhân hay chưa có nguyên nhân Để chữa bệnh, có thể dùng trái... Bột chuối tây xanh chữa được tiêu chảy là do trong quả có nhiều tanin, hơn nữa, các muối trong quả chuối cũng có tác dụng bù đắp lượng muối của cơ thể mất đi trong quá trình bị bệnh Bột này cũng có khả năng phòng tiêu chảy, chống rối loạn tiêu hóa, đầy hơi và ợ chua 11 Bài thuốc từ quả lê Quả lê có vị ngọt, hơi chua, tính lạnh, không độc, vào các kinh phế, vị Lê được coi là một vị thuốc tuyệt vời bởi... hoặc bị viêm ruột 12 Chữa bệnh với cây mít Mít là loại cây cao to được trồng phổ biến Ngoài việc cho quả ăn, nhiều bộ phận của cây mít còn được dùng để chữa bệnh rất hiệu quả Bài thuốc - Phụ nữ không đủ sữa cho con bú: Dùng lá mít tươi (khoảng 30-40g/ngày) nấu nước uống làm cho ra sữa hoặc có nhiều sữa Cũng có thể dùng dái mít (cụm hoa đực) hay quả non sắc uống để tăng tiết sữa - Chữa tưa lưỡi cho trẻ... Dưa hấu có hiệu quả cho mọi chứng bệnh có tính ôn nhiệt, có công dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền, chỉ khát Trong y học cổ truyền, cả ruột và vỏ dưa hấu còn được dùng làm thuốc chữa trị được nhiều bệnh tật như: lợi tiểu tiện và được dùng để chữa nhiều chứng bệnh như mụn nhọt, viêm loét miệng, phù do viêm thận, tiểu đường, cao huyết áp, lỵ, say nắng, say nóng, giải độc rượu Bài thuốc - Viêm thận: . đầu Xưa, đại danh y Tuệ Tĩnh từng nói: Thuốc Nam chữa bệnh người Nam”, thế thì tại sao ta không dùng những thứ rau – quả ta thường gặp hàng ngày để phòng và chữa bệnh? . Rau, quả không chỉ đơn thuần. chuối tiêu, chuối tây và chuối hột cho quả xanh làm thuốc chữa bệnh. Không chỉ là loại quả quen thuộc, chuối còn là vị thuốc công hiệu đối với một số bệnh. Bài thuốc Chuối tiêu: Các nhà y học cổ. đắp. 7. Bài thuốc từ quả gấc Gấc là thứ quả có nhiều ở Việt Nam, thường được dùng để nấu xôi, ăn có vị rất ngọt và chứa nhiều chất bổ dưỡng. Ngoài ra, nó còn là vị thuốc rất quý. Từ quả, hạt,

Ngày đăng: 17/05/2015, 20:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan