KHÁI QUÁT VỀ HIẾN PHÁP VÀ LỊCH SỬ LẬP HIẾN VIỆT NAM

12 1.3K 2
KHÁI QUÁT VỀ HIẾN PHÁP VÀ LỊCH SỬ LẬP HIẾN VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 KHÁI QUÁT VỀ HIẾN PHÁP VÀ LỊCH SỬ LẬP HIẾN VIỆT NAM TS. Trương Đắc Linh I. KHÁI QUÁT VỀ Sự RA ĐờI CủA HIếN PHÁP - Theo lịch sử, xã hội loài người đã tồn tại hơn 50 nghìn năm, Nhà nước và pháp luật cũng đã có gần 3 nghìn năm. Nhưng Hiến pháp được hiểu như ngày nay là đạo luật cơ bản của mỗi quốc gia để quy định tổ chức quyền lực Nhà nước, quy định các quyền tự do, dân chủ và các nghĩa vụ của công dân chỉ bắt đầu xuất hiện vào thời kỳ cách mạng tư sản. Sự ra đời của Hiến pháp gắn liền với việc khẳng định thắng lợi của cách mạng tư sản, đồng thời đánh dấu sự chấm dứt của chế độ cai trị độc đoán, chuyên quyền, sử dụng bạo lực công khai và trắng trợn đã từng tồn tại hàng nghìn năm dưới chế độ phong kiến, chế độ chiếm hữu nô lệ. Trong Nhà nước chiếm hữu nô lệ, Nhà nước phong kiến không hề biết tới Hiến pháp. - Dưới chế độ phong kiến, vua hay hoàng đế - đại diện giai cấp thống trị phong kiến-được coi là con trời ("thiên tử"), thâu tóm trong tay toàn bộ quyền lực nhà nước: quyền đặt ra pháp luật, quyền cắt cử quan lại để cai quản đất nước, quyền xét xử tối cao. Đối với đông đảo các tầng lớp nhân dân được gọi là "thần dân" đã bị tước đoạt cả các quyền tối thiểu nhất của con người, vua cho sống thì được sống, vua bắt chết thì phải chết. - Để hạn chế quyền lực vô hạn định của giai cấp thống trị phong kiến mà đại diện là nhà vua, tiến tới lật đổ chế độ thống trị hà khắc, độc đoán, chuyên quyền phong kiến, giai cấp tư sản đã phát động cuộc cách mạng tư sản, đưa ra các khẩu hiệu: về chủ quyền nhân dân; về các quyền tự do, bình đẳng, công bằng, bác ái nên được đông đảo các tầng lớp nhân dân ủng hộ và tham gia vào cuộc cách mạng này. - Cách mạng tư sản thắng lợi, Hiến pháp ra đời là sự kiện chính trị-xã hội quan trọng, khẳng định sự thống trị của giai cấp tư sản tiến bộ, đang lên và là lực lượng đại diện cho một phương thức sản xuất mới -phương thức sản xuất TBCN, một chế độ cai trị mới - chế độ dân chủ tư sản, đồng thời đánh dấu sự rút lui khỏi vũ đài 2 chính trị của giai cấp phong kiến cùng với chế độ cai trị độc đoán, chuyên quyền của nó. Ở đâu cách mạng tư sản giành được thắng lợi hoàn toàn và triệt để, thì ở đó toàn bộ quyền lực Nhà nước được chuyển giao cho giai cấp tư sản và quyền lực này được tổ chức bằng hình thức chính thể cộng hòa mà Hiến pháp là văn bản pháp lý chính thức ghi nhận. Còn ở đâu, giai cấp tư sản không giành được thắng lợi hoàn toàn và triệt để, thì ở đó giai cấp tư sản phải nhượng bộ và thỏa hiệp với giai cấp quý tộc phong kiến, ở đó quyền lực Nhà nước được chia sẻ giữa hai giai cấp thống trị này và hình thức chính thể quân chủ đại nghị được ghi nhận bởi một văn bản pháp lý có tên gọi là Hiến pháp (cũng vì thế chính thể này còn gọi là quân chủ lập hiến). - Văn bản có tính chất Hiến pháp đầu tiên ra đời trong cách mạng tư sản ở nước Anh (1640-1654) là đạo luật năm 1653 về "Hình thức cai quản Nhà nước Anh, Xcốtlen, Ailen và những địa phận thuộc chúng" (một trong các bộ phận hợp thành Hiến pháp không thành văn của nước Anh), trong đó quy định hình thức tổ chức quyền lực mới. Tiếp đến là các bản Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 (Hiến pháp thành văn đầu tiên trên thế giới), Hiến pháp của Pháp năm, Hiến pháp Ba Lan năm 1791, Hiến pháp Na-uy năm 1814, Hiến pháp Bỉ nam 1831, Hiến pháp Ac-hen-ti-na năm 1853, Hiến pháp Luych-xăm-bua năm 1868, Hiến pháp Thuỵ Sỹ năm 1874 v.v. Đến cuối thế kỷ thứ 18, ở nhiều nước châu Âu đã có Hiến pháp và sự ra đời các bản Hiến pháp nói trên đánh dấu bước khởi đầu lịch sử lập hiến của nhân loại. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 190 nước có Hiến pháp và sự hiện diện của Hiến pháp được xem là dấu hiệu pháp lý không thể thiếu của một Nhà nước dân chủ hiện đại. II. LỊCH SỬ LẬP HIẾN VIỆT NAM 1. Tư tưởng lập hiến ở nước ta trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta là một nước thuộc địa nửa phong kiến với chính thể quân chủ chuyên chế nên không có Hiến pháp. Tuy nhiên, vào những năm đầu thế kỷ XX do ảnh hưởng của tư tưởng cách mạng dân chủ tư sản Pháp (1789), ảnh hưởng của cách mạng Trung Hoa (1911) và chính sách duy tân mà Minh Trị thiên hoàng đã áp dụng ở Nhật Bản…nên trong giới trí thức Việt Nam đã xuất hiện tư tưởng lập hiến. Có hai khuynh hướng chủ yếu về lập hiến là: 3 - Khuynh hướng thứ nhất: thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Việt Nam dưới sự bảo hộ của Pháp, cầu xin Pháp ban bố cho Việt Nam một bản Hiến pháp trong đó bảo đảm : quyền của thực dân Pháp vẫn được duy trì, quyền của Hoàng đế Việt Nam cần hạn chế và quyền của "dân An nam" về tự do, dân chủ được mở rộng. Đại diện cho xu hướng này là Bùi Quang Chiêu (người sáng lập ra Đảng lập hiến năm 1923) và Phạm Quỳnh. -Khuynh hướng thứ hai: chủ trương đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc và sau khi giành được độc lập sẽ xây dựng bản Hiến pháp của Nhà nước độc lập đó. Không có độc lập dân tộc thì không thể có Hiến pháp thực sự dân chủ. Đại diện cho chủ trương này là cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Chu Trinh, nhà yêu nước Nguyễn Ai Quốc. Thực tiễn cách mạng Việt Nam và lịch sử lập hiến ở nước ta đã chứng minh chủ trương này là hoàn toàn đúng đắn. 2. Hiến pháp năm 1946 a. Hoàn cảnh ra đời: - Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. -Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ (3/9/1945), Hồ Chủ tịch đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ, mà một trong sáu nhiệm vụ cấp bách đó là xây dựng và ban hành bản Hiến pháp. Vì theo Người: "Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế nên nước ta không có Hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do, dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ" (Hồ Chí Minh. Toàn tập, T.4, tr.8). -Ngày 20/9/1945 Chính phủ lâm thời ban hành Sắc lệnh số 34 thành lập Ban dự thảo Hiến pháp gồm 7 người, do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Tháng 11/1945 bản Dự thảo Hiến pháp đầu tiên được công bố để nhân dân đóng góp ý kiến. Ngày 9/11/1946 tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa I (do cuộc tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 bầu) đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta. b. Nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1946: Hiến pháp 1946 gồm : lời nói đầu, 7 chương với 70 điều. - Lời nói đầu Hiến pháp 1946 xác định nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là "bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên 4 nền tảng dân chủ". Lời nói đầu còn xác định ba nguyên tắc cơ bản xây dựng Hiến pháp là: "- Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo; - Đảm bảo các quyền tự do dân chủ; - Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân" - Chương I: Chính thể (gồm 3 điều) xác định rõ: nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam. - Chương II: Nghĩa vụ và quyền lợi công dân (gồm 18 điều), trong đó quy định các quyền rất cơ bản như : quyền bình đẳng trước pháp luật; quyền bầu cử, ứng cử; quyền tư hữu tài sản; các quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân; quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia… Công dân có các nghĩa vụ: bảo vệ Tổ quốc, tôn trọng Hiến pháp, tuân theo pháp luật. - Từ chương III đến chương VI : quy định về Nghị viện nhân dân, về Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Uy ban hành chính, về cơ quan tư pháp. Nghị viện nhân dân được xác định là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, do công dân Việt nam từ 18 tuổi trở lên bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, tự do, trực tiếp và kín, nhiệm kỳ 3 năm. Nghị viện có những quyền hạn quan trọng như: giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra pháp luật, biểu quyết ngân sách, bầu Ban thường vụ Nghị viện, bầu Chủ tịch nước, biểu quyết chức danh Thủ tướng và danh sách các Bộ trưởng… Hiến pháp quy định Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc, gồm Chủ tịch nước và nội các. Nội các gồm Thủ tướng và các Bộ trưởng, Thứ trưởng. Chế định Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 1946 có vị trí đặc biệt quan trọng trong bộ máy Nhà nước, vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu Chính phủ (cơ quan hành pháp cao nhất), là nghị viên của Nghị viện nhân dân, được Nghị viện bầu, nhưng lại có quyền ban hành sắc lệnh có giá trị gần như luật, có quyền yêu cầu Nghị viện thảo luận và biểu quyết lại dự luật của nghị viện đã thông qua; Chủ tịch nước còn là tổng chỉ huy quân đội…Chủ tịch nước có quyền hạn rất rộng lớn, nhưng "không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ tội phản quốc" (Điều 50 Hiến pháp 1946). Hiến pháp còn quy định về 4 cấp chính quyền địa phương là cấp bộ, tỉnh (thành phố, thị xã), huyện và xã. Ở mỗi cấp chính quyền địa phương tổ chức hai loại 5 cơ quan là: Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban hành chính (UBHC), trừ cấp bộ và huyện chỉ có UBHC . Các cơ quan tư pháp theo Hiến pháp năm 1946 gồm: Toà án tối cao, các tòa án phúc thẩm, các toà án đệ nhị cấp và sơ cấp. - Chương VII: sửa đổi Hiến pháp. c. Ý nghĩa của Hiến pháp năm 1946: - Là bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước nhà và cũng là bản Hiến pháp đầu tiên của một Nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân ở Đông Nam châu Á. Hiến pháp đã ghi nhận thành quả đấu tranh của nhân dân ta giành độc lập, tự do cho dân tộc, lật đổ chế độ thực dân-phong kiến ở nước ta. Đây là sự kiện đánh dấu sự "đổi đời" của đất nước và của nhân dân ta. - Các quyền tự do, dân chủ của công dân được Hiến pháp năm 1946 quy định mang tính tiến bộ, tính nhân văn sâu sắc. - Hiến pháp năm 1946 đặt cơ sở pháp lý nền tảng cho việc tổ chức và hoạt động của một "chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt" của nhân dân với sự sáng tạo ra một hình thức chính thể cộng hòa dân chủ độc đáo với chế định Chủ tịch nước phù hợp với điều kiện chính trị-xã hội rất phức tạp ở nước ta giai đọan này. Nhiều nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước được Hiến pháp 1946 quy định đến nay vẫn còn nguyên giá trị. 3. Hiến pháp năm 1959 a. Hoàn cảnh ra đời: - Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, thực dân Pháp đã phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (20/7/1954), miền Bắc được hoàn toàn giải phóng nhưng đất nước còn tạm chia làm hai miền. Nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới này là: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Hiến pháp năm 1946 "đã hoàn thành sứ mệnh của nó. Nhưng so với tình hình mới và nhiệm vụ cách mạng mới hiện nay thì nó không thích hợp nữa. Vì vậy, chúng ta phải sửa đổi Hiến pháp ấy". (Hồ Chí Minh: Báo cáo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi năm 1959). -Ngày 23/1/1957 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa I đã ra nghị quyết về việc sửa đổi Hiến pháp và thành lập Ban sửa đổi Hiến pháp đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 1/4/1959 Dự thảo Hiến pháp sửa đổi công bố để nhân dân thảo luận, đóng góp ý kiến. Tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa I, ngày 31/12/1959 Hiến pháp sửa đổi 6 được thông qua và ngày 1/1/1960 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh công bố Hiến pháp này. b.Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1959 : Hiến pháp 1959 gồm có Lời nói đầu và 112 điều, chia thành 10 chương. - Chương I " Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa" quy định về hình thức chính thể của Nhà nước ta vẫn là Nhà nước cộng hoà dân chủ nhân dân, xác định tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân. Hiến pháp khẳng định nước Việt nam là một khối thống nhất không thể chia cắt, khẳng định nguyên tắc bình đẳng và đoàn kết dân tộc… - Chương II "Chế độ kinh tế và xã hội" là chương mới so với Hiến pháp năm 1946, trong đó quy định về đường lối chính sách phát triển kinh tế, các hình thức sở hữu ( của Nhà nước, tập thể, của người lao động riêng lẻ và của nhà tư sản dân tộc), về chính sách của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế… - Chương III "Quyền lợi và nghĩa vụ của công dân". Ở chương này, Hiến pháp năm 1959 đã kế thừa và phát triển các quy định của Hiến pháp năm 1946 về các quyền và nghĩa vụ của công dân, đồng thời quy định những quyền và nghĩa vụ mới như : quyền người lao động được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật, hoặc mất sức lao động (Điều 32), quyền tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học nghệ thuật (Điều 34), quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 29), nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng (Điều 46)… - Từ chương IV đến chương VIII quy định về tổ chức bộ máy Nhà nước : Quốc hội, Chủ tịch nước, Hội đồng Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Uy ban hành chính địa phương các cấp, Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. So với Hiến pháp năm 1946, bộ máy Nhà nước có những điểm mới cơ bản là: Hiến pháp quy định 4 cấp chính quyền ( trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã), các đơn vị hành chính nói trên đều tổ chưc HĐND và UBHC , các cơ quan dân cử được đề cao, được xác định là cơ quan quyền lực Nhà nước ở mỗi cấp; UBHC cấp nào do HĐND cấp đó bầu ra. Chế định Chủ tịch nước tách khỏi Chính phủ, quyền hạn của Chủ tịch nước hạn chế hơn rất nhiều so với Hiến pháp năm 1946 ( không còn quyền đứng đầu Chính phủ, không còn quyền ban hành sắc lệnh, quyền yêu cầu Quốc hội thảo luận và biểu quyết lại dự luật đã thông qua, không là tổng chỉ huy quân đội, chỉ thống lĩnh các lực lượng vũ trang…). Hiến pháp 1959 quy định thành lập hệ thống Tòa án tương ứng với cấp 7 chính quyền địa phương từ cấp huyện trở lên, do cơ quan dân cử cùng cấp bầu; quy định thành lập hệ thống Viện kiểm sát độc lập, theo nguyên tắc tập trung thống nhất để thực hiện chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật và công tố… c. Ý nghĩa của Hiến pháp năm 1959: - Hiến pháp năm 1959 ghi nhận thành quả đấu tranh giữ nước và xây dựng đất nước của nhân dân ta, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng lao động Việt Nam (tức Đảng cộng sản Việt Nam ngày nay) trong sự nghiệp cách mạng ở nước ta. - Hiến pháp năm 1959 là Hiến pháp XHCN đầu tiên của nước ta, đặt cơ sở pháp lý nền tảng cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. - Hiến pháp năm 1959 là cương lĩnh đấu tranh để thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà ( Xem: Tìm hiểu Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. NXB Sự thật, Hà Nội, 1976, tr.35-45). 4. Hiến pháp năm 1980 a.Hoàn cảnh ra đời: -Thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân năm 1975 đã mở ra một giai đoạn phát triển mới trong lịch sử cách mạng nước ta nói chung, lịch sử lập hiến Việt Nam nói riêng. Đó là thời kỳ cả nước độc lập, thống nhất, cùng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược chung là: xây dựng CNXH trong phạm vi cả nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. -Cuộc tổng tuyển cử ngày 25/4/1976 cử tri cả nước đã bầu ra Quốc hội thống nhất. Tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất (25/6/1976 đến 3/7/1976), Quốc hội đã thông qua những nghị quyết quan trọng, trong đó có nghị quyết về việc sửa đổi Hiến pháp 1959 và thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp gồm 36 vị do Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội Trường Chinh làm Chủ tịch. - Sau hơn một năm chuẩn bị khẩn trương, Dự thảo Hiến pháp đã được lấy ý kiến, thảo luận trong cán bộ và nhân dân. Ngày 18/12/1980 tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa VI đã chính thức thông qua Hiến pháp mới. Hiến pháp 1980 được xây dựng và thông qua trong không khí hào hùng và tràn đầy niềm tự hào dân tộc sau Đại thắng mùa xuân 1975, với tinh thần "lạc quan cách mạng" và mong muốn nhanh chóng xây dựng thắng lợi CNXH tiến tới CNCS ở nước ta, nên không tránh khỏi các quy định 8 mang tính chủ quan, duy ý chí và quan niệm giản đơn về CNXH của bản Hiến pháp này. b. Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1980: Kế thừa và phát triển các quy định của Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959, Hiến pháp năm 1980 gồm Lời nói đầu, 147 điều chia làm 12 chương. - Chương I của Hiến pháp quy định về chế độ chính trị của Nhà nước CHXHCN Việt Nam, trong đó xác định bản chất giai cấp của Nhà nước ta là Nhà nước chuyên chính vô sản, sứ mệnh lịch sử của Nhà nước là thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, xây dựng thắng lợi CNXH, tiến tới chủ nghĩa cộng sản (Điều 2); lần đầu tiên Hiến pháp 1980 thể chế hóa chính thức vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội không chỉ trong Lời nói đầu như Hiến pháp 1959, mà còn có một điều riêng quy định rõ về vấn đề này (Điều 4)…. - Chuơng II quy định về chế độ kinh tế, trong đó quy định Nhà nước tiến hành cách mạng về quan hệ sản xuất, cải tạo các thành phần kinh tế phi XHCN, thiết lập và củng cố chế độ sở hữu XHCN nhằm xây dựng một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần là : kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể (Điều 18); Nhà nước lãnh đạo nền kinh tế quốc dân theo kế hoạch thống nhất (Điều 33)… - Các chương III đến chương IV quy định về Văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật và về bảo vệ Tổ quốc XHCN. - Chương V quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Kế thừa và phát triển các quy định của Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Hiến pháp 1980 quy định thêm một số quyền mới của công dân, như : quyền tham gia quản lý công việc của Nhà nước và xã hội (Điều 56), quyền học không phải trả tiền (Điều 60), khám bệnh và chữa bệnh không phải trả tiền (Điều 61), quyền có nhà ở (Điều 62). Về các nghĩa vụ của công dân, Hiến pháp 1980 quy định thêm : công dân có nghĩa vụ tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân (Điều 77), nghĩa vụ tuân theo kỷ luật lao động, bảo vệ an ninh chính trị, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội (Điều 78), nghĩa vụ lao động công ích (Điều 80)…Do quan niệm giản đơn về CNXH, cũng như bệnh chủ quan, duy ý chí khi thông qua Hiến pháp 1980, nên nhiều quyền của công dân đề ra quá cao, không phù hợp với 9 điều kiện và trình độ phát triển kinh tế - xã hội và vì thế các quyền này không mang tính khả thi. - Từ chương VI đến chương X quy định về bộ máy Nhà nước . Tổ chức bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp 1980 mang đậm dấu ấn của quan điểm về quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động. Quan điểm này được xem như sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ nội dung và tinh thần các quy định của Hiến pháp này, nhưng ảnh hưởng mạnh mẽ và rõ nhất là tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước. Đó là việc áp dụng chế độ làm việc tập thể trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước không chỉ các cơ quan dân cử (Quốc hội và HĐND ), mà còn cả nguyên thủ quốc gia cũng là tập thể (bỏ chế định Chủ tịch nước, thiết lập chế định Hội đồng Nhà nước được quy định là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội và là Chủ tịch tập thể của nước CHXHCN Việt Nam), các cơ quan chấp hành và điều hành ở trung ương (Hội đồng Bộ trưởng) cũng như ở địa phương (UBND) đều làm việc theo chế độ tập thể. Hiến pháp 1980 đề cao một cách quá mức vai trò, thẩm quyền của các cơ quan dân cử ở trung ương và địa phương, như : Quốc hội có quyền tự "định cho mình những nhiệm vụ và quyền hạn khác, khi xét thấy cần thiết"; "HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương", " quyết định các chủ trương, biện pháp nhằm xây dựng và phát triển địa phương về mọi mặt"… c.Ý nghĩa của Hiến pháp 1980: Mặc dù có những hạn chế nhất định, nhưng Hiến pháp 1980 vẫn có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử lập hiến ở nước ta. Điều này thể hiện ở chỗ: - Hiến pháp 1980 là Hiến pháp của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thống nhất, Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên CNXH trong phạm vi cả nước. - Hiến pháp 1980 là văn bản pháp lý tổng kết và khẳng định những thành quả đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam trong nửa thế kỷ qua, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân ta quyết tâm xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. - Hiến pháp 1980 thể chế hóa cơ chế " Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý". 5. Hiến pháp năm 1992 a.Hoàn cảnh ra đời : 10 Như trên đã trình bày, Hiến pháp 1980 được xây dựng và thông qua trong hoàn cảnh đất nước chan hoà khí thế lạc quan, hào hùng của Đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước ta sạch bóng quân xâm lược. Trên thế giới, Hiến pháp của các nước XHCN được ban hành vào cuối những năm 60-70 đã khẳng định đây là thời kỳ xây dựng CNXH phát triển, đang thịnh hành cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp và phổ biến quan điểm giáo điều, giản đơn về CNXH. Điều này đã để lại dấu ấn trong nội dung của Hiến pháp 1980 và là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế-xã hội của đất nước. Để đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, đi dần vào thế ổn định và phát triển, Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã đề ra đường lối đổi mới trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, chính sách đối ngoại…, đặc biệt là đổi mới về kinh tế. Nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách về đổi mới chính sách đối ngoại, tháng 12/1988 Quốc hội thông qua nghị quyết sửa đổi Lời nói đầu Hiến pháp 1980, bỏ hết những câu chữ chỉ đích danh từng tên thực dân, từng tên đế quốc…để thực hiện phương châm "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai" với những nước vốn là kẻ thù xâm lược và đã từng gây tội ác đối với nhân dân ta. Tiếp theo, để dân chủ hóa đời sống chính trị, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường vị trí và vai trò của các cơ quan dân cử ở địa phương, ngày 30 tháng 6/1989 tại kỳ họp thứ 5 nhiệm kỳ khóa VIII, Quốc hội đã thông qua nghị quyết sửa đổi 7 điều Hiến pháp 1980 để quy định thêm công dân có quyền tự ứng cử làm đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND; quy định việc thành lập cơ quan thường trực HĐND từ cấp huyện trở lên. Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội ra nghị quyết thành lập Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp để sửa đổi một cách cơ bản, toàn diện Hiến pháp 1980 nhằm đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới. Ngày 15 tháng 4 năm 1992 tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa VIII đã thông qua Hiến pháp mới thay thế Hiến pháp 1980. b. Nội dung Hiến pháp 1992: Hiến pháp 1992 gồm Lời nói đầu, 147 điều chia làm 12 chương. Những nội dung cơ bản của Hiến pháp 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) về chính thể, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, về bộ máy nhà nước sẽ được trình bày ở các chuyên đề cụ thể sau. c. Ý nghĩa của Hiến pháp 1992: [...]... đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội qua 4 bản Hiến pháp với nội dung quy định và các phương thức thể hiện khác nhau, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh lịch sử tương ứng khi xây dựng và ban hành mỗi bản Hiến pháp 1 Xem: Nguyễn Đình Lộc, Hiến pháp Việt Nam, sự kế thừa và phát triển trong Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các Hiến pháp Việt Nam, Nxb Chính trị quốc... cách bộ máy Nhà nước , từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân 6 Một số đặc trưng cơ bản của lịch sử lập hiến Việt Nam Lịch sử lập hiến Việt Nam thể hiện một số đặc trưng cơ bản sau đây: Một là, Tính giai cấp, tính nhân dân và tính dân tộc luôn luôn quyện chặt vào nhau trong các thiết chế, chế định của nền lập hiến phù hợp với tình hình, nhiệm vụ đấu tranh cách... thảo Hiến pháp năm 1959 (sửa đổi) trong Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996 1 Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các Hiến pháp Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998 2 Lê Duẩn, Hiến pháp mới, Hiến pháp của chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980 3 Trường Chinh, Báo cáo về Dự thảo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt. .. Dự thảo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1981 4.Bình luận khoa học Hiến pháp năm 1992, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995 5 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1980), - Hiến pháp của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước trong Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Bình luận - Do Gs Nguyễn Ngọc Minh chủ biên), Tập...- Hiến pháp 1992 là Hiến pháp thể chế hóa đường lối đổi mới do Đảng đề xướng và lãnh đạo, khẳng định quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng và kiên định đi theo con đường XHCN mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn - Hiến pháp 1992 là cơ sở pháp lý cho việc đẩy mạnh đổi mới về kinh tế, đổi mới hệ thống chính trị, thực hiện các quyền tự do dân... nước, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam độc lập, thống nhất và luôn được các bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980 và 1992) thể hiện một cách đặc thù nhưng nhất quán theo phương châm "dĩ bất biến, ứng vạn biến"; Ba là, Bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của công dân theo hướng ngày càng mở rộng trở thành chế định cơ bản lần lượt vươn tới, bao quát tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội theo đà phát... định hướng nhất quán của nhà lập hiến trong việc xác định nguyên tắc "tất cả quyền lực ở trong nước đều thuộc về nhân dân", để từ đó ấn định một bộ máy nhà nước phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và tình hình của từng giai đoạn phát triển, nhưng luôn nhất quán với chủ trương rất đúng đắn đã được định hình ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên là "thực hiện một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân" 1 Năm... xã hội trong phạm vi cả nước trong Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Bình luận - Do Gs Nguyễn Ngọc Minh chủ biên), Tập 1, tr.13-76 6 PTS Luật học (PGS-TS) Thái Vĩnh Thắng, Lịch sử lập hiến Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997 v.v 12 . Pháp ban bố cho Việt Nam một bản Hiến pháp trong đó bảo đảm : quyền của thực dân Pháp vẫn được duy trì, quyền của Hoàng đế Việt Nam cần hạn chế và quyền của "dân An nam& quot; về tự do,. và sáng su t của nhân dân" - Chương I: Chính thể (gồm 3 điều) xác định rõ: nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam. . tranh giữ nước và xây dựng đất nước của nhân dân ta, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng lao động Việt Nam (tức Đảng cộng sản Việt Nam ngày nay) trong sự nghiệp cách mạng ở nước ta. - Hiến pháp

Ngày đăng: 17/05/2015, 15:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan