Giáo trình chăn nuôi bò

23 362 1
Giáo trình chăn nuôi bò

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I: KỸ THUẬT CHĂN NUÔI BÀI 1: BÀI MỞ ĐẦU I. Vò trí và tầm quan trọng của chăn nuôi trâu, bò, dê. Trâu, bò, dê là loài động vật nuôi thân tuộc với người nông dân nước ta từ rất lâu đời đặc biệt là người dân miền núi và trung du. Con Trâu, bò từ xa xưa đã giúp sức cho con người trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Là con vật có vò trí hết sức quan trọng đối với nhà nông. Ngày nay, khi nhu cầu của xã hội ngày càng cao về thực phẩm thì vò trí của chăn nuôi trâu, bò càng trở nên quan trọng hơn. vò trí đó thể hiện ở các mặt như sau: 1. Phát triển chăn nuôi trâu, bò để cung cấp sức kéo cho sản xuất nông lâm nghiệp: Làm đất, chuyên chở 2. Phát triển chăn nuôi trâu, bò để tăng nguồn phân bón phục vụ tăng năng suất cây trồng, cải tạo đất 3. Phát triển chăn nuôi trâu, bò để tăng nguồn thực phẩm góp phần đáp ứng nhu cầu về thực phẩm (Thòt, sữa) cho xã hội. 4. Phát triển chăn nuôi trâu, bò để cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và phục vụ xuất khẩu. II. Thực trạng của nền chăn nuôi trâu, bò, dê hiện nay ở tỉnh ta: Daklak là một tỉnh có nhiều điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi để có thể phát triển chăn nuôi loài gia súc ăn cỏ (trâu, bò, dê, cừu, hưu, nai ) mang lại nguồn lợi kinh tế lớn, góp phần đẩy nhanh tiến độ xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt những loài gia súc này rất thích hợp với điều kiện và tập quán của bà con đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, hiện nay đa số vẫn còn chăn nuôi dựa trên con giống nội năng suất thấp. Phương thức chăn nuôi quảng canh, lạc hậu Vì vậy, đàn trâu bò tỉnh ta phát triển chậm về số lượng, tầm vóc nhỏ, tăng trọng chậm, dòch bệnh xảy ra nhiều Nên hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi những con vật này chưa cao. III. Biện pháp để phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê. Với tầm quan trọng to lớn của gia súc nhai lại với sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Đẩy nhanh tốc độ xóa đói giảm nghèo và từ những hạn chế trên của nghành chặn nuôi gia súc nhai lại của tỉnh nhà. Để có thể phát triển chăn loài gia súc này chúng ta cần chú ý sử dụng những biện pháp sau: 1. Về con giống: - Chọn lọc những con cái tốt để làm nền cho công tác lai tạo giống - Lai tạo giống: Dùng đực giống chuyên dụng đã được chọn lọc cho lai tạo với bò cái đã được chọn lọc để tạo ra thế hệ con lai có nhiều đặc điểm tốt của đời bố, mẹ. - Thực hiện thụ tinh nhân tạo: Hiện nay trên đòa bàn toàn tỉnh đã và đang sử dụng tinh dòch bò đực giống các giống cao sản để lai cải tạo giống bò đòa phương với đội ngũ cán bộ kỹ thuật đông đảo có tay nghề cao sãn sàng phục vụ lai tạo giống bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo. 2. Thức ăn: Mặc dù tỉnh ta có điều kiện thuận lợi về đồng cỏ tự nhiên khá phong phú. Tuy nhiên do đặc điểm thời tiết khí hậu có hai mùa mưa nắng rõ rệt nên thức ăn xanh rất khan hiếm về mùa khô, mặt khác đồng cỏ tự nhiên cũng ngày càng bò thu hẹp nên để tạo nguồn thức ăn đồi dào và ổn đònh ta cần chú ý những biện pháp như sau: - Tận dụng, dự trữ, chế biến phụ phẩm nông nghiệp một cách có hiệu quả để tăng nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc nhai lại. - Chủ động trồng cây thức ăn xanh cho gia súc: Hiện nay trên đòa bàn tỉnh ta đã có rất nhiều giống cỏ trong nước và nhập ngoại có năng suất và chất lượng cao, dễ trồng và phù hợp với khí hậu, đất đai của tỉnh nhà nên bà con có thể áp dụng để chủ động tạo nguồn thức ăn để phát triển chăn nuôi. - Tận dụng phụ phẩm công nghiệp(Ró mật đường, bã mía ) và chế biến thức ăn hỗn hợp làm thức ăn bổ sung cũng là một hướng để tạo nguồn thức ăn chăn nuôi gia súc nhai lại rất hiệu quả 3. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới trong việc thiết kế chuồng trại, cách chăm sóc nuôi dưỡng vào chăn nuôi thâm canh để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. 4. Thú y: Thực hiện việc phòng và điều trò dòch bệnh một cách có hiệu quả để bảo vệ đàn gia súc. BÀI 2: CHUỒNG TRẠI VÀ CÁCH CHĂN NUÔI I. Chuồng trại trong chăn nuôi trâu, bò, dê: 1. Chuồng nuôi trâu, bò. - Nguyên tắc làm chuồng: đòa điểm phải cao ráo, thoáng mát, dễ thoát nước, thuận tiện cho việc chăm sóc và quản lý trâu, bò đồng thời đảm bảo vệ sinh môi trường. - Hướng chuồng: ở tỉnh ta với đặc điểm khí hậu, chế độ gió Nê bà con nên làm chuồng theo hướng Nam hoặc Đông - Nam là tốt nhất. Hướng chuồng này đảm bảo mát mẽ vào mùa nóng và tránh gió lùa vào mùa lạnh, giúp hạn chế ảnh hưởng của thời tiết đến sức khỏe của vật nuôi. - Yêu cầu kỹ thuật khi xây dựng chuồng trại: Mái chuồng: Có độ cao vừa phải để tránh mưa tạt, gió lùa, đảm bảo độ dốc để thoát nước, phủ kín toàn bộ diện tích chuồng kể cả tường bao quanh. Nền chuồng: Nên được xây dựng bằng bê tông hoặc lát gạch, có độ đốc vừa phải để dễ thoát phân, nước tiểu nhưng không được quá dốc, quá trơn có thể gây trượt ngã cho trâu, bò Máng ăn, máng uống: Đối với cách nuôi nhốt thì khi xây dựng chuồng trại nhất thiết phải có máng ăn để bổ sung thức ăn xanh, thức ăn tinh. Máng uống thường xuyen có nước sạch cho trâu, bò uống. Hố phân: Nên xây phía sau chuồng, xây chìm và có mái che để đảm bảo vệ sinh phòng bệnh đồng thời tận dụng được nguồn phân để sử dụng cho cây trồng. - Diện tích chuồng nuôi: tùy theo số lượng trâu, bò nhưng phải đảm bảo trung bình 3 - 4m 2 / con. - Sân chơi: Chuồng trại nuôi trâu, bò nên thiết kế sân chơi liền với chuồng nuôi. Trong sân chơi nên bố trí một vài cây che bóng để tạo bóng mát cho trâu, bò. Diện tích sân chơi cần rộng gấp 3 lần diện tích chuồng. 2. Chuồng nuôi Dê. - Nguyên tắc làm chuồng: Tương tự như chuồng nuôi trâu, bò là phải đảm bảo tạo nên tiểu khí hậu thích hợp cho vật nuôi đồng thời đảm bảo vệ sinh môi trường. - Yêu cầu kỹ thuật: Tương tự như chuồng nuôi trâu, bò. Ngoài ra do đặc tính sinh học của loài dê là thích sống ở môi trường cao ráo, sạch sẽ nên chuòng nuôi Dê cần thiết kế kiểu nhà sàn cách mặt đất khoảng 0,5 - 01 m. Sàn có thể làm bằng gỗ thưa vừa phải để phân dê lọc xuống dưới sàn. dưới sàn cần có độ dốc, bằng phẳng để dễ quét dọn, vệ sinh. - Hố phân: Nên xây phía sau chuồng, xây chìm và có mái che để đảm bảo vệ sinh phòng bệnh đồng thời tận dụng được nguồn phân để sử dụng cho cây trồng rất tốt. - Diện tích chuồng: Trung bình: 1 - 1,2 m 2 / con. - Sân chơi: Chuồng trại nuôi Dê nên thiết kế sân chơi liền với chuồng nuôi. Diện tích sân chơi cần rộng gấp 3 lần diện tích chuồng. II. Cách chăn nuôi: Tùy theo điều kiện từng nơi về đồng cỏ chăn thả mà ta có thể sử dụng các cách chăn nuôi như sau: 1. Chăn thả: ở những vùng có đồng cỏ tự nhiên nhiều ta có thể chăn thả ngoài bãi chăn từ 8 - 10 giờ/ ngày để con vật có điều kiện vận động dưới nắng ấm và tận dụng được một phần thức ăn tự nhiên. Tuy nhiên, cần chú ý khi thời tiết mưa rét cần chăn thả muộn và cho về sớm hơn. Khi thời tiết nắng nóng thì không nên chăn thả cả ngày ngoài đồng để tránh cho con vật không bò cảm lạnh, cảm nóng. 2. Nuôi nhốt(Bán chăn thả) ở những vùng đồng cỏ tự nhiên không nhiều bà con có thể áp dụng phương pháp chăn nuôi tham canh bán chăn thả cũng rất có hiệu quả, cách nuôi này thực hiện khi: - Đồng cỏ chăn thả hạn hẹp. - Thiếu lao động. - Chủ động thức ăn thô, xanh. - Cung cấp thức ăn tinh. - Thức hiện trong chăn nuôi thâm canh, khi cần nuôi vỗ béo BÀI 3: CHỌN GIỐNG TRÂU, BÒ, DÊ. I. Giới thiệu một số giống Trâu, bò, dê. 1. Giống trâu: Trâu Việt Nam thuộc nhóm trâu đầm lầy, do ít được chú ý chọn lọc cải tiến về mặt công tác giống nên giống trâu không nhiều. Căn cứ vào tầm vóc, khối lượng cơ thể người ta chia ra làm hai nhóm trâu: trâu ngố và trâu gié. - Trâu ngố (còn gọi là trâu Tuyên Quang) con đực: 500 - 600 kg; con cái: 370 - 400 kg/ con. - Trâu gié (còn gọi là trâu đồng bằng) con đực: 350 - 400 kg; con cái: 300 - 350 kg/ con. * Đặc điểm chung: Toàn thân màu đen là chủ yếu, sừng dài cong hình bán nguyệt. Đa số có vệt trắng ngang dưới cổ và dưới ngực. Khả năng sinh sản ba năm hai lứa. 2. Giống bò: a. Bò vàng Việt Nam: * Đặc điểm ngoại hình: Bò vàng Việt Nam có tầm vóc nhỏ, phát dục cân xứng. Màu sắc không đồng nhất. Đa số có màu lông vàng, ngoài ra còn có một số màu vàng nhạt, màu đen hoặc laong lỗ. Đầu con cái thanh, con đực thô, sừng búp măng mập, ngắn, trán phẳng, đỉnh trán hơi dô lên, mắt lồi, mồm rộng, tai to đưa ngang, mạch máu và gân mặt nổi rõ, cổ bò cái thanh, cổ bò đực to, dày. Vây bò đực có u cao bò cái có u chỉ nhô lên một chút, lưng hông thẳng, bắp thòt nở nang. Ngực tương đối sâu, bụng to tròn không xệ. Bốn chân thanh nhưng cứng cáp. Da mỏng lông mòn. Xương nhỏ kết cấu cơ thể chặt chẽ, bầu vú tương đối phát triển. * Khả năng sản xuất: - Trọng lượng sơ sinh: 13 - 16 kg. - Trọng lượng trưởng thành: Con đực: 300 - 350 kg; Con cái: 180 - 220 kg - Tuổi phối giống lần đầu: 18 - 24 tháng tuổi. Nuôi tốt 1 năm để 1 lứa. - Bò vàng Việt Nam có khả năng cày kéo dẻo dai. - Bò cái có thể chọn để nuôi sinh sản làm nền để lai tạo với giống bò thòt để tạo ra con lai có tầm vóc và khả năng tăng trọng cao. - Bò đực dùng để cày kéo và nuôi thòt. b. Bò Sind: Bò Red sindhi là một giống bò ngoại được nhập vào nước ta từ những năm 1920 qua quá trình nuôi dưỡng giống bò này tỏ ra thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi nước ta. Là giống bò có khả năng cày kéo, cho thòt, cho sữa thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở nước ta. * Đặc điểm ngoại hình: Lông ngắn, mềm, màu đỏ sẫm, một số màu vàng, con đực màu lông đậm hơn con cái, ở vùng cổ và đùi trước khi càng lớn càng chuyển thành màu đen. Trán rộng và gồ, tai to cụp xuống, u cao, yếm, rốn rất phát triển, mông nở, đuôi dài, bốn chân chắc khoẻ. Thân mình hơi ngắn, mông dốc. Con đực có dòch hoàn, dương vật phát triển, con cái âm hộ có nhiều nếp nhăn, bầu vú phát triển đều đặn, núm vú thẳng. * Khả năng sản xuất: - Trọng lượng trưởng thành: Con đực: 450 kg; Con cái: 340 kg - Sản lượng sữa: 1500 kg/chu kỳ 270 ngày. - Tỷ lệ mỡ sữa: 5% - Bò Sind có khả năng cày kéo tốt, cho thòt nhiều và thơm ngon. - Bò đực giống dùng để cải tạo đàn bò vàng nước ta bằng thụ tinh trực tiếp hoặc khai thác tinh dòch sử dụng trong công tác thụ tinh nhân tạo. 3. Giống Dê: a. Các giống dê phổ biến trên thế giới: Có rất nhiều giống như: Dê Saanen, Dê Togenburg, Dê Alpine, Dê Barbari b. các giống dê Việt Nam: - Dê đòa phương: Thường gọi là dê cỏ, được nuôi phổ biến ở nhiều vùng. Màu lông không đồng nhất: loang vá, song cũng thường có một số màu chính: Den, vàng tro, vàng, cánh gián. Một số con ở vùng mặt có hai sọc đen hoặc nâu. Dọc lưng từ đầu đến khấu đuôi có một dải lông đen, bốn chân có đốm đen. Con đực thô và tầm vóc to, đầu nhỏ, trán rộng, mũi thẳng, mắt sáng, tai nhỏ hướng về phía trước, vận động rất linh hoạt. Dê đực và dê cái đều có râu và sừng, sừng dài vừa phải chếch về phía sau. Nhiều con đực có lông bờm ở gáy và bốn chân. Dê đòa phương có tầm vóc nhỏ. Trọng lượng Sơ sinh: 1,6 - 1,8 Kg/ con Trọng lượng trưởng thành: Con đực nặng 40 - 45 Kg/ con, cao 57 - 59 cm. Con cái nặng 26 - 28 Kg/ con, cao 51 - 53 cm. Tỷ lệ thòt xẻ: 40 - 42%. Khả năng sinh sản: Dê cỏ thường đẻ 2 năm 3 lứa. Số con/ lứa: 01 con/ lứa là 70%, 02 con/ lứa là 25%, 03 con/ lứa là 05%. Năng suất sữa thấp thường chỉ đủ nuôi 01 con. Những con đẻ 2 - 3 con/ lứa thì dê con thường còi cọc, chậm lớn và tỷ lệ chết cao. Tuổi dể lứa đầu: Khoảng 12 - 15 tháng tuổi. - Dê Bách thảo: Nguồn gốc từ ấn độ, màu lông tương đối đồng nhất: 60% đen; 40% đen đốm trắng hoặc trắng đốm đen, các màu khác ít thấy. Lông mượt sáng, một số cốnc 2 dải lông trắng ở má và bốn chân, nhưng không có vệt lông trắng ở trên lưng. Biểu hiện đặc trưng nhất là sống mũi dô, miệng rộng và thô. Phần lớn con đực và con cái không có râu cằm, tai to cụp xuống, ít cử động, nhiều con có hai mấu thòt ở cổ gọi là hoa tai. Đầu thô dài, phần lớndê không có sừng, một số ít có sừng nhở chếch sang hai bên và chỉa về phía sau. Dê có tầm vóc to lớn: Trọng lượng Sơ sinh: 02 - 2,5 Kg/ con Trọng lượng trưởng thành: Con đực nặng 46 - 53 Kg/ con, cao 60 - 64 cm. Con cái nặng 36 - 40 Kg/ con, cao 55 - 58 cm. Tỷ lệ thòt xẻ: 45 - 47%. Khả năng sinh sản: Dê bách thảo có khả năng sinh sản tốt tỷ lệ đẻ 2 con/ lứa cao, nhiều trường hợp đẻ 3con/ lứa. Khả năng tiết sữa cao. Hiện tượng vô sinh ít gặp. Tuổi dể lứa đầu: Khoảng 10 - 12 tháng tuổi. II. Chọn giống theo hướng sản xuất. 1. Trâu, bò cày kéo: Chọn những con có thân hình dài đòn, trước cao sau thấp, lưng thẳng da dày, lông cứng, mông chúc, bốn chân đều chắc chắn, móng tròn như bát úp, kẻ móng hẹp, đi đứng ngay thẳng. Chọn những con có đầu to, mặt gân, tai to mắt tròn, mũi to đen ướt, mồm rộng sừng cong đều, tính nết hiền lành, nhanh nhẹn. 2. Trâu, bò, dê thòt: Những chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá con giống tốt hay xấu khi chọn giống nuôi thòt là kích thước, khối lượng, tầm vóc, ngoại hình. Những con giống có ngoại hình có hình hộp chữ nhật trong đó chiều dài gấp đôi chiều rộng là những con có khả năng tăng trọng cao, tỷ lệ thòt nhiều. Đặc điểm chung: Toàn thân chắc mập, có chiều dài, rộng và sâu ngực phát triển. Bốn chân thấp, vững chắc, bộ xương kết cấu không thô. đầu thanh, chân ngắn cơ bắp phát triển. 3. Trâu, bò dê sinh sản: a. Đực giống: Đực giống có ý nghóa hết sức quan trọng trong sự phát triển của cả đàn sau này, phạm vi ảnh hưởng của đực giống rất rộng và lâu dài. Khẳng đònh điều này nhân dân ta đã có câu: “Tốt đực thì tốt đàn, tốt nái thì tốt ổ”. Thật vậy, một đực giống nếu sử dụng phối trực tiếp hàng năng có thể phối giống cho 30 - 40 con cái hàng năm để ra 30 - 40 con, nếu sử dụng trong thụ tinh nhân tạo thì có thể dùng phối giống cho hàng nghìn con nên phạm vi ảnh hưởng của đực giống là rất lớn. Vì vậy, trong chăn nuôi nếu chọn được con đực giống tốt thì đặc điểm tốt đó được nhân rộng cho cả đàn con, cháu sau này. Đực giống cần đảm bảo một số tiêu chuẩn sau: - Về giống: Hiện nay cần chọn được con lai vớ các giông ngoại cao sản, tỷ lệ máu lai càng nhiều càng tốt. - Về ngoại hình: Phải có những đặc điểm đặc trưng của giống, thân thể khỏe mạnh, có năng lực phối giống đạt tỷ lệ thụ thai cao. Đầu to, bắp thòt nở nang, rắn chắc, nhất là bốn chân phải thật chắc chắn. Bụng gọn không béo phệ. Tinh hoàn phát triển cân đối, không lệch, không ẩn hoặc mắc bệnh. b. Nái sinh sản: Khi chọn nái sinh sản cần chú ý các đặc điểm sau: - Về ngoại hình: Chọn những con đầu dài, thanh, cổ nhỏ hẹp, bụng sâu, da mỏng, xương nhỏ, bắp thòt nở nang, 2/3 phía sau phát triển tốt. - Sự phát triển của cơ quan sinh dục: Chú ý sự phát triển của cơ quan sinh dục như âm hộ, bầu vú phải phát triển, bầu vú to, núm vú đều, khoảng cách giữa các núm vú rộng. - Sức khỏe: Sức khỏe và thể lực là tính trạng hết sức quan trọng, bởi vì nó bảo đảm sức sống và sưc đề kháng lâu dài. Theo kinh nghiệm những con nào có đầu quá dài, trụi lông tai, xương nhỏ, lồng ngực hẹp thì không khỏe, hay mắc bệnh, khó nuôi. III. Cách xác đònh khối lượng trâu, bò. Để xác đònh khối lượng sống của vật nuôi tốt nhất là dùng cân để xác đònh tuy nhiên đối với trâu bò trưởng thành thì đòi hỏi phải có cân chuyên dùng, hệ thống giá cố đònh phức tạp nên trong chăn nuôi gia đình rất khó áp dụng. để xác đònh khối lượng cho trâu, bò ta sử dụng cách như sau: 1. Các chiều đo để xác đònh khối lượng a. Phương pháp đo: - Dùng thước dây đo hai chiều Vòng ngực (VN) và dài thân chéo (DTC) - Trước khi đo để con vật đứng yên ở tư thế tự nhiên, thường đo vào buổi sáng lúc chưa ăn, đo ba lần rồi lấy kết quả trung bình. b. Tiến hành: - Đo vòng ngực (VN): Dùng thước dây đo một vòng quanh ngực, áp sát vào da ở vò trí sát phía sau xương bả vai, cánh tay. - Đo dài thân chéo (DTC): Dùng thước dây kéo thẳng từ phía trước xương bả vai cánh tay đến phía sau u xương ngồi. 2. Công thức tính khối lượng: a. Đối với trâu: P (Kg) = VN 2 x DTC x 88,4. b. Đối với bò: P (Kg) = VN 2 x DTC x 90. * Lưu ý: công thức tính này đạt độ chính xác càng cao đối với trâu, bò càng lớn. độ chính xác chỉ là tương đối vì còn phụ thuộc vào con mập, con gầy IV. Cách xác đònh tuổi trâu, bò, dê bằng phương pháp xem răng. 1. Xác đònh tuổi trâu, bò: Căn cứ vào quy luật mọc, thay và mòn răng ở răng cửa hàm dưới ta có thể xác đònh tương đối chính xác tuổi của trâu, bò. Quy luật mọc, thay và mòn răng ở trâu, bò như sau: - Sơ sinh: từ 1 - 3 đôi răng sữa cửa đã mọc. - 15 ngày: 8 răng cửa đã mọc đủ - 3 - 4 tháng: răng đã mọc đều. - 1 năm tuổi: đôi răng giữa bắt đầu mòn - 2 năm tuổi: đôi răng giữa đã thay bằng đôi răng vónh cửu - 3 năm tuổi: Thay 4 răng - 4 năm tuổi: Thay 6 răng - 5 năm tuổi: Thay 8 răng - 6 năm tuổi: Bờ mặt của 8 răng mòn hình vẹt dài. - 7 năm tuổi: Đôi răng giữa mòn hình đa giác - 8 năm tuổi: Đôi răng giữa mòn hình vuông, đôi áp giữa mòn hình đa giác. - 9 năm tuổi: Đôi răng giữa và áp giữa tiếp tục mòn, đôi răng áp góc mòn hình đa giác. - 10 năm tuổi: Đôi răng giữa xuất hiện sỉ tinh tròn. 2. Xác đònh tuổi dê: - 18 tháng tuổi thay 2 răng. - 24 tháng tuổi thay 4 răng. - 36 tháng tuổi thay 8 răng. BÀI 4: DINH DƯỢNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI TRÂU, BÒ, DÊ. I. Đặc điểm tiêu hóa thức ăn: 1. Sự luân chuyển tiêu hóa thức ăn ở gia súc nhai lại: ở miệng, thức ăn được nhai một ít rồi nuốt vào dạ cỏ. ở đây nhờ sự co bóp, nhào trộn, phần thức ăn nhuyễn được di chuyển sang dạ tổ ong, số lớn còn lại được dự trử và ợ lên miệng để nhai lại. Sau khi nhai lại thức ăn nhuyễn nhỏ được nuốt lại vào dạ tổ ong, ở đây có sự tác động cơ giới và hóa học rồi chuyển sang dạ lá sách. ở dạ lá sách thức ăn đã nhỏ hơn được ép lại thành bánh. Dạ lá sách có cấu tạo đóng, mở: khi mở là để tiếp nhận thức ăn ở dạ tổ ong đi vào, khi đóng khép lại láep, đẩy thức ăn nửa lỏng xuống dạ múi khế. Phần bã thức ăn còn lại sẽ cùng với thức ăn mới vào tiếp tục ép vắt lần hai. Tiến trình tiêu hóa thức ăn cứ tiếp diễn, thức ăn được làm nhuyễn đưa vào dạ múi khế tiếp tục được làm mềm nát và tiếp tục được tiêu hóa hóa học dưới tác dụng của các dòch vò như ở động vật có dạ dày đơn. 2. Sự nhai lại: Nhai lại ở trâu, bò, dê là hoạt động sinh lý tiêu hóa bình thường của gia súc nhai lại. Thức ăn ở dạ cỏ được vo viên và ợ lên miệng để nhai lại. Nhai lại làm nhuyễn thức ăn, thu nhỏ kích thước và để thời gian lưu lại của thức ăn ở dạ cỏ nhanh hơn, con vật có thể ăn được lượng thức ăn nhiều hơn. Nhai lại ở trâu, bò, dê là một hoạt động sinh lý. Trường hợp ngừng nhai lại là dấu hiệu của bệnh tật. 3. Sự ợ hơi: ợ hơi ở gia súc nhai lại là để thoát nhanh một số khí Carbonic (CO 2 ) và khí Metan (CH 4 ) do quá trình lên men vi sinh vật trong dạ cỏ. Mỗi giờ con vật ợ hơi từ 17 - 20 lần. Nếu vì một nguyên nhân nào đó làm quá trình ợ hơi của loài nhai lại bò ngưng trệ thì con vật dễ dàng bò chướng hơi dạ cỏ. 4. Tiêu hóa thức ăn ở dạ cỏ: ở dạ cỏ nhờ có hệ vi sinh vật hữu ích mật độ cao lên men nên sự chuyển hóa thức ăn xảy ra rất mạnh. Như vậy dạ cỏ loài nhai lại vừa là nơi dự trử thức ăn vừa lên men thức ăn, tổng hợp, hấp thu các chất dinh dưỡng. Chất xơ (Xenlulose) và các chất khác của thức ăn được phân giả nhờ các men của Vi sinh vật trong dạ cỏ tiết ra. Trâu, bò, dê có khả năng tiêu hóa tới 55 - 65% thức ăn nhiều xơ, thô xanh. Vi sinh vật dạ cỏ có thể chia làm 4 nhóm theo tác dụng của chúng là lên men các chất dinh dưỡng như sau: - Nhóm phân giải chất xơ (Xenlulose) - Nhóm phân giải chất bột đường(Tinh bột, polisaccaris) - Nhóm phân giải chất Protein và Urea. - Nhóm phân giải các sản phẩm trung gian của quá trình phân giải chất xơ và chất bột đường. Mỗi nhóm Vi sinh vật có nhu cầu sinh trưởngphù hợp như: pH; Vitamin, khoáng khác nhau và sử dụngcác chất dinh dưỡng cũng khác nhau trong quá trình lên men. Vì vậy khi ta cung cấp khẩu phần ăn một cách hợp lý tạo điều kiện cho Vi sinh vật dạ cỏ phát triển thì cũng có lợi cho gia súc. II. Các loại thức ăn thô xanh: Trâu, bò, dê là loài gia súc nhai lại và thức ăn của chúng chủ yếu là thức ăn thô xanh, nhiều xơ. Thức ăn thô xanh để phát triển chăn nuôi bao gồm: 1. Đồng cỏ tự nhiên: Đây là nguồn cung cấp thức ăn quan trọng trong chăn nuôi. Tuy nhiên, đồng cỏ tự nhiên đang ngày càng bò thu hẹp do việc phát triển nông lâm nghiệp. 2. Đồng cỏ nhân tạo: Là đồng cỏ được trồng kết hợp nhiều loại cỏ khác nhau nhằm đảm bảo sản lượng cỏ trong năm, cân bằng các chất dinh dưỡng và tăng độ phì của đất. Hiện nay, việc phát triển đồng cỏ nhân tạo để tạo nguồn thức ăn phát triển chăn nuôi gia súc nhai lại là một giải pháp quan trọng để phát triển. 3. Phụ phẩm nông nghiệp: - Rơm, rạ: Đây là nguồn thức ăn phong phú, nơi nào cũng có. Rơm, rạ sau khi gặt tiến hành phơi khô sau đó đem đánh đống dự trử làm thức ăn cho mù khan hiếm rất tốt. - Ngọn mía, lá mía, bã mía: Hiện nay công nghiệp mía đường đang phát triển ở nhiều vùng nên diện tích trồng mía đang tăng nhanh, hơn nữa mía lại thu hoạch vào mùa khô nrên đây là một nguồn thức ăn cung cấp cho gia súc trong mùa khô hết sức quan trọng (01 Ha mía có thể cung cấp 20 tấn ngọn, lá, bã). III. Thức ăn bổ sung: 1. Thức ăn củ quả: Bao gồm: Khoai lang, sắn, bí đỏ, đu đủ Là loại thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao, bổ sung cho trâu, bò, dê thấy hiệu quả rõ rệt nhất là đối với bò sữa. Khi cho ăn cần lưu ý loại bỏ những củ quả thối mốc, rửa sạch đất cát. Riêng củ sắn cần cắt lát phơi khô hoặc ngâm nước nhiều lần để loại bỏ bớt chất độc. 2. Thức ăn tinh: Bao gồm các loại: Thóc, ngô, cám, các hạt họ đậu, khô dầu, bột cá Đây là những loại thức ăn có giá trò dinh dưỡng rất cao, chúng cung cấp cho cơ thể các chất bột đường, chất đạm. Thức ăn tinh rất có ý nghóa trong nuôi thâm canh, vỗ béo. 3. Thức ăn khoáng: Trong các loại thức ăn tự nhiên thường không cung cấp đủ nhu cầu về chất khoáng cho sự phát triển của cơ thể. Vì vậy, trong chăn nuôi đặc biệt là khi sử dụng các giống cao sản, ta cần chú ý cung cấp thêm chất khoáng như: Bột sò, bột xương, Premix khoáng IV. Một số phương pháp chế biến thức ăn. 1. Phương pháp chế biến rơm ủ U - Rê. a. Chuẩn bò hố ủ: Hố ủ có thể đào đất hình hộp chử nhật rồi lót bạt hặo xây bể xi măng nửa chìm nửa nổi, chọn vò trí cao ráo, thoát nước, gần chuông nuôi. Kích thước hố ủ tùy thuộc vào khối lượng nguyên liệu đem ủ và số lượng gia súc. b. Chuẩn bò dụng cụ, nguyên liệu: - Dụng cụ: dụng cụ đào hố ủ (nếu cần), thùng tưới có doa, cân. - Nguyên liệu: Rơm khô loại tốt, Urê, nước sạch. c. Cách thức tiến hành: Cân 10 kg rơm rãi đều xuống mặt hố ủ thành một lớp dày khoảng 20 cm. Dùng thùng tưới múc 20 lí nước sạch pha với 400gam Urê rồi quậy cho tan đều, sau đó đem tưới đề lên mặt rơm, rồi dùng chân nén chặt. Tiếp tục lặp lại từ đầu cho đến khi đầy hố ủ, cuối cùng dùngbạt ni - lon phủ kín mặt hố ủ. d. Sử dụng: Sau khi ủ khoảng 1 tuần thì có thể đem cho trâu, bò ăn. Rơm ủ có chất lượng tốt thì có màu vằng tươi, mùi thơm, trâu, bò rất thích ăn. Có thể cho ăn từ 3 - 5 kg/ con /ngày. Chú ý: khi mới bắt đầu bổ sung rơm ủ urê cho trâu bò cần bổ sung từ từ. 2. Phương pháp sản xuất tảng Urê - Ró mật: a. Chuẩn bò khuôn đúc: Khuôn đúc tảng Urê - Ró mật có thể làm bằng gỗ hoặc bằng sắt có kích thước loại 5 kg như sau: Dài: 20 cm. Rộng: 20 cm. Cao: 17 cm. b. Chuẩn bò dụng cụ, nguyên liệu: - Dụng cụ: Cuốc, xẻng, xô, chậu - Nguyên liệu: chuẩn bò theo tỷ lệ pha trộn theo các công thức sau: T T Tên nguyên liệu Tỷ lệ % Công thức I Công thức II Công thức III 1 Rỉ mật đường (30% VCK) 40 39 29 2 U - rê 46% Nitơ 10 10 10 3 Muối ăn 5 5 5 4 Cám gạo 2 35 37 46 5 Premix khoáng vitamin 1 1 1 6 Vôi bột 4 3 7 7 Xi măng 5 5 2 Tổng cộng 100 100 100 c. Cách thức tiến hành: - Bước 1: Urê, muối trộn vào Rỉ mật khuấy kỹ cho tan đều. - Bước 2: Các thành phần còn lại trộn cho thật đều. - Bước 3: Đổ bán thành phẩm của bước 1 vào bước 2 khuấy đảo nhanh tay, liên tục cho đến khi được một hỗn hợp dẽo, mòn có nhiệt độ 30 - 35 0 c là được. Thời gian trộn khoảng 15 - 20 phút. - Bước 4: ép khuôn: Tùy theo kích thước khuôn đẫ chọn, cho hốn hợp vào khuôn, ép mạnh từ trên xuống, tạo sự liên kết đều, không xốp là được. - Bước 5: Tháo khuôn và để tảng liếm khô tự nhiên. d. Bảo quản, sử dụng: - Bảo quản: Có thể dùng giấy báo, giấy bao xi măng bao bọc rồi đem bảo quản ở kho khô thoáng, mát. Bảo quản tốt có thể được 1 năm. - Sử dụng: Cho tảng liếm vào máng cho gia súc tự liếm, có thể bổ sung 0,5 - 1 kg/con / ngày. Chú ý không được đập vụn hoặc pha nước cho uống. BÀI 5: NUÔI TRÂU, BÒ, DÊ SINH SẢN. I. Đặc điểm sinh lý sinh sản. 1. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản: TT Chỉ tiêu sinh lý sinh sản Số trung bình ở các loài gia súc Trâu Bò Dê 1 Chu kỳ động dục 28 ngày 21 ngày 21 ngày 2 Thời gian động dục 4 ngày 18 - 36 giờ 2 ngày 3 Thời gian mang thai 330 ngày 280 ngày 150 ngày 2. Biểu hiện động dục: được chia làm 3 giai đoạn - Giai đoạn bắt đầu động dục: Từ khi trâu, bò cái có biểu hiện động dục đến khi chòu đực thường khoảng 6 - 10 giờ. Con vật thường hay băn khăn, ngơ ngác, thỉnh thưởng kêu lên một tiếng, ít gặm cỏ đuổi theo con khác để nhảy lên lưng nhưng không cho con khác nhảy lên. Âm hộ hơi sưng, niêm mạc âmm hộ, âm đạo màu hồng nhạt. Dòch nhờn từ âm đạo tiết ra trong, lỏng và ít, càng về sau dòch nhờn càng tiết nhiều, đặc và đụ dần. - Giai đoạn giữa động dục: Con vật biểu hiện hưng phấn cao độ, liên tục nhảy lên con khác hoặc đứng yên cho con khác nhảy lên. Âm hộ sưng to, bóng loáng, mất nếp nhăn. Niêm mạc âm hộ, âm đạo màu đỏ hồng. Dòch nhờn tiết ra nhiều, đặc và dẽo. Giai đoạn này kéo dài từ 7 - 12 giờ. Con vật có thể bỏ ăn, ngừng tiết sữa. Cho phối giống vào cuối giai đoạn này thường đạt tỷ lệ thụ thai cao nhất. - Giai đoạn cuối động dục: Con vật trở nên yên tónh trở lại, không nhảy lên con khác và cũng không cho con khác nhảy lên. Âm hộ bớt sưng, dòch nhờn tiết ra ít, đặc và không dẽo. Nói chung các biểu hiện động dục ở trên giảm dần rồi kết thúc. Người chăn nuôi cần theo dõi chính xác chu kỳ động dục ở trâu, bò, dê để cho phối giống (Cho đực nhảy trực tiếp hoặc thụ tinh nhân tạo) vào thời điểm thích hợp để đạt tỷ lệ thụ thai cao nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi trâu, bò II. Kỹ Thuật chăm sóc nuôi dưỡng 1. Giai đoạn mang thai: a. Chăm sóc: Giai đoạn mang thai cần chú ý chăm sóc như: - Không rượt đổi, đánh đập. - đối với trâu, bò cày kéo cho nghỉ làm việc trước khi đẻ 1 tháng. Trong thời kỳ mang thai chỉ cho làm việc nhẹ. - Cung cấp đủ thức ăn sạch, không dùng thức ăn ôi mốc, lẫn thuốc trừ sâu - Trước khi đẻ 5 - 10 ngày cần chuận bò chuồng đẻ như: Tiêu độc, dọn sạch phân, có rơm cỏ khô độn chuồng. Chuồng trại phải đảm bảo ấm về mùa đông, mát về mùa hè. b. Nuôi dưỡng: Khi cho ăn cần chú ý đến sự phát triển của thai. thời kỳ cuối nên giảm lượng thức ăn có dung tích lớn (rơm, cỏ) tăng lượng thức ăn có dung tích nhỏ nhưng có giá trò dinh dưỡng cao (Thức ăn tinh). Cần chú ý tăng cường vận động một cách thích hợp. Thức ăn cần chú ý nhất là 2 - 3 tháng trước khi đẻ, cần thiết phải bổ sung thức ăn tinh, thức ăn khoáng. 2. Giai đoạn trước và sau khi đẻ: a. Biểu hiện sắp đẻ: - Trước khi đẻ khoảng 15 ngày: Tónh mạch vú nổi rất rõ, âm hộ xệ xuống, dáng đi nặng nề chậm chạp. - Trước khi đẻ khoảng 01 tuần: Có hiện tượng sụt mông do cơ hai bên xương chậu giản ra, phần bụng và phần khum phân biệt rõ. - Trước khi đẻ khoảng 01 ngày: bầu vú căng to, đã có sữa non. - Trước khi đẻ từ 1 - 2 giờ: Con vật biểu hiện bồn chồn, đứng nằm không yên, hay ngoái cổ về phía sau, đuôi cong lên, đái, ỉa từng ít một. Dòch nhờn tiết ra như nhựa chuối, nhiều, biểu hiện rặn đẻ. b. Kỹ thuật đỡ đẻ: Để tạo điều kiện thuận lợi cho con mẹ đẻ tốt, an toàn, con sinh ra khỏe mạnh ta phải chú ý đỡ đẻ, chăm sóc trước, trong và sau khi đẻ một cách thật tốt. - Đối với con mẹ: Sau khi con mẹ đẻ xong ta cho uống nước ấm pha muối, ăn cháo loãng. dùng dung dòch thuốc tím 0,1% rửa sạch âm hộ, bầu vú và toàn bộ phần sau cơ thể, theo dõi để lấy nhau thai, nếu sau khi đẻ 10 giờ mà nhau chưa ra là hiện tượng bệnh lý cần được can thiệp bằng các biện pháp thú y. Thường xuyên theo dõi để kòp thời phát hiện những bệnh sản khoa như: sát nhau, sốt sữa, viêm tử cung - Đối với con non: Sau khi con non được đẻ ra ta dùng giẻ khô lau sạch nhớt dãi ở miệng, mũi. Nếu nhớt dãi có nhiều trong miệng, mũi ta phải móc sạch để giúp con vật thở đều. Tiếp tục lau khô toàn thân, đặt vào ổ rơm và sưởi ấm nếu trời lạnh. Thắt và cắt rốn cách bụng 5 - 7cm, sau đó cho bú sữ đầu càng sớm càng tốt. BÀI 6: NUÔI TRÂU, BÒ, DÊ THỊT. [...]... trong chăn nuôi trâu, bò dê (Thời lượng: 07 giờ) I Mục tiêu: - Vận dụng được những kiến thức lý thuyết về xây dựng chuồng trại trong chăn nuôi trâu, bò, dê vào thực tiển, phù hợp với điều kiện của chính gia đình mình II Nội dung: - Nhắc lại lý thuyết về nguyên tắc xây dựng chuồng trại chăn nuôi trâu, bò, dê - Vận dụng những nguyên tắc đó vào thực tiễn xây dựng chuồng trại - Tham quan mô hình chuồng nuôi. .. khoa đúng quy trình - Học viên nắm được cách thụt rửa tử cung, bơm thuốc vào tử cung II Nội dung: 1 Xác đònh bệnh 2 Chuẩn bò Giá cố đònh (Đối với trâu, bò) 3 Thực hành điều trò bệnh Bài 11 : Chiếu Video về kỹ thuật chăn nuôi và phòng trò bệnh ở trâu, bò, dê (Thời lượng: 07 giờ) I Mục tiêu: - Hệ thống lại những kiến thức đặc biệt quan trọng trong chương trình kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò, dê - Giúp... béo cho trâu, bò, dê của chính gia đình mình để mang lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi II Nội dung: Nhắc lại cách phối hợp thức ăn, công thức pha trộn thức ăn tinh trong vỗ béo, tầm quan trong của thức ăn tinh đối với nuôi vỗ béo, nguyên tắc thực hiện vỗ béo 1 Chọn bò vỗ béo 2 Chuẩn bò chuồng trại, dụng cụ vỗ béo 3 Thực hành phối hợp thức ăn tinh cho vỗ béo Bài 5: Điều trò bò hoặc dê bò bệnh LMLM... chuồng nuôi trâu, bò, dê - Nhận xét ưu, khuyết điểm III Tổ chức thực hiện: - Phân lớp ra thành 2 - 3 nhóm - Giao nhiệm vụ - Thảo luận nhóm để tìm ra ưu, nhược điểm của các mô hình - Tổng hợp, nhận xét Bài 2: Chọn bò, dê sinh sản (Thời lượng: 14 giờ) I Mục tiêu: - Vận dụng được những kiến thức lý thuyết về chọn giống trong chăn nuôi trâu, bò, dê vào thực tiển, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của đòa phương... để tạo nguồn thức ăn cho chăn nuôi trâu, bò, dê phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của đòa phương II Nội dung: - Nhắc lại phần dinh dưỡng và thức ăn, tầm quan trọng của thức ăn thô xanh trong chăn nuôi gia súc nhai lại 1 Quan sát một số giống cỏ trồng tại mô hình (Nếu có) 2 Đánh giá chất lượng cỏ trồng(thích hợp với các loại gia súc) 3 Thực hành trồng cỏ Bài 4 : Vỗ béo bò (Thời lượng: 14 giờ) I... 40 47 60 Hàng ngày chăn thả từ 8 - 10 giờ ngoài đồng cỏ để thu nhận được nhiều cỏ tươi và vận động dưới ánh nắng 3 Thời kỳ vỗ béo: Nuôi vỗ béo là hình thức nuôi thâm canh, được áp dụng trong một thời điểm ngắn trước thời gain mổ thòt, nhằm đạt mức tăng trọng cao, tích lũy mỡ nhanh, giảm chi phí sản xuất đồng thời cải thiện chất lượng thòt và tăng hiệu quả trong chăn nuôi a Khẩu phần nuôi vỗ béo: KL cơ... tiển, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của đòa phương II Nội dung: - Các giống trâu, bò, dê được nuôi phổ biến, ưu, nhược điểm của các giống đó - Vận dụng những kiến thức đã học về chọn giống vào thực tiễn - Xác đònh khối lượng trâu, bò - Xác đònh tuổi của trâu, bò 1 Chọn giống bò cái sinh sản 2 Chọn giống dê 3 Chọn bò cày kéo III Tổ chức thực hiện: - Phân lớp ra thành 2 - 3 nhóm - Giao nhiệm vụ - Thảo... (Thời lượng: 10giờ) I Mục tiêu: - Từ những kiến thức đã học về cách khám bệnh ở trâu, bò, dê Các triệu chứng, cách chẩn đoán và phòng trò bệnh Học viên sẽ ứng dụng trong thực tiển trò liệu bệnh LMLM cho trâu, bò, dê II Nội dung: 1 Xác đònh bệnh 2 Chuẩn bò Giá cố đònh, 3 Chuẩn bò thuốc thú y 4 Thực hành điều trò bệnh - Giáo viên làm mẫu, sau đó giao nhiệm vụ cho học sinh làm từng bước một Bài 6 : Phun... phòng bệnh trò bệnh giun đũa đúng quy trình - Học viên nắm được cách cho trâu, bò, dê uống thuốc - Học viên rèn luyện thao tác sử dụng bơm kim tiêm đúng kỹ thuật, đưa thuốc vào cơ thể bằng con đường tiêm dưới da II Nội dung: 1 Chẩn đoán bệnh giun đũa 2 Chuẩn bò thuốc, kiểm tra chất lượng thuốc 3 Thực hành tiêm thuốc tẩy giun đũa cho bò, dê Bài 9 : Tẩy sán lá gan cho bò, dê (Thời lượng: 03giờ) I Mục tiêu:... Nguyên nhân: - Do thao tác khi đỡ đẻ không đúng kỹ thuật Tay, dụng cụ thú y can thiệp sản khoa không được vô trùng, can thiệp thô bạo - Do trâu, bò, dê bò bệnh đẻ khó - Do bò bệnh sát nhau và sót nhau - Do chất thối rữa khi thai bò chết lưu - Do con vật bò sẩy thai truyền nhiễm 2 Triệu chứng: - Dòch viêm trong tử cung chảy ra ít hoặc nhiều tùy theo mức độ viêm - Dòch viêm trong tử cung chảy ra màu . tăng trọng cao. - Bò đực dùng để cày kéo và nuôi thòt. b. Bò Sind: Bò Red sindhi là một giống bò ngoại được nhập vào nước ta từ những năm 1920 qua quá trình nuôi dưỡng giống bò này tỏ ra thích. quả để bảo vệ đàn gia súc. BÀI 2: CHUỒNG TRẠI VÀ CÁCH CHĂN NUÔI I. Chuồng trại trong chăn nuôi trâu, bò, dê: 1. Chuồng nuôi trâu, bò. - Nguyên tắc làm chuồng: đòa điểm phải cao ráo, thoáng. PHẦN I: KỸ THUẬT CHĂN NUÔI BÀI 1: BÀI MỞ ĐẦU I. Vò trí và tầm quan trọng của chăn nuôi trâu, bò, dê. Trâu, bò, dê là loài động vật nuôi thân tuộc với người nông dân nước

Ngày đăng: 17/05/2015, 11:33

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan