Tiểu luận môn triết học Ý nghĩa câu châm ngôn Dụng nhân như dụng mộc

15 1K 2
Tiểu luận môn triết học Ý nghĩa câu châm ngôn Dụng nhân như dụng mộc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nguyễn Thị Bích Hạnh Tiểu luận triết học MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 3 1. Ý nghĩa câu châm ngôn “Dụng nhân như dụng mộc” 3 KẾT LUẬN 14 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Từ Cổ chí Kim, chuyện "Dụng nhân" đã được viết, được bàn trên nhiều lĩnh vực hoạt động có liên quan đến việc lựa chọn, điều khiển, chỉ huy con người. Trên thế giới, nhiều nước đã có khoa Dụng Nhân Học và đã đưa vào nội dung giảng dạy trong một số trường đại học đặc biệt. Ở nước ta tuy chưa có điều kiện nghiên cứu sâu và hình thành một bộ môn rõ rệt nhưng thực tế đã được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực trong xã hội. Câu "Dụng nhân như dụng mộc" là lời nói của Đức Khổng Tử mà từ xưa đến nay đã trở thành câu nói quen thuộc trong dân gian. Nói: “Dụng nhân như dụng mộc” là cách mà người Việt dùng để nhắc nhở và để răn dạy con cháu, muốn có được một thước gỗ đẹp, bền chắc và phù hợp với người sử dụng, tính chất công việc sử dụng cần phải biết kết hợp nhiều yếu tố như đôi mắt bàn tay, khối óc và giác quan thứ sáu để đánh giá và nhận xét một cách toàn diện và cụ thể. Có bắt tay thử làm mộc mới hiểu câu này ý nghĩa sâu sắc thế 1 Nguyễn Thị Bích Hạnh Tiểu luận triết học nào. Đương nhiên, trong xã hội ta, chẳng nhiều người từng thử làm mộc, dù chỉ là làm chơi. Thế nên nhân tài trôi dạt, người hiền đức như lá mùa thu Con người cũng vậy, có rất nhiều người nhiều tính cách nhiều lối sống, hoàn cảnh sống và khả năng khác nhau, không ai sinh ra để được gọi là kẻ vô dụng cả, chỉ có những người không biết "dụng" họ vào từng thời điểm, từng vị trí và phân công công việc cụ thể phù hợp với sở trường sở đoản của người ta mà thôi. Loại gỗ nào đáng làm cột, làm kèo, làm xà thì phải dùng loại gỗ đó. Loại gỗ nào tạp thì chỉ đáng để làm rui mè, thưng vách. Không thể tùy tiện mang loại gỗ làm cột, làm xà để đi thưng vách và tất nhiên cũng không thể dùng loại gỗ tạp để làm cột, làm xà… Dùng gỗ mà sai thì vừa phí phạm, không khéo lại sập cả nhà chứ chẳng đùa. Con người nếu không muốn đánh mất giá trị thực tế của một đội quân, một tổ chức, một tập thể hay cũng có thể là một nhóm người nào đó thì điều đầu tiên người chỉ huy cần phải có đôi mắt nhìn người thật tinh tế, nắm bắt khả năng của từng người, từ tính cách, thể trạng và năng lực để bố trí sao cho phù hợp, hoạt động ăn khớp có hiệu quả, đảm bảo về tính chuẩn xác, nhanh gọn hợp lí và hiệu quả cao nhất, phải có tài chỉ huy, tài giao tiếp - ăn nói, tài quan sát và xử lí mọi vấn đề diễn ra hoặc có thể diễn ra một cách ổn thỏa mà vẫn đảm bảo guồng quay không bị gián đoạn dù trong sản suất kinh doanh thời bình hay chỉ huy một đội quân trong các trận đánh. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Mục đích Từ việc giải thích câu châm ngôn “Dụng nhân như dụng mộc” dưới góc độ triết học, đề tài sẽ chỉ ra một số đóng góp hữu ích của quan niệm đó từ xưa cho đến nay. Nhiệm vụ - Làm rõ cách dùng người của người xưa - Sử dụng nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay - Giá trị của câu nói “Dụng nhân như dụng mộc” Phân tích những ý nghĩa chủ yếu và đưa ra một số nhận xét và đánh giá về quan niệm đó. 2 Nguyễn Thị Bích Hạnh Tiểu luận triết học 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Cơ sở lý luận Tiểu luận được thực hiện trên nền tảng lý luận và phân tích các quan điểm về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, về lịch sử triết học nói chung, triết học nói riêng. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp logic kết hợp với phương pháp lịch sử, phân tích và tổng hợp, hệ thống hóa và so sánh NỘI DUNG 1. Ý nghĩa câu châm ngôn “Dụng nhân như dụng mộc” Trước hết ta đi vào phân tích về mặt ngữ nghĩa của từng từ trong câu triết lý một cách cụ thể. Từ “dụng” có nghĩa là “dùng”, từ “nhân” có nghĩa là “Người” và từ “Mộc” có nghĩa là “cây” hoặc là “gỗ” theo nghĩa Hán Việt. Vậy nói một cách nôm na “Dụng nhân như dụng mộc” nghĩa là “Cách sử dụng con người ví như là cách sử dụng cây, gỗ vậy” Thật vậy, cây hay gỗ là nguồn nguyên liệu cần thiết cho ngành công nghiệp phát triển, được sử dụng rộng rãi trong việc xây dựng, trang trí nội thất. Nếu sử dụng cây, gỗ đúng với tính chất thì lợi ích của nó rất lớn. Ví dụ: Một cây gỗ tự nhiên của nó thì có rất nhiều bộ phận như rễ cây, thân cây, cành cây, lá cây…thì tùy vào bộ phần mà ta có thể sử dụng phù hợp như thân cây thẳng, ta có thể sử dụng làm cột chống, đoạn cành cây cong có thể làm cày, đoạn uốn lượn có thể làm những chi tiết trang trí trong đền, chùa…, lá cây có thể sử dụng làm chất đốt…Nếu sử dụng không đúng thì sẽ tiêu tốn rất nhiều công sức, có khi không đạt được mục đích. Mỗi người chúng ta đều có sở trường và tài năng riêng, do vậy việc sử dụng con người “Nhân” - cũng rất khó, giống như việc sử dụng cây, gỗ. Nếu sử dụng không đúng theo tài năng của từng người thì không giải quyết được việc gì cả, đồng thời không phát huy được tài năng và sở trường của họ. Bác Hồ cũng đã có ý kiến như sau về việc dùng người: “Chúng ta phải nhớ rằng: người đời ai cũng có chỗ hay chỗ dở. Ta phải dùng chỗ hay của người và giúp 3 Nguyễn Thị Bích Hạnh Tiểu luận triết học người chữa chỗ dở. Dùng người như dùng gỗ. Người thợ khéo thì gỗ to nhỏ, thẳng, cong đều tùy chỗ mà dùng được”. 2. Quan điểm về việc dùng người của người xưa: Với quá trình phát triển lâu đời và bề dày văn hoá lịch sử hàng nghìn năm, ở các quốc gia phương Đông đã xuất hiện các nhà tư tưởng lớn mà học thuyết do họ đề xướng đã trở thành rường cột và khuôn mẫu ứng xử không những cho cả một quốc gia, một cộng đồng mà còn cho từng cá nhân trong quốc gia, cộng đồng đó. Trong đó, học thuyết có sức sống lâu nhất, ảnh hưởng lan truyền nhất không những chỉ ở một quốc gia mà còn ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, không phải chỉ ở đương thời mà còn mãi cho đến ngày nay, đó là chính là học thuyết “Đức trị” của Khổng Tử hay còn gọi là “Nhân trị”. Vì vậy có thể nói, “Đức trị” chính là nền tảng chính mà trên cơ sở của nó, tư tưởng quản trị nhân sự phương Đông ra đời. Khổng Tử chủ trương trị người bằng đức là chính, nghĩa là để thu phục và dẫn dắt người khác, nhà quản trị phải tự mình học tập và tu dưỡng để có được những đức tính cần thiết, chẳng hạn như: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng, … Trong đó, “đức nhân” được đặt lên hàng đầu và là trung tâm: vì con người và từ con người. Khổng Tử coi nhân là gốc, lễ là ngọn, nhân là mục tiêu, còn lễ là chính sách. Để thực thi được đạo lý và mục tiêu, Khổng Tử chủ trương sử dụng phương thức chính danh. Khổng Tử cho rằng chỉ có một số ít người có năng lực đặc biệt và có nhân cách đặc biệt mới có thể hiểu và thực hành được công việc quản trị. Vì vậy, học thuyết của ông đề xướng thường tồn tại dưới dạng các nguyên lý, nguyên tắc. Ông chủ trương: “đã chỉ cho một góc rồi mà không suy ra ba góc còn lại thì không dạy nữa”, hoặc là “ôn cũ, biết mới” Khổng Tử cũng chỉ rõ các nguyên tắc liên quan đến các nội dung và các công việc cụ thể của công tác quản trị nhân sự như: sử dụng, đánh giá, đãi ngộ, đào tạo nhân sự Chẳng hạn, về sử dụng nhân sự, Khổng Tử chủ trương “sử dân dĩ thời’ (sử dụng người đúng lúc); biết đánh giá bản chất của người; “đề bạt người 4 Nguyễn Thị Bích Hạnh Tiểu luận triết học chính trực (ngay thẳng) lên trên người cong queo”; khách quan, không thành kiến, sử dụng tuỳ theo tài năng, đạo đức của từng người; Trong đãi ngộ nhân sự, nguyên tắc phân phối quân bình, không nên quá chênh lệch trong phân phối: “không sợ thiếu, chỉ sợ không đều” đã được đề cao; Về đào tạo nhân sự, nhà quản trị phải chịu khó dạy dỗ, thiếu cái gì dạy cái ấy, nhà quản trị phải là tấm gương để người dưới học tập: “học không biết chán, dạy không biết mỏi”. Những nguyên tắc, chuẩn mực và phương pháp luận về quản trị nhân sự mà những điều tốt đẹp trong học thuyết của ông đã trở thành nguyên tắc quản trị nhân sự góp phần đem lại thành công cho các doanh nghiệp ở một số quốc gia phương Đông như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, 5 Nguyễn Thị Bích Hạnh Tiểu luận triết học 2.1 Cách tuyển dụng nhân tài của người xưa Nói đến cách tuyển chọn và trọng dụng người tài, dù là cách nay hàng ngàn năm hay trong thời đại khám phá vũ trụ bây giờ, khoa cử vẫn là phương cách đắc dụng nhất. Khoa thi đầu tiên ra đời tại nước ta vào năm 1075, dưới triều vua Lý Nhân Tông. Đề bài do nhà vua đích thân ra, thí sinh làm bài với giấy do triều đình cung cấp, có lính mài mực hầu. Giám khảo chấm bài thi là những quan đại thần học cao hiểu rộng trong triều. Sau nghi thức xướng danh tiến sĩ tổ chức tại sân rồng, cũng với sự chứng kiến của vua và chúa, các tân khoa được ban mũ, áo, đai dành cho bậc tiến sĩ và được dự yến vua ban ở công đường bộ Lễ. Lệ vinh qui thời xưa cũng nói lên sự trân trọng của cả xã hội đối với nhân tài: Trạng nguyên (đệ nhất giáp đệ nhất danh tiến sĩ cập đệ) được cả nước đón rước, trên đường từ kinh đô về làng, võng quan trạng đi qua tỉnh nào thì quan chức tỉnh đó đón tại địa đầu tỉnh rồi tiền hô hậu ủng cho đến khi vào tỉnh khác. Đời vua Lê Thánh Tông, năm 1472, triều đình định lệ tuyển bổ các tiến sĩ, theo đó trạng nguyên được bổ hàm chánh lục phẩm, bảng nhãn hàm tòng lục phẩm, thám hoa hàm chánh thất phẩm, đệ nhị giáp hàm tòng thất phẩm, và đệ tam giáp hàm chánh bát phẩm. Điều đó chứng tỏ rằng dù được trọng thị trong xã hội, người đỗ đạt trong khoa cử vẫn phải có một thời gian nhất định trong hoạn trường chứng tỏ tài năng và phẩm hạnh của mình rồi mới thăng bổ vào các địa vị cao. Thực tế lịch sử cũng cho thấy thời xưa, việc trọng hiền tài không phải là độc quyền của giai cấp thống trị mà nền giáo dục theo khuôn phép thánh hiền đã hun đúc trong tâm hồn kẻ sĩ một tinh thần tôn trọng người tài. 2.2 Việc trọng dụng nhân tài của Hồ Chủ tịch: Ngay từ những ngày hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã có nhận thức sâu sắc về con người và nhân tố con người. Theo Hồ Chí Minh, khái niệm con người luôn luôn được nhắc đến như một mục tiêu thiêng liêng và cao cả của sự nghiệp cách mạng mà cả cuộc đời Người hằng theo đuổi. Tư tưởng về con người, về việc giải phóng và phát triển con người, coi con người là nhân tố quyết định thành công của cách mạng luôn quán xuyến trong tư duy, đường lối và phương pháp lãnh đạo cách mạng của Hồ chí Minh. Để khẳng định được vị trí và vai trò then chốt này thì con người xã hội chủ nghĩa trong tư tưởng Hồ Chí Minh phải là con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng được những yêu cầu và đòi hỏi của chủ nghĩa xã hội với đặc trưng cơ bản là phải vừa “hồng”, vừa “chuyên”. “Hồng” và “chuyên” là quan điểm nổi bật và có tính bao quát trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất con người. Hồng là phẩm chất, là đạo đức của người cách mạng: yêu nước, trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; chống chủ nghĩa cá nhân và có tinh thần quốc tế trong sáng. Chuyên là sự thể hiện trí tuệ, là tài năng, là năng lực của cá nhân con người gắn liền với sự khổ công học tập, rèn luyện để có tri thức, nâng cao tri thức và dùng chính những tri thức mình có được để phục vụ lợi ích cho sự phát triển của cộng đồng. Hồng và chuyên, hay cách gọi khác là 6 Nguyễn Thị Bích Hạnh Tiểu luận triết học đức và tài trong mỗi con người đều rất cần thiết. Đây là hai mặt cơ bản của con người mới nói riêng và được xem như nội hàm của khái niệm con người mới xã hội chủ nghĩa trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Người nói: Đức là gốc nhưng tài là quan trọng và luôn dặn mọi người không được xem nhẹ mặt nào: “Có Tài mà không có Đức là người vô dụng, có Đức mà không có Tài làm việc gì cũng khó”. Lời nói của Người có ý nghĩa như một thông điệp để mong muốn mỗi con người hãy lấy cái thiện làm phương châm sống và rèn luyện cho chính mình để phấn đấu trở thành con người có ích cho cộng đồng. Chất lượng của nguồn lực con người, là sức mạnh trí tuệ và tay nghề. Muốn nâng cao chất lượng nguồn lực con người, đặc biệt là nhân lực có chất lượng cao thì phải coi trọng công tác giáo dục, đào tạo về chuyên môn, năng lực đồng thời phải có chính sách sử dụng người tài một cách hợp lý để có thể khai thác tối đa nguồn lực dồi dào nhưng chưa được khai thác này. Theo đó, Hồ Chí Minh đưa ra các Phép dùng người cho các nhà quản trị nhân sự: “Vô luận việc gì đều do người làm ra” . Điều này có nghĩa là: có cán bộ tốt, việc gì cũng xong. Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém. Do đó, việc rèn luyện bản thân về chuyên môn và đạo đức là vô cùng cần thiết. “Phải khéo dùng người” Theo Hồ Chí Minh, muốn dùng cán bộ đúng thì người cán bộ lãnh đạo cần phải: Một là, mình phải có độ lượng vĩ đại thì mới có thể đối với cán bộ một cách chí công vô tư, không có thành kiến, khiến cho cán bộ không bị bỏ rơi. Hai là, phải có tinh thần rộng rãi, mới có thể gần gũi những người mình không ưa. Ba là, phải có tính chịu khó dạy bảo, mới có thể nâng đỡ những đồng chí còn kém, giúp cho họ tiến bộ. Bốn là, phải sáng suốt, mới khỏi bị bọn vu vơ bao vây, mà cách xa cán bộ tốt. Năm là, phải có thái độ vui vẻ thân mật, các đồng chí mới vui lòng gần gũi mình. Khéo dùng cán bộ xuất phát từ việc tập hợp được sức lực và tài năng của mọi người vào việc hoàn thành nhiệm vụ chung. Nếu dùng cán bộ mà để họ hoang mang, sợ hãi, buồn rầu, uất ức hoặc cộng tác không hợp, chắc chắn không thành công được. Vì vậy, muốn cán bộ làm được việc, phải khiến cho họ yên tâm làm việc, vui thú làm việc. “Phải nuôi dạy cán bộ” Muốn có cán bộ tốt, thì cơ quan lãnh đạo quản lý phải nuôi dạy cán bộ như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu. Muốn dùng người thì phải quan tâm săn sóc, giúp đỡ, nghĩa là phải nâng cao người cán bộ cả về đời sống vật chất và đời sống tinh thần, làm cho người cán bộ ngày càng lớn lên cùng với sự nghiệp cách mạng. Phải thường xuyên huấn luyện cán bộ để bất cứ cán bộ nào cũng đều vững về chính trị, giỏi về chuyên môn. “Phải đổi mới và đan xen các thế hệ cán bộ” Mỗi thế hệ cán bộ sinh ra và trưởng thành trong những hoàn cảnh cụ thể khác nhau, mỗi người đều có những sở trường và sở đoản, cái mạnh và cái yếu nhất 7 Nguyễn Thị Bích Hạnh Tiểu luận triết học định, tuyệt nhiên không ai giống ai. Hồ Chí Minh nhắc nhở: phải thấy cái giới hạn khắc nghiệt của thời gian để tạo nguồn thay thế, bổ sung cho tổ chức những lớp người mới, đủ sức lực và tài năng đảm đương nhiệm vụ theo những yêu cầu mới. Theo Người, cần cán bộ già đồng thời rất cần nhiều cán bộ trẻ. Công việc ngày càng nhiều càng mới, một mặt Đảng phải đào tạo, dìu dắt đồng chí trẻ, mặt khác đảng viên già phải cố gắng mà học. Việc đổi mới cán bộ phải rất khách quan công minh, cần lấy việc hoàn thành nhiệm vụ làm căn cứ, phải tổng kết từ phong trào thực tiễn phát hiện những nhân tố mới, những cán bộ trẻ có đức có tài để trao nhiệm vụ cho họ. Mặt khác cũng cần tạo điều kiện cho số cán bộ lớn tuổi đã công tác quá lâu trong các văn phòng có điều kiện thâm nhập thực tế để khỏi lạc hậu với thực tế. Vấn đề luân chuyển cán bộ hiện nay là một chủ trương đúng phù hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh. “Đổi mới cách lãnh đạo để dùng người” Bác dạy phải vì việc mà dùng người. Công việc xây dựng và bảo vệ đất nước luôn luôn đổi mới phát triển. Do đó phải không ngừng đổi mới cách lãnh đạo để dùng người. Để lãnh đạo được thì phải học hỏi quần chúng. Điều đó có nghĩa là người lãnh đạo không nên kiêu ngạo mà nên hiểu thấu, một giây một phút không thể giảm bớt mối liên hệ giữa ta và dân chúng, phải biết lắng nghe ý kiến của những người không quan trọng. Hiểu thấu, biết lắng nghe học hỏi quần chúng, nâng cao nhân dân, đưa chính trị vào giữa dân gian đã hợp thành một hệ giá trị của văn hoá chính trị và là vấn đề hàng đầu của đổi mới cách lãnh đạo. Nhân dân phải là người được tham gia vào quá trình ra quyết định. Theo Hồ Chí Minh, người ra quyết định thường chỉ phán từ trên xuống, còn người thi hành quyết định lại chỉ nhìn từ dưới lên. Cả hai đều có hạn chế, vì vậy muốn giải quyết vấn để cho đúng ắt phải hợp kinh nghiệm cả hai bên lại. “Gương mẫu” Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạng đến vai trò của cán bộ cấp trên. Người đã nhiều lần nhắc nhở đảng viên, cán bộ cấp trên phải làm mực thước cho cán bộ cấp dưới và người ngoài Đảng. “Thượng bất chính, hạ tắc loạn''. Nếu cán bộ cấp trên không gương mẫu thì làm sao có thể bảo ban, hướng dẫn được cấp dưới, làm sao duy trì được kỷ luật Đảng và trật tự kỷ cương phép nước. Hồ Chí Minh đã kịch liệt phê phán thói nể nang, bênh che cho nhau. Người đòi hỏi người cán bộ, đảng viên phải ghi nhớ rằng mình làm cách mạng là để phục vụ nhân dân, phải luôn ghi tạc trong lòng: lo toan công việc chung trước mọi người, hưởng thụ sau mọi người. Chỉ có như vậy mới thu phục, cảm hoá giáo dục được cấp dưới và mọi người. “Hiểu mình và hiểu người” Xưa nay các vĩ nhân làm nên sự nghiệp lớn đều có chung một tư tưởng ''biết mình, biết người''. Biết, chính là bí quyết của sự thành công. Hồ Chí Minh đã chỉ ra một số căn bệnh cơ bản làm cho người cán bộ không tự biết được mình. Đó là, cậy thế kiêu ngạo, ưa người phỉnh nịnh mình, tư túi, kinh nghiệm chủ nghĩa, máy móc, giáo điều. Người cán bộ lãnh đạo quản lý mắc những tật ấy thì không hiểu 8 Nguyễn Thị Bích Hạnh Tiểu luận triết học được chính cái mạnh cái yếu của mình, do vậy không thể hiểu được người khác. Muốn biết rõ cán bộ, muốn đối đãi một cách đúng đắn các hạng người, trước hết phải sửa những khuyết điểm của mình. Mình càng ít khuyết điểm thì cách xem xét cán bộ càng đúng. Trên cơ sở tự hiểu mình, cần phải có phương pháp xem xét để hiểu cán bộ một cách thấu đáo, không nên chỉ xét ngoài mặt, chỉ xét một lúc một việc, mà phải xét kỹ cả toàn bộ công việc của cán bộ. “Vun trồng lòng tự trọng, tự tin cho cán bộ, giúp họ sửa chữa sai lầm, khuyết điểm” Hồ Chí Minh cho rằng ai cũng có lòng tự trọng tự tin, không có lòng tự trọng tự tin là vô dụng. Vì vậy phải xem xét kỹ trước khi cất nhắc, giúp đỡ vun trồng khuyên răn khích lệ lòng tự tin tự trọng, kiểm tra uốn nắn thường xuyên không để tích tiểu thành đại. Hễ thấy khuyết điểm thì giúp họ sửa chữa ngay, để vun trồng các thói có gan phụ trách, cả gan làm việc của họ. Đồng thời phải nêu rõ những ưu điểm, những thành công của họ. Làm thế không phải làm cho họ kiêu căng mà cốt làm cho họ thêm hăng hái, thêm gắng sức. Phải vun đắp chí khí của họ, để đi đến chỗ bại cũng không nản, thắng cũng không kiêu. Phép dùng người của Hồ Chí Minh đã được thực tiễn lịch sử kiểm nghiệm, khẳng định. Đó là cơ sở lý luận và phương pháp luận của khoa học tổ chức trong tình hình hiện nay đối với các doanh nghiệp. 3.Thực tế việc sử dụng nhân lực trong giai đoạn hiện nay: Hiện nay, chúng ta còn đang yếu và thiếu về nguồn nhân lực chất lượng cao ở các ngành, các cấp từ cơ sở đến tỉnh, thành phố và bộ, ngành trung ương. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập. Cơ chế sử dụng, đãi ngộ còn chưa phù hợp với thay đổi linh hoạt của đời sống xã hội. Chúng ta còn lúng túng trong quản lý, phối hợp khai thác các công trình nghiên cứu khoa học (có nhiều công trình khoa học tốn tiền của, trí tuệ nhưng rồi chỉ xếp trong tủ), tận dụng chất xám của các cán bộ khoa học đầu ngành; chậm có cơ chế thu hút người có tay nghề cao, giỏi chuyên môn, chuyên gia làm việc và tạo thuận lợi để họ có cơ hội cống hiến. Thực tế hiện nay nguồn nhân lực đang bị cạnh tranh và lôi kéo, công chức "nhảy việc" ngày càng nhiều. Đó là sự thật mà những ai có trách nhiệm trong công tác tổ chức đều phải trăn trở và dành nhiều thời gian để đối phó. Điều đáng nói là nhiều lãnh đạo các cơ quan có thể biết trước những cuộc ra đi này, nhưng những gì họ đang làm vẫn chưa thể thuyết phục và ngăn cản được những công chức muốn bỏ việc. Có một quan điểm cho rằng lương thấp là nguyên nhân cơ bản khiến công chức bỏ việc, và đến những nơi có thu nhập cao, hấp dẫn. Tuy nhiên, trong một cuộc điều tra mới đây khi phỏng vấn những người "nhảy việc", phần đông trong số họ đã không đồng ý với quan điểm đó. Đành rằng thu nhập vẫn là điều cốt yếu. 9 Nguyễn Thị Bích Hạnh Tiểu luận triết học Nếu không trả hơn 10% mức lương bình quân trên thị trường nhân sự thì khó mà giữ được người giỏi. Nhưng một vấn đề được đặt ra ở đây, nếu dừng lại ở chuyện tiền bạc chúng ta sẽ không giữ được người. Vì rằng môi trường làm việc, chế độ đào tạo, khả năng thăng tiến sẽ được các nhân viên theo dõi trong suốt quá trình làm việc và cống hiến của mình. Tại sao họ không được đề bạt? Tại sao họ không được đào tạo? Và những người khác không cống hiến nhiều lại nhận được sự ưu ái quá lớn như vậy? Có hay không sự bất bình đẳng và môi trường hành xử đầy cảm tính trong doanh nghiệp? Đó là những câu hỏi đầy sự nghi ngờ và dai dẳng của bất kỳ một nhân viên nào. Một chuyên gia quản lý nguồn nhân lực Business Edge (thuộc Công ty tài chính quốc tế IFC) cho rằng người lãnh đạo muốn giữ nhân viên phải hiểu họ. Nhiều nhân viên giỏi rời bỏ nơi làm việc không phải vì tiền bạc, có thể do môi trường làm việc, xung đột nội bộ mà họ cảm thấy mệt mỏi; hoặc do phong cách lãnh đạo vì họ thấy ở nơi đó không có cơ hội để mình phát triển. Vấn đề thứ hai là chủ nghĩa bình quân trong chế độ trả lương. Nhà quản lý phải biết sở trường mỗi nhân viên để phát huy khả năng của họ và đền đáp xứng đáng công sức họ bỏ ra. Đừng bao giờ dàn đều trong phân phối thu nhập vì các nhân viên rất khác nhau, thậm chí nhiều người có một đẳng cấp làm việc nổi trội, khác biệt, một "thương hiệu" mà nhiều nhân viên khác phải mày mò hàng năm trời mới có được. Bà Lee Bayer, giám đốc điều hành Phòng Thương mại Úc, khẳng định: "Trí tuệ là tài sản lớn nhất. Nếu không giữ được người tài, cơ quan đó sẽ phải mất nhiều chi phí để quảng cáo, tuyển dụng, đào tạo lại để tìm người thay thế". Việc một số cơ quan hoặc doanh nghiệp nhà nước không tuyển được cán bộ chất lượng cao hoặc bị rút chất xám đã được các chuyên gia kinh tế thế giới dự báo trước khi Việt Nam thiết lập nền kinh tế thị trường nhiều thành phần. Với bối cảnh nước ta hiện nay, có thể nói rằng vấn đề mấu chốt của thị trường nhân sự là công tác cán bộ và môi trường làm việc. Thu nhập và tiền lương chỉ là yếu tố quan trọng chứ không quyết định tất cả. Cần phải đổi mới công tác cán bộ nhiều hơn nữa về quy trình tuyển dụng và tiêu chuẩn đề bạt. Trong công tác tổ chức cần thật sự minh bạch, công khai và dân chủ. Tính dân chủ trong công tác cán bộ có nghĩa người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp không độc đoán, cảm tính và chủ quan. Có 2 vấn đề nổi cộm hiện nay về công tác cán bộ, nhân sự: 1. Cơ chế xin cho. Đây là một cơ chế xuất phát từ thói quen của văn hóa "giới thiệu người nhà, bạn bè", "đi cửa sau nhà quan năn nỉ" đậm tính thực lợi tiểu nông, phong kiến. Tất cả sự lạc hậu, trì trệ của công tác nhân lực đều bắt đầu từ 10 [...]... thành một nước phát triển như đã đề cập ở trên, sánh vai với các cường quốc năm châu, như mong muốn của các bậc tiền bối, việc sử dụng và trọng dụng nhân tài ngày nay trở thành một yêu cầu bức xúc, toàn diện, cách mạng và triệt để " Dụng nhân như dụng mộc" với hàm ý không có người nào là vô dụng, chỉ cần xử dụng đúng người đúng việc thì sẽ phát huy hiệu quả con người đó Câu châm ngôn trên từ ngày xưa cho... quản lý, chuyên môn, thợ giỏi là việc làm bắt buộc, thường xuyên và là nhân tố đầu tiên để có lớp thầy giỏi, thợ giỏi Các nước 11 Nguyễn Thị Bích Hạnh Tiểu luận triết học tiên tiến có trình độ khoa học kỹ thuật cao đi trước chúng ta vài chục năm kinh nghiệm cũng đào tạo theo quy chuẩn trường lớp: Thầy dạy, trò học Vấn đề là dạy như thế nào? Học như thế nào? Nhưng ta còn khác họ ở chỗ đó Nói về nhân. .. thì mới tồn tại và phục vụ xã hội! Câu nói "Dụng nhân như dụng mộc" chính là ở chỗ này Chất lượng nguồn 12 Nguyễn Thị Bích Hạnh Tiểu luận triết học nhân lực có được khai thức đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng để "gỗ nào vào việc ấy", mọi người mới phát huy hết sở trường, sở đoản phục vụ xã hội 13 Nguyễn Thị Bích Hạnh Tiểu luận triết học KẾT LUẬN Lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc ta, trải qua... sử dụng lao động cũng là vấn đề bức xúc xã hội Lớp trẻ không khỏi toan tính học gì? Học ngành nghề gì? Nhưng khó khăn vất vả bội phần là học xong sẽ được làm gì? Làm ở đâu? Cũng không thể trách cứ thanh niên thời nay là thực dụng, bởi "cơm áo không đùa với khách thơ", "Có thực mới vực được đạo" Mỗi người phải biết tự nuôi sống mình và gia đình thì mới tồn tại và phục vụ xã hội! Câu nói "Dụng nhân như. .. bồi dưỡng, xây dựng xã hội học tập - Đào tạo gắn với bồi dưỡng; đào tạo rồi phải có chương trình đào tạo bổ sung, đào tạo lại để luôn làm mới kiến thức cho nhân lực Học tập cũng vậy Học trường lớp, học xã hội, học gắn với hành, học trong quá trình lao động sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu để không ngừng làm mới cho kiến thức cá nhân Đâu phải ai cũng có điều kiện được học tập chính quy từ ghế... từ ngày xưa cho tới nay vẫn còn giữ nguyên giá trị và là bài học sâu sắc mà cha ông đã để lại 14 Nguyễn Thị Bích Hạnh Tiểu luận triết học DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Đại Việt sử ký toàn thư (Tập III - NXB Khoa học Xã hội - Hà Nội 1972 - trang 72-73) 1 Website: http:// giaoduc.net 2 Hanoimoi.com 3 Bachkhoatrithuc.vn 5 “Giáo trình triết học – NXB chính trị hành chính 15 ... nhiều yếu tố, trong đó không thể không đề cập đến chính sách sử dụng và trọng dụng nhân tài của người xưa Ngày nay trong xu thế hội nhập và phân công lao động ngày càng sâu sắc và toàn diện giữa nước ta với phần còn lại của thế giới, trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, thì việc sử dụng và trọng dụng nhân tài không hề giảm đi ý nghĩa của nó mà ngược lại, nó mang tầm vóc mới là yếu tố quan trọng...Nguyễn Thị Bích Hạnh Tiểu luận triết học đây và quá dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, hối lộ Đa số các công ty nhà nước là dùng cơ chế xin cho, muốn vào làm thì phải làm đơn xin Nhiều công ty tư nhân của người Việt trong và ngoài nước tuy không có cơ chế xin cho, nhưng lại có một cơ chế tuyển dụng đầy hình thức, rất dễ giới thiệu người quen, người nhà vào làm, và buổi phỏng vấn tuyển dụng thường chỉ là... tác dụng của nó là trao đổi làm rõ thông tin, cà kê mặc cả, làm quen với nhau hơn là có tác dụng quyết định trong việc chọn người Tiêu chí chọn người vẫn chủ yếu nằm ở bằng cấp, tiểu sử công việc, học vị, lý lịch, giới thiệu từ một cá nhân nào đó, chứ chưa nằm nhiều ở việc phát hiện tài năng, nhìn ra năng lực của đối tượng Thói quen này xuất phát từ văn hóa khoa bảng phong kiến và tư tưởng thực dụng tiểu. .. môi trường rộng mở để học tập, trau dồi kiến thức nghề nghiệp; học thầy, học bạn rất quan trọng, kể cả tự học - Xã hội hóa học tập, xây dựng xã hội học tập chính là tạo môi trường, là mảnh đất màu mỡ để phát triển sự nghiệp giáo dục toàn dân Vì thế, chúng ta rất cần phải xác định thật chuẩn phương hướng, nhiệm vụ, quy mô đào tạo các loại hình lao động để cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng . Bích Hạnh Tiểu luận triết học MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 3 1. Ý nghĩa câu châm ngôn Dụng nhân như dụng mộc 3 KẾT LUẬN 14 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Từ Cổ chí Kim, chuyện " ;Dụng nhân& quot;. DUNG 1. Ý nghĩa câu châm ngôn Dụng nhân như dụng mộc Trước hết ta đi vào phân tích về mặt ngữ nghĩa của từng từ trong câu triết lý một cách cụ thể. Từ dụng có nghĩa là “dùng”, từ nhân có nghĩa. quan niệm đó. 2 Nguyễn Thị Bích Hạnh Tiểu luận triết học 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Cơ sở lý luận Tiểu luận được thực hiện trên nền tảng lý luận và phân tích các quan điểm về mối

Ngày đăng: 17/05/2015, 09:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • NỘI DUNG

    • 1. Ý nghĩa câu châm ngôn “Dụng nhân như dụng mộc”

    • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan