đồ án kỹ thuật cơ khí nghiên cứu khai thác, bảo dưỡng sửa chữa hệ thống làm mát trên xe toyota- camry 3.0V

69 1.7K 15
đồ án kỹ thuật cơ khí  nghiên cứu khai thác, bảo dưỡng sửa chữa hệ thống làm mát trên xe toyota- camry 3.0V

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời mở đầu Giao thông luôn đóng vai trò là huyết mạch của nền kinh tế ở bất kì quốc gia nào trên thế giới. Tuỳ thuộc vào mức độ phát triển kinh tế của từng nước mà nhu cầu về các phương thức vận tải là khác nhau. Nước ta đang trong thời kì quá độ đi lên CNXH thì nhu cầu về vận tải càng cần thiết hơn bao giờ hết. Vận tải ôtô, vận tải đường sắt, đường biển, đường hàng không hình thành nên một mạng lưới vận chuyển chung của đất nước. Trong đó, vận tải ôtô chiểm tỉ trọng cao nhất, vì không những nó phù hợp với điều kiện kinh tế mà còn phù hợp với điều kiện địa lí và xã hội Việt nam. Vận tải ôtô gồm Vận tải hành khách và vận tải hàng hóa. Số lượng và chủng loại ôtô sử dụng trên thị trường nước ta ngày càng nhiều nên nhu cầu về công tác nghiên cứu khai thác cũng như nhu cầu về công tác bảo dưỡng sửa chữa cũng ngày càng tăng. Trong hoàn cảnh kinh tế nước ta hiện nay, sử dụng ôtô đạt hiệu quả kinh tế cao, an toàn là điều rất cần thiết; vì không những đảm bảo đủ cho nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế mà còn tạo nên vị thế quan trọng của phương thức vận tải bằng ôtô. Do đó nhu cầu đặt ra là phải nghiên cứu khai thác các phương tiện vận tải bằng ôtô một cách hợp lí, thực hiện quá trình bảo dưỡng sửa chữa một cách thành thạo, chuyên nghiệp là rất cần thiết nhằm tăng tuổi thọ động cơ, giảm tiêu hao nhiên liệu Qua quá trình thực tập tốt nghiệp cũng như được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn: T.S . Nguyễn Duy Tiến, em đã mạnh dạn chọn đề tài tốt nghiệp :“NGHIÊN CỨU KHAI THÁC, BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG LÀM MÁT TRÊN XE TOYOTA- CAMRY 3.0V” Trong quá trình thực hiện đề tài này, mặc dù đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo:T.S. Nguyễn Duy Tiến, Bộ môn Động cơ đốt trong, Bộ môn ôtô cùng với sự nỗ lực của bản thân, nhưng chắc chắn em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cũng như toàn thể các bạn sinh viên. Em xin chân thành cảm ơn! 1 Chương 1: Tổng quan về đề tài 1.1, Xuất xứ của đề tài Nước ta đang trong quá trình thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước nên nhu cầu về giao thông vận tải hàng hoá là rất lớn. Trong khi vận chuyển bằng đường sắt và đường biển gặp rắc rối nh tính cơ động không cao, giao thông hàng không thì giá cước phí quá đắt, thì việc lựa chọn phương tiện vận tải bằng ôtô là một tất yếu của nền kinh tế. Vậy nên nhu cầu đặt ra là phải có những biện pháp kĩ thuật thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác các loại ôtô để đủ sức đáp ứng cho nền kinh tế là rất cần thiết. Sau quá trình thực tập tốt nghiệp và được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn: T.s.Nguyễn Duy Tiến, cũng như thấy được nhu cầu của nên kinh tế nước nhà em xin mạnh dạn chọn đề tài:” Nghiên cứu khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống làm mát trên ôtô Camry 3.0 V6 của hãng Toyota” 1.2, Giới thiệu về hệ thống làm mát 1.2.1, Nhiệm vụ yêu cầu và phân loại hệ thống làm mát Hệ thống làm mát động cơ đốt trong có nhiệm vụ thực hiện quá trình truyền nhiệt từ khí cháy qua thành buồng cháy đến môi chất làm mát đảm bảo cho chi tiết không quá nóng cũng không nguội quá. Nếu nhiệt độ các chi tiết quá nóng sẽ dẫn đến các tác hại: - Làm giảm sức bền, giảm độ cứng vững và tuổi thọ động cơ - Làm giảm độ nhớt của dầu nhờn gây ra tăng tổn thất ma sát - Có thể gây kẹt, bó piston - Giảm lượng khí nạp vào xilanh - Đối với động cơ xăng gây ra hiện tượng cháy kích nổ. Nhưng nhiệt độ của các chi tiết quá nguội cũng mang đến những hậu quả xấu như: - Hiệu suất nhiệt của động cơ giảm do nhiệt lượng tổn thất của hệ thống làm mát nhiều làm giảm nhiệt dùng để sinh công của động cơ 2 - Khi nhiệt độ quá thấp, độ nhớt của dầu nhờn cao, dầu khó lưu thông cũng làm tăng tổn thất cơ giới - Nếu nhiệt độ thành xilanh thấp quá, nhiên liệu và hơi nước trên thành xilanh sẽ tẩy rửa màng dầu bôi trơn và nếu trong nhiên liệu có thành phần lưu huỳnh thì có thể tạo ra các axít do sự kết hợp của nhiên liệu và hơi nước ngưng đọng trên bề mặt thành xilanh. Các nguyên tè đó gây ra mòn hoá học kim loại Căn cứ vào môi chất làm mát, người ta chia hệ thống làm mát ra làm hai loại: - Hệ thống làm mát bằng nước - Hệ thống làm mát bằng không khí Trong đó, hệ thống làm mát bằng nước gồm 3 loại: - Bốc hơi - Đối lưu tự nhiên - Đối lưu cưỡng bức Theo số vòng tuần hoàn và kiều tuần hoàn người ta phân hệ thống làm mát ra các loại sau đây: - Một vòng tuần hoàn kín - Một vòng tuần hoàn hở - Hai vòng tuần hoàn (một kín, một hở) 1.2.2. Hệ thống làm mát bằng nước 1.2.2.1. Hệ thống làm mát kiểu bốc hơi: 3 Hình 1.1:Làm mát kiểu bốc hơi (1): thân động cơ; (2): bình chứa nước Kết cấu làm mát kiểu bốc hơi (hình vẽ) rất đơn giản, nó chỉ bao gồm: khoang nước bao quanh thành xilanh, khoang nắp xilanh và thùng chứa nước bốc hơi ở phía trên. Nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát kiểu bốc hơi: Khi động cơ làm việc, nước nhận nhiệt của thành buồng cháy sẽ sôi tạo thành bọt nước, nổi lên mặt thoáng của thùng chứa để bốc hơi ra ngoài khí trời. Nước nguội trong thùng chứa có tỉ trọng lớn chìm xuống điền chỗ cho nước đã nổi lên. Cứ thế tạo thành đối lưu tự nhiên. Do nước bốc hơi, mức nước trong thùng chứa sẽ giảm nhanh, cần phải bổ sung nước thường xuyên và kịp thời. Vì vậy, kiểu làm mát này chỉ dùng cho các động cơ đốt trong kiểu xilanh nằm ngang trên các máy nông nghiệp cỡ nhỏ. Nhược điểm của hệ thống làm mát kiểu này là: tiêu hao nhiều nước, phải bổ sung nước thường xuyên và hao mòn thành xilanh không đều. 1.2.2.2. Hệ thống làm mát kiểu đối lưu tự nhiên: 4 Hình1.2: Sơ đồ hệ thống làm mát đối lưu tự nhiên (1)-đường nước; (2)-xilanh; (3)-ống góp nước nóng; (4)-két làm mát; (5)-nước nóng vào động cơ; (6)-quạt gió; h-chiều cao cột áp tính toán; l-chiều cao áp nước trong thân máy; l’-thành chứa nước Trong hệ thống làm mát đối lưu tự nhiên, nước tuần hoàn nhờ độ chênh lệch áp lực của cột nước nóng và nguội mà không cần bơm nước. Cột nước trong động cơ và cột nước nguội trong thùng chứa hoặc trong két nước (hình vẽ) Độ chênh áp lực được tính theo công thức: ∆p = ρ.ε.h.α. ∆t (N/m)(*) trong đó: +)ρ- khối lượng riêng của nước (kg/m 3 ) +)ε- gia tốc trọng trường (m/s 2 ) +) h- chiều cao trung bình của cột nước nóng và nguội (m) +)α- hệ số giãn nở của nước (α=0.00018m 3 / 0 C) +)∆t- độ chênh lệch nhiệt độ của hai cột nước nóng và nguội Từ (*) ta thấy: để có hiệu quả làm mát thì vận tốc của nước lại phụ thuộc vào ∆p mà ∆p lại tỷ lệ bậc nhất với độ cao h. Điều đó dẫn đến hiệu quả làm mát kém. Do tốc độ nước bé mà muốn đảm bảo lưu lượng nước làm mát thì phải tăng tiết diện lưu thông cua nước trong động cơ, tăng kích thước thùng chứa làm cho kết cấu động cơ và hệ thống làm mát nặng nề, cồng kềnh. Do vậy, nó không thích hợp cho động cơ ô tô máy kéo, mà thường dùng trên động cơ tĩnh tại. 5 Ưu điểm của loại làm mát đối lưu tự nhiên là chế độ làm mát phù hợp với chế độ tải trọng động cơ: Khi mới khởi động do ∆t tăng theo và vận tốc nước cũng tăng lên. 1.2.2.3. Hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức: Hình1.3:Sơ đồ hệ thống làm mát cưỡng bức (1)-két làm mát; (2)-van hằng nhiệt; (3)-nhiệt kế; (4)-ống dẫn hơi nước; (5)-ống dẫn nước nóng; (6)-ống dẫn nước trở lại bơm; (7)-bơm nước; (8)-ống phân phối nước; (9)-van xả nước; (10)-bình làm mát dầu nhờn; (11)ống nước nối bơm nước; (12)-quạt gió Trong hệ thống làm mát này, người ta dùng một bơm nước đặt trên đường nước của hệ thống làm mát, để tăng tốc độ lưu động của nước. Nước tuần hoàn được là do cột áp của bơm tạo ra vì vậy gọi là tuần hoàn cưỡng bức Trong hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức, nước được bơm đẩy vào làm mát thân động cơ, nắp xilanh rồi về ống góp nước 5 đến van điều chỉnh nhiệt độ nước làm mát động cơ (van điều nhiệt 2). Nước từ van điều nhiệt 2 được phân thành 2 nhánh. Lưu lượng nước trong hai nhánh đó tuỳ thuộc vào nhiệt độ nước làm mát. Một nhánh dẫn nước về két làm mát 1 và một nhánh dẫn nước trở lại động cơ mà không qua két lam mát. ống 4 dẫn không khí và hơi nước từ bơm khi động cơ nóng. Hệ thống làm mát cưỡng bức dùng rộng rãi trên các loại động cơ ô tô và máy kéo, tàu thuỷ, tàu hoả, tĩnh tại 6 1.2.3. Hệ thống làm mát bằng không khí Hình 1.4: Quạt gí chiều trục và bản hướng gió của động cơ làm mát bằng gió Trong hệ thống này nhờ quạt gió người ta đưa không khí vào làm mát trực tiếp cho xilanh và nắp xilanh động cơ. Trường hợp động cơ lắp trên xe máy, khi xe chạy tạo ra chuyển động tương đối giữa xe máy và không khí ngoài trời gây ra gió lướt qua xilanh và nắp máy tạo hiệu quả làm mát động cơ. Trên nắp và thân xilanh có nhiều cánh tản nhiệt nhằm làm tăng diện tích của động cơ tiếp xúc với gió, qua đó nâng cao thêm hiệu quả tản nhiệt 1.2.4. So sánh ưu, khuyết điểm của động cơ làm mát bằng nước và bằng không khí 1.2.4.1. Ưu điểm của động cơ làm mát bằng nước so với làm mát bằng không khí - Động cơ làm mát bằng nước có thể ổn định được chế độ nhiệt của động cơ tốt hơn, hiệu quả làm mát cao hơn do tính dẫn nhiệt của nước rất cao so với không khí. - Khi làm việc, động cơ làm mát bằng nước có tiếng ồn nhỏ vì nó có áo nước cách âm cho động cơ và quạt gió nhỏ hơn nhiều so với động cơ làm mát bằng không khí - Tổn thất công suất cho hệ thống làm mát bằng nước nhỏ hơn so với làm mát bằng không khí - Độ tin cậy khi khởi động động cơ ở những vùng có nhiệt độ thấp (dưới 0 0 C) cao hơn (vì nếu cần có thể đổ nước nóng vào két) - Động cơ làm việc tốt ở những vùng có nhiệt độ khí trời cao do hiệu quả làm mát bằng nước tốt không gây ra nguy hiểm cho các chi tiết có nhiệt độ cao 7 1.2.4.2. Khuyết điểm của hệ thống làm mát bằng nước so với động cơ làm mát bằng không khí - Phải dùng nhiều biện pháp bao kín (ở nhiều vị trí: ống dẫn nước, két nước, nắp máy, thân xilanh, đặc biệt bao kín áo nước phải cẩn thận để nước không lọt xuống cácte dầu nhờn) - Phải dùng nhiều vật liệu đắt tiền (nhôm, Ca, Sb) để chế tạo két nước - Tốn nhiều công sức cho việc bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống làm mát (phải xúc rửa két nước thường xuyên) - Mài mòn và ăn mòn thành xilanh lớn, nhất là đối với động cơ dùng trên ô tô, máy kéo do làm việc ở chế độ tải thấp nhiều, nhiệt độ thành xilanh thấp - Dễ gây hiện tượng đóng băng trong két nước khi trời lạnh nhiệt độ quá thấp - Chiều dài (kích thước bao) của động cơ lớn vì phải bố trí két nước, bơm nước phía trước của thân máy. Do vậy, trọng lượng động cơ làm mát bằng nước lớn hơn so với động cơ làm mát bằng không khí - Không thuận tiện khi sử dụng động cơ ở vùng hiếm nước. 1.3. Giới thiệu xe Toyota – Camry 3.0V Xe Camry 3.0V6 của hãng Toyota là một trong những model xe hàng đầu của hãng nói riêng và trên thị trường ôtô Việt nam nói chung. Với tất cả những tính năng hiện đại nhất, cũng nh những tiện nghi sang trọng, mác xe này đã trở thành niềm mơ ước của rất nhiều người. Sau đây em xin nêu ra một vài thông số quan trọng của xe: - Tự trọng: 1505(kg). - Đường kính xi lanh: 87,5(mm) - Hành trình piston: 83(mm) - Dung tích công tác:2995(cm 3 ) - Số lượng xilanh: 6 - Tỉ số nén: 9 - Công suất lớn nhất tại số vòng quay(mã lực/v/phút):184/5800 - Mômen xoắn lớn nhất tại số vòng quay(N.m/v/phút): 278/4400 8 - Hộp số:4A(4 số tự động) - Số chỗ ngồi: 5 - Có trợ lực lái, vô lăng điều chỉnh được, có hệ thống phanh ABS, có túi khí bảo hiểm, cửa kín điều khiển bằng điện, đèn sương mù và vành đúc hợp kim. 1.4. Giới thiệu hệ thống làm mát trên xe Toyota – Camry 3.0V Hệ thống làm mát bằng nước kiểu kín, tuần hoàn cưỡng bức, bao gồm: áo nước, sensor, két nước, bơm nước, van hằng nhiệt, quạt gió, các đường ống nước. Hệ thống làm mát có sử dụng nước sạch có pha phô gia chống đông, chống gỉ… Sau đây ta tìm hiểu kết cấu và nguyên lý làm việc của từng bộ phận trong hệ thống làm mát 1.4.1. Áo nước Khối xilanh và đầu xilanh có các đường dẫn (áo nước) bao quanh. Nước làm mát từ bơm nước qua các áo nước này. Khi nước làm mát đi qua các bộ phận nóng, một phần nhiệt truyền qua nước làm mát có nhiệt độ thấp hơn duy trì trạng thái làm việc tốt của cụm xilanh – piston động cơ (khoảng 70-80 0 C). Sau đó, nước làm mát mang nhiệt tới bộ tản nhiệt để thải ra môi trường ngoài. 1.4.2. Bơm nước: 2 1 5 3 4 6 7 Hình 2.1: Bơm nước 9 (1)-phớt; (2)-trục bơm; (3)-cánh bơm; (4)-nắp bơm (5)-thân bơm; (6)-ổ bi cầu; (7)-puli; (8)-phớt Bơm nước dùng trên xe là bơm ly tâm sử dụng cánh bơm để vận chuyển nước làm mát. Bơm nước gắn phía trước động cơ và được dẫn động bằng đai từ puli trục khuỷu. Khi cánh bơm quay, các cánh bơm hút nước làm mát từ đáy bộ tản nhiệt và đẩy nước làm mát đến các áo nước, rồi trở về bộ tản nhiệt. Trục cánh bơm tựa trên các ổ đỡ có đệm kín, các ổ đỡ này không cần bôi trơn. Đệm kín có tác dụng ngăn chặn sự rò rỉ nước làm mát qua các ổ đỡ. 1.4.3. Quạt điện: Sử dông hai quạt kiểu hút, quạt động cơ sử dụng ở đây là quạt điện được điều khiển từ ECU động cơ. Một công tắc tĩnh nhiệt sẽ mở quạt khi nhiệt độ nước làm mát đạt đến 200 0 F (93 0 C). Khi nhiệt độ nước làm nguội giảm, công tắc này đóng. Quạt điện tiêu thụ công suất và tạo ra tiếng ồn Ýt hơn quạt cơ và quạt điện không cần sử dụng đai truyền động. Quạt điện có thể khỏi động ở thời điểm bất kì, ngay cả khi chìa khoá đánh lửa ngắt. 1.4.4. Đai truyền động Đai truyền động là vòng cao su được tăng bền, dùng để truyền công suất giữa hai trục. Loại đai được sử dụng để truyền động bơm nước ở đây là đai có gân. Tiết diện đai có gân có nhiều gân dọc khớp với rãnh puli, làm việc như một dãy đai chữ V. Lực ma sát giữa các mép gân và rãnh puli sẽ truyền dẫn công suất. Cạnh đáy đai V không tham gia vào việc truyền tải công suất. Một nhược điểm đối với đai có gân là yêu cầu độ thẳng hàng giữa các puli rất cao. 10 [...]... mũn gim dn hiu lc ca chỳng Nu s n mũn xy ra, cht lm mỏt chuyn sang mu r sột Cú hai loi cht chng ụng etylen glycol l: loi cú silicat cao v loi cú silicat thp Loi cht chng ụng silicat cao c dựng trong xe Camry 3.0V cú np blc xilanh bng nhụm Nhm bo v cỏc b phn bng nhụm, nu khụng nhụm t cỏc ỏo nc u xilanh bng nhụm Nhit ụng c(0C) 0 -7 -12 -18 -23 -29 -34 -37 -40 -46 -51 -57 -62 -69 -69 Phn trm(%)th tớch... 0.02732)*1000*1,5*3600 = 8138(m3/h)>6153,6(kg/h) Nh vy bm nc cung cp lng nc cn thit cho h thng lm mỏt, m bo cho quỏ trỡnh lm mỏt t hiu qu v duy trỡ quỏ trỡnh lm vic tt cho ng c 3.4, Tớnh toỏn qut giú Trờn xe Camry 3.0V s dng hai qut giú, mi qut hot ng c lp vi nhau Vy nờn khi tớnh, ta tớnh cho mt qut sau ú nhõn ụi Lu lng giú(Gq) m qut giú cung cp cho kột nc lm mỏt l: Gq=2*kk**(R2-r2)*nq*b*z*kk*60* sin * cos... bỡnh np qua ng ti bỡnh x, khi chy qua cỏc ng nh khụng khớ lu thụng qua cỏc cỏnh to nhit, nc lm mỏt tn nhit ra ngoi nờn nhit ca nc h thp 1.4.6 Van hng nhit (thermostat): 1 2 3 4 5 động cơ lạnh bộ điều nhiệt đóng động cơ nóng bộ điều nhiệt mở - Van hng nhit iu khin s lu thụng ca dung dch lm mỏt 12 - Khi ng c lnh thermostat úng, ngn khụng cho dung dch lm mỏt tun hon qua b tn nhit nhm gi li tt c nhit ... liu, lng HC v CO trong khớ x gim Sau khi núng, b iu nhit duy trỡ nhit hot ng ca ng c cao hn nhit hot ng ca ng c khi khụng cú b iu nhit Nhit vn hnh cao s ci thin hiu sut ng c v gim khớ x Trờn ụ tụ Camry 3.0V s dng thit b iu nhit l viờn sỏp cm bin nhit B iu nhit m nhit xỏc nh c gi l t sut iu nhit B iu nhit bt u m nhit danh nh ca chỳng, v m hon ton nhit cao hn nhit danh nh 200F (110C) Nhit danh... iu khin, t õy ECU iu khin qut in hot ng vi tc phự hp vi tng ch lm vic ca ng c 1.4.11 Cỏc b ch bỏo ca h thng lm mỏt: a B ch bỏo nhit nc lm mỏt B ch bỏo nhit nc lm mỏt bng iu khin s cnh bỏo ngi lỏi xe nu nhit nc lm mỏt ng c quỏ cao Nhit nc lm mỏt cao thng cho bit nc lm mỏt thiu hoc ng c cú s c, vn hnh tip tc cú th lm ng c h hng trm trng b B ch bỏo mc nc lm mỏt ốn ch bỏo mc nc lm mỏt gm: mt b cm . tài:” Nghiên cứu khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống làm mát trên ôtô Camry 3. 0 V6 của hãng Toyota” 1.2, Giới thiệu về hệ thống làm mát 1.2.1, Nhiệm vụ yêu cầu và phân loại hệ thống làm mát . cứ vào môi chất làm mát, người ta chia hệ thống làm mát ra làm hai loại: - Hệ thống làm mát bằng nước - Hệ thống làm mát bằng không khí Trong đó, hệ thống làm mát bằng nước gồm 3 loại: - Bốc hơi -. Nguyễn Duy Tiến, em đã mạnh dạn chọn đề tài tốt nghiệp :“NGHIÊN CỨU KHAI THÁC, BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG LÀM MÁT TRÊN XE TOYOTA- CAMRY 3. 0V Trong quá trình thực hiện đề tài này, mặc dù đã nhận

Ngày đăng: 16/05/2015, 20:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Lời mở đầu

  • Chương 1: Tổng quan về đề tài

    • 1.1, Xuất xứ của đề tài

    • 1.2, Giới thiệu về hệ thống làm mát

      • 1.2.1, Nhiệm vụ yêu cầu và phân loại hệ thống làm mát

      • 1.2.2. Hệ thống làm mát bằng nước

      • 1.2.3. Hệ thống làm mát bằng không khí

      • 1.2.4. So sánh ưu, khuyết điểm của động cơ làm mát bằng nước và bằng không khí

      • 1.3. Giới thiệu xe Toyota – Camry 3.0V

      • 1.4. Giới thiệu hệ thống làm mát trên xe Toyota – Camry 3.0V

        • 1.4.1. Áo nước

        • 1.4.2. Bơm nước:

        • 1.4.3. Quạt điện:

        • 1.4.4. Đai truyền động

        • 1.4.5. Bộ tản nhiệt (két nước)

        • 1.4.6. Van hằng nhiệt (thermostat):

        • 1.4.7. Nắp áp suất (Nắp bộ tản nhiệt):

        • 1.4.8. Chất chống đông và chất làm nguội (mát)

        • 1.4.9. Bình giãn nở (Bình ngưng):

        • 1.4.10. Sensor (cảm biến) nhiệt độ nước làm mát:

        • 1.4.11. Các bộ chỉ báo của hệ thống làm mát:

        • Chương II: Tính nhiệt động cơ

          • 2.1, Các thông số của động cơ tính toán

          • 2.2, Chọn chế độ tính toán

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan