kiểm soát chi ngân sách nhà nước

4 4K 48
kiểm soát chi ngân sách nhà nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước (KSCNSNN) ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới luôn được xem là một công vụ đặc biệt quan trọng của Nhà nước trong quá trình quản lý công quỹ, giữ gìn kỷ luật tài chính Nhà nước và hạn chế tình trạng tham nhũng, lãng phí công quỹ

Hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước (KSCNSNN) ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới luôn được xem là một công vụ đặc biệt quan trọng của Nhà nước trong quá trình quản lý công quỹ, giữ gìn kỷ luật tài chính Nhà nước và hạn chế tình trạng tham nhũng, lãng phí công quỹ. Và Kho bạc nhà nước (KBNN) thường được biết đến như một chủ thể có vai trò chính yếu trong quá trình KSCNSNN. Vậy, thế nào là KSCNSNN và vị trí pháp lý của KBNN trong hoạt động này theo quy đinh định của pháp luật hiện hành như thế nào. 1. Thế nào là kiểm soát chi ngân sách nhà nước. Theo từ điển tiếng Việt, danh từ “kiểm soát” được dung với ý nghĩa chỉ việc làm của một chủ thể có quyền lực tiến hành kiểm tra, xem xét, đánh giá và áp dụng các biện pháp xử lý (nếu cần) đối với hành vi của một hay nhiều chủ thể khác. Còn trong ngôn ngữ thông thường, danh từ kiểm soát lại thường được sử dụng để ám chỉ sự chi phối quyền lực của một chủ thể kinh tế này đối với một chủ thể kinh tế khác, hoặc với thị trường. Đặc biệt, danh từ kiểm soát hay được dùng để chỉ sự chi phối, điều chỉnh của nhà nước đối với các chủ thể pháp luật nhằm định hướng cho hành vi của các chủ thể này hoặc thực hiện phù hợp với lợi ích của nhà nước. Theo cách tiếp cận này, KSCNSNN có thể hiểu là việc các cơ quan có thẩm quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, soát xét và đánh giá tính hợp pháp, hợp lý của các khoản chi ngân sách nhà nước do các chủ thể thực hiện, dựa trên sự đối chiếu với các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu do nhà nước quy định và trên cơ sở những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong từng giai đoạn. Hiểu một cách đơn giản thì KSCNSNN là quá trình thẩm định và kiểm tra các khoản chi ngân sách nhà nước theo đúng chế độ chi ngân sách nhà nước và theo dự toán chi tiêu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua (32.T226). Mở rộng hơn, nếu tiếp cận và xem xét khái niệm KSCNSNN từ góc độ pháp lý thì có thể hiểu khái niệm chi ngân sách nhà nước theo 2 nghĩa: Theo nghĩa khách quan, KSCNSNN có thể được quan niệm như một chế định pháp luật, trong đó bao gồm tập hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chình các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình kiểm soát việc chi tiêu ngân sách nhà nước ở các cấp, các ngành, các đơn vị cơ sở có sử dụng ngân sách nhà nước. Các qui định này lien quan đến việc kiểm soát chi trong suốt quá trình ngân sách nhà nước, cụ thể là việc kiểm soát chi ở khâu lập dự toán ngân sách, khâu phân bổ dự toán ngân sách, khâu chấp hành dự toán ngân sách và khâu quyết toán ngân sách. Theo nghĩa chủ quan, KSCNSNN có thể được quan niệm là một loại hành vi pháp luật, do chủ thể là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật, nhằm làm phát sinh những quan hệ pháp luật giữa nhà nước với các chủ thể khác, trong đó chủ yếu là các đối tượng sử dụng ngân sách. Hành vi pháp luật này thể hiện sử biểu dương ý chí của chủ thể kiểm soát chinhà nước…………. 2. Vị trí pháp lý của KBNN trong hoạt động KSCNSNN theo quy định của pháp luật hiện hành. Cơ sở pháp lý cho hoạt động KSCNSNN của KBNN hiện nay, bao gồm: Luật NSNN năm 2002 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật NSNN như: Nghị định số 60/2003/NĐ-CP Ngày 6.6.2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN, Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23.6.2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP, Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13.8.2003 Của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN, Công văn số 1187/KB-KHTH ngày 10.9.2003 của Kho bạc Nhà nước hướng dẫn kiểm soát các khoản chi NSNN qua KBNN; Thông tư số 81 /2006/TT- BTC Hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. Quyết định 108/2009/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính Hệ thống văn bản pháp lý này đã thể hiện nội dung quan trọng, chủ yếu về vị trí pháp lý của KBNN trong hoạt động kiểm soát chi NSSN. KBNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật (Điều 1 Quyết định 108/2009) Theo quy định tại điểm b, Khoản 6 Điều 2 của Quyết định 108/2009/QĐ-TTg của thủ tướng c hính phủ: KBNN “Kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi của ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác được giao theo quy định của pháp luật”; Có thể nói, KBNN có vị trí pháp lý quan trọng trong việc kiểm soát chi NSNN Do là cơ quan có chức năng thực hiện việc thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN và quản lý quỹ NSNN, vì vậy, KBNN vừa có quyền, vừa có trách nhiệm phải kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi NSNN, đặc biệt là các khoản chi thường xuyên. KBNN kiểm tra hồ sơ chi của đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bao gồm: kiểm tra xem khoản chi có thỏa mãn các điều kiện cấp phát, thanh toán được quy định trong Luật ngân sách nhà nước; kiểm tra, đối chiếu các khoản chi với dự toán để bảo đảm các khoản chi phải có trong dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kiểm tra, đói chiếu các khoản chi hạn mức kinh phí được cơ quan tài chính hoặc cơ quan có thẩm quyền thông báo, bảo đảm các khoản chi phải có hạn mực kinh phí được cơ quan tài chính cấp hoặc cơ quan có thẩm quyền thông báo, bảo đảm các khoản chi phải có hạn mức kinh phí được cơ quan tài chính cấp hoawocj cơ quan có thẩm quyền phân bổ; kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ, chứng từ theo quy định đối với từng khoản chi; kiểm tra, kiểm s oát các khoản chi bảo đảm chấp hành đúng định mức, chế độ chi tiêu tài chính nhà nước. Đối với các khoản chi chưa có định mức, chế độ chi tiêu tài chính nhà nước, KBNN kiểm tra, kiểm soát theo dự toán chi tiêu của đơn vị được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Ngoài ra, KBNN còn kiểm tra, kiểm soát các yếu tố hạch toán, bảo đảm thực hiện dung mục tiêu NSNN; kiểm tra dấu, chữ ký của người quyết định chi, của kế toán trưởng, bảo đảm khớp với mẫu dấu, chữ ký đã đăng ký tại KBNN. Trong quá trình kiểm soát, quản lý, cấp phát, nếu phát hiện khoản chi không đúng mục đích, đối tượng theo dự toán dược duyệt, không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của nhà nước, không đủ các điều kiện chi theo quyd dịnh của pháp luật t hì KBNN sẽ từ chối thanh toán chi trả, đồng thời thông báo cho đơn vị sử dụng ngân sách và cơ quan tài chính đồng cấp biết để giải quyết. Để tăng cường vai trò của KBNN trong KSCNSNN, hiện nay ở nước ta đã bước đầu triển khai thực hiện cơ chế “chi trực tiếp qua KBNN” và coi đó như một nguyên tắc trong quản lý các khoản chi NSNN 3. Liên hệ thực tiễn: Trong những năm qua, hệ thống KBNN đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý kiểm soát chi Ngân sách nhà nước (NSNN) bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư XDCB. Hàng năm đã phát hiện và từ chối thanh toán hàng chục ngàn món chi với số tiền hàng trăm tỷ đồng Theo báo cáo của KBNN, Tính đến cuối tháng 12/2010, hệ thống KBNN đã thực hiện kiểm soát ước đạt 350.435 tỷ đồng chi thường xuyên của NSNN qua KBNN. Thông qua công tác kiểm soát chi NSNN, các đơn vị KBNN đã phát hiện trên 39.833 khoản chi của 16.115 lượt đơn vị chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định và đã yêu cầu đơn vị bổ sung các thủ tục cần thiết; từ chối chưa thanh toán với số tiền khoảng trên 270 tỷ đồng chi không đúng chế độ quy định. Tháng 7.2011, hệ thống kho bạc Nhà nước đã từ chối thanh toán 37 tỷ đồng của các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước, do chưa chấp hành chế độ thu chi theo quy định. Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong qus trình thực hiện kiểm soát chi NSNN, KBNN còn có một số vướng mắc. Chẳng hạn ở một số địa phương, do hầu hết các đơn vị đều có dự toán không đúng với thời gian quy định, thường chậm 1 đến 2 ngày, vì vậy, để đảm bảo cho hoạt động của bộ máy Nhà nước, cơ quan tài chính và KBNN phải giải quyết cho các đơn vị tạm ứng dự toán NSNN cho những tháng đầu năm. Điều đó làm tăng them khối lượng công việc và khó khăn cho việc theo dõi, hạch toán và quản lý dự toán của cán bộ KSC NSNN. Đồng thời, trình đọ cán bộ làm công tác quản lý tài chính nói chung và kiểm soát chi NSNN qua KBNN còn bộc lộ nhiều bất cập. Phần lớn cán bộ làm công tac kế toán các xã, trường, trạm y tê thuộc huyện vùng núi chưa qua đào tạo cơ bản về chuyên môn tài chính – kế toán, chưa nắm vững các yêu cầu về quản lý và điều hành NSNN. biệt một số ít cán bộ KBNN có thái độ phục vụ không tốt, gây khó khăn cho đơn vị và cá nhân giao dịch với KBNN. Kiểm soát chi NSNN là nhiệm vụ chung của các ngành, các cấp, các đơn vị nhưng đối với KBNN, đây là nhiệm vụ quan trọng vì KBNN quản lý tài khoản hạn mức của các đơn vị dự toán ngân sách, đồng thời, KBNN cũng là cơ quan trực tiếp cấp phát, thanh toán mọi khoản chi NSNN . thẩm định và kiểm tra các khoản chi ngân sách nhà nước theo đúng chế độ chi ngân sách nhà nước và theo dự toán chi tiêu đã được cơ quan nhà nước có thẩm. sử dụng ngân sách nhà nước. Các qui định này lien quan đến việc kiểm soát chi trong suốt quá trình ngân sách nhà nước, cụ thể là việc kiểm soát chi ở khâu

Ngày đăng: 07/04/2013, 14:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan