SKKN Một số phương pháp giáo dục về biến đổi khí hậu trong môn địa lí

6 2.3K 3
SKKN Một số phương pháp giáo dục về biến đổi khí hậu trong môn địa lí

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 9(70).2013 1 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG DẠY HỌC NGOẠI KHÓA MÔN ĐỊA LÍ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SOME EDUCATIONAL METHODS ABOUT CLIMATE CHANGE IN TEACHING EXTRACURRICULA ACTIVITIES – THE SUBJECT OF GEOGRAPHY IN HIGH SCHOOL Trần Xuân Tiếp Trường THPT Võ Trường Toản, xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai Email: Xuantiep1980@gmail.com TÓM TẮT Giáo dục là giải pháp quan trọng nhất trong quá trình thay đổi nhận thức, hành vi, thái độ của học sinh đối với biến đổi khí hậu toàn cầu. Mục đích giáo dục về biến đổi khí hậu là giúp học sinh có được những hiểu biết và nhận thức về biến đổi khí hậu; có ý thức trách nhiệm cao và có các hành động cụ thể, sáng tạo để cải thiện môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.Trong phạm vi bài báo này chúng tôi tập trung vào nghiên cứu một số phương pháp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy họcngoại khóa môn Địa lí Trung học phổ thông. Cách thức sử dụng các phương pháp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy họcngoại khóa môn Địa lí, với mục tiêu giúp học sinh thoát khỏi sự gò bó, áp đặt của chương trình cũng như thời gian của các tiết học trên lớp; học sinh có điều kiện để phát huy được tính tích cực, sáng tạo và chủ động trong quá trình tiếp cận và tìm hiểu về biến đổi khí hậu. Từ khóa:phương pháp;giáo dục; biến đổi khí hậu; hoạt động ngoại khóa; môn Địa lí. ABSTRACT Education is the most important measures in the process of changing perceptions, behaviors and attitudes of students towards global climate change. The purpose of education about climate change ishelping students to acquire knowledge and awareness of climate change, with high sense of responsibility, specific actions, and creativity to improve the environment in dealing with climate change. This article focuses on a study of educational methods about climate change in the organization of geography extracurricular activity in high school. With the method ofeducating climate changein geography extracurricular in high school and the purposeof helping students free from restraint, the program as well as periods of time in the classroom, students are givenfavorable conditions to express positively, creatively and actively in the approach and learningof climate change. Key words:methods; education; climate change;extracurricular activities;subjects Geography 1. Đặt vấn đề Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc nguyên nhân chủ yếu của biến đổi khí hậu là do các hoạt động con người gây ra như: nạn phá rừng, sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, dân số tăng quá nhanh…. Do đó, vấn đề giáo dục môi trường hạn chế biến đổi khí hậu là nhiệm vụ quan trọng của tất các quốc gia trên thế giới hiện nay. Giáo dục là giải pháp quan trọng nhất trong quá trình thay đổi nhận thức, hành vi, thái độ của học sinh đối với BĐKH toàn cầu. Thông qua các môn học và các hoạt động học tập khác nhau, giúp học sinh có được hiểu biết, nhận thức và có những hành động thích hợp ứng phó với BĐKH. Trong các môn học của chương trình Trung học phổ thông (THPT), môn Địa lí là môn học có rất nhiều nội dung có thể giáo dục về BĐKH cho học sinh; thông qua các kiến thức cơ bản về Địa lí tự nhiên, vấn đề về sử dụng và bảo vệ tự nhiên, chính sách về tài nguyên thiên nhiên cũng như biện pháp để bảo vệ tự nhiên của Việt Nam và các nước trên thế giới. Để đạt được mục tiêu giáo dục về BĐKH trong quá trình dạy học môn Địa lí, cần phải có những phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp. Cần phát huy thế mạnh của các hoạt động ngoại khóa (HĐNK) môn Địa TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ ………………. 2 lí, giúp học sinh thoát khỏi sự gò bó, áp đặt của chương trình cũng như thời gian của các tiết học trên lớp. Học sinh có điều kiện trải nghiệm ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, rèn luyện kỹ năng sống; giáo dục thái độ, hành vi cho học sinh qua qua tổ chức các HĐNK. Tuy nhiên, việc giáo dục về BĐKH trong dạy học môn Địa lí ở các trường THPT hiện nay chưa thực sự hiệu quả, do nhiều nguyên nhân như: chưa có hình thức và phương pháp giáo dục phù hợp; thiếu phương tiện hỗ trợ, nhiều giáo viên chưa quan tâm… dẫn đến hiệu quả giáo dục về BĐKH chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Biến đổi khí hậu và giáo dục về biến đổi khí hậu 2.1.1. Khái niệm biến đổi khí hậu BĐKHlà sựthay đổicủahệthốngkhíhậugồmkhíquyển,thủyquyển,si nhquyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định được tính bằng thập kỉ hay hàng triệu năm. Sựbiến đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh mức trung bình. Sự BĐKH có thểgiới hạn trong một vùng nhất định hay có thể xuất hiện trên toàn cầu [1]. 2.1.2. Ảnh hưởng của BĐKH đến Việt Nam Theo đánh giá của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP, 2007), ViệtNam nằm trong top 5 nước đứng đầu thếgiới dễ bị tổn thương nhất của BĐKH. Nếu mực nước biển tăng 1m, Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp và 10% thu nhập quốc nội (GDP). Nước biển dâng 3 -5m đồng nghĩa với một thảm họa có thể xảy ra ở Việt Nam. Trên thực tế, BĐKH tác động hàng chụctriệu người Việt Nam. Hậu quả để lại đang khiến cho cuộc sống người nghèo và những người cận nghèo ở vùng núi, vùngbiển, vùng đồng bằng bị đe dọa. Lượng mưa thất thường và luôn biến đổi, nhiệt độ tăng cao hơn, diễn biến thời tiết khốc liệt hơn, tần suất và cường độ bão lũ, triều cường tăng đột biến… [2]. 2.1.3. Mục tiêu giáo dục về biến đổi khí hậu cho học sinh trong dạy học môn Địa lí - Về mặt kiến thức: Trang bị cho học sinh những kiến thức về BĐKH giúp học sinh nhận thức được đầy đủ những biểu hiện, diễn biến, nguyên nhân chính và hậu quả của BĐKH. - Về mặt kĩ năng: Học sinh có được kĩ năng nhận biết và phát hiện tác động của BĐKH tới cuộc sống, sản xuất của con người;kĩ năng thực hiện các hoạt động ứng phó với thiên tai do BĐKH gây ra. - Về mặtthái độ: Học sinh nhận thức được sự cần thiết giáo dục BĐKH, có thái độ đúng đắn, hành động tích cực, khả năng ứng phó với BĐKH vì sự phát triển bền vững. 2.2. Hoạt động ngoại khóa môn Địa lí 2.2.1. Khái niệm HĐNK môn Địa lí Ngoại khóa là hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp, không quy định bắt buộc trong chương trình, là hoạt động dựa trên sự tự nguyện tham gia của một số hay số đông học sinh có hứng thú, yêu thích bộ môn và ham muốn tìm tòi, sáng tạo các nội dung học tập địa lí, dưới sự hướng dẫn của giáo viên [3]. 2.2.2. Tầm quan trọng của các ngoại khóa trong dạy học Địa lý - HĐNK có nội dung, chủ đề quan trọng hỗ trợ cho nội dung học chính khóa. - HĐNK có ý nghĩa làm sâu, phong phú toàn diện tri thức địa lí mà học sinh đã học. - HĐNK môn Địa lí kích thích được lòng say mê học tập của học sinh đối với bộ môn. - HĐNK địa lí có tác dụng tạo tinh thần tập thể, cộng đồng, tinh thần lao động, tinh thần tương thân, tương ái, - HĐNK có tác dụng lớn đối với việc giáo dục học sinh như: giáo dục cá tính, phẩm chất, ý thức, năng lực, sở trường của học sinh. - HĐNK trong địa lí có tác dụng tạo cơ sở để nhà trường thực hiện tốt việc giáo dục gắn liền với đời sống xã hội cho học sinh như: TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 9(70).2013 3 + Giáo dục kĩ năng sống +Giáo dục môi trường + Giáo dục về biến đổi khí hậu +Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo… 2.2.3. Các hình thức HĐNK môn Địa lí. Các hình thức HĐNK môn Địa lí rất đa dạng,dựa vào loại hình hoạt động, có thể chia các HĐNK môn Địa lí thành các hình thức như: Bảng tin địa lí, câu lạc bộ địa lí, đố vui địa lí, triển lãm địa lí, các cuộc thi (vẽ tranh cổ động, làm báo ảnh), báo cáo chyên đề Mỗi hình thức HĐNK môn Địa lí có nội dung riêng, được đặc trưng bởi phương pháp tiến hành và cách thức tổ chức thích hợp. 2.3. Một số phương pháp giáo dục về BĐKH trong dạy học ngoại khóa môn Địa lí THPT. 2.3.1. Phương pháp viết báo cáo Là phương pháp mà trong đó, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin, tư liệu…viết báo cáo, sau đó trình bày báo cáo trước nhóm hay toàn lớp [3]. - Viết báo cáo là phương pháp rất hiệu quả để tổ chức cho học sinh tìm hiểu về BĐKH thông qua HĐNK môn Địa lí. Học sinh có điều kiện tự thu thập, tổng hợp và xử lí thông tin tư liệu liên quan đến vấn đề về BĐKH sau đó viết và trình bày báo cáo trước các bạn và Thầy cô. Sử dụng phương pháp này học sinh được đặt mình vào vị trí của người phải có những hành động thích hợp trong việc ứng phó với BĐKH; tuyên truyền, giải thích lôi cuốn mọi người quan tâm đến vấn đề BĐKH toàn cầu. - Tổ chức cho học sinh viết báo cáo về BĐKH trong dạy học ngoại khóa môn Địa lí giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thực hiện theo các bước sau: Bước 1. Xác định chủ đề báo cáo Chủ đề báo cáo về BĐKH rất đa dạng do giáo viên gợi ý hoặc do học sinh tự chọn. Bước 2. Xây dựng đề cương và thu thập, xử lí thông tin cho bài báo cáo - Học sinh tự xây dựng đề cương bài báo cáo - Học sinh thu thập thông tin từ nhiều nguồn như: Sách, báo các chương trình phát thanh truyền hình, các báo cáo của các tổ chức quốc tế, các bài viết về BĐKH, nguồn thông tin từ trên mạng Internet … - Học sinh cách xử lí thông tin tư liệu trước khi tiến hành viết báo cáo. Bước 3. Học sinh viết và trình bày báo cáo - Bài báo cáo có thể trình bày dưới các dạng khác nhau như: Một bài viết, một bộ sưu tập hình ảnh về BĐKH được sắp xếp theo hệ thống kèm lời thuyết minh… - Bài báo cáo về BĐKH của học sinh cần có những nội dung như: giới thiệu ngắn gọn vấn đề báo cáo ( tên vấn đề, địa điểm, thời gian mục đích và nhiệm vụ cụ thể của hoạt động). Trình bày vắn tắt các hoạt động và phương pháp đã thực hiện, trình bày mô tả kết quả đã thực hiện được Bài báo cáo của học sinh các lớp được chọn lọc và tham gia báo cáo cấp trường vào các buổi sinh hoạt tập thể toàn trường. 2.3.2. Phương pháp khảo sát điều tra Phương pháp khảo sát, điều tra là phương phápmà căn cứ vào vấn đề được đặtra và dựa vào các cơ sở của giả thuyết. Học sinh tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn và bằng nhiều hình thức khác nhau. Sau đó tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát để xác định các giả thuyết đúng, rút ra các kết luận, nêu các giải pháp hoặc đề xuất kiến nghị [3]. Phương pháp khảo sát, điều tra là phương pháp rất thích hợp để giáo dục về BĐKH cho học sinh thông qua HĐNK môn Địa lí. Học sinh có điều kiện để chủ động thu thập thông tin về BĐKH và tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát thông tin, xác định được các giả thuyết về BĐKH đang xảy ra; từ đó học sinh có thể nêu được các đề xuất và giải pháp ứng phó với BĐKH một cách thích hợp. Sử dụng phương pháp khảo sát, điều tra để giáo dục BĐKH cho học sinh có thể tiến hành theo quy trình sau: TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ ………………. 4 Bước 1. Xác định vấn đề khảo sát, điều tra; đưa ra các giả thuyết về BĐKH Các vấn đề khảo sát, điều tra có thể do học sinh đặt ra trong quá trình quan sát, tìm hiểu về BĐKH hoặc có thể do giáo viên đề xuất dưới dạng bài tập, câu hỏi nhiệm vụ HĐNK; trên cơ sở đó giả thuyết được đưa ra. Bước 2. Tổ chức hoạt động khảo sát điều tra - Tổ chức cho học sinh khảo sát, điều tra theo cá nhân hoặc theo nhóm tùy theo nội dung và phạm vi vấn đề đã xác định. - Học sinh tiến hành thu thập tư liệu, dữ liệu, dữ kiện thích hợp về BĐKH bằng các hình thức như: phỏng vấn trực tiếp, bằng phiếu; thu thập tư liệu, tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu thống kê… Bước 3. Kết luận, đề xuất giải pháp, kiến nghị Học sinh đối chiếu với giả thuyết và rút ra kết luận, khái quát hóa vấn đề về BĐKH học sinh đã tiến hành khảo sát, điều tra; đề xuất giải pháp, kiến nghị các biện pháp ứng phó với vấn đề BĐKH. Bước 4. Báo cáo kết quả khảo sát, điều tra, đánh giá kết quả hoạt động - Kết quả khảo sát, điều tra về BĐKH học sinh có thể trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau: Báo cáo trực tiếp với giáo viên và tập thể lớp trong các buổi HĐNK môn Địa lí; trình bày bằng bài viết có kèm theo các sản phẩm minh họa ( tranh ảnh, tư liệu, video clip ). - Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện khảo sát, điều tra của học sinh; có hình thức cộng điểm thưởng cho các cá nhân, nhóm học sinh làm việc tích cực và có kết quả làm việc tốt. 2.3.3. Phương pháp sử dụng các thiết bị kỹ thuật Sử dụng video, máy vi tính, máy ảnh, máy quay video là phương tiện hiệu quả để tổ chức các HĐNK môn Địa lí cho học sinh. Các thiết bị kĩ thuật như video, máy vi tính, sẽ hỗ trợ giáo viên một cách đắc lực trong việc tái hiện, diễn biến, hậu quả của BĐKH một cách sống động, chân thực, vì thế đây là những công cụ đắc lực để giáo dục BĐKH cho học sinh. Sử dụng các thiết bị kỹ thuật (TBKT) trong các HĐNK môn Địa lí để giáo dục BĐKH cho học sinh, giáo viên có thể sử dụng các phương pháp sau: - Sử dụng video, máy vi tính để chuẩn bị kịch bản cho các HĐNK môn Địa lí có nội dung giáo dục BĐKH như: Thiết kế các câu hỏi cho thi đố vui để học, trò chơi địa lí, minh họa cho các báo cáo chuyên đề, minh họa cho các buổi dạ hội địa lí… - Sử dụng video, máy vi tính để tổ chức học sinh hoạt câu lạc bộ địa lí. Ví dụ: Để tổ chức một buổi sinh hoạt câu lạc bộ địa lí với chủ đề“Diễn biến và ảnh hưởng của BĐKH đối với nước ta”, giáo viên có thể chuẩn bị một số video clip về các cơn bảo, lũ quét ở các tỉnh miền Trung; tình trạng khô hạn ở các địa phương; hiện tượng nước biển dâng, triều cường ảnh hưởng đến đời sống người dân Tổ chức cho các thành viên tham gia buổi sinh hoạt xem và thảo luận về hậu quả của BĐKH và các biện pháp ứng phó với BĐKH ở nước ta. - Học sinh sử dụng máy ảnh, máy quay video để thu thập tư liệu BĐKH của địa phương. - Hướng dẫn học sinh thu thập thông tin, tư liệu tìm hiểu về BĐKH trên mạng internet. - Đưa nội dung giáo dục về BĐKH vào Website của các trường phổ thông. Hiện nay, việc tìm kiếm, trao đổi thông tin giữa nhà trường và học sinh thông qua Website của nhà trường rất thuận tiện. Học sinh có thể vào Website của nhà trường để xem điểm,xem thông tin, trao đổi qua diễn đàn tư vấn hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh, tìm kiếm tư liệu học tập; qua đó học sinh cũng có thể tìm hiểu về BĐKH qua Website của nhà trường. 2.3.4. Phương pháp dự án Dạy học theo dự án là một phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Phương pháp này giúp học sinh phát triển kiến thức và các kĩ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ học tập mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hoá những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện dự án và tạo ra những TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 9(70).2013 5 sản phẩm của chính mình. Là phương pháp có thể ứng dụng hiệu quả trong nhiều hình thức dạy học, hình thức dạy học trên lớp và các hình thức HĐNK của các môn học. Phương pháp dự án rất thích hợp để giáo dục học sinh với nhiều chủ đề đa dạng như: Giáo dục môi trường, giáo dục BĐKH, giáo dục kĩ năng sống… qua các HĐNK môn Địa lí. Để thực hiện hiệu quả vấn đề giáo dục BĐKH cho học sinh thông qua HĐNK môn Địa lí bằng phương pháp dự án có thể thực hiện theo quy trình sau: Bước 1. Xác định vấn đề BĐKH và xác định dự án Trên cơ sở thực trạng của BĐKH đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu cũng như ở Việt Nam, giáo viên gợi ý và tạo điều kiện cho học sinh phát hiện những vấn đề nổi bật của BĐKH. Học sinh xác định dự án từ những vấn đề học sinh đã phát hiện, cụ thể là tên đề tài và dự kiến các vai trò của mình trong dự án. Bước 2. Xác định mục tiêu, lập kế hoạch dự án - Dựa vào tên đề tài và đặc điểm nổi bật của từng vấn đề BĐKH mà giáo viên hỗ trợ học sinh xác định mục tiêu của dự án cần thực hiện. Mục tiêu cần cụ thể về các nội dung như: Kiến thức, kĩ năng, thái độ, kết quả cần đạt. - Học sinh lập kế hoạch dự án cụ thể một số nội dung sau: Mục tiêu, nội dung cơ bản của dự án; phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân, thời gian thực hiện dự án…báo cáo giáo viên phụ trách kế hoạch thực hiện dự án và chỉnh sửa kế hoạch khi có yêu cầu. Bước 3. Triển khai dự án Học sinh thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra; trong một khoảng thời gian quy định. Học sinh tự phân công nhiệm vụ thu thập, nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm và xử lý thông tin về BĐKH; trong quá trình này thông tin mới được tạo ra và sản phẩm dự án dần hoàn thiện. Bước 4. Trình bày và đánh giá kết quả dự án Kết quả dự án có thể được trình bày trong một số hình thức HĐNK môn Địa lí như: Trong các buổi sinh hoạt câu lạc bộ địa lí với chủ đề về BĐKH; trình bày trên bảng tin địa lí, triển lãm địa lí về BĐKH. Ngoài ra, kết quả dự án học sinh thực hiện có thể được giới thiệu trong các buổi sinh hoạt dưới cờ, trên website của nhà trường. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá kết quả dự án đạt được; rút ra kết luận và định hướng cho các dự án tiếp theo. 3. Hiệu quả của một số phương pháp giáo dục BĐKH trong dạy học HĐNK môn Địa lí. Để đánh giá hiệu quả và sở thích của học sinh đối với một số phương pháp giáo dục BĐKH trong dạy học HĐNK môn Địa lí THPT; năm học 2012-2013 chúng tôi đã khảo sát thu thập ý kiến của 136 học sinh ở 3 trường THPT Võ Trường Toản, Sông Ray, Xuân Mỹ của huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai và thu được kết quả như sau: Bảng 1. Kết quả khảo sát sở thích của học sinh về các phương pháp giáo dục BĐKH. Phương pháp Thích Không thích Phân vân SL % SL % SL % Viết báo cáo 102 75 8 5.9 26 19.1 Khảo sát đi ều tra 99 72.8 9 6.6 28 20.6 S ử dụng các TBKT 123 90.4 5 3.7 8 5.9 Dự án 109 80.1 7 5.2 20 14.7 Qua kết quả khảo sát cho thấy có trên 72% ý kiến học sinh cảm thấy thích với các phương pháp giáo dục BĐKH đã được học thông qua các HĐNK môn Địa lí, trên 90% học sinh thích được tìm hiểu về BĐKH thông qua các phương tiện kĩ thuật. Qua thực tiễn tổ chức, chúng tôi nhận thấy đa số học sinh có thái độ tích cực và hứng thú khi tham gia các HĐNK tìm hiểu về BĐKH. Để đánh giá về mức độ khả thi của các TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ ………………. 6 phương pháp giáo dục BĐKH trong dạy học HĐNK môn Địa lí chúng tôi đã khảo sát và thu thập ý kiến của 12 giáo viên môn Địa lí thuộc 3 trường THPT Võ Trường Toản, Sông Ray, Xuân Mỹ của huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai và thu được kết quả như sau: Bang 2. Mức độ khả thi của các phương pháp giáo dục BĐKH. Phương pháp Rất khả thi Khả thi Không khả thi SL % SL % SL % Viết báo cáo 10 83.3 2 16.7 0 0 Khảo sát đi ều tra 9 75 3 35 0 0 Sử d ụng các TBKT 12 100 0 0 0 0 Dự án 11 91.7 1 8.3 0 0 Qua kết quả khảo sát cho thấy trên 75% giáo viên cho rằng các phương pháp giáo dục BĐKH được nghiên cứu là rất khả thi có thể áp dụng được trong nhiều trường THPT. Tất cả các giáo viên được hỏi đều cho rằng việc giáo dục BĐKH cho học sinh thông qua tổ chức các HĐNK môn Địa lí là rất cần thiết và cần khai thác thế mạnh của các HĐNK trong giáo dục học sinh nói chung và trong giáo dục BĐKH nói riêng. 4. Kết luận Hiện nay, việc đa dạng hóa các hình thức giáo dục BĐKH vào giảng dạy vào các môn học nói chung và môn Địa lí nói riêng là một yêu cầu cấp thiết. Tổ chức HĐNK môn Địa lí là một trong nhiều cách thức giáo dục về BĐKH cho học sinh có tính khả thi. Tuy nhiên, cần xác định được các phương pháp giáo dục BĐKH một cách cụ thể, linh hoạt phù hợp từng HĐNK môn Địa lí và hoàn cảnh từng trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Đức Ngữ (chủ biên), Biến đổi khí hậu, NXB Khoa học và kĩ thuật, 2008. [2] Nguyễn Thị Thanh Vân, Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu toàn cầu qua môn địa lí trunghọc phổ thông,Trường ĐH Đồng Tháp, 2012. [3] Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen, Đổi mới phương pháp dạy học địa lí ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, 2004. (BBT nhận bài: 12/07/2013, phản biện xong: 31/07/2013) . classroom, students are givenfavorable conditions to express positively, creatively and actively in the approach and learningof climate change. Key words:methods; education; climate change;extracurricular. specific actions, and creativity to improve the environment in dealing with climate change. This article focuses on a study of educational methods about climate change in the organization of geography. towards global climate change. The purpose of education about climate change ishelping students to acquire knowledge and awareness of climate change, with high sense of responsibility, specific

Ngày đăng: 16/05/2015, 16:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan