Phân tích phối thức mặt hàng thương mại hỗn hợp của một mặt hàng thương mại

21 2.9K 7
Phân tích  phối thức mặt hàng thương mại hỗn hợp của một mặt hàng thương mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: Phân tích thực trạng phối thức mặt hàng thương mại hỗn hợp của một mặt hàng tại một công ty thương mạiI.Cơ sở lý thuyết1.Khái niệm và cấu trúc mặt hàng thương mại1.1.Khái niệm mặt hàng thương mại1.2.Cấu trúc mặt hàng thương mại1.3.Khái niệm và cấu trúc sản phẩm hỗn hợp2.Quyết định chọn và hoàn thiện phối thức mặt hàng hỗn hợp2.1.Các quyết định thuộc tính công năng mặt hàng2.2.Các quyết định bao bì và mác hiệu mặt hàng2.3.Các quyết định chọn nhãn hiệu2.4.Các quyết định về dịch vụ thương mại mặt hàngII.Phân tích thực trạng phối thức mặt hàng thương mại hỗn hợp của mặt hàng điện lạnh ở công ty Thương Mại Dịch Vụ Tràng Thi1.Giới thiệu khái quát về công ty Thương mại Dịch Vụ Tràng Thi2.Khái quát về mặt hàng hỗn hợp ở công ty Thương Mại và Dịch Vụ Tràng Thi3.Khái quát về thị trường hoạt động4.Thực trạng phối thức mặt hàng hỗn hợpIII.Đề xuất giải pháp hoàn thiện phối thức mặt hàng hỗn hợp của mặt hàng điện lạnh ở công ty Thương Mại Dịch vụ Tràng Thi1.Nâng cao độ bền tương hợp của phổ mặt hàng.2.Đa dạng hóa một số chủng loại, thương hiệu hàng hóa.3.Tăng cường các dịch vụ sau bán4.Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại5.Một số kiến nghị với nhà nước

MARKETING THƯƠNG MẠI NHÓM 08 I. Cơ sở lý thuyết 1. Khái niệm và cấu trúc mặt hàng thương mại 1.1. Khái niệm mặt hàng thương mại Là một phối thức sản phẩm hỗn hợp(a product- formulation- mix) được lựa chọn, xác định và chuẩn bị để bán cho các cơ sở doanh nghiệp thương mại đối với một thị trường mục tiêu và cho những tập khách hàng trọng điểm xác định. Như vậy mặt hàng thương mại phản ánh tích lựa chọn mục tiêu và độ chín tới để thương mại hóa một sản phẩm, nó là yếu tố quyết định nhất của Marketing –mix mục tiêu của bất kì công ty kinh doanh nào nói chung và công ty thương mại nào nói riêng. 1.2. Cấu trúc mặt hàng thương mại Có thể mô hình hóa khái niệm mặt hàng thương mại theo cấu trúc của nó bằng công thức: 1.2.1. Phối thức sản phẩm hỗn hợp Là một tổ hợp hữu cơ 3 lớp thuộc tính hỗn hợp của một sản phẩm marketing: sản phẩm cốt lõi, sản phẩm hiện hữu và sản phẩm gia tăng. • Sản phẩm cốt lõi: đó là lợi ích của công năng mà khi mua dùng sản phẩm, khách hàng thỏa mãn về bản chất và nhu cầu của mình. • Sản phẩm hữu hiệu: đó là mức chất lượng, đặc tính nổi trội, tên thương hiệu, phong cách mẫu mã, bao gói và các dịch vụ khác. • Sản phẩm gia tăng: đó là điều kiện giao hàng và thanh toán, chế độ bảo hành, dịch vụ trong và sau bán. 1 MARKETING THƯƠNG MẠI NHÓM 08 1.2.2. Mức giá khả thích Là giá bán tương thích với lợi ích do phối thức đó mang lại khi mua, tương thích với sự chấp nhận của khách hàng khi mua (trả giá) và khả năng thanh toán của tập khách hàng trọng điểm với giá bán. 1.2.3. Giao tiếp mục tiêu Là một phối thức giao tiếp chào hàng thương mại xác định phù hợp với tiến độ chấp nhận của tập khách hàng từ nhận biết - kích thích thị hiếu - đánh giá cân nhắc - thuyết phục – chấp nhận. Do đó để tạo lập một mặt hàng thương mại, một phối thức sản phẩm phải đặt trong một chương trình giới thiệu, một chiến dịch xúc tiến, một kỹ thuật nhãn hiệu bao bì, một dịch vụ chào hàng thương mại trong và ngoài cơ sở DNTM. 1.2.4. Tiếp cận phương pháp tương hợp Một phối thức sản phẩm với mức giá khả thi không thể tự thân nó bán được, vấn đề còn ở chỗ sự phối hợp đó phải được chuẩn bị sẵn sàng, đúng lúc, trong chỗ trong tuyến công nghệ hình thành từ phân phối nơi bán hàng đặt một loại hình cửu hàng, 2 MARKETING THƯƠNG MẠI NHÓM 08 một sức bán tổng hợp quá trình. Điều này đồng nghĩa một mặt hàng thương mại phải đảm bảo tính kịp thời và độ chín tới ở các nơi bán của cơ sở doanh nghiệp thương mại xác định. 1.3. Khái niệm và cấu trúc sản phẩm hỗn hợp Mặt hàng hỗn hợp là tập hợp có lựa chọn và phân phối mục tiêu các nhóm, loại, nhãn hiệu mặt hàng và được ghi vào tổng danh mục hành hóa mà một công ty, một cơ sở DNTM chào hàng và chuẩn bị sẵn sàng để bán cho các tập khách hàng trọng điểm trên một khu vực thị trường mục tiêu xác định. Cấu trúc mặt hàng hỗn hợp của công ty thương mại được xác định bở 4 thông số sau: • Chiều rộng phổ mặt hàng: biểu thị số lượng các nhóm mặt hàng khác nhau mà công ty kinh doanh để thỏa mãn những loại nhu cầu khác nhau. Nếu cửa hàng chuyên doanh 1 nhóm hàng: khi đó chiều rộng phổ mặt hàng được xác định bằng tổng số loại, kiểu mặt hàng thỏa mãn những nhu cầu khác nhau trong nhóm hàng. • Chiều sâu phổ mặt hàng: được phân định bằng tổng số các loại và phương án mặt hàng cùng thỏa mãn nhu cầu như nhau hưng khác nhau về pha trộn phối thức sản phẩm và mức giá. • Chiều dài phổ mặt hàng, được xác định tổng số tên hàng trong tổng danh mục mặt hàng kinh doanh của công ty hoặc cơ sở doanh nghiệp thương mại. • Độ bền tương hợp của phổ mặt hàng, biểu thị độ liên quan chặt chẽ và mức tương quan tỷ lệ liên kết của các nhóm mua hàng khác nhau hoặc trong tiêu dùng cuối cùng, hoặc trong những yêu cầu của sản xuất hoặc trong các kênh phân phối và một vài góc độ xem xét khác. 2. Quyết định chọn và hoàn thiện phối thức mặt hàng hỗn hợp 2.1. Các quyết định thuộc tính công năng mặt hàng a. Quyết định chất lượng Khi triển khai một mặt hàng, công ty thương mại phải lựa chọn một mức chất lượng và những thuộc tính khác để hỗ trợ cho việc định vị mặt hàng trong thị trường trọng điểm. Chất lượng chính là một trong những công cụ định vị chủ yếu của nhà làm marketing. Chất lượng biểu tượng cho tầm mức khả năng của một nhãn hiệu thực hiện các chức năng của nó. Chất lượng là thuật ngữ tóm lược cho tính bền, tính đáng tin cậy, dễ sử dụng, dễ sửa chữa, tính chính xác và các thuộc tính giá trị khác của một phối thức sản phẩm. Một số trong những thuộc tính này có thể đo lường một cách khách quan. Trên quan điểm marketing, chất lượng phải được đo lường theo cảm nhận của người mua. Hầu hết các thương hiệu khởi đầu đều được xác lập trên một trong bốn mức chất lượng sau: thấp, trung bình, cao và hảo hạng. Các nghiên cứu marketing cho thấy rằng, lợi nhuận tăng theo mức chất lượng của thương hiệu. Chất lương phải được chọn lựa với một đoạn thị trường trọng điểm đã dự kiến. 3 MARKETING THƯƠNG MẠI NHÓM 08 Các chiến lược về chất lượng của thương hiệu và khả năng sinh lợi nhuận A.Mối tương quan giữa B. Ba chiến lược về CL quản trị chất lượng và mức lợi nhuận qua (mức doanh thu trên đầu tư – ROI) b. Quyết định chọn đặc tính nổi trội Các công ty thương mại khi tiếp thị một sản phẩm đều chào hàng với những đặc tính nổi trội, điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp các công ty thương mại bán lẻ - nơi tụ hội hàng chục hàng chục mặt hàng chiều sâu, hàng trăm mặt hàng chiều rộng và hàng chục ngàn tên hàng khác nhau mà khách hàng không thể nhận biết nếu các mặt hàng riêng biệt không có các đặc tính này. Đặc tính nổi trội còn là công cụ cạnh tranh hữu hiệu để tạo khác biệt giữa mặt hàng của công ty với các công ty cạnh tranh. c. Quyết định chọn phong cách mẫu mã mặt hàng Sự khác biệt của mặt hàng được thể hiện thông qua phong cách và mẫu mã. Một mẫu mã tốt sẽ mang lại một số lợi ích, nó có thể tạo ra một mặt hàng được được tạo mới hơn so với đối thủ cạnh tranh, từ đó mang lại một chu kỳ tái định vị cho mặt hàng trong giai đoạn chin muồi của chu kỳ sống. Mặt khác nó còn tạo điều kiện giao tiếp giá với khách hàng, kích thích lựa chọn mua dễ dàng hơn. 2.2. Các quyết định bao bì và mác hiệu mặt hàng Trong thương mại hiện đại, hầu hết các mặt hàng đều trong dạng có bao bì. Tùy loại hàng chứa đựng, bao bì có thể có vai trò nhỏ hoặc lớn, một số loại bao bì – như chai Coca – cola đã nổi tiếng khắp thế giới. một số nhà tiếp thị đã gọi bao bì là thành tố P thứ năm của Marketing- mix (package). Tuy nhiên hầu hết giới tiếp thị đều coi bao bì là một yếu tố trong phối thức sản phẩm của marketing mặt hàng thương mại. Ở đây việc đóng gói bao bì sản phẩm (packaging) là những hoạt động hoạch định và sản xuất thùng chứa hay gói bọc cho một sản phẩm. Bao bì có thể gồm 3 mức chất liệu: bao bì lớp đầu là cái trực tiếp chứa sản phẩm, bao bì lớp hai là chất liệu bảo vệ bao bì lớp đầu và sẽ bị bỏ đi khi sắp dùng sản phẩm đó. Hai mức này trong thương mại tạo nên bao bì tiêu thụ (hay bao bì bán lẻ, bao bì trong); bao bì vận chuyển là 4 MARKETING THƯƠNG MẠI NHÓM 08 những lớp cần thiết cho việc bảo quản, phân loại và kho vận (còn gọi là bao bì bao bì bán buôn, bao bì ngoài). Sau cùng, mác nhãn hiệu ngoài là phần bao bì có in những chi tiết nằm trên cùng với bao bì để mô tả sản phẩm. Trong thương mại bao bì và các mác hiệu thực hiện những chức năng chủ yếu sau: bảo quản chất lượng, số lượng hàng bên trong, nâng cao tính vệ sinh, văn minh cho hàng hóa và tác nghiệp thương mại, tạo thuận lợi cho tiêu dùng, cho hoạch định kinh doanh, quảng cáo xúc tiến bán hàng và chào hàng kích thích mua (chức năng của một người bán hàng thầm lặng). Các nhà quản trị marketing mặt hàng ở các công ty thương mại có nhiều quyết định lựa chọn về những yếu tố đặc biệt của bao bì như kích cỡ, hình dạng, chất liệu, màu sắc chữ nghĩa và dấu hiệu. Những yếu tố này phải được lựa chọn hài hòa để làm nổi bật giá trị bổ sung của sản phẩm cho khách dễ nhận biết và hỗ trợ cho việc định vị sản phẩm trên thị trường trọng điểm. Bao bì phải điều hòa với quảng cáo, định giá, phân phối và các yếu tố chiến lược marketing khác. Tiếp theo của các quyết định chọn bao bì là các quyết định về nhãn mác của mặt hàng. Nhà tiếp thị thương mại khi đánh giá, lựa chọn mác nhận phải nắm được các chức năng chủ yếu của một nhãn mác là: chỉ định được sản phẩm hay nhãn hiệu tương ứng, định hạng loại mặt hàng, mô tả những điều quan trọng nổi bật của các sản phẩm, tạo sắc thái biểu tượng và hình ảnh nhãn hiệu, giới thiệu quảng cáo các sản phẩm và mã hiệu sản phẩm (ví dụ gần đây một số sản phẩm của các công ty lớn nước ngoài có sử dụng ký mã hiệu dạng các vạch quang phổ trên mác nhận sản phẩm. 2.3. Các quyết định chọn nhãn hiệu a. Những khái niệm quan trọng Nhãn hiệu là một tên gọi, thuật ngữ hay dấu hiệu, biểu tượng, mẫu vẽ hay tổng hợp những cái đó nhằm chỉ định những hàng hóa hay dịch vụ của một hay nhóm người bán và để phân biệt hàng của những đối thủ cạnh tranh. Việc chọn nhãn hiệu hàng đưa tới những quyết định quan trọng mà nhà tiếp thị thương mại phải làm. Thông thường thì lập nhãn hiệu do nhà sản xuất tiến hành. Tuy vậy, các nhà tiếp thị của công ty Thương mại cũng cần phải nắm vững những yếu tố quản trị Marketing nhãn hiệu để chọn nhãn hiệu mặt hàng phù hợp cho mặt hàng Thương mại, hoặc có thể lập nhãn hiệu riêng… Ngày nay, Nhãn hiệu vô cùng phổ biến, vì vậy, người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết hay phân biệt được sản phẩm của Công ty này với Công ty khác, đồng thời biết được các tính năng, đặc điểm, công dụng, thời hạn sử dụng của sản phẩm… để khách hàng yên tâm hơn khi lựa chọn sản phẩm. Nhãn hiệu là một trong những yếu tố quan trọng tác động vào khách hàng. Hơn nữa trong nhiều trường hợp, nhãn hiệu làm gia tăng giá trị cho sản phẩm. Cũng chính vì vậy mà các Công ty Thương mại luôn luôn quảng bá và bảo vệ cho thương hiệu hay nhãn hiệu của mình. Những nhãn hiệu danh tiếng bao hàm một sự đảm bảo về chất lượng. Nhãn hiệu là một biểu tượng phức tạp. Những người làm marketing đưa ra sáu cấp độ ý nghĩa của nhãn hiệu: 5 MARKETING THƯƠNG MẠI NHÓM 08 Thuộc tính: Ví dụ như Medcedes gợi cho ta những thuộc tính rất đăc trưng như đắt tiền, sang trọng, uy tín, thiết kế hoàn hảo và dùng lâu bền, Lợi ích: Khách hàng không mua những thuộc tính mà mua những lợi ích do chúng đem lại. Các thuộc tính cần phải có khả năng chuyển thành các lợi ích. Ví dụ, thuộc tính bền cho ta ý nghĩa về tiết kiệm, thuộc tính thiết kế hoàn hảo cho ta cảm nhận sự an toàn sau tay lái. Giá trị: Chẳng hạn, nhãn hiệu Medcedes nói lên những giá trị mà nhiều người mua tìm kiếm, đó là sự hoàn hảo, an toàn, uy tín. Văn hóa: Nhãn hiệu của nhà sản xuất thể hiện một nền văn hóa nhất định. Medcedes đại diện cho nền văn hóa Đức: có tổ chức, hiệu quả và chất lượng cao. Tính cách: Nhãn hiệu biểu đạt một tính cách nhất định. Medcedes cho ta hình ảnh về một người chủ không phải kém cỏi. Người sử dụng: Nhãn hiệu còn thể hiện khách hàng mua hay sử dụng một sản phẩm, nếu người sử dụng biết tôn trọng giá trị, văn hóa và phong cách mà sản phẩm đó thể hiện. b. Quyết định người đứng tên nhãn hiệu Có ba cách thức lập nhãn hiệu đó là: Nhà sản xuất lập nhãn hiệu; Nhà thương mại lập nhãn hiệu riêng; Nhà sản xuất lập một phần nhãn còn lại là nhãn hiệu thương mại. • Khi Công ty Thương mại đứng tên nhãn hiệu, họ có thể tìm được nguồn cung cấp có chất lượng nhất quán, phải đặt ra những lượng hàng lớn, phải đọng vốn nhiều, xoay vòng vốn nhanh chóng… • Khi họ có nhãn hàng riêng mình, họ có thể hạ thấp được các chi phí quảng cáo, phân phối để đạt được mức lợi nhuận cao nhất có thể đạt được. • Mặt khác, nhãn hàng riêng là cách các công ty này có những mặt hàng riêng mà những đối thủ cạnh tranh không thể có và họ có thể cấy dựng được mức lưu chuyển hàng hóa với tốc độ trung bình cao hơn. • Nhãn hiệu đồng thời cũng mang tiếng tăm của nhà sản xuất, vì vậy, nó có thể hưng thịnh cùng công ty hay suy vong cùng công ty, nên việc chọn đứng tên nhãn hiệu cũng vô cùng quan trọng. c. Quyết định mở rộng nhãn hiệu mặt hàng • Mở rộng nhãn hiệu mặt hàng là điều các công ty luôn mong muốn và hướng tới, nhưng không phải lúc nào cũng là đúng đắn và thành công. Mở rộng nhãn hiệu thương mại chỉ nên chọn nhãn hiệu quen biết cà có uy tín, nhờ vậy sẽ tiết kiệm cho công ty những chi phí về quảng cáo, quảng bá mà nhãn hiệu vẫn được chấp nhận nhanh chóng trên thị trường. • Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có thể đối mặt với sự không thỏa mãn của khách hàng sẽ làm mất thiện cảm của họ đối với các mặt hàng khác cùng thương hiệu. d. Quyết định đa nhãn hiệu Công ty có thể chọn nhãn hiệu bởi các lý do như: • Ít có khách hàng nào trung thành với một nhãn hiệu đến mức họ không muốn dùng thử một nhãn hiệu khác, để thu hút được khách hàng ưa thay đổi này là tung ra nhiều nhãn hiệu. 6 MARKETING THƯƠNG MẠI NHÓM 08 • Đặt ra những chiến lược mới sẽ kích thích năng suất và tính năng động trong nội bộ công ty. • Chiến lược đa thương hiệu định vị được những ứng dụng và thu hút khác nhau, mỗi nhãn hiệu có thể hấp dẫn số người ủng hộ khác nhau. e. Quyết định tái định vị thương hiệu: • Nhu cầu của khách hàng luôn cần được thỏa mãn và nó luôn thay đổi, vì vậy các doanh nghiệp cần tự làm mới mình cho chiến lược thu hút khách hàng. • Mặc dù vậy, vẫn cần phải tiếp tục giữ được những khách hàng cũ, thân quen. f. Quyết định một tên nhãn hiệu trong mối quan hệ với giao dịch thương mại • Về nguyên lý, quy trình lựa chọn tên nhãn gồm 6 bước: Xác định những mục tiêu và tiêu chuẩn cho tên hiệu, lập một danh sách những tên nhãn có thể dùng được, chọn lọc 10 – 20 tên thích hợp nhất cho thử nghiệm thu thập những phản ứng của khách về các tên hiệu còn lại; Nghiên cứu khả năng đăng ký được và được pháp luật bảo vệ tên nhãn còn lại cho mặt hàng. • Những tiêu chuẩn tối ưu cho một tên nhãn hiệu là: (1) Nói được ít nhiều về lợi ích và chất lượng sản phẩm. (2) Dễ đọc, dễ nhận ra, dễ nhớ, (3) Độc đáo, (4) Dịch được sang tiếng nước ngoài dễ dàng, (5) Có thể đăng ký và được pháp luật bảo vệ. 2.4. Các quyết định về dịch vụ thương mại mặt hàng • Dịch vụ khách hàng cũng là một trong số các yếu tố quan trọng quyết định phối thức mặt hàng. Một tên hàng cụ thể kèm theo dịch vụ sẽ tăng khả năng thu hút khách hàng. • Mặt hàng kinh doanh của công ty có thể là dịch vụ hoặc các dịch vụ kèm theo sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ, bổ sung. Nhưng dù là cái nào thì công ty cũng phải có trách nhiệm thực thi và đảm bảo lợi ích cho khách hàng. • Nhà tiếp thị thương mại thường đối mặt vứi 3 quyết định phải có đối với các dịch vụ khách hàng : - Những dịch vụ khách hàng nào cần đưa vào tổng thể phối thức dịch vụ (sevices mix) cho khách hàng. - Dịch vụ đó sẽ ở mức nào? Sẽ hỗ trợ khách hàng hay là dịch vụ trợ giúp từ A đến Z… - Dịch vụ đó sẽ được cung cấp dưới hình thức nào? Đưa đến tay khách hàng như thế nào, và có thể cả hình thức chi trả, hình thức làm sao cho khách hàng nhìn thấy được lợi ích của dịch vụ khách hàng của công ty. II. Phân tích thực trạng phối thức mặt hàng thương mại hỗn hợp của mặt hàng điện lạnh ở công ty Thương Mại & Dịch Vụ Tràng Thi 1. Giới thiệu khái quát về công ty Thương mại & Dịch Vụ Tràng Thi Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH 1TV Thương mại dịch vụ Tràng Thi. Trụ sở giao dịch: 12-14 Tràng Thi – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội Tên cơ quan chủ quản: Tổng công ty Thương mại Hà Nội Website:trangthihanoi.com.vn –- email: trangthi@haprogroup.vn Điện thoại: 04.38286334 - fax: 04.38243160 Mã số doanh nghiệp: 0100107437 Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số: 2884 QĐ-UB ngày 17/11/1992 và 1787/QĐ-UB ngày 29/04/1993 của UBND TP Hà Nội và Quyết định số 3467/QĐ- 7 MARKETING THƯƠNG MẠI NHÓM 08 UBND ngày 13/7/2010 của UBND Thành Phố Hà Nội V/v Chuyển Công ty Thương mại dịch vụ Tràng Thi Thành Công ty TNHH Một thành viên. Lịch sử quá trình hình thành và phát triển của Công ty gắn liền với sự phát triển của Thương mại Thủ đô và Ngành thương mại Việt Nam suốt hơn nửa thế kỷ qua. Công ty được thành lập ngày 14/02/1955. Tiền thân là Công ty Ngũ Kim với cơ sở chính là Cửa hàng Ngũ kim số 5-7 Tràng Tiền: số lượng CBCNV ban đầu trên 40 người. Qua các giai đọan, Công ty nhiều lần được sáp nhập thêm các Công ty trong ngành, được bổ sung thêm chức năng nhiệm vụ, đổi tên, đánh dấu những bước thay đổi lớn, lớn mạnh và trưởng thành của Công ty. Đến nay, Công ty đã mở rộng quy mô hoạt động từ phía Bắc đến phía Nam Thành phố với 42 địa điểm kinh doanh và gần 500 lao động ở khắp các Quận nội thành và hai Huyện ngoại thành. Ngày 13/7/2010 Công ty chuyển đổi thành Công ty TNHH 1TV Thương mại dịch vụ Tràng Thi. Công ty đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương, Huy chương, Cờ thi đua. Tổ chức Đảng, Công đoàn Công ty cũng được tặng thưởng Huân chương, Bằng khen. Trải qua hơn 59 năm xây dựng và phát triển, để hội nhập kinh tế và ngày càng khẳng định vị trí, vai trò trên thị trường trong nước và ngoài nước, năm 2008 Công ty Thương mại Dịch vụ Tràng Thi đã xây dựng nhận diện thương hiệu mới của Công ty và đăng ký bảo hộ tại Cục cở hữu trí tuệ. Ngành nghề kinh doanh: • Kinh doanh thương mại: Kinh doanh bán buôn, bán lẻ các hàng hoá tiêu dùng, TLSX, Kim khí điện máy, điện tử, điện lạnh, hoá chất… phục vụ mọi nhu cầu của thị trường. Làm đại lý cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. - Tổ chức sản xuất gia công, dịch vụ, sửa chữa các đồ dùng điện tử, điện lạnh, phương tiện, đồ điện. - Tổ chức các dịch vụ kinh doanh khách sạn, cho thuê văn phòng đại diện và các dịch vụ du lịch. - Liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để mở rộng các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, sản xuất dịch vụ của doanh nghiệp. • Xuất khẩu: Hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc, công nghiệp nhẹ, hàng nông sản, thuỷ sản, hoá chất, thực phẩm, sản phẩm công nghệ, khoáng sản. • Nhập khẩu: Vật tư, nguyên liệu, hoá chất và các thiết bị kỹ thuật phục vụ sản xuất, phương tiện vận tải, hàng tiêu dùng, điện tử, điện lạnh, dân dụng, vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất, hàng thiết bị công nghiệp, trang thiết bị y tế. • Kinh doanh bất động sản: mua; bán; cho thuê nhà, văn phòng cho thuê chất lượng cao. 2. Khái quát về mặt hàng hỗn hợp ở công ty Thương Mại và Dịch Vụ Tràng Thi Cấu trúc mặt hàng hỗn hợp của Công ty thương mại được xác định bởi 4 thông số đó là: chiều rộng, chiều dài, chiều sâu và độ bền tương hợp của phổ mặt hàng. Điều quan trọng trong việc quyết định thông số mặt hàng thương mại cho một Công ty là cần phải xác định được cho doanh nghiệp mình một phổ mặt hàng có chiều rộng, chiều dài hợp lý sao cho vừa đảm bảo sự đa dạng, phong phú về chủng loại 8 MARKETING THƯƠNG MẠI NHÓM 08 hàng lại vừa đảm bảo luân chuyển vốn nhanh, lượng vốn ứ đọng do tồn kho ít đồng thời đạt được mức lợi nhuận mong đợi. Nhóm hàng Loại hàng cơ bản SL tên hàng PHÒNG KINH DOANH Bàn Bàn hiệu SV 31 Bàn tủ Son PU 32 Bàn vi tính 15 Bàn ăn 44 Bàn AT/ST 37 Bàn ghế sinh viên 37 Các loại chân bàn 31 Bàn văn phòng 56 Ghế Các loại ghế chân mạ 123 Ghế văn phòng 107 Ghế hội trường 56 Tủ Tủ văn phòng 56 Tủ sắt 37 Tủ hàng AT/ST 37 Tủ Son PU 21 Khung sắt mặt ép chân không giá sắt 45 Hàng Olympic 9 Các loại vách ngăn 14 Các loại hàng gia dụng 77 Két sắt 21 Đồ dung nhà bếp Bằng kim loại 87 Bằng nhựa 102 TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI TRÀNG THI Kim khí điện máy, điện tử dân dụng Đồ điện gia dụng 360 Kim khí gia dụng 281 Điện tử dân dụng 189 Tủ lạnh, điều hòa 160 Phương tiện đi lại 260 Dụng cụ gia đình và đồ dùng nhà bếp DCGĐ bằng kim loại 256 DCGĐ bằng chất dẻo 305 DCGĐ bằng thủy tinh 220 DCGĐ bằng gốm sứ 159 Tạp phẩm và văn phòng phẩm Đồ dung học tập 370 Văn phòng phẩm 306 9 MARKETING THƯƠNG MẠI NHÓM 08 - Chiều dài của gamme hàng: phòng kinh doanh của Công ty Thương Mại và Dịch Vụ Tràng Thi có phổ mặt hàng khoảng 1100 mặt hàng bao gồm các mặt hàng nội thất, dụng cụ gia đình và đồ làm bếp, các mặt hàng này phần lớn được sản xuất trong nước (>70%) và nhập khẩu gián tiếp qua một công ty khác. Cùng với sự phát triển của thị trường và đời sống của người dân phòng kinh doanh dự kiến sẽ kéo dài phổ mặt hàng lên khoảng 1700 mặt hàng trong những năm tới. Trung tâm thương mại Tràng Thi có phổ mặt hàng gồm hơn 4000 mặt hàng bao gồm kim khí điện máy, điện tử dân dụng, phương tiện đi lại… là những mặt hàng có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu tiêu dung của khách hàng, trong tương lai trung tâm cũng dự định kéo dài số lượng mặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. - Chiều rộng của gamme hàng: Với mục tiêu phục vụ khách hàng một cách tối ưu nhất, các cửa hàng cả công ty không ngừng mở rộng phổ mặt hàng của mình nhằm tạo ra những ưu thế cho cửa hàng đó là tính đầy đủ của các cửa hàng cả về chủng loại lẫn chất lượng sao cho người tiêu dùng tiết kiệm tối đa thời gian mua sắm. Phòng kinh doanh đã xây dựng một gamme hàng nội thất, ngoài bàn ghế công sở, bàn ghế trường học là những sản phẩm chủ đạo phòng còn hình thành rất nhiều mặt hàng rất đa dạng để đáp ứng nhu cầu khách hàng như tủ, bàn ghế quầy bar… - Chiều sâu của gamme hàng: Với các mặt hàng điện tử, điện máy văn phòng phẩm… trung tâm thương mại Tràng Thi đã tạo ra nhiều phương án cho từng loại mặt hàng này, ví dụ cùng là một sản phẩm điện tử nhưng TTTM Tràng Thi đã tạo ra nhiều nhãn nhiệu khác nhau để khách hàng lựa chọn như LG, Sony… - Về độ bền tương hợp của gamme hàng: Thông thường, các cửa hàng thương mại thường kinh doanh nhiều mặt hàng nên không thể đảm bảo được độ bền tương hợp giữa các mặt hàng. Các nhóm hàng có độ bền tương hợp kém nếu chúng thực hiện các chức năng khác nhau. Ta thấy độ bền tương hợp của Gamme hàng trong các mặt hàng ở phòng kinh doanh cao hơn ở TTTM Tràng Thi do chúng thực hiện gần như cùng một chức năng. 3. Khái quát về thị trường hoạt động Trong nền kinh tế thị trường, mỗi một công ty thương mại khi đối diện với thị trường trong tư cách là một đơn vị chủ thể có quyền độc lập về kinh tế và tự do kinh doanh trong khuôn khổ luật định đều tham gia quan hệ thương mại trên nhiều loại thị trường khác nhau, quan trọng nhất là: Thị trường mua, thị trường bán, thị trường lao động, thị trường tiền và vốn. Thị trường hoạt động của mặt hàng điện lạnh tại Công ty Thương Mại và Dịch Vụ Tràng Thi cũng trên bốn loại thị trường quan trọng đó. • Thứ nhất là thị trường mua - Nhà cung cấp: trong suốt quá trình hoạt động của mình, công ty TM & DV Tràng Thi đã có những bạn hàng cung ứng đáng tin cậy, có uy tín và cho hàng hóa chất lượng cao. Nguồn hàng điện lạnh như: máy điều hòa, tủ đông mát, tủ mát, tủ lạnh,…thường được nhập khẩu từ Nhật Bản với các thương hiệu như Alaska, Toshiba, Sharp, Hitachi, Sanyo,…hay các loại máy hút ẩm có xuất xứ từ Thái Lan, Nhật Bản…với các sản phẩm có công nghệ, kiểu dáng, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn chất lượng 10 [...]... hợp lý III Đề xuất giải pháp hoàn thiện phối thức mặt hàng hỗn hợp của mặt hàng điện lạnh ở công ty Thương Mại & Dịch vụ Tràng Thi 1 Nâng cao độ bền tương hợp của phổ mặt hàng Các cửa hàng thương mại thường kinh doanh nhiều mặt hàng nên không đảm bảo được độ bền tương hợp giữa các mặt hàng và ở TTTM Tràng Thi cũng xảy ra tình trạng này Gamme hàng trong các mặt hàng ở phòng kinh doanh cao hơn ở TTTM... khách hàng và tăng khả năng phủ dày thị trường của Công ty 4 Thực trạng phối thức mặt hàng hỗn hợp 11 MARKETING THƯƠNG MẠI NHÓM 08 4.1 Các quyết định thuộc tính công năng mặt hàng 4.1.1 Quyết định chất lượng Trong khi triến khai một mặt hàng, công ty thương mại phải lựa chọn một mức chất lượng và những thuộc tính khác để hỗ trợ cho việc định vị mặt hàng trong thị trường trọng điểm Chất lượng chính là một. .. chúng thực hiện gần như cùng một chức năng Tuy nhiên khi đảm bảo được độ bền tương hợp của phổ mặt hàng sẽ mâu thuẫn với mục tiêu tạo dựng một phổ mặt hàng có chiều rộng và chiều sâu Do đó công ty phải đưa ra được các quyết định về thông số mặt hàng thương mại hợp lý, sắp xếp các mặt hàng có cùng chức năng theo từng Gamme thích hợp 2 Đa dạng hóa một số chủng loại, thương hiệu hàng hóa Với những sản phẩm... tái định vị thương hiệu nhằm củng cố sự trung thành của khách hàng thông qua các catalogue, biển, băng rôn về công ty quanh hệ thống các điểm bán 4.4 Các quyết định về dịch vụ thương mại mặt hàng Dịch vụ thương mại là những yếu tố nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường và là một trong các yếu tố quyết định phối thức mặt hàng Một tên hàng của công ty... khắc ngầm giữa mặt hàng của các thương hiệu khác nhau mà công ty đang kinh doanh Điều này có thể ảnh hưởng tới doanh thu chung của TTTM Vì vậy, với những dòng sản phẩm có tính năng tương đương, là sản phẩm cạnh tranh của nhau 18 MARKETING THƯƠNG MẠI NHÓM 08 giữa các nhãn hàng thì cần có sự sắp xếp bố trí hợp lý, tránh để mặt hàng của thương hiệu này làm giảm sức mua, doanh thu của mặt hàng thương hiệu... cung ứng, phân phối hàng hóa, thanh toán, bảo hành, hoàn trả diễn ra nhanh chóng và hiệu quả Ngoài ra, công ty còn có hệ thống thông tin bảo mật tốt thông tin cá nhân của khách hàng 5.2 Nhược điểm Công ty tạo dựng phối thức hàng hóa đa dạng nhiều sản phẩm, thương hiệu, chủng loại khác nhau Tuy nhiên, độ bền tương hợp giữa các mặt hàng là kém Độ bền tương hợp của Gamme hàng trong các mặt hàng ở phòng... vụ của công ty Với mạng lưới kinh doanh đa dạng các mặt hàng, đặc biệt đối với mặt hàng điện lạnh đòi hỏi công ty phải có những dịch vụ thương mại cho mặt hàng kinh doanh Một số dịch vụ thương mại cơ bản: • Chính sách bán hàng - Điều kiện về việc cung cấp hàng hóa dịch vụ: o Khách hàng tìm hiểu từng sản phẩm cụ thể với những tiêu thức đã được giới thiệu trên website Tràng Thi và đến tại địa chỉ cửa hàng. .. khách hàng để gửi những thông tin khuyến mại của Công ty TNHH 1TV Thương mại dịch vụ Tràng Thi đến khách hàng Khách hàng của công ty trên phạm vi toàn quốc Phạm vi sử dụng thông tin khách hàng của công ty được sử dụng vào mục đích bán hàng và chăm sóc khách hàng Công ty lưu trữ thông tin khách hàng trên hệ thống phần mềm để tiện cho việc chăm sóc và gửi đến quý khách hàng những thông tin khuyến mại của. .. trội sản phẩm của từng nhãn hiệu, giúp khách hàng phân biệt, nhận biết các mặt hàng riêng biệt 4.1.3 Quyết định chọn phong cách mẫu mã mặt hàng Một cách thức bổ sung sự khác biệt mặt hàng là thông qua phong cách và mẫu mã Một sản phẩm có mẫu đẹp có thể tạo điều kiện giao tiếp, kích thích lựa chọn, mua hàng của khách hàng TTTM Tràng Thi luôn cung cấp đến khách hàng những sản phẩm điện lạnh áp dụng công... công ty thương mại và dịch vu Tràng Thi, nguồn hàng của công ty đều được nhập từ các nhà cung cấp nổi tiếng trong nước hoặc là những hàng hóa được nhập khẩu từ những nhà nhập khẩu có uy tín, không bày bán hàng hóa nhập lậu, hàng hóa kém chất lượng đã tạo được sự tin tưởng của khách hàng phù hợp với thu nhập của tập khách hàng này đem lại doanh số cao và nâng cao thương hiệu của Công ty Trong nhóm hàng . 13/7/2010 Công ty chuyển đổi thành Công ty TNHH 1TV Thương mại dịch vụ Tràng Thi. Công ty đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương, Huy chương, Cờ thi đua. Tổ chức Đảng, Công đoàn Công ty cũng. & Dịch Vụ Tràng Thi Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH 1TV Thương mại dịch vụ Tràng Thi. Trụ sở giao dịch: 12-14 Tràng Thi – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội Tên cơ quan chủ quản: Tổng công ty Thương mại. hàng của công ty. II. Phân tích thực trạng phối thức mặt hàng thương mại hỗn hợp của mặt hàng điện lạnh ở công ty Thương Mại & Dịch Vụ Tràng Thi 1. Giới thi u khái quát về công ty Thương mại

Ngày đăng: 16/05/2015, 12:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan