bài tập lớn kỹ thuật thực phẩm chủ đề sấy băng tải tôm nguyên liệu năng suất 1000kg trên giờ

58 1.7K 2
bài tập lớn kỹ thuật thực phẩm chủ đề sấy băng tải tôm nguyên liệu năng suất 1000kg trên giờ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM BÀI TẬP LỚN KỸ THUẬT THỰC PHẨM CHỦ ĐỀ “SẤY BĂNG TẢI TÔM NGUYÊN LIỆU NĂNG SUẤT 1000KG/H” GVHD: TRẦN THANH GIANG LỚP 53 TP 2 NHÓM 6 NGUYỄN TRUNG CHÁNH 5313 0163 NGUYỄN HẢI BẢO MƠ 5313 0919 ĐÀO THỊ XUÂN QUỲNH 5313 1325 TRÌNH THỊ NGÂN 5313 1018 HUỲNH THỊ LOAN 5313 0856 HUỲNH THỊ NGỌC THẠCH 5313 1591 Nha Trang tháng 12, 2013 2 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 LỜI CÁM ƠN 6 CHƯƠNG I. 7 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP SẤY 7 VÀ THIẾT BỊ SẤY BĂNG TẢI 7 I. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP SẤY 7 I.2. Mục đích công nghệ và phạm vi thực hiện [1- trang 336 - 337] 9 I.4.1. Biến đổi vật lý 10 I.4.2. Biến đổi hoá học 10 I.4.3. Biến đổi hoá lý 11 I.4.4. Biến đổi sinh học 11 I.4.5. Biến đổi hoá sinh 11 I.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy 11 I.5.1. Các yếu tố liên quan đến điều kiên sấy 11 I.5.2. Các yếu tố liên quan đến nguyên liệu 12 I.6.2. Một số dạng cấu tạo của máy sấy băng tải 16 CHƯƠNG II. 20 NGUYÊN LIỆU TÔM SÚ 20 II.2. Tổng quan về tôm sú và thị trường xuất khẩu tôm sú của Việt Nam 21 II.2.2. Thành phần dinh dưỡng 23 II.2.3. Công dụng của tôm 24 CHƯƠNG III. 26 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 26 III.2. THUYẾT MINH QUY TRÌNH 27 CHƯƠNG IV. 28 TÍNH TOÁN CÂN BẰNG VẬT CHẤT 28 IV. 1. CÁC THÔNG SỐ TÁC NHÂN SẤY 28 IV.1.2. Các thông số tính toán cho tác nhân sấy 28 IV.2. CÂN BẰNG VẬT CHẤT CHO QUÁ TRÌNH SẤY 31 IV.3. XÁC ĐỊNH THỜI GIAN SẤY 32 Do quá trình tính toán thời gian sấy phụ thuộc rất nhiều vào việc thiết lập đường cong sấy vật liệu trong thực tế. Do điều kiện không cho phép nên trong phần tính toán này, ta chọn thời gian sấy dựa theo kết quả một số thí nghiệm trên internet. Mặc dù có sự khác nhau về thiết bị và sai số, tuy nhiên ta có thể dùng số liệu này để thuận tiện tính toán cho các phần sau.Ta chọn thời gian sấy để đạt ẩm độ yêu cầu là 90 phút 32 CHƯƠNG 5. 33 TÍNH TOÁN THIẾT BỊ VÀ CÂN BẰNG NHIỆT LƯỢNG 33 V.1. THỂ TÍCH RIÊNG CỦA KHÔNG KHÍ VÀO THIẾT BỊ SẤY 33 V.2. CHỌN KÍCH THƯỚC BĂNG TẢI 34 V.4. TÍNH CÂN BẰNG NHIỆT LƯỢNG 35 V.4.1. Vận tốc chuyển động của không khí trong phòng sấy 35 V.4.2. Hiệu số nhiệt độ trung bình giữa tác nhân sấy và môi trường xung quanh 36 CHƯƠNG VI. 45 TÍNH TOÁN CÁC THIẾT BỊ PHỤ 45 VI.1.1. Chọn kích thước truyền nhiệt 45 VI.1.2. Xác định bề mặt truyền nhiệt 48 VI.2. Quạt 50 VI.2.1. Tính trở lực 50 VI.2.2. Tính chọn quạt 54 CHƯƠNG VII. 55 3 GIÁ THÀNH THIẾT BỊ 55 KẾT LUẬN 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 4 LỜI MỞ ĐẦU Trong ngành công nghiệp nói chung thì việc bảo quản chất lượng sản phẩm rất quan trọng. Để chất lượng sản phẩm đạt đến tối đa thì ta phải tiến hành sấy để tách ẩm. Vật liệu sau khi sấy có khối lượng giảm, do đó giảm được công chuyên chở, độ bền tăng lên, chất lượng sản phẩm được nâng cao, thời gian bảo quản kéo dài Qúa trình làm bốc hơi nước ra khỏi vật liệu bằng nhiệt gọi là quá trình sấy. Người ta phân biệt sấy ra làm hai loại là sấy tự nhiên và sấy nhân tạo. Sấy tự nhiên dùng năng lượng mặt trời để làm bay hơi nước trong vật liệu nên đơn giản, ít tốn kém, tuy nhiên lại khó điều chirng được quá trình sấy và vật liệu sau khi sấy vẫn còn độ ẩm cao. Trong công nghiệp hoá chất, người ta thường dùng sấy nhân tạo, tức là phải cấp nhiệt cho vật liệu ẩm. Phương pháp cung cấp nhiệt có thể bằng dẫn nhiệt, đối lưu nhiệt, bức xạ nhiệt hoặc bằng năng lượng điện trường có tần số cao. Để thực hiện quá trình sấy, người ta sử dụng một hệ thống gồm nhiều thiết bị như thiết bị sấy (buồng sấy, hầm sấy, thiết bị sấy kiểu băng tải, máy sấy thùng quay, sấy phun, sấy tầng sôi ), thiết bị đốt nóng là tác nhân, quạt, bơm và một số thiết bị khác. Trong bài này, chúng em sẽ tính toán và thiết kế thiết bị sấy kiểu băng tải. Thiết bị sấy loại này thường dùng để sấy các loại rau, quả, ngũ cốc và các loại nông sản khác. Trong bài của mình, chúng em sử dụng vật liệu sấy là tôm, cụ thể là tôm sú. Tôm sú hiện nay đang là một mặt hàng xuất khẩu rất mạnh và là một nguồn lợi thuỷ sản rất đáng quan tâm ở Việt Nam. Trong công nghệ sản xuất tôm thì sấy là một khâu không kém phần quan trọng. Tôm sau khi thu hoạch và qua xử lý sẽ được sấy khô để đáp ứng yêu cầu cho từng loại sản phẩm. Sau khi sấy, tôm phải đạt được độ khô nhất định theo yêu cầu để đảm bảo chất lượng, tăng thời gian bảo quản. Với các yêu cầu về hình thức, vệ sinh và chất lượng sản phẩm, người ta sử dụng thiết bị sấy kiểu băng tải với nhiều băng tải làm việc liên tục với tác nhân sấy là không khí nóng có tuần hoàn một phần khí thải. Vật liệu sấy được cung cấp nhiệt bằng phương pháp đối lưu. Ưu điểm của phương thức sấy này là thiết bị đơn giản, rẻ tiền, sản phẩm được sấy đều, do có tuần hoàn của một phần khí thải nên dễ dàng điều chirng độ ẩm của tác nhân sấy, tốc độ của không khí đi qua phòng sấy lớn, năng suất khá cao, hiệu 5 quả. 6 LỜI CÁM ƠN Trước tiên chúng em xin gửi lời cám ơn chân thành sâu sắc tới các thầy cô giáo trong trường Đại học Nha Trang nói chung và các thầy cô giáo trong khoa Công nghệ Thực Phẩm nói riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho chúng em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian qua. Đặc biệt chúng em xin gửi lời cảm ơn đến cô Trần Thanh Giang, cô đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình học tập để có thể hoàn thành Bài Tập Lớn này. Trong thời gian làm việc với cô, chúng em không ngừng được tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích, đây là những điều rất cần thiết cho em trong quá trình học tập và công tác sau này. Sau cùng, chúng em xin được kính chúc quý Thầy Cô trong Khoa Công Nghệ Thực Phẩm thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau. Trân trọng. Tập thể sinh viên. 7 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP SẤY VÀ THIẾT BỊ SẤY BĂNG TẢI I. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP SẤY I.1. Cơ sở khoa học của phương pháp sấy [1- trang 332 - 334] Sấy là quá trình sử dụng nhiệt để tách nước ra khỏi mẫu nguyên liệu. Trong quá trình sấy, nước được tách ra khỏi nguyên liệu theo nguyên tắc bốc hơi (evaporation) hoặc thăng hoa (sublimation). Chúng ta cần phân biệt sự khác nhau giữa sấy và cô dặc. Trong quá trình sấy, mẫu nguyên liệu thường ở dạng rắn, tuy nhiên mẫu nguyên liệu cần sấy cũng có thể ở dạng lỏng hoặc huyền phù. Sản phẩm thu dược sau quá trình sấy luôn ở dạng rắn hoặc dạng bột. Có nhiều phương pháp sấy và chúng được thực hiện theo những nguyên tắc khác nhau. Chúng ta có thể chia các phương pháp sấy theo những nhóm như sau: - Sấy đối lưu: trong phương pháp này, người ta sử dụng không khí nóng làm tác nhân sấy. Mẫu nguyên liệu sẽ được tiếp xúc trực tiếp với không khí nóng trong buồng sấy, một phần ẩm trong nguyên liệu sẽ được bốc hơi. Như vậy, mẫu nguyên liệu cần sấy sẽ được cấp nhiệt theo nguyên tắc đối lưu. Khi đó, động lực của quá trình sấy là do: + Sự chênh lệch áp suất hơi tại bề mặt nguyên liệu và trong tác nhân sấy, nhờ mà các phân tử nước tại bề mặt nguyên liệu sẽ bốc hơi. + Sự chênh lệc ẩm tại tâm và bề mặt nguyên liệu, nhờ đó mà ẩm tại tâm 8 nguyên liệu sẽ khuếch tán ra vùng bề mặt. - Sấy tiếp xúc: mẫu nguyên liệu cần sấy được đặt lên một bề mặt đã được gia nhiệt, nhờ đó mà nhiệt độ của nguyên liệu sẽ gia tăng và một phần ẩm trong nguyên liệu sẽ bốc hơi ra ngoài. Trong phương pháp này, mẫu nguyên liệu cần sấy sẽ được cấp nhiệt theo nguyên tắc dẫn nhiệt. - Sấy bức xạ: trong phương pháp này, người ta sử dụng nguồn nhiệt bức xạ để cung cấp cho mẫu nguyên liệu cần sấy. Nguồn bức xạ được sử dụng phổ biến hiện nay là tia hồng ngoại. Nguyên liệu sẽ hấp thu năng lượng của tia hồng ngoại và nhiệt độ của nó sẽ tăng lên. Trong phương pháp bức xạ, mẫu nguyên liệu được cấp nhiệt nhờ hiện tượng bức xạ, còn sự thải ẩm từ mẫu nguyên liệu ra môi trường bên ngoài sẽ xảy ra theo nguyên tắc đối lưu. Thực tế cho thấy trong quá trình bức xạ sẽ xuất hiện một gradient nhiệt rất lớn bên trong mẫu nguyên liệu. Nhiệt độ tại vùng bề mặt có thể cao hơn nhiệt độ tại tâm mẫu nguyên liệu từ 20-50 0 C. Gradient lại ngược chiều với gradient ẩm. Điều này gây khó khăn cho sự khuếch tán ẩm từ mẫu nguyên liệu ra đến vùng bề mặt, đồng thời còn ảnh hưởng đến các tính chất của cấu trúc sản phẩm sau quá trình sấy. Để khắc phục những nhược điểm nêu trên, người ta sẽ điều khiển quá trình sấy bức xạ theo chế độ luân phiên. + Giai đoạn bức xạ nguyên liệu: gradient sẽ hướng từ bề mặt vào tâm mẫu nguyên liệu làm tăng nhiệt độ của nguyên liệu, phần ẩm trên bề mặt nguyên liệu sẽ bốc hơi. + Giai đoạn thổi không khí nguội: nhiệt độ bề mặt mẫu nguyên liệu giảm xuống làm gradient nhiệt và gradient ẩm trong mẫu nguyên liệu trở nên cùng chiều. Hiện tượng này làm cho sự khuếch tán ẩm từ tâm ra ngoài bề mặt nguyên liệu trở nên dễ dàng hơn. - Sấy bằng vi sóng và dòng điện cao tần: vi sóng là những sóng điện từ với tần số từ 300-3000MHz. Dưới tác động của vi sóng, các phân tử nước trong mẫu nguyên liệu cần sấy sẽ chuyển động quay liên tục. Hiện tượng này làm phát sinh nhiệt và nhiệt độ của nguyên liệu sẽ gia tăng. Khi đó, một số phân tử nước tại vùng bề mặt của nguyên liệu sẽ bốc hơi. Òn trong trường hợp sử dụng dòng điện cao tần, nguyên tắc gia nhiệt mẫu nguyên liệu cần sấy cũng tương tự như trường hợp sử dụng vi sóng, tuy nhiên tần số sử dụng sẽ thấp hơn (27-100MHz). - Sấy thăng hoa: trong phương pháp này, mẫu nguyên liệu cần sấy trước tiên sẽ đem lạnh đông để một phần ẩm trong nguyên liệu chuyển sang trạng thái rắn. Tiếp theo người ta sẽ tạo áp suất chân không và nâng nhẹ nhiệt độ để nước thăng hoa, tức nước sẽ chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái hơi mà không qua trạng thái lỏng. 9 I.2. Mục đích công nghệ và phạm vi thực hiện [1- trang 336 - 337] - Khai thác: quá trình sấy sẽ tách bớt nước ra khỏi nguyên liệu. Do đó, hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong một đơn vị khối lượng sản phẩm sấy sẽ tăng lên. Theo quan điểm này, quá trình sấy có mục đích công nghệ là khai thác vì nó làm tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong một đơn vị khối lượng sản phẩm. - Chế biến: quá trình sấy làm biến đổi nguyên liệu và tạo ra nhiều tính chất đặc trưng cho sản phẩm. Trong trường hợp này, mục đích công nghệ của quá trình sấy là chế biến. - Bảo quản: quá trình sấy làm giảm giá trị hoạt độ nước trong nguyên liệu nên ức chế hệ vi sinh vật và một số enzyme, giúp kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm. Ngoài ra, một số trường hợp sử dụng nhiệt độ tác nhân sấy khá cao thì một số vi sinh vật và enzyme trong nguyên liệu sẽ bị vô hoạt bởi nhiệt. - Hoàn thiện: quá trình sấy có thể làm cải thiện một vài chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm. Trong trường hợp này, mục đích công nghệ của quá trình sấy là hoàn thiện. I.3. Các thành phần chính trong một hệ thống sấy [2 - trang 5, 29] - Vật liệu ẩm: những vật liệu đem sấy đều là những vật ẩm có chứa một khối lượng chất lỏng đáng kể (chủ yếu là nước). Trong quá trình sấy, chất lỏng trong vật liệu bay hơi, độ ẩm của nó giảm. - Tác nhân sấy: tác nhân sấy là những chất dùng để chuyên chở lượng ẩm tách ra từ vật liệu sấy. Trong quá trình sấy, môi trường trong buồng sấy luôn luôn được bổ sung ẩm thoát ra từ vật liệu sấy. Nếu lượng ẩm này không được mang đi thì độ ẩm tương đối của môi trường tăng lên, đến một lúc nào đó sẽ đạt được sự cân bằng giữa vật liệu sấy và môi trường trong buồng sấy và qúa trình thoát ẩm trong vật liệu sấy sẽ ngừng lại. Lúc này áp suất hơi nước thoát ra từ vật liệu sấy và áp suất hơi nước trong buồng sấy sẽ bằng nhau. Do vậy cùng với việc cung cấp nhiệt cho vật để hoá hơi ẩm lỏng, đồng thời phải tải ẩm đã thoát ra khỏi vật ra khỏi buồng sấy. Người ta sử dụng các tác nhân sấy để làm nhiệm vụ này. Các tác nhân sấy thường là các chất khí như: không khí, khói, hơi quá nhiệt. Chất lỏng cũng được sử dụng làm tác nhân sấy như các loại dầu, một số loại muối nóng chảy Trong đa số các quá trình sấy, tác nhân sấy còn làm nhiệm vụ gia nhiệt cho sản phẩm sấy. - Các thiết bị sấy: có thể phân loại các thiết bị sấy như sau: + Theo phương pháp nạp nhiệt: thiết bị sấy đối lưu hay tiếp xúc. + Theo dạng chất tải nhiệt: thiết bị sấy dùng chất tải nhiệt là không khí, khí và hơi. 10 + Theo trị số áp suất trong phòng sấy: thiết bị sấy làm việc ở áp suất khí quyển hay chân không. + Theo phương pháp tác động: thiết bị sấy làm việc tuần hoàn hay liên tục. + Theo hướng chuyển động của vật liệu và chất tải nhiệt trong các thiết bị sấy đối lưu: cùng chiều, ngược chiều và với các dòng cắt nhau. + Theo kết cấu: thiết bị sấy phòng, thiết bị sấy đường hầm, thiết bị sấy băng tải, thiết bị sấy tầng sôi, thiết bị sấy phun, thiết bị sấy thùng quay, thiết bị sấy tiếp xúc, thiết bị sấy thăng hoa, thiết bị sấy bức xạ nhiệt. I.4. Các biến đổi của nguyên liệu trong quá trình sấy [1-trang 337- 341] I.4.1. Biến đổi vật lý - Trong quá trình sấy sẽ xuất hiện gradient nhiệt trong nguyên liệu. Nhiệt độ sẽ tăng cao tại vùng bề mặt của nguyên liệu và sẽ giảm dần tại vùng tâm. - Sự khuếch tán ẩm sẽ xảy ra do sự chênh lệch ẩm tại các vùng khác nhau ở bên trong mẫu nguyên liệu. Trong giai đoạn sấy đẳng tốc, các phân tử nước tại vùng trung tâm của nguyên liệu sẽ dịch chuyển ra vùng biên. - Các tính chất vật lý của nguyên liệu sẽ thay đổi như hình dạng, kích thước, tỉ trọng, độ giòn Tuỳ thuộc vào bản chất nguyên liệu và các thông số công nghệ trong quá trình sấy mà những biến đổi nói trên sẽ diễn ra theo những quy luật và mức độ khác nhau. Những biến đổi vật lý sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu cảm quan của sản phẩm sấy. I.4.2. Biến đổi hoá học Khi tăng nhiệt độ thì tốc độ của phản ứng hoá học sẽ tăng theo. Do đó, trong quá trình sấy sẽ xảy ra nhiều phản ứng hoá học khác nhau trong nguyên liệu. Những biến đổi hoá học có thể ảnh hưởng có lợi hoặc có hại đến chất lượng của sản phẩm sấy. Dưới đây là một số phản ứng thường gặp. - Phản ứng oxy hoá: + Một số vitamin trong nguyên liệu rất dễ bị oxy hoá trong quá trình sấy. Kết quả là hàm lượng một số vitamin trong nguyên liệu sau sấy sẽ giảm so với trong nguyên liệu ban đầu. + Các hợp chất màu cũng bị oxy hoá và làm cho sản phẩm bị nhạt màu hoặc mất màu. + Các hợp chất polyphenol trong rau quả rất dễ bị oxy hoá trong quá trình sấy và làm cho sản phẩm sấy hoá nâu. + Các hợp chất lipid, đặc biệt là các acid béo tự do khi tham gia phản ứng oxy hoá sẽ hình thành nên các peroxyde và nhiều loại sản phẩm phụ khác tạo nên mùi ôi cho sản phẩm. [...]... của sản phẩm sấy I.6.2.2 Máy sấy nhiều băng tải [4 - trang 116] Hình I.4 Nguyên lý cấu tạo của máy sấy nhiều băng tải 1-calorife, 2-các cửa gió, 3 -băng tải sản phẩm, 4-bộ phận nạp liệu, 5 -băng tải, 6-cửa thải 16 Vật sấy dạng rời được nạp vào nhánh trên của băng tải trên cùng nhờ bộ phận nạp liệu Bộ phận nạp liệu có nhiêm vụ rải đều vật liệu sấy lên bề mặt băng đang chuyển động sang trái Băng tải được... I.6.1 Nguyên lý hoạt động của thiết bị sấy băng tải [12] Thiết bị sấy băng tải hoạt động theo nguyên lý sấy đối lưu Hình I.1 Nguyên lý sấy đối lưu I.6.1.1 Nguyên lý hoạt động của thiết bị sấy băng tải một tầng [12] Nguyên liệu cần sấy được trải đều lên bề mặt lưới băng trai thông qua một thiết bị tiếp liệu cơ khí chuyên dụng Khi sấy, gió nóng được thổi vào khu vực nguyên liệu từ trên xuống dưới băng tải, ... đồng đều cho toàn bộ nguyên liệu cần sấy Toàn bộ vùng tiếp xúc với gió nóng tăng nhiệt nhanh Hàm ẩm trơng nguyên liệu được giảm và hiệu suất sấy tăng nhanh Thiết bị sấy này phù hợp để sấy các nguyên liệu có hình dạng xác định Hình I.1 Máy sấy băng tải một tầng 14 I.6.1.2 Nguyên lý hoạt động của thiết bị sấy băng tải nhiều tầng [13] Nguyên vật liệu được cấp vào phểu liệu, máy sẽ tự động trải nguyên liệu. .. nhân sấy, 2-calorife, 3 -băng tải, 4quạt ly tâm hút khí thải (tác nhân sấy sau quá trình sấy) , 5-dao bóc sản phẩm Đối với vật liệu sấy dạng nhão (bột ướt) ta dùng máy sấy băng tải bằng vải I.6.2.5 Máy sấy băng tải treo gấp khúc [4 - trang 118] Hình I.8 Máy sấy băng tải bằng lưới thép treo gấp khúc 1-phễu chứa, 2-bộ phận nạp liệu, 3 -băng tải, 4-trục ép, 5-xích treo băng tải, 6-búa đập vào băng tải để... của các phân tử nước từ tâm nguyên liệu ra đến vùng bề mặt, do đó làm cho quá trình sấy diễn ra chậm hơn I.6 Thiết bị sấy băng tải [4 - trang 114-115] Nguyên tắc cấu tạo của thiết bị sấy băng tải gồm có hầm hoặc buồng sấy, băng tải liên tục chuyển động trong buồng Vật sấy được rải đều trên băng tải nhờ cơ cấu nạp liệu Sản phẩm liên tục được lấy ra ở cuối băng tải Tác nhân sấy là không khí nóng hay khói... chuyển động của băng tải Chiều dài và tốc độ của băng tải phụ thuộc vào thời gian sấy Chiều rộng băng tải (cũng là chiều rộng lớp vật liệu sấy) , chiều dày lớp vật liệu sấy và tốc độ băng phụ thuộc vào năng suất của máy Để không gây ra trở lực lớn, sản phẩm có độ khô đều thì lớp vật sấy trên băng có chiều dày từ 50-250 mm Vật sấy xốp (hạt, mảnh cắt nhỏ) thì chọn thiên về số lớn, vật sấy dạng bột nhão... rộng băng tải (m), chọn Br = 0,8m H là chiều dày lớp vật liệu sấy, H = 0,15m ω là vận tốc băng tải ρ là khối lượng riêng của nguyên liệu tôm sú, ρ = 840 kg/m3 Năng suất của máy sấy băng tải được tính theo công thức sau [9-trang 158] G1 = Br H ω.ρ (kg/h) (5.2) Từ công thức trên ta tìm được vận tốc của băng tải: ω= G1 1000 = Br * H * ρ 0,8 *1,5 * 840 ⇒ ω = 9,9 (kg/h) Trong thực tế, chiều rộng của băng tải. .. 117] Hình I.5 Cấu tạo băng tải khay lật 1-thanh đỡ khay, 2-các khay lật, 3-xích tải Băng tải khay lật như hình I.3 chỉ làm việc một phía khay Hình I.6 Băng tải khay lật kiểu bản lề 1-vật liệu sấy, 2-xích tải, 3-khay lật kiểu bản lề 17 Băng tải khay lật như hình I.4 có khả năng làm việc ở cả hai phía của khay I.6.2.4 Máy sấy băng tải bằng vải [4 - trang 117] Hình I.7 Máy sấy băng tải bằng vải 1-quạt hướng... xích tải Khi gần tới bánh xích trái thì hai thanh đỡ đầu khay bị hẫng, khay sẽ lật và đổ vật liệu sấy xuống nhánh băng tải phía dưới (chính là đổ lên các khay vừa từ trên vòng xuống) Khi các khay ở nhánh dưới gần trở về gần đến bánh xích bên phải thì vật liệu sấy lại được khay lật đổ xuống băng tải phía dưới Cứ như vậy cho đến băng tải dưới cùng, sản phẩm được đổ lên băng tải sản phẩm I.6.2.3 Băng tải. .. lấy sản phẩm, 7-vít tải lấy sản phẩm, 8-quạt, 9calorife Để sấy bột nhão dính người ta dùng máy sấy băng tải treo gấp khúc Băng tải là lưới thép có cấu tạo tương tự như dây xích Chiều dài của băng tải bằng tổng chiều dài gấp khúc trong khoang sấy và chiều dài cần thiết để nạp liệu, tháo sản phẩm và quay vòng lại Hoạt động của máy như sau: vật liệu sấy từ 18 phễu nạp liệu (1) qua bộ phận nạp liệu (2) . VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM BÀI TẬP LỚN KỸ THUẬT THỰC PHẨM CHỦ ĐỀ “SẤY BĂNG TẢI TÔM NGUYÊN LIỆU NĂNG SUẤT 1000KG/ H” GVHD: TRẦN THANH GIANG LỚP 53 TP 2 NHÓM 6. băng tải [12] Thiết bị sấy băng tải hoạt động theo nguyên lý sấy đối lưu. Hình I.1. Nguyên lý sấy đối lưu I.6.1.1. Nguyên lý hoạt động của thiết bị sấy băng tải một tầng [12] Nguyên liệu cần sấy. 114-115] Nguyên tắc cấu tạo của thiết bị sấy băng tải gồm có hầm hoặc buồng sấy, băng tải liên tục chuyển động trong buồng. Vật sấy được rải đều trên băng tải nhờ cơ cấu nạp liệu. Sản phẩm liên

Ngày đăng: 16/05/2015, 10:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • LỜI CÁM ƠN

  • CHƯƠNG I.

  • TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP SẤY

  • VÀ THIẾT BỊ SẤY BĂNG TẢI

  • I. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP SẤY

    • I.2. Mục đích công nghệ và phạm vi thực hiện [1- trang 336 - 337]

      • I.4.1. Biến đổi vật lý

      • I.4.2. Biến đổi hoá học

      • I.4.3. Biến đổi hoá lý

      • I.4.4. Biến đổi sinh học

      • I.4.5. Biến đổi hoá sinh

      • I.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy

        • I.5.1. Các yếu tố liên quan đến điều kiên sấy

          • I.5.1.1. Nhiệt độ của tác nhân sấy

          • I.5.1.2. Độ ẩm tương đối của tác nhân sấy

          • I.5.1.3. Tốc độ của tác nhân sấy

          • I.5.1.4. Áp lực trong buồng sấy

          • I.5.2. Các yếu tố liên quan đến nguyên liệu

            • I.5.2.1. Diện tích bề mặt của nguyên liệu

            • I.5.2.2. Cấu trúc của nguyên liệu

            • I.5.2.3. Thành phần hoá học của nguyên liệu

            • I.6.2. Một số dạng cấu tạo của máy sấy băng tải

            • CHƯƠNG II.

            • NGUYÊN LIỆU TÔM SÚ

              • II.2. Tổng quan về tôm sú và thị trường xuất khẩu tôm sú của Việt Nam

                • II.2.2. Thành phần dinh dưỡng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan