PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

77 1.4K 10
PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày nay cùng với sự tiến bộ và phát triển của xã hội, nhu cầu hợp tác giữa các quốc gia ngày càng được củng cố và tăng cường. Đặc biệt là trong lĩnh vựcthương mại quốc tế

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT BỘ MÔN KINH DOANH - THƯƠNG MẠI  --  --  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 31 (2005 – 2009) ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: SINH VIÊN THỰC HIỆN: Ths. BÙI THỊ MỸ HƯƠNG NGUYỄN THÚY VI MSSV : 5055019 Lớp : Luật Thương Mại 02 - K31 Cần Thơ, 4/ 2009 LỜI CẢM ƠN! Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Thạc sĩ Bùi Thị Mỹ Hương, người đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong Khoa Luật đã tạo nền tảng kiến thức cho tôi trong suốt khóa học. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến Thư viện Khoa Luật Trường Đại học Cần Thơ, Trung tâm học liệu của trường và Thư viện Thành phố Cần Thơ đã giúp tôi có được những tài liệu tham khảo có giá trị trong quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè – những người đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN    NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN    MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 1.Tính cấp thiết của đề tài .1 2. Phạm vi nghiên cứu 2 3. Mục tiêu nghiên cứu .2 4. Kết cấu đề tài 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ . 4 1.1. Khái niệm, đặc điểm và hình thức của Trọng tài thương mại quốc tế .4 1.1.1. Khái niệm .4 1.1.1.1. Trọng tài thương mại quốc tế 4 1.1.1.2. Thỏa thuận trọng tài 5 1.1.2. Đặc điểm của trọng tài 6 1.1.2.1. Phát sinh khi có thỏa thuận .6 1.1.2.2. Thủ tục giải quyết đơn giản, nhanh chóng .7 1.1.2.3. Xét xử không công khai 8 1.1.2.4. Trọng tài là tổ chức phi chính phủ .8 1.1.2.5. Phán quyết của Trọng tài có giá trị chung thẩm 9 1.1.3. Các hình thức trọng tài thương mại quốc tế .9 1.1.3.1. Trọng tài vụ việc .9 1.1.3.2. Trọng tài thường trực 10 1.2. Cơ sở lý luận về vấn đề trọng tài thương mại quốc tế .11 1.2.1. Lược khảo về trọng tài thương mại quốc tế các nước trên thế giới .11 1.2.1.1. Luật trọng tài Mỹ 11 1.2.1.2. Luật trọng tài Pháp .12 1.2.2. Sự cần thiết của trọng tài thương mại quốc tế 13 1.2.2.1. Đảm bảo vào quá trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam .14 1.2.2.2. Đa dạng hóa các cơ quan giải quyết tranh chấp - Góp phần giải quyết hiệu quả các tranh chấp trong kinh doanh thương mại .18 1.2.2.3. Cung cấp cho các nhà kinh doanh một mô hình giải quyết tranh chấp có khả năng đáp ứng những nhu cầu có tính nghề nghiệp của họ .20 CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 22 2.1. Khái quát chung về Trọng tài thương mại quốc tế 22 2.1.1. Thẩm quyền của Trọng tài thương mại quốc tế 22 2.1.2. Vấn đề chọn luật áp dụng trong việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong thương mại quốc tế 24 2.1.3. Thi hành quyết định trọng tài 31 2.2. Vấn đề công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài thương mại quốc tế .32 2.2.1. Sự cần thiết của việc công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài thương mại quốc tế .32 2.2.1.1. Công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài ở các quốc gia .32 2.2.1.2. Công nhận và thi hành tại Việt Nam các quyết định của trọng tài nước ngoài: 35 2.2.2. Các điều kiện công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài thương mại 37 2.2.2.1. Vấn đề xác định giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài 38 2.2.2.2. Xác định thẩm quyền của trọng tài 38 2.2.2.3. Vấn đề liên quan thành phần trọng tài và tố tụng trọng tài 41 2.2.2.4. Vấn đề liên quan tới trật tự công cộng 43 2.2.2.5. Vấn đề liên quan tới thời hạn 45 2.2.2.6. Vấn đề liên quan tới quyền miễn trừ các quốc gia .46 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VƯỚNG MẮC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN . 49 3.1. Một số vướng mắc theo quy định của pháp luật Việt Nam về trọng tài thương mại quốc tế .49 3.1.1. Thỏa thuận trọng tài 50 3.1.2. Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 52 3.1.3. Quy định về chọn trọng tài viên 53 3.1.4. Các quy định về hủy quyết định trọng tài 55 3.1.5. Vấn đề thi hành phán quyết trọng tài .59 3.2. Hướng hoàn thiện 61 3.2.1. Pháp lệnh trọng tài thương mại cần tiếp tục hoàn thiện 62 3.2.2. Một số đề xuất hoàn thiện .64 KẾT LUẬN . 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 1 LỜI NÓI ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay cùng với sự tiến bộ và phát triển của xã hội, nhu cầu hợp tác giữa các quốc gia ngày càng được củng cố và tăng cường. Đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Do hoạt động thương mại quốc tế ngày càng phong phú và đa dạng bởi tính chất đặc thù của hoạt động này, nó không chỉ bó hẹp trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia mà còn liên quan đến nhiều quốc gia khác. Đồng thời, với môi trường kinh tế toàn cầu hóa, đa dạng về chủ thể kinh doanh mà lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu mà các nhà kinh doanh luôn hướng tới. Ngay cả Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Điều 57 cũng đã quy định “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Và không phải lúc nào các quan hệ kinh tế cũng được các bên tham gia thực hiện chính xác và đầy đủ mà tất yếu có xảy ra tranh chấp, đặc biệt là trong hoạt động thương mại quốc tế khi các chủ thể giao dịch thuộc các hệ thống pháp luật và văn hóa kinh doanh khác nhau. Mà tranh chấp nào cũng vậy, chúng cần phải được giải quyết thỏa đáng, nhanh chóng và kịp thời. Có như vậy mới có thể bảo vệ được quyền và lợi ích của các chủ thể kinh doanh và tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo thuận lợi về mặt pháp lý và kinh tế trong việc thực hiện chính sách chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế thương mại với nước ngoài. Trong bối cảnh Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức Thương mại quốc tế, quan hệ thương mại quốc tế ngày càng mở rộng, khả năng phát sinh tranh chấp càng lớn, không chỉ các dịch vụ pháp lý mà cả Nhà nước cũng phải bước vào các vấn đề pháp lý không quen thuộc. Việc giải quyết tốt các tranh chấp phát sinh là một trong những yếu tố thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế và hội nhập, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh an toàn, bình đẳng, tạo tâm lý tốt cho các nhà kinh doanh và đầu tư. Ở những nước có nền kinh tế phát triển mạnh, việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế thương mại bằng trọng tài là một trong những phương thức phổ biến. Vấn đề trọng tài ở Việt Nam ta cũng ra đời từ rất sớm từ đầu những năm 1960 khi mà Việt Nam thành lập hai tổ chức trọng tài bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: Hội đồng Trọng tài Ngoại thương năm 1963 và Hội đồng Trọng tài Hàng hải năm 1964. Đến năm 1993 hai tổ chức trọng tài thường trực này đã được hợp nhất thành Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (viết tắt tiếng Anh là VIAC) như ngày nay. Nhưng trong suốt những thập kỷ 60, 70 và 80 vừa qua thương mại quốc tế của Việt Nam chủ yếu được tiến hành bởi các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam với các đối tác cũng là doanh nghiệp nhà nước của các nước xã hội LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 2 chủ nghĩa trong khuôn khổ Hội đồng Tương trợ Kinh tế (khối Comecon). Doanh nghiệp Việt Nam chỉ thực sự biết đến trọng tài khi Việt Nam mở cửa kinh tế từ năm 1986 và phát triển nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần. Tuy ra đời sớm là vậy nhưng trước đây hoạt động của trọng tài chỉ được điều chỉnh tản mạn bằng các văn bản của Chính phủ như Nghị định 116-CP ngày 5/9/1994 về Tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế, Nghị định số 204-TTG ngày 28/04/1993 của Thủ tướng về Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, Quyết định 114-TTG ngày 16/2/1996 của Thủ tướng về mở rộng thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam hoặc trong một số luật như Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987, Pháp lệnh Công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài 1995, Bộ luật hàng hải Việt Nam 1990, Luật thương mại 1997… Sau sáu năm chuẩn bị, ngày 25/03/2003 Pháp lệnh Trọng tài thương mại đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2003. Có thể nói hơn 5 năm thực hiện, Pháp lệnh trọng tài thương mại đã trở nên lỗi thời và không đáp ứng được nhu cầu của tình hình mới. Nghiên cứu, bình luận từ đó rút ra những vướng mắc đồng thời đưa ra những giải pháp kịp thời, hợp lý để góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Trọng tài ở Việt Nam ta nói riêng và để thế giới xem xét nói chung thiết nghĩ là vấn đề cấp thiết hiện nay. Đó cũng chính là lý do người viết chọn đề tài “Pháp luật về trọng tài thương mại quốc tế” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Phạm vi nghiên cứu Cùng với sự tác động của các quan hệ kinh tế và của quy luật cạnh tranh, tranh chấp trong thương mại quốc tế cũng trở nên phong phú hơn về chủng loại, gay gắt và phức tạp hơn về tính chất và quy mô. Để giải quyết tốt những tranh chấp phát sinh pháp luật có những quy định để điều chỉnh các quan hệ bằng nhiều phương thức khác nhau, một trong số đó có trọng tài. Trong khuôn khổ luận văn của mình do thời gian và trình độ nghiên cứu có giới hạn nên người viết không trình bày một cách chi tiết từng vấn đề mà chỉ trình bày những quy định cơ bản về vấn đề “Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế” 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu nhằm mục tiêu tìm hiểu một cách tổng quát các quy định của pháp luật của một số nước trong đó có Việt Nam về trọng tài thương mại quốc tế, đồng thời phân tích những điểm còn bất cập trong các quy định về trọng tài của pháp luật Việt Nam. Qua đề tài này, người viết hy vọng góp phần nhỏ trong việc tìm hiểu giải pháp để giải quyết các vấn đề này từ việc phân tích các vấn đề còn tồn tại trong các quy định của pháp luật Việt Nam. LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 3 4. Kết cấu đề tài Mục lục Lời nói đầu Chương 1: Tổng quan về vấn đề Trọng tài thương mại quốc tế. Chương 2: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế. Chương 3: Một số vướng mắc theo quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề Trọng tài thương mại quốc tế và hướng hoàn thiện. Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo 5. Phương pháp nghiên cứu Từ những dữ liệu khoa học, sách báo, tạp chí khoa học, bài nghiên cứu khoa học kể cả tham khảo bài viết từ các website người viết đã vận dụng phương pháp duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lênin, phân tích, so sánh, tổng hợp các tài liệu, tóm tắt và rút ra những ý chính, quan trọng và cần thiết để giới thiệu một cách khái quát nhất quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, với sự nổ lực rất lớn của bản thân nhưng do năng lực hiểu biết về kiến thức pháp luật, nguồn tài liệu về các lĩnh vực liên quan còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự góp ý kiến của quý thầy cô, các bạn sinh viên và những người quan tâm đến đề tài để bài viết được hoàn thiện hơn. LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 4 CHƯƠNG 1: T ỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1. Khái niệm, đặc điểm và hình thức của Trọng tài thương mại quốc tế 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Trọng tài thương mại quốc tế Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các mối quan hệ kinh tế quốc tế trong đó có sự tham gia của các tổ chức sản xuất, kinh doanh khác nhau vào quan hệ thương mại quốc tế. Từ đó dẫn đến việc yêu cầu cần có các điều kiện bảo đảm để giải quyết khách quan và hiệu quả các tranh chấp, xung đột giữa các bên tham gia trong quan hệ pháp luật dân sự quốc tế nói chung và lĩnh vực thương mại quốc tế (mua bán hàng hóa) nói riêng. Để đảm bảo giải quyết các vấn đề xung đột trong các mối quan hệ dân sự một cách khách quan, đúng đắn và công bằng, ngoài việc áp dụng các bản án của tòa án, cần áp dụng các phán quyết của trọng tài trong một số trường hợp mà pháp luật quy định và cho phép. Vấn đề giải quyết tranh chấp theo trình tự trọng tài là quan trọng và cần thiết để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao yêu cầu của thực tiễn, đó là việc hoàn thiện về mặt pháp lý các hợp đồng trong lĩnh vực thương mại. Trong thực tiễn pháp lý hiện nay, nhóm các quan hệ chịu sự điều chỉnh của trọng tài ngày càng tăng. Ở các nước đang phát triển cũng như các nước phát triển, hệ thống pháp luật Anh – Mỹ và hệ thống pháp luật của các nước Châu Âu – Lục Địa xu hướng chung từ 1970 đến nay là dành cho các bên đương sự quyền lựa chọn hình thức trọng tài, đưa các vụ tranh chấp ra xét xử tại các tổ chức trọng tài do các bên thỏa thuận thành lập, đi đôi với việc thu hẹp thẩm quyền xét xử các tranh chấp kinh tế, nhất là tranh chấp quốc tế của các tòa án trong nước thuộc hệ thống cơ quan tư pháp nhà nước. Như vậy ta thấy rằng trọng tài thương mại quốc tế được thành lập để giải quyết các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài (giải quyết các hoạt động kinh tế quốc tế, kể cả khi một trong các bên là một quốc gia hay một doanh nghiệp nhà nước). Đồng thời nó còn được thành lập dựa trên sự thỏa thuận của các quốc gia trên cơ sở điều ước quốc tế mà các bên đã kí kết hoặc gia nhập. Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản so với trọng tài thương mại quốc tế được thành lập trên cơ sở pháp luật của quốc gia mình (nơi trọng tài có trụ sở chính - đối với trọng tài thường trực, nơi trọng tài giải quyết tranh chấp - đối với trọng tài vụ việc). Tuy nhiên yếu tố nước ngoài ở đây thường được hiểu khi có một trong ba trường hợp sau: Thứ nhất: Một trong các bên có quốc tịch hoặc nơi cư trú ở nước ngoài; [...]... động kinh doanh thương mại là điều phù hợp và tất yếu trong khung cảnh Việt Nam tham gia hội nhập với thế giới 10 Nguồn: http://www.viac.org.vn/vi-VN/Home/baivietlienquan/2008/10/171.aspx SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 21 LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths Bùi Thị Mỹ Hương CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 2.1 Khái quát chung về Trọng tài thương mại quốc tế 2.1.1 Thẩm... Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths Bùi Thị Mỹ Hương trọng tài, nhất là trọng tài của nước thứ ba để đảm bảo tính khách quan trong việc giải quyết tranh chấp Khi giải quyết tranh chấp, trọng tài thương mại có thể áp dụng luật của một quốc gia nào đó do các bên thỏa thuận hoặc không áp dụng luật của bất kỳ quốc gia nào, trọng tài có thể đưa ra phán quyết dựa trên tập quán thương mại quốc. .. trong thương mại quốc tế, theo khoản 3 Điều 1 Luật mẫu của trọng tài thương mại quốc tế do UNCITRAL (Ủy ban luật thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc) thông qua ngày 21/06/1985, thì một tổ chức trọng tài mang tính chất quốc tế khi nó thể hiện một trong ba dấu hiệu sau: Thứ nhất: Các bên tham gia thỏa thuận trọng tài là các bên có trụ sở ở các quốc gia khác nhau vào thời điểm ký kết thỏa thuận trọng tài. .. chức thương mại và tổ chức chuyên môn, các trung tâm giải quyết tranh chấp thực hiện và thúc đẩy sự phát triển của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 11 LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths Bùi Thị Mỹ Hương Chúng ta có thể xem xét một số quy định của pháp luật Hoa Kỳ về trọng tài thương mại quốc tế Trước tiên, về thỏa thuận trọng tài, theo luật. .. định sự hình thành trọng tài thương mại quốc tế mà yếu tố quốc tế được hiểu là nơi kinh doanh của một trong các bên, nơi đặt trọng tài, nơi có hành vi thương mại chủ yếu liên quan thỏa thuận Đồng thời đặc điểm cơ bản của trọng tài thương mại quốc tế của các tổ chức quốc tế là không chịu sự quản lý của bất kỳ quốc gia nào kể cả quốc gia mà nó có trụ sở Ví dụ: Trung tâm Trọng tài quốc tế ICC (International... sau khi đã 13 Tập bài giảng luật thương mại quốc tế - Khoa luật, Đại học Cần Thơ, (2002) trang 80 SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 26 LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths Bùi Thị Mỹ Hương ký hợp đồng thương mại quốc tế Theo luật pháp của hầu hết các nước và các điều ước quốc tế về thỏa thuận trọng tài thì thỏa thuận trọng tài chỉ có giá trị pháp lý khi nó đảm bảo hai tiêu chuẩn đó là... đưa ra Về phạm vi của phân xử trọng tài bao gồm các vấn đề thương mại Một thỏa ước trọng tài quốc tế có thể chỉ định trọng tài viên hoặc ghi rõ phương pháp chỉ định trọng tài Nếu như phân xử trọng tàiPháp được đưa ra xét xử theo luật của Pháp, các bên tranh chấp có thể nhờ đến tòa án của Pháp chỉ định trọng tài viên căn cứ vào Điều 1493 của Bộ luật dân sự Trong phân xử các tranh chấp quốc tế, các... các tổ chức trọng tài, làm cho hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài càng chiếm ưu thế hấp dẫn giới kinh doanh nhiều hơn 1.2 Cơ sở lý luận về vấn đề trọng tài thương mại quốc tế 1.2.1 Lược khảo về trọng tài thương mại quốc tế các nước trên thế giới 1.2.1.1 Luật trọng tài Mỹ Vào khoảng thế kỷ XIX, việc phân xử thông qua trọng tài đã ra đời ở Mỹ Hiện nay, việc phân xử bằng trọng tài đã trở nên...LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths Bùi Thị Mỹ Hương Thứ hai: Khách thể là tài sản ở nước ngoài; Thứ ba: Sự kiện làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt mối quan hệ xảy ra ở nước ngoài Từ những phân tích trên ta có thể định nghĩa một cách khái quát về trọng tài thương mại quốc tế như sau: Trọng tài thương mại quốc tếtrọng tài được thành lập để giải quyết... 1958;…Ngoài ra, Pháp còn là thành viên của nhiều hiệp ước song SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 12 LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths Bùi Thị Mỹ Hương phương với điều kiện nhờ đến phân xử bằng trọng tài và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài Theo quy định của Bộ luật dân sự Pháp, xét xử trọng tài mang tính quốc tế khi tranh chấp có sự giao dịch thương mại quốc tế Trong khi đó . quan về vấn đề Trọng tài thương mại quốc tế. Chương 2: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế. Chương 3: Một số vướng mắc theo quy định của pháp luật. họ...................20 CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ...... 22 2.1. Khái quát chung về Trọng tài thương mại quốc tế. .........................................22

Ngày đăng: 07/04/2013, 11:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan