Nghiên cứu hệ thống treo khí điều khiển điện tử trên xe Toyota. Lập quy trình kiểm tra sửa chữa hư hỏng của hệ thống

70 3.7K 32
Nghiên cứu hệ thống treo khí điều khiển điện tử trên xe Toyota. Lập quy trình kiểm tra sửa chữa hư hỏng của hệ thống

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đồ án tốt nghiệp Ngành: Công nghệ kỹ thuật ô tô MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong vài năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc, đời sống người dân được nâng cao, cùng với việc chính phủ đang đầu tư rất nhiều vào quy hoạch và xây dựng hệ thống giao thông vận tải, đã khiến ô tô trở thành phương tiện đi lại tiện nghi và phổ biến, được nhiều người quan tâm. Không như các nước phát triển, với Việt Nam thì ôtô vẫn là chủ đề mới mẻ, đặc biệt là những ứng dụng công nghệ tiên tiến trên xe. Vì thế việc nghiên cứu về ôtô là rất cần thiết, nó là cơ sở để các nhà nhập khẩu cũng như các nhà sản xuất trong nước kiểm tra chất lượng xe khi nhập cũng như sau khi xe xuất xưởng, đồng thời trang bị kiến thức cho những người dân mua và sử dụng xe có hiệu quả kinh tế cao. Với yêu cầu ngày càng cao của công nghệ vận tải về kỹ thuật cũng như về tính thẩm mỹ thì tính tiện nghi của ô tô ngày càng phải hoàn thiện hơn, đặc biệt là tính êm dịu chuyển động của xe để tạo cho con người cảm giác thoải mái khi ngồi trên xe, các nhà sản xuất xe hàng đầu thế giới đã và đang không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình về kiểu dáng, độ bền, và đặc biệt sự tiện nghi, thân thiện mang lại sự thoải mái, an toàn cho người sử dụng. Và một trong những nghiên cứu nhằm đáp ứng những yêu cầu trên đó là nghiên cứu về hệ thống treo. Với các lý do trên đây mà em chọn đề tài: “Nghiên cứu hệ thống treo khí điều khiển điện tử trên xe Toyota. Lập quy trình kiểm tra sửa chữa hư hỏng của hệ thống”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục đích - Nghiên cứu hệ thống treo khí điều khiển điện tử trên xe toyota - Lập quy trình kiểm tra sửa chữa hư hỏng của hệ thống. 2.2. Đối tượng - Nghiên cứu hệ thống treo khí điều khiển điện tử trên các dòng xe toyota. 2.3. Phạm vi - Tất cả các hệ thống treo khí điều khiển điện tử trên xe toyota. 3. Tóm tắt cô đọng các nội dung chính Nội dung đề tài gồm 3 chương: - Chương 1. Khái quát về hệ thống treo trên xe ô tô - Chương 2. Nghiên cứu hệ thống treo khí điều khiển điện tử trên xe toyota. - Chương 3. Lập quy trình kiểm tra sửa chữa hư hỏng của hệ thống. 4. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu: Giáo trình kết cấu tính toán ô tô, giáo trình chuẩn đoán bảo dưỡng, tài liệu trên Internet, LỜI CẢM ƠN 1 Đồ án tốt nghiệp Ngành: Công nghệ kỹ thuật ô tô Sau một thời gian làm đề tài tốt nghiệp, đến nay em đã hoàn thành. Em xin trân trọng cảm ơn tới các thầy, cô trong khoa CNKT Ôtô - Trường Đại học Sao Đỏ đã luôn quan tâm giúp đỡ em. Đặc biệt là thầy Phùng Đức Hải Anh đã tạo điều kiện, hướng dẫn và giúp đỡ rất tận tình trong suốt quá trình tìm hiểu và viết đề tài của mình, thầy đã dành rất nhiều thời gian để hướng dẫn cho sinh viên. Tuy nhiên, do trình độ chuyên môn còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết, kính mong các thầy, cô và các bạn đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Văn Bắc 2 Đồ án tốt nghiệp Ngành: Công nghệ kỹ thuật ô tô CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TREO 1.1. Đặt vấn đề Ngày nay các nhà nghiên cứu và thiết kế đã đạt được những thành tựu trong việc phát triển hệ thống treo. Dựa trên sự kết hợp giữa khoa học chuyên ngành cơ bản với ứng dụng các thành tựu về khoa học điện tử, tin học và kỹ thuật điều khiển. Chính nhờ áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật này vào thực tế mà hệ thống treo ngày càng hoàn thiện hơn về tính năng, kích thước cũng như phạm vi hoạt động của nó. Hệ thống treo điều khiển điện khiển điện tử chính là xu hướng phát triển của hệ thống treo trong tương lai. Nó hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng các cảm biến để thu nhân thông tin, các thông số cần thiết trong quá trình vận hành xe. Các thông số đó có thể là tải trọng xe, gia tốc dao động thẳng đứng, góc đặt bánh xe, độ cao sàn xe… Sau đó các thông số này được mã hoá và đưa đến các mạch điều khiển để tự động điều khiển các cơ cấu chấp hành. Như vậy ta có một hệ thống treo có thể tự động điều chỉnh được đường đặc tính của nó phù hợp với điều khiện chuyển động. Đây chính là ưu điển nổi bật mà các hệ thống treo trước không có được. Tuy nhiên với tình hình kinh tế nước ta chưa thực sự phát triển mạnh. Cơ sở vật chất và các nghành kinh tế đang trong thời kỳ phát triển thì một hướng đi mang tính thực tế đó là việc tận dụng một số loại ô tô cũ còn sử dụng trong nước. Trên cơ sở đó cải thiện hay thiết kế một số hệ thống treo dẫn kém chất lượng hay đặc tính không còn phù hợp với yêu cầu hiện nay để đưa vào sử dụng. 1.2. Giới thiệu chung về hệ thống treo Hệ thống treo dùng để nối đàn hồi khung vỏ ôtô với bánh xe có tác dụng làm êm dịu quá trình chuyển động, đảm bảo đúng động học bánh xe ( bánh xe dao động trong mặt phẳng đứng) và truyền lực giữa khung vỏ với bánh xe. Ta biết rằng xe chuyển động có êm dịu hay không phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng hệ thống treo. Khi xe chuyển động trên đường không bằng sẽ phát sinh ra dao động do đường không bằng phẳng gây ra nhưng dao động này ảnh hưởng xấu tới tuổi thọ của xe làm hư hỏng hàng hoá và ảnh hưởng tới hành khách trên xe. Theo số liệu thống kê cho thấy khi xe chạy trên đường xấu, gồ ghề mà so sánh với một ô tô cùng loại chạy trên đường tốt thì vận tốc của xe chạy trên đường xấu sẽ giảm 40÷50% quãng đường chạy giữa hai kì đại tu giảm đi 35÷40%, suất tiêu hao nhiên liệu xẽ tăng lên 30÷40%, do đó năng suất vận chuyển sẽ giảm đi 35÷40% và giá thành vận chuyển sẽ tăng lên 50÷60%. Còn đối với con người nếu phải chịu trong tình trạng rung sóc nhiều sẽ gây ra mệt mỏi và các phản ứng khác Các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của dao động ôtô tới cơ thể con người đều đi đến kết luận: Nếu con người phải chịu đựng lâu trong môi trường giao động sẽ mắc chứng bệnh thần kinh và não. Chính vì vậy độ êm dịu của xe là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tính tiện nghi cho ô tô. Tính êm dịu của ô tô phụ 3 Đồ án tốt nghiệp Ngành: Công nghệ kỹ thuật ô tô thuộc vào kết cấu của ô tô và trước hết là phụ thuộc vào hệ thống treo, chất lượng mặt đường và sau đó là đến kỹ thuật người lái. Nếu xét đến phạm vi khả năng chế tạo ôtô thì hệ thống treo mang tính quyết định êm dịu chuyển động của ôtô. 1.3. Công dụng, yêu cầu, phân loại hệ thống treo 1.3.1. Phân loại Có rất nhiều loại hệ thống treo trên ô tô. Dựa vào những căn cứ khác nhau ta có thể phân loại hệ thống treo thành các loại như sau: Dựa vào bộ phận dẫn hướng ta có thể chia thành: - Hệ thống treo phụ thuộc liền cầu (loại riêng và loại thăng bằng). - Loại độc lặp (một đòn, hai đòn…). Dựa theo loại của bộ phận đàn hồi ta có thể chia ra: - Bộ phận đàn hồi bằng kim loại: Loại nhíp lá, lò xo, thanh xoắn. - Bộ phận đàn hồi bằng khí nén: Loại bằng cao xu – xợi, màng hoặc loại ống. - Bộ phận đàn hồi bằng thuỷ lực: Loại ống. - Bộ phận đàn hồi bằng cao xu.` Dựa vào phương pháp dập tắt dao động (giảm chấn) ta chia ra: - Giảm chấn thuỷ lực: Có loại tác động một chiều hai chiều. - Giảm chấn ma sát cơ: Có thể là do bộ phận ma sát đàn hồi hoặc trong bộ phận dẫn hướng. Dựa vào phương pháp điều khiển ta có thể chia ra: - Hệ thống treo bị động ( không có điều khiển) - Hệ thống treo chủ động ( có điều khiển được). - Hệ thống treo bán chủ động (sự kết hợp của hai loại trên). 1.3.2 Công dụng: Hệ thống treo là một hệ thống liên kết giữa bánh xe và khung xe hoặc vỏ xe, liên kết ở đây là liên kết đàn hồi. Hệ thống treo có những chức năng chính sau: - Đỡ thân xe lên cầu xe, cho phép bánh xe chuyển động tương đối theo phương thẳng đứng với vỏ xe hoặc khung xe. Hạn chế những chuyển động không mong muốn khác của bánh xe như: chuyển động lắc ngang hay lắc dọc của bánh xe. - Những bộ phận của hệ thống treo làm nhiệm vụ hấp thụ và dập tắt những dao động, rung động, va đập từ mặt đường truyền lên đảm bảo tính êm dịu trong chuyển động của bánh xe. - Hệ thống treo còn có nhiệm vụ truyền lực và momem giữa bánh xe và khung xe: bao gồm lực thẳng đứng (tải trọng xe, phản lực từ trường), lực dọc (lực kéo hoặc lực phanh, lực đẩy hoặc lực đẩy với khung vỏ) lực ngang (lực ly tâm, lực gió bên hoặc phản lực ngang,…), momen chủ động hoặc momen phanh. - Hệ thống treo phải phù hợp với điều kiện sử dụng theo tính năng kỹ thuật của xe (xe chạy trên đường tốt hay các loại đường khác nhau). - Bánh xe có thể dịch chuyển trong một giới hạn nhất định. 4 Đồ án tốt nghiệp Ngành: Công nghệ kỹ thuật ô tô - Quan hệ động học của bánh xe phải hợp lý thoả mãn mục đích chính của hệ thống treo là làm mềm theo phương thẳng đứng nhưng không phá hỏng các quan hệ động học và động lực học của chuyển động bánh xe. - Không gây tải trọng tại các mối liên kết với khung hoặc vỏ. - Có độ tin cậy lớn, độ bền cao và không gặp hư hỏng bất thường. 1.3.3. Yêu cầu - Hệ thống treo phải đảm bảo phù hợp với điều kiện sử dụng theo tính năng kỹ thuật của xe như trên đường tốt hoặc có thể chạy trên nhiều địa hình khác nhau. - Bánh xe phải đảm bảo khả năng linh hoạt trong một phạm vi giới hạn. - Quan hệ động học bánh xe phải hợp lý đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của hệ thống treo làm mềm dịch chuyển theo phương thẳng đứng nhưng không ảnh hương đến quan hệ động học và động lực học của bánh xe theo phương dịch chuyển. - Không gây các tải trọng lớn tại các mối liên kết với khung vỏ xe. - Hệ thống treo phải có độ bền cao, độ tin cậy sử dụng lớn, trong điều kiện sử dụng phù hợp với tính năng kỹ thuật không gây ra những hư hỏng bất thường. - Đảm bảo giá thành thấp, mức độ phức tạp liên kết không quá lớn. - Có khả năng chống rung, chống ồn từ bánh xe lên thùng xe, vỏ xe tốt, nâng cao tiện nghi cho xe. - Đảm bảo tính điều khiển và tính chuyển động của xe tốt ngay cả khi ở tốc độ cao. 1.4. Các phần tử của hệ thống treo Ta đã biết hệ thống treo có các công dụng như ở trên để đảm bảo các công dụng đó đó thì thông thường hệ thống treo bao gồm 3 bộ chính: - Bộ phận dẫn hướng. - Bộ phận đàn hồi. - Bộ phận giảm chấn. 1.4.1. Bộ phận dẫn hướng Bộ phận dẫn hướng có tác dụng đảm bảo động học bánh xe tức đảm bảo cho bánh xe chi dao động trong mặt phẳng thẳng đứng. Bộ phận dẫn hướng còn làm nhiệm vụ truyền lực dọc và ngang và mômen giữa khung và vỏ bánh xe. 5 Đồ án tốt nghiệp Ngành: Công nghệ kỹ thuật ô tô Hình 1.1: Bộ phận dẫn hướng 1.4.2. Bộ phận đàn hồi Bộ phận đàn hồi là bộ phận nối đàn hồi khung vỏ với bánh xe và tiếp nhận lực thẳng đứng tác dụng từ khung vỏ xuống bánh xe và ngược lại. Bộ phận đàn hồi có có cấu tạo chủ yếu là một chi tiết đàn hồi bằng kim loại (nhíp, lò xo xoắn, thanh xoắn) hoặc bằng khí (trong trường hợp hệ thống treo khí). Phần tử đàn hồi bằng kim loại gồm các lá nhíp, lò xo và thanh xoắn. Ưu điểm của loại này là kết cấu đơn giản, chắc chắn, giá thành rẻ do chi phí chế tạo công bảo dưỡng thấp. Tuy nhiên có một số nhược điểm tuổi thọ thấp ma sát lớn. Đường đặc tính làm việc là tuyến tính tuyến tính bậc nhất, ma sát lớn. Đường đặc tính làm viêc là tuyến tính bậc nhất. Phần tử đàn hồi khi gồm một số loại như phần tử loại khí bọc bằng cao xu sợi, loại bằng màng và bọc bằng ống. Ưu điểm của loại này có thể thay đổi được độ cứng của hệ thống treo tùy theo tải trọng (bằng cách thay đổi áp suất khí trong phần tử đàn hồi), giảm được độ cứng của hệ thống treo làm tăng độ êm dịu chuyển động của ô tô, có đường đặc tính là phi tuyến. Phần tử đàn hồi thủy khí. Đây là sự kết hợp của cơ cấu điều khiển thủy lực và cơ cấu chấp hành là phần tử thủy khí. Nhược điểm chung của 2 loại phần tử đàn hồi loại khí và loại thủy khí là việc chế tạo ra các chi tiết cững như láp giáp cấn yêu cầu độ chính xác cao, phức tạp do đó chi phí chế tạo cũng như giá thành là rất cao. Phần tử đàn hồi bằng cao su: Gồm có các loại cao xu chịu nén và loại cao xu chịu xoắn. 6 Đồ án tốt nghiệp Ngành: Công nghệ kỹ thuật ô tô Ưu điểm của loại này có độ bền cao, không cần bôi trơn bảo dưỡng, cao xu có thể thu năng lượng trên một đơn vị thể tích cao gấp 2÷10 lần thép, trọng lượng của cao xu bé và đường đặc tính phi tuyến. Nhược điểm là xuất hiện biến dạng dư dưới tác dụng của tải trọng kéo dài và nhất là tải trọng thay đổi, thay đổi tính chất đàn hồi khi nhiệt độ thay đổi và đặc biệt độ cứng của cao su tăng lên khi nhiệt độ hạ xuống thấp, cần thiết phải đặt bộ dẫn hướng và giảm chấn Hình 1.2: Bộ phận đàn hồi 1.4.3. Bộ phận giảm chấn Bộ phận giảm chấn có tác dụng dập tắt nhanh các dao động bằng cách biến năng lượng dao động thành nhiệt năng tỏa ra bên ngoài. Về mặt tác dụng có nhiều loại giảm chấn, có loại tác dụng một chiều, có loại giảm chấn tác dụng hai chiều. Loại giảm chấn hai chiều có thể có loại tác dụng hai chiều đối xứng hoặc tác dụng hai chiều không đối xứng. Về kết cấu trên ô tô thường sử dụng loại giảm chấn ống hay giảm chấn đòn. Giảm chấn cùng phối hợp làm việc với bộ phận đàn hồi khi làm việc tạo nên độ êm dịu cho ô tô khi chuyển động. Ví dụ khi bánh xe đi qua một mô đất cao sẽ tạo nên một chấn động từ mặt đường qua bánh xe và hệ thống treo tác dụng lên thân xe. Giai đoạn đầu bánh xe đi gần vào khung xe, năng lượng của chấn động một phần được tiêu tán qua giảm chấn, một phần được bộ phận đàn hồi tiếp nhận và tích lũy dưới dạng thế năng của chi tiết đàn hồi (lò xo), chỉ có một phần được chuyền lên xe. Giai đoạn “nén” này lực cản của giảm chấn nhỏ để giảm một phần năng lượng truyền qua giảm chấn trên khung xe. Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn năng lượng được tích lũy dưới dạng thế năng của bộ phận đàn hồi được giải phóng- bánh xe đi ra xa khung xe. Năng lượng được giải phóng này chủ yếu được hấp thụ và tiêu tán thông qua giảm chấn, đối vợi giảm chấn đây là hành trình “ trả” và lực cản trả lớn hơn lực cản nén rất nhiều. Đây là loại giảm chấn hai chiều không đối xứng . 7 Đồ án tốt nghiệp Ngành: Công nghệ kỹ thuật ô tô Hình 1.3: Bộ phận giảm chấn 1.5. Giới thiệu một số hệ thống treo thông dụng. 1.5.1. Hệ thống treo phụ thuộc Trong hệ thống treo phụ thuộc các bánh xe được đặt trên một dầm cầu liền, trong bộ phận giảm chấn và bộ phận đàn hồi đặt giữa thùng xe và dầm cầu liền đó. Do đó sự dịch chuyển của bánh xe theo phương thẳng đứng sẽ gây nên chuyển vị nào đó của bánh xe bên kia. Đặc trưng của hệ thống treo phụ thuộc là các bánh xe lắp trên một dầm cầu cứng. Trong trường hợp cầu xe là bị động thì dầm đó là một thanh thép định hình, còn trong trường hợp là cầu chủ động thì dầm là phần vỏ cầu trong đó có một phần là hệ thống truyền lực. Trong hệ thống treo phụ thuộc có các phần tử đàn hồi là nhíp thì nó vàu là phần tử đàn hồi đồng thời làm luôn bộ phận dẫn hướng. Vì nhíp làm bộ phận dẫn hướng nên trong hệ thống treo này không cần đến các thanh giằng để truyền lực dọc hay lực ngang nữa. Nhược điểm: - Khối lượng không được treo lớn, đặc biệt là ở cầu chủ động nên xe chạy trên đường không bằng phẳng, tải trọng sinh ra xẽ gây nên va đập mạnh giữa phần treo và phần không treo làm giảm độ êm dịu của chuyển động. - Khoảng không gian phía dưới sàn xe phải lớn để đảm bảo cho dầm cầu có thể thay đổi vị trí, do vậy chiều cao trọng tâm cần phải lớn. - Sự nối cứng bánh xe hai bên bờ dầm liên kết gây nên hiện tượng xuất hiện chuyển vị phụ khi xe chuyển động. Ưu điểm: - Trong quá trình truyển động vết bánh xe được cố định do vậy không xảy ra hiện tượng mòn lốp nhanh như hệ thống treo độc lập. - Khi chịu lực bên 2 bánh xe liên kết cứng bới vậy hạn chế được hiện tượng trượt bên bánh xe. - Công nghệ chế tạo đơn giản, dễ sửa chữa tháo lắp. 8 Đồ án tốt nghiệp Ngành: Công nghệ kỹ thuật ô tô - Giá thành thấp. 1.5.2. Hệ thống treo độc lập Đặc điểm của hệ thống treo này là: - Hai bánh xe không lắp trên một dầm cứng mà lắp trên hai loại cầu rời, sự dịch chuyển của hai bánh xe không phụ thuộc nhau. - Mỗi bánh xe được liên kết một cánh như vậy xẽ làm cho khối lượng phần không được treo nhỏ, như vậy momen quán tính nhỏ do đó chuyển động của xe êm dịu. - Hệ thống treo này không cần dầm ngang nên khoảng không gian cho nó dịch chuyển chủ yếu là khoảng không gian 2 bên sườn của xe như vậy có thể hạ thấp được trọng tâm của xe và sẽ nâng cao được vận tốc của xe. 1.5.3. Hệ thống treo khí điều khiển điện tử Hình 1.4: Các chi tiết trong hệ thống treo 1: Giảm xóc khí nén tự động điều chỉnh độ giảm chấn; 2: cảm biến gia tốc của xe; 3: ECU (hộp điều khiển điện tử của hệ thống treo); 4: Cảm biến độ cao của xe; 5: Cụm van phân phối và cảm biến áp suất khí nén; 6: Máy nén khí; 7: bình chứa khí nén; 8: dường dẫn khí. Hệ thống treo khí nén - điện tử hoạt động dựa trên nguyên lý không khí có tính đàn hồi khi bị nén. Với những ưu điểm và hiệu quả giảm chấn của khí nén, nó có thể hấp thụ những rung động nhỏ do đó tạo tính êm dịu chuyển động tốt hơn so với lò xo kim loại, dễ dàng điều khiển được độ cao sàn xe và độ cứng lò xo giảm chấn. Khi hoạt động máy nén cung cấp khí tới mỗi xi lanh khí theo các đường dẫn riêng, do đó độ cao của xe sẽ tăng lên tương ứng tại mỗi xi lanh tuỳ theo lượng khí được cấp vào. Ngược lại độ cao của xe giảm xuống khi không khí trong các xi lanh được giải phóng ra ngoài thông qua các van. Ở mỗi xi lanh khí nén có một van điều khiển hoạt động ở theo hai chế độ bật - tắt (on - off) để nạp hoặc xả khí theo lệnh của ECU. Với sự điều khiển của 9 Đồ án tốt nghiệp Ngành: Công nghệ kỹ thuật ô tô ECU, độ cứng, độ đàn hồi của từng giảm chấn trên các bánh xe tự động thay đổi theo độ nhấp nhô của mặt đường và do đó hoàn toàn có thể khống chế chiều cao ổn định của xe. Tổ hợp các chế độ của của "giảm chấn, độ cứng lò xo, chiều cao xe" sẽ tạo ra sự êm dịu tối ưu nhất khi xe hoạt động. Ví dụ: Bạn chọn chế độ "Comfort" thì ECU sẽ điều khiển lực giảm chấn là "mềm", độ cứng lò xo là "mềm" và chiều cao xe là "trung bình". Nhưng ở chế độ "Sport" cần cải thiện tính ổn định của xe khi chạy ở vận tốc cao, quay vòng ngoặt… thì lực giảm chấn là "trung bình", độ cứng lò xo "cứng", chiều cao xe "thấp" Hình 1.5: Giảm xóc khí nén được sử dụng trên xe Trong mỗi xi lanh, có một giảm chấn để thay đổi lực giảm chấn theo 3 chế độ (mềm, trung bình, cứng), một buồng khí chính và một buồng khí phụ để thay đổi độ cứng lò xo theo 2 chế độ (mềm, cứng). Cũng có một màng để thay đổi độ cao xe theo 2 chế độ (bình thường, cao) hoặc 3 chế độ (thấp, bình thường, cao). Lượng khí vào buồng chính của 4 xi lanh khí thông qua van điều khiển độ cao. Van này có nhiệm vụ cấp và xả khí nén vào và ra khỏi buồng chính trong 4 xi lanh khí nén (phía trước bên phải và trái, phía sau bên phải và trái). Khí nén trong hệ thống được cung cấp bởi máy nén khí. Cảm biến độ cao xe: Cảm biến điều khiển độ cao trước được gắn vào thân xe còn đầu thanh điều khiển được nối với giá đỡ dưới của giảm chấn. Với hệ thống treo sau, các cảm biến được gắn vào thân xe và đầu thanh điều khiển được nối với đòn treo dưới. Những cảm biến này liên tục theo dõi khoảng cách giữa thân xe và các đòn treo để phát hiện độ cao gầm xe do đó quyết định thay đổi lượng khí trong mỗi xi lanh khí. Cảm biến tốc độ: Cảm biến này gắn trong công tơ mét, nó ghi nhận và gửi tín hiệu tốc độ xe đến ECU hệ thống treo. 10 [...]... dụng giảm xóc của bất kỳ loại hệ thống treo nào: Phụ thuộc hay độc lập Hệ thống treo khí cho phép điều khiển lực giảm chấn cững như độ cứng lò xo và độ cao xe như bảng bên dưới, ngoài ra nó còn có thêm chức năng dự phòng và chức năng chuẩn đoán Hệ thống này được gọi là hệ thống treo khí điều khiển điện tử Hệ thống treo khí khí điều khiển điện tử được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1989 trên xe LEXUS LS400... Hình 2.35: Đèn báo điều khiển độ cao 32 Đồ án tốt nghiệp Ngành: Công nghệ kỹ thuật ô tô CHƯƠNG III LẬP QUY TRÌNH KIỂM TRA SỬA CHỮA HƯ HỎNG CỦA HỆ THỐNG TREO KHÍ ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TỬ 3.1 Đặt vấn đề Hệ thống treo dùng để đàn hồi khung vỏ ô tô với bánh xe có tác dụng làm êm dịu quá trình chuyển động, đảm bảo đúng động học bánh xe và truyền lực giữa khung vỏ bánh xe Vì vậy hệ thống treo là hệ thống rất quan... role điều khiển độ cao NO.1 mô tơ nén khí ECU hệ thống treo Dây điện và giắc nối của mô tơ nén khí mô tơ nén khí ECU hệ thống treo Máy nén khí Xi lanh khí nén Van điều khiển độ cao Cảm biến điều khiển độ cao Cảm biến điều khiển độ cao Tiếp tục nhún lên bởi việc kích xe ECU hệ thống treo Van xả Xi lanh khí nén Van điều khiển độ cao Cảm biến điều khiển độ cao Tiếp tục nhún lên bởi việc kích xe ECU hệ thống. .. cao gầm xe cho người lái, nó cũng bật Đèn báo điều khiển độ cao sáng để báo cho người lái rằng có hư hỏng xảy ra trong hệ thống điều khiển hệ thống treo Nối các cực của giắc này cho phép kỹ thuật vên Giắc nối điều khiển hệ thống treo kiểm tra hoat động của hệ thống điều khiển độ cao mà không qua ECU hệ thống treo 16 Đồ án tốt nghiệp Giắc kiểm tra TDCL 2.5 Cấu tạo và hoạt động Ngành: Công nghệ kỹ thuật... cứng hệ thống treo Bộ chấp hành điều khiển điện tử phản ứng chính xác với sự thay đổi liên tục về điều kiện hoạt động của xe Ưu điểm hệ thống treo khí nén - điện tử "Thông minh" và "linh hoạt" đó là những gì có thể nói về hệ thống treo khí nén - điện tử Khả năng điều chỉnh độ cứng của từng xi lanh khí cho phép đáp ứng với độ nghiêng khung xe và tốc độ xe khi vào cua, góc cua và góc quay vô lăng của. .. hành điều khiển độ hành treo trước cao Hở hay ngắn mạch bộ chấp • Bộ chấp hành điều khiển hệ hành treo sau thống treo • ECU hệ thống treo • Hở hay ngắn mạch van điều Dây điện và giắc nối của • khiển độ cao số 1 van điều khiển độ cao Hở hay ngắn mạch van điều • Van điều khiển độ cao khiển độ cao số 2 • Hệ thống treo ECU Hở tay ngắn mạch van xả Hở tay ngắn mạch role điều • dây điện và giắc nối của 35... lanh khí được chia thành buồng khí chính và buồng khí phụ Một van khí được gắn ở phần gối đỡ trên của xilanh khí Van khí quay bởi bộ chấp hành điều khiển hệ thống treo qua cần điều khiển van khí để mở hay đóng đường khí thông giữa buồng khí chính và buồng khí phụ Vì vậy độ cứng hệ thống treo được điều khiển theo hai chế độ · Hoạt động - Độ cứng hệ thống treo mềm 24 Đồ án tốt nghiệp Ngành: Công nghệ kỹ... nghiệp Ngành: Công nghệ kỹ thuật ô tô ECU hệ thống treo: Có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ tất cả các cảm biến để điều khiển lực của giảm chấn và độ cứng của lò xo, độ cao xe theo điều kiện hoạt động của xe thông qua bộ chấp hành điều khiển hệ thống Bộ chấp hành điều khiển hệ thống treo được đặt ở mỗi đỉnh của mỗi xi lanh khí Nó đồng thời dẫn động van quay của giảm chấn và van khí của xi lanh khí nén để thay... cao gầm xe, nó xả khí nén từ xi lanh khí vào khí quy n Hình 2.32: Mạch điện điều khiển van xả k) Van điều khiển độ cao số 1 và số 2 Hình 2.33: Van điều khiển độ cao số 1 và số 2 -Van điều khiển độ cao điều khiển lưu lượng khí nén đến và ra khỏi xi lanh khí phụ thuộc vào các tín hiệu từ ECU -Van điều khiển độ cao số 1 được sử dụng cho hệ thống treo trước Nó có 2 van từ điều khiển 2 xi lanh khí bên trái... KHÍ ĐIỀU KHIỂN ĐIÊN TỬ TRÊN XE TOYOTA 2.1 Đặt vấn đề Hiện nay, các lò xo kim loại như lò xo trụ, thanh xoắn, nhíp được sử dụng trong hệ thống treo trên hầu hết các xe du lịch Hệ thống treo khí, với những ưu điểm và hiệu quả giảm chấn của khí nén, nó có thể hấp thụ những rung động nhỏ hơn do đó tạo ra tính chuyển động êm dịu tốt hơn là lò xo kim loại Hệ thống treo khí có những ưu điểm như có thể điều khiển . - Lập quy trình kiểm tra sửa chữa hư hỏng của hệ thống. 2.2. Đối tượng - Nghiên cứu hệ thống treo khí điều khiển điện tử trên các dòng xe toyota. 2.3. Phạm vi - Tất cả các hệ thống treo khí điều. quy trình kiểm tra sửa chữa hư hỏng của hệ thống . 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục đích - Nghiên cứu hệ thống treo khí điều khiển điện tử trên xe toyota . hệ thống treo khí điều khiển điện tử trên xe toyota. - Chương 3. Lập quy trình kiểm tra sửa chữa hư hỏng của hệ thống. 4. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu: Giáo trình kết cấu tính

Ngày đăng: 16/05/2015, 01:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan