Tìm hiểu việc ứng dụng Công nghệ thông tin tại Thư viện Hà Nội

71 912 0
Tìm hiểu việc ứng dụng Công nghệ thông tin tại Thư viện Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khó luận tốt nghiệp Ngơ Thị ĐứcThuận LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới TS Chu Ngọc Lâm, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Thông tin học và Quản trị thông tin của trường Đại học Dân lập Đông Đô đã dạy dỗ, chỉ bảo cho em trong suốt 4 năm học tập, nghiên cứu tại trường. Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ, nhân viên của Thư viện Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong việc tìm hiểu thực tế và trợ giúp đáng quý về tinh thần. Em rất mong các thầy, các cơ cùng bạn bè tham gia đóng góp ý kiến để khóa luận được hoàn chỉnh hơn Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2011 Sinh viên Ngô Thị Đức Thuận Khoa Thông tin học và Quản trị thông tin Khó luận tốt nghiệp Ngơ Thị ĐứcThuận DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN TVHN Thư viện Hà Nội CNTT Công nghệ thông tin TT – TV Thông tin thư viện LAN Mạng nội bộ CSDL Cơ sở dữ liệu UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc Web-OPAC OPAC chạy trên nền Web Khoa Thông tin học và Quản trị thông tin Khó luận tốt nghiệp Ngơ Thị ĐứcThuận LỜI NÓI ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong giai đoạn hiện nay, nhân loại đang chứng kiến cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 3, đó là cách mạng thông tin và tư liệu - cuộc cách mạng đang dẫn tới sự hình thành xã hội thông tin toàn cầu, một xã hội dựa trên nền tảng thông tin và trí tuệ – hình thành một nền kinh tế tri thức, đây là yếu tố được coi như một động lực phát triển cơ bản. Thông tin khoa học và xã hội là những tri thức đã được tư liệu hóa và trở thành những nguồn lực để phát triển của mỗi quốc gia. Xã hội ngày càng phát triển, lượng thông tin trong xã hơi tăng nhanh theo hàm số mũ dẫn đến hiện tượng tất yếu là ‘ bùng nổ thông tin’.Chính vì vậy, việc tổ chức quản lí, khai thác và sử dụng nguồn thông tin một cách có hiệu quả đang là một trong những nhiệm vụ cấp bách hàng đầu với các cơ quan làm công tác thông tin khoa học và công nghệ, làm thế nào để sử dụng hiệu quả nguồn lực này và biến nó thành độc lực thật sự thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Công nghệ của thông tin (CNTT) hiện nay đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống, thúc đẩy đổi mới, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất, giảm nhẹ lao động chân tay tới tối thiểu, sáng tạo ra nhiều của cải, làm cho lực lượng sản xuất của loài người nhảy vọt, chuyển từ nền kinh tế công nghiệp ( kinh tế tài nguyên) sang nền kinh tế tri thức – sản xuất dựa vào trí lực là chủ yếu. CNTT là mũi nhọn đột phá đưa con người vào nền văn minh mới – văn minh trí tuệ. Và trong bối cảnh hội nhâp, toàn cầu hóa hóa mọi hoạt động của thế giới hiện nay, phát triển CNTT là tiêu chí hàng đầu để đánh giá sự phát triển của một vùng, một quốc gia, một khu vực. Khoa Thông tin học và Quản trị thông tin 1 Khó luận tốt nghiệp Ngơ Thị ĐứcThuận Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng nền kinh tế nước nhà trở thành nền kinh tế tri thức, trong đó con người với tri thưc hiểu biết cao là nòng cốt của lực lượng sản xuất, và có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề này thông qua các Nghị quyết, các Chỉ thị. Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, trong đó nhấn mạnh: “Mọi hoạt động kinh tế , văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng đều phải ứng dụng CNTT để phát triển”. Cũng như các hoạt động khác, công tác thông tin – thư viện là một mắt xích quan trọng trong toàn bộ hoạt động xã hội. Các thư viện ngày nay không chỉ là nơi lưu trữ thông tin và các hoạt động thành quả trí tuệ của loài người, mà trình độ phát triển của thư viện đang trở thành một trong những yếu tố biểu thị trình độ phát triển của đất nước và xã hội. Hiện đại hóa hệ thống thông tin thư viện chính là một trong những nội dung quan trọng góp phần tăng cường nguồn lực thông tin, là một trong những tiền đề góp phần biến chủ trương của Đảng và Nhà nước thành hiện thực. Cùng hướng đó, TVHN và các thư viện trong cả nước đang tìm hướng phát triển mới dựa trên cơ sở áp dụng công nghệ tin học, không những có thể áp dụng khai thác triệt để nguồn thông tin có trong thư viện mà còn có thể chia sẻ và tìm kiếm được nguồn thông tin trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới, đáp ứng những yêu cầu của nền kinh tế mới đặt ra đòi hỏi rất lớn đối với công tác giáo dục, học tập, đào tạo và nghiên cứu cũng như các nguồn lực tri thức và thông tin. Vì vậy, xây dựng hệ thống thông tin thư viện hiện đại là nhiệm vụ quan trọng của Thư viện Hà Nội để hoàn thành trọng trách là môi trường giáo dục thường xuyên và liên tục thể hiện cuốc sống văn hóa tinh thần vừa là nguồn lực nâng cao dân trí, xây dựng tri thức cuộc sống, thúc đẩy sự phát triển khoa học kĩ thuật và kinh tế xã hội trong thời kì đổi mới của thủ đô Hà Nội. Với ý nghĩa như vậy, là sinh viên chuyên ngành Thông tin học và Quản trị thông tin, với kiến thức được các thầy cô trong trường truyền đạt, qua thời gian Khoa Thông tin học và Quản trị thông tin 2 Khó luận tốt nghiệp Ngơ Thị ĐứcThuận được tiếp xúc thực tế tại Thư viện Hà Nội ( Cơ sở: 47 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội) để thực hiện khóa luận tốt nghiệp và tìm tòi những vấn đề mới mẻ của ngành, cũng như muốn đem đến cho người làm thông tin một cách nhìn nhận khách quan, đúng mực hơn về vai trò của việc áp dụng CNTT, em mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “ Tìm hiểu việc ứng dụng Công nghệ thông tin tại Thư viện Hà Nội ”. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. * Đối tượng nghiên cứu: Việc ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện Hà Nội. * Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Thư viện Hà Nộ tại cơ sở 1: 47 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội từ năm 2003 đến nay. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU * Mục đích nghiên cứu: - Khảo sát thực trạng và đề xuất các giải pháp tăng cường ứng dụng CNTT trong hoạt động của TVHN. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Giới thiệu khái quát về TVHN và vai trò của CNTT trong hoạt động của TVHN. - Làm rõ những yếu tố tác động đến việc úng dụng CNTT tại TVHN. - Khảo sát đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT tại TVHN. - Đề xuất các giải pháp tăng cường ứng dụng CNTT trong hoat động của TVHN. 4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU *Cơ sở lý luận Khoa Thông tin học và Quản trị thông tin 3 Khó luận tốt nghiệp Ngơ Thị ĐứcThuận Khóa luận được nghiên cứu dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác sách, báo và thư viện, các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước ta về đường lối, chính sách phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt việc ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin thư viện. *Phương pháp nghiên cứu: Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: -Phân tích, tổng hợp tài liệu. - Quan sát. - Phỏng vấn. - Điều tra bằng phiếu hỏi. 5. CƠ CẤU KHÓA LUẬN Ngoài phần lời nói đầu, danh mục từ viêt tắt, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận được chia làm 3 chương: CHƯƠNG I: Thư viện Hà Nội với vấn đề ứng dụng Công nghệ thông tin. CHƯƠNG II: Hiện trạng ứng dụng Công nghệ thông tin tại Thư viện Hà Nội. CHƯƠNG III: Các giải pháp tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin tại Thư viện Hà Nội. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ và thời gian có hạn, chắc chắn khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo và các bạn. Những ý kiến đóng góp đó sẽ giúp em hoàn thiện khóa luận của mình, đồng thời đó cũng sẽ là những bài học kinh nghiệm quý báu cho hành trang bước vào đời của em. Khoa Thông tin học và Quản trị thông tin 4 Khó luận tốt nghiệp Ngơ Thị ĐứcThuận CHƯƠNG1. THƯ VIỆN HÀ NỘI VỚI VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1.1 KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN HÀ NỘI 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Trong số các thư viện công cộng ở Việt Nam hiện nay, TVHN tự hào là một trong số những thư viện có lịch sử lâu đời, có một quá trình phát triển và trưởng thành khá dài. TVHN chính là thư viện cấp tỉnh, thành phố đầu tiên của cả nước. Mấy chục năm qua, đây luôn là niềm tự hào của người dân Thủ đô và đã khá quen thuộc trong tâm trí của họ. Tiền thân của TVHN ngày nay là “phòng đọc sách nhân dân” được thành lập vào ngày 15 / 10/ 1956 tại nhà hàng Thủy Tạ bên Hồ Gươm lịch sử. Thư viện đã qua nhiều lần thay đổi địa điểm, lúc ở nhà hàng Thủy Tạ - bên hồ Hoàn Kiếm, Ngày đầu thành lập, thư viện chỉ có 4 cán bộ với 5000 cuốn sách, một số báo, tạp chí được chuyển từ chiến khu về. Khó khăn càng nhiều, nhưng với lòng nhiệt tình cháy bỏng, các cán bộ Thư viện đã có nhiều đóng góp trong việc bài trừ sách báo phản động, đồi trụy, tham gia cải tạo XHCN, tham gia cuộc đấu tranh chống tư tưởng phản động còn sót lại. Mục tiêu hoạt động của thư viện lúc này là: nhanh chóng xây dựng vốn tài liệu phong phú, tổ chức mọi hình thức phục vụ sách báo cho cách mạng, cho nhân dân. Đất nước những năm tháng chống Mỹ (1960-1975), TVHN lại cùng dân ra trận đánh giặc bằng những phương pháp riêng, cách hoạt động riêng của mình.Với phương châm“ Sách đi tìm người”, bằng những phương tiên thô sơ ( ba lô, túi sách, xe đạp…) TVHN đã đưa hàng vạn cuốn sách, báo đi phục vị bộ đội, dân quân, công nhân, nông dân nội, ngoại thành Hà Nội. Sách báo của Thư viện Thủ đô đã đến tận các chiến hào, bên các ụ pháo và các nhà máy xí nghiệp, đến với ruộng đồng, len lỏi vào từng ngõ xóm, làng quê. Sách báo thư viện được nhân dân Thủ đô đón nhận như những món ăn tinh thần quý giá, làm dịu bớt những căng thẳng của chiến tranh, làm vơi đi nỗi vất vả, nhọc nhằn trong lao Khoa Thông tin học và Quản trị thông tin 5 Khó luận tốt nghiệp Ngơ Thị ĐứcThuận động sản xuất, kịp thời phổ biến kiến thức, kinh nghiệm đến mọi người dân, chia sẻ niềm vui chiến thắng nơi chiến trường một cách nhanh nhất. Tháng 4/1975, kháng chiến thắng lợi, TVHN cùng với Thành phố bước vào mặt trận mới: “Khắc phục những hậu quả của chiến tranh”, vượt qua những khó khăn, hạn chế của thời bao cấp, xây dựng và phát triển Kinh tế - Văn hóa – Xã hội Thủ đô ngang tầm với vị thế mới, Hà Nội thay da, đổi thịt. Những con đường mới, những khu đô thị mới cao tầng liên tiếp mọc lên. Tháng 5/1996 TVHN được cải tạo, xây dựng lại. Nếp nhà cấp 4 năm xưa đã nhường chỗ cho khu nhà 3 tầng khang trang, xinh xắn. Suốt từ đó đến năm 2008, TVHN bước vào thời kì ổn định tổ chức, xây dựng và phát triển cơ sở vật chất, nguồn lực thông tin của mình một cách mạnh mẽ và nhanh chóng nhằm đáp ứng nhu cầu đọc và học tập của nhân dân Thủ đô. Có thể nói đây là giai đoạn TVHN đã đạt được nhiều thành tựu trong sự nghiệp thư viện, trong xây dựng và phát triển và phục vụ bạn đọc. TVHN đã thực sự trở thành một địa chỉ văn hóa, một điểm đến, một người bạn thân thiết với biết bao thế hệ bạn đọc, với bao người dân Hà Nội. Trong giai đoạn này, số lượng cán bộ thư viện đã tăng lên nhanh chóng, cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ cán bộ thư viện được đào tạo cơ bản, có trình độ ngoại ngữ và tin học, năng động, thông minh và cần cù. Hệ thống mạng lưới thư viện, tủ sách được xây dựng rộng khắp Thành phố với một thư viện trung tâm (TVHN), 9 quận – huyện, 200 thư viện xã – phường thôn, 228 tủ sách pháp luật, 75 điểm Bưu điện văn hóa xã, hàng trăm thư viện trong các trường phổ thông. Các thư viện có sự phối hợp hoạt động chặt chẽ, có sự giúp đỡ, chỉ đạo thống nhất, thường xuyên của thư viện trung tâm. Nguồn lực thông tin được bổ sung mạnh mẽ, phong phú, đa dạng, đáp ứng việc cung cấp thông tin cho hàng triệu bạn đọc Thủ đô, tích cực, chủ động cung cấp thông tin, tư liệu phục vụ có hiệu quả công tác quản lý, lãnh đạo, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, trực tiếp phục vị sự nghiệp phát triển Thủ đô Hà Nội. Khoa Thông tin học và Quản trị thông tin 6 Khó luận tốt nghiệp Ngơ Thị ĐứcThuận Năm 2008 là một năm rất đặc biệt với TVHN trong thời kì hiện đại. Sau 3 năm xây dựng, TVHN mới( tòa nhà 9 tầng, hơn 1.2000m 2 sàn) – là một trong những công trình kỷ niệm dịp 1000 năm Thăng Long được khánh thành đúng vào dịp thành phố kỉ niệm 54 năm ngày giải phóng thủ đô(10/10/1954- 10/10/2008). Được thiết kế theo dáng dấp một cuốn sách mở, cùng với nhiều trang thiết bị hiện đại, TVHN hứa hẹn là một địa chỉ văn hóa mới, một kho tàng tàng tri thức song hành cùng người TVHN Thủ đô văn minh, hiện đại. Cùng lúc tiếp nhân trụ sở thư viện mới, TVHN cũng đồng thời mở rộng cả nguồn lực và phạm vi hoạt động sau khi Hà Tây sát nhập vào với Hà Nội. Đồng thời với việc sát về địa giới hành chính, TVHN và Thư viện tỉnh Hà Tây cũng hợp thành một với tên gọi thư viện Thủ đô Hà Nội (hay Thư viện Hà Nội). Sau khi chính thức hợp nhất,TVHN đã trở thành một trong vài thư viện lớn nhất Việt Nam cả về vốn tài liệu, cán bộ thư viện, đặc biệt là quản lí một mạng lưới thư viện cấp quận, huyện, thư viện cơ sở và tủ sách lớn nhất cả nước. Tháng 4 năm 2010, sau một thời gian nghiên cứu các giải pháp, TVHN đã chính thức hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy cơ quan. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử hoạt động của TVHN. 1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 1.1.2.1 Chức năng của Thư viện Hà Nội. Thư viện Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thành lập, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hà Nội, có chức năng: 1.Thu thập, bảo quản, tổ chức, khai thác và sử dụng chung các tài liệu được xuất bản tại Hà Nội và viết về Hà Nội, các tài liệu trong nước và nước ngoài, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu xây dựng và phát triển Thủ đô về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khoa Thông tin học và Quản trị thông tin 7 Khó luận tốt nghiệp Ngơ Thị ĐứcThuận 2.Tham mưu cho lãnh đạo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hà Nội về tổ chức và hoạt động của hệ thống tổ chức thư viện quận, huyện, cơ sở và các loại hình thư viện khác trên địa àn Thành phố Hà Nội. Bên cạnh những chức năng theo nhiệm vụ nói trên, TVHN còn thực hiện các chức năng xã hội khác như: *Chức năng giáo dục: TVHN phải là nơi cung cấp địa điểm, kiến thức cho người dân học tập sau giảng đường, tham gia vào việc xóa mù chữ cho nhân dân ( gồm cả xóa mù chữ và xóa mù tin học trong thời kì hiện đại); giúp nâng cao trình độ dân trí, trình độ chuyên môn cho người dân Thủ đô. *Chức năng thông tin: thông tin ở đây bao gồm cả tin tức, số liệu, dữ liệu, các khái niệm, tri thức tạo nên sự hiểu biết của con người. Thư viện phải thu thập, bảo quản, tìm và phổ biến thông tin đến mọi người dân trên địa bàn bằng nhiều cách thức khác nhau, đảm bảo mọi người dân được quyền thụ hưởng thông tin một cách công bằng và dễ dàng. *Chức năng văn hóa: TVHN đóng vai trị quan trọng trong việc thu thập, bảo quản và truyền bá di sản văn hóa của nhân loại, của dân tộc, đặc biệt là nguồn di sản thành văn vô cùng phong phú,đa dạng và rực rỡ của địa phương; TVHN cũng phải đóng vai trị như một trung tâm sinh hoạt văn hóa chủ yếu của cộng đồng người dân, đảm bảo cho mọi người dân có thể tham gia một cách tự nguyện và miễn phí. *Chức năng giải trí: TVHN thực hiện chức năng giải trí bằng cách tổ chức cho nhân dân sử dụng thời gian nhàn rỗi một cách có ích thông qua cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông tin- thư viện phù hợp, cung cấp sách báo, phương tiên nghe nhìn giúp bạn đọc giải trí, thư giãn lành mạnh sau những giờ lao động căng thẳng. 1.1.2.2 Nhiệm vụ của Thư viện Hà Nội Khoa Thông tin học và Quản trị thông tin 8 [...]... “ Siêu xa lộ thông tin liên kết hàng chục triệu máy tính trong từng quốc gia cũng như trong phạm vi khu vực toàn cầu 1.2.2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Thông tin – Thư viện Khoa Thông tin học và Quản trị thông tin 10 Khó luận tốt nghiệp ĐứcThuận Ngơ Thị Kỷ nguyên thông tin vừa tôn vinh vừa đặt ra những thách đố đối với nghề Thư viện Thông tin, đặt hoạt động thông tin – thư viện(TT –... NỘI 1.2.1 Khái niệm về công nghệ thông tin Công nghệ thông tin (CNTT) theo nghĩa rộng của thuật ngữ, bao gồm các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật, các giải pháp công nghệ nhằm giúp con người nhận thức đúng đắn về thông tin và các hệ thống thông tin, tổ chức và khai thác các hệ thống thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt Khoa Thông tin học và Quản trị thông tin 9 Khó luận tốt nghiệp... với đó, việc nhập thông tin để hoàn thẻ thư viện điện tử cũng đang trong quá trình hoàn thành Do số cán bộ thực hiện còn ít trong khối lượng công việc Khoa Thông tin học và Quản trị thông tin 25 Khó luận tốt nghiệp ĐứcThuận Ngơ Thị nhiều nên đến nay quá trình nhập dữ liệụ vẫn đang tiến hành chứ chưa đưa vào phục vụ 2.3 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG VIỆC TẠO LẬP CÁC SẢN PHẨM THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN... đại OPAC (WebOPAC) Khoa Thông tin học và Quản trị thông tin 33 Khó luận tốt nghiệp ĐứcThuận Ngơ Thị 2.3.3 Hệ thống ấn phẩm thông tin - thư mục Hệ thống ấn phẩm thư mục là một loại sản phẩm thư viện quan trọng trong các cơ quan thông tin – thư viện dự đó là thư viện truyền thống hay hiện đại Thư mục là một loại sản phẩm thông tin – thư viện mà phần chính là tập hợp các biểu ghi thư mục ( có thể có hoặc... ấn phẩm thông tin – thư viện được TVHN chú trọng, cung cấp cho bạn đọc một cách thư ng xuyên Hiện nay, thư viện đã cung cấp cho người dùng tin những loại thư mục sau: - Thư mục giới thiệu sách mới - Thư mục chuyên đề( cũng gọi là thư mục giới thiệu) - Thư mục địa chí - Thư mục bài trích báo, tạp chí - Thư mục nhân vật - Thư mục phục vụ lãnh đạo Hầu hết các thư mục do TVHN cung cấp đều là những thư mục... trong cuộc cách mạng này Khoa Thông tin học và Quản trị thông tin 11 Khó luận tốt nghiệp ĐứcThuận Ngơ Thị 1.2.3 Vai trò của việc ứng dụng Công nghệ thông tin tại Thư viện Hà Nội Hiện nay, người ta thừa nhận rằng vật chất, năng lượng, thông tin và bản sắc dân tộc là các nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia Đặc biệt trong điều kiện cách mạng và công nghệ đang diễn ra với quy mô... tìm kiếm thông tin và nâng cao kiến thức cho người đọc Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động thư viện không chỉ giúp cho bạn đọc, mà còn giúp cho cán bộ thư viện có những công cụ mạnh mẽ để hỗ trợ bạn đọc, tạo lập những sản phẩm mới *Các sản phẩm thông tin – thư viện của TVHN - Xây dựng cơ sở dữ liệu - Hệ thống mục lục - Hệ thống ấn phẩm thông tin – thư mục - Trang Web của thư viện - Các sản phẩm thư viện... giá trị tinh thần có sẵn thông qua những sản phẩm mà thư viện cung cấp Những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XIX, cùng với xu hướng tin hướng tin học hóa, hiện đại hóa hoạt động thư viện, nhiều sản phẩm thông tin hiện đại đã được TVHN cung cấp tới bạn đọc Thủ đô, giúp bạn đọc có thể tìm kiếm thông tin phục vụ nhu cầu của mình nhanh chóng và chính xác hơn Việc tra cứu thông tin trong các CSDL do thư viện... đường hiện đại hóa, thì việc tạo ra và nâng cao chất lượng các sản phẩm thông tin nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của bạn đọc là một trong những nhiệm vụ chính của thư Khoa Thông tin học và Quản trị thông tin 26 Khó luận tốt nghiệp ĐứcThuận Ngơ Thị viện Như đã nói ở trên, đặc điểm của người dùng tin ở TVHN là đa dạng, phong phú về nhu cầu tin, về đối tượng tìm tin Bạn đọc đến thư viện viến với mong... dữ kiện Các tài liệu được mô tả Trước đây việc biên soạn một thư mục mất khá nhiều thời gian do cán bộ thư viện phải mất công sức tìm kiếm tài liệu thủ công, việc in ấn tài liệu cũng khó khăn, không thuận lợi Từ khi áp dụng CNTT vào hoạt động thư viện, việc biên soạn tài liệu trở nên nhanh chóng, các thư mục được cung cấp Khoa Thông tin học và Quản trị thông tin 34 . I: Thư viện Hà Nội với vấn đề ứng dụng Công nghệ thông tin. CHƯƠNG II: Hiện trạng ứng dụng Công nghệ thông tin tại Thư viện Hà Nội. CHƯƠNG III: Các giải pháp tăng cường ứng dụng Công nghệ thông. làm thông tin một cách nhìn nhận khách quan, đúng mực hơn về vai trò của việc áp dụng CNTT, em mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “ Tìm hiểu việc ứng dụng Công nghệ thông tin. ứng dụng Công nghệ thông tin tại Thư viện Hà Nội ”. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. * Đối tượng nghiên cứu: Việc ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện Hà Nội. * Phạm vi

Ngày đăng: 15/05/2015, 17:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

    • 4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    • 5. CƠ CẤU KHÓA LUẬN

    • 1.1 KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN HÀ NỘI

      • 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

      • 1.3 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN HÀ NỘI

      • CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN HÀ NỘI

        • 2.1 CƠ SỞ HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

          • 2.2.2 Phần mềm Libol 6.0

          • 2.3 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG VIỆC TẠO LẬP CÁC SẢN PHẨM THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN HÀ NỘI

            • 2.3.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu.

            • 2.5 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGƯỜI DÙNG TIN Ở THƯ VIỆN HÀ NỘI

              • 2.5.1 Phân hệ bạn đọc:

              • 2.5.2 Phân hệ mượn – trả

              • 2.6 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

                • 2.6.1 Những thuận lợi trong việc ứng dụng công nghệ thông tin

                • 2.6.2 Những khó khăn trong việc ứng dụng CNTT ở TVHN

                • CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN HÀ NỘI

                  • 3.1.2 Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật về Công nghệ thông tin

                  • 3.1.3 Phát triển nguồn tài liệu điện tử

                  • 3.2 NHÓM GIẢI PHÁP HỖ TRỢ

                    • 3.2.1 Tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác ứng dụng Công nghệ thông tin

                    • 3.2.4 Tăng cường liên kết, hợp tác và mở rộng nguồn lực thông tin

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan