Hãy giử gìn sự trong sáng của tiếng việt

2 742 0
Hãy giử gìn sự trong sáng của tiếng việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 HÃY GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT Hiện nay, giới trẻ thường “sáng tạo” nhiều kiểu viết tắt rất “xì-tin”. Chẳng hạn như: “biết rồi” thành “bit rui”; “bây giờ” thành “bi h”; “không” thành “0”, “ko”, “k”, “kh”, “kg”, ; “đi” thành “dj”; Chữ “qu” thành “w”; Chữ ““gì” thành “j”; Chèn tiếng Anh vào như: if = nếu, U = you = bạn, …v v… Đây gần như là một trào lưu và có lẽ sẽ không bao giờ dừng lại, cho dù có nhiều ý kiến lo ngại là nó sẽ ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Nói chung, các bạn trẻ thích cách dùng các chữ trên vì nó ngộ ngộ, lạ và rất “xì-tin”. Hơn nữa, khi dùng những chữ kiểu này trong điện thoại sẽ hạn chế số lần nhấn vào bàn phím cũng như tiết kiệm ký tự. Người thích viết tắt thì cho rằng “chat” hoặc nhắn tin là sự trao đổi riêng tư giữa hai người, không công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, nên cũng không cần theo những quy định về cú pháp, câu chữ, tùy tiện, cảm hứng. Tuy nhiên, nếu viết tắt, nói tắt một cách tùy tiện, lâu ngày sẽ trở thành thói quen khó sửa. Những câu “xin chào”, “cảm ơn”, “xin lỗi”, “dạ thưa có”, “dạ thưa không”,… “được” nhiều người – nhất là các bạn trẻ - quên dần đi. Nếu có chợt nhớ đến thì cho là “sến”! Thay vào đó là những tiếng “có”, “không”, “rồi”, …cộc lốc, gióng một. Hoặc dùng xen tiếng Anh vào cho có vẻ “sành điệu” Thực tế cho thấy: viết tắt – nói tắt ngày càng phổ biến và tùy tiện quá, không theo một nguyên tắc nào cả. Hiện nay, trên báo chí, tài liệu và các văn bản hiện nay thường dùng lối viết tắt, như: Nước CHXHCNVN; Sự nghiệp CNH-HĐH đất nước; Lực lượng TNXP; Tổ chức WTO Cách đó giúp cho việc in ấn được tiện lợi, bớt dòng in, trang in. Trong trường hợp lặp đi, lặp lại những từ ngữ không thật thông dụng thì sau khi viết đầy đủ, tác giả phải đặt từ ngữ viết tắt trong ngoặc đơn. Ví dụ: "Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (BVCS&GDTE), hay "sở Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT)". Tuy có khó khăn khi tiếp cận văn bản, nhưng người đọc vẫn hiểu được nội dung của bài viết. Nhiều người vẫn còn nhớ câu chuyện vui xung quanh việc viết tắt – nói tắt cười ra nước mắt. Sở Thể dục – Thể thao (trước đây), viết tắt là “sở TDTT”, đọc chế ra là "Sở thịt dê thịt thỏ", hay “công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em”, viết tắt là “công tác BV&CSTE”, đọc chế là “công tác bỏ vợ và chạy sô theo em". Hay "Đội Thi hành án" viết là "Đội THA", Nhà giáo ưu tú viết là "NGƯT". Một cụm từ khác thường gặp là: "Sự lãnh chỉ đạo của cấp trên ", "Cần phối kết hợp trong công tác ", … Đây là lối nói tắt dễ làm mất đi sự trong sáng vốn có của tiếng Việt. Ở đây, ý người viết muốn nói: "Lãnh chỉ đạo" là lãnh đạo và chỉ đạo; "Phối kết hợp" là phối hợp và kết hợp. Đây là những cặp từ Hán-Việt có chung một thành tố. Nhưng mỗi từ lại có sắc thái riêng. Lãnh đạo ý nói đề ra chủ trương, đường lối. Chỉ đạo là hướng dẫn cụ thể theo một chủ trương đường lối. Mỗi cá nhân hay cơ quan, dù là cấp trên cũng không thể làm được cả hai chức năng lãnh đạo và chỉ đạo. Do đó nói "Lãnh chỉ đạo" là không chính xác. Phối hợp nghĩa là cùng hành động, cùng hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, có tính bình đẳng. Còn kết hợp là bổ sung vào, hoặc làm thêm một việc gì, nhân tiện làm việc chính. Ví dụ: "Về thành phố họp, kết hợp thăm bạn". Tuỳ từng đối tượng, chức năng, tính chất công việc mà phối hợp hay kết hợp. Nói nhà trường phối kết hợp với hội phụ nữ để giáo dục học sinh là không chính xác. Vì hội phụ nữ không có chức năng giáo dục toàn diện học sinh như nhà trường. Do vậy, nhà trường chỉ có thể kết hợp với hội phụ nữ để thực hiện tốt chức năng đó mà thôi. 2 Tai hại hơn, trong bản tin thời sự của Đài, phóng viên viết tắt đã đành, biên tập viên chủ quan không sửa, phát thanh viên “trung thành bản gốc” đọc : “tiểu đoàn BB 501” thành “tiểu đoàn bê bê năm trăm lẻ một”, hay “ BCHQS huyện …” thành “ Bộ chỉ huy quân sự huyện” hoặc “ Ban quản lý thị trường tỉnh vừa tịch thu và tiêu hủy 2.540 gói thuốc lá hiệu năm trăm năm mươi lăm” . Các anh nghiện thuốc lá cũng bó tay vì hiệu thuốc lạ hoắc này. Thật ra đây là thuốc lá hiệu ba số năm. Có khi là “BCH chi đoàn”: có nghĩa là “Ban Chấp Hành” chứ không phài là “Bộ chỉ huy” hay “Ban chỉ huy”. Báo GIAO THÔNG VẬN TẢI thứ hai, ngày 28/6/2010 có tin vắn “thảm họa kinh doanh tại World Cup 2010”, tác giả A.Q tổng hợp từ đâu không biết mà chữ World Cup lại viết tắt là WC. Độc giả giật mình khi đọc lướt qua nội dung tin: “luôn chật ních người vào ăn uống tại WC”. Ăn uống tại nhà vệ sinh ư? Nếu là nhà vệ sinh thì sao gọi là khai mạc? Không phải. Mọi người mua thức ăn nhanh để vào ăn tại sân xem World Cup. Viết tắt tùy tiện thật tai hại !. Ông bà xưa có dạy: “Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Hãy giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Chúng ta không nên tùy tiện viết tắt, nói tắt dễ làm cho người đọc, người nghe khó hiểu và bực bội . . 1 HÃY GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT Hiện nay, giới trẻ thường sáng tạo” nhiều kiểu viết tắt rất “xì-tin”. Chẳng hạn như: “biết. thường gặp là: " ;Sự lãnh chỉ đạo của cấp trên ", "Cần phối kết hợp trong công tác ", … Đây là lối nói tắt dễ làm mất đi sự trong sáng vốn có của tiếng Việt. Ở đây, ý người. bà xưa có dạy: “Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Hãy giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Chúng ta không nên tùy tiện viết tắt, nói tắt dễ làm cho người đọc, người

Ngày đăng: 15/05/2015, 17:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan