So sánh một số dòng lúa tẻ cẩm mới vụ mùa 2014 tại gia lâm hà nội

79 1.2K 2
So sánh một số dòng lúa tẻ cẩm mới vụ mùa 2014 tại gia lâm hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của rất nhiều thầy, cô giáo, người thân trong gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn Th.S Ngô Thị Hồng Tươi người đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Bộ môn Di truyền và Cchọn giống cây trồng, Học vViện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả bạn bè và gia đình, những người đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp này. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Hoàng Văn Thắng Phần I.: MỞ ĐẦU 1. 1.Đặt Vấn Đề Cây lúa là nguồn cung cấp lương thực thiết yếu đảm bảo sự sống cho hơn một nửa dân số thế giới, cây lúa được 250 triệu người dân trồng, là lương thực chính của của 1,3 tỉ người nghèo trên thế giới, là nguồn cung cấp năng lượng chính cho con người [6].(Em thay tất cả các số bằng tên tác giả nhé) Theo thống kê của tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới (FAO) thì hiện nay có tới 50% dân số trên hành tinh chúng ta đang bị đói protein do ảnh hưởng của việc tăng dân số quá nhanh. Tình trạng này tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển ở châu Phi, châu Á đặc biệt là với đối tượng trẻ em và người già ở vùng nông thôn nhất là vùng trung du và miền núi, vùng sâu vùng xa [12]. Để giải quyết việc bù đắp lượng protein bị thiếu, người ta thường hướng tới nguồn protein thực vật vì nguồn protein thực vật là nguồn protein vô tận và rẻ nhất. Theo tính toán của các nhà khoa học thì hàng năm thực vật cung cấp cho con người khoảng 80% tổng số protein, trong đó 70% từ hạt ngũ cốc [8]. Hiện nay tình trạng thoái hóa giống cây trồng nói chung và các giống cây lương thực mang tính đặc sản nói riêng đang diễn ra nhanh chóng do kĩ thuật gieo trồng và để giống quá nhiều vụ của người dân đã làm suy giảm các đặc tính quý của giống như năng suất chất lượng , tính chống chịu với các điều kiện bất thuận lợi của ngoại cảnh như nhiệt độ, đất bị chua hóa, sâu và bệnh hại [17]. Đặc biệt, nhu cầu về các giống lúa có chất lượng cao ngày càng gia tăng trong những thập kỷ gần đây, do yêu cầu của thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng. Gạo có chất lượng cao được xác định bởi rất nhiều yếu tố như: hình dạng hạt, giá trị dinh dưỡng, hương thơm, chất lượng sau khi chế biến [8]…Trong đó, hương thơm được xem là một trong những đặc tính quan trọng. Trong khi giá gạo của các giống lúa truyền thống suy giảm, các loại lúa gạo đặc sản, nhất là những loại gạo thơm vẫn giữ được giá cao và ổn định [23]. Khi bắt đầu thực hiện cuộc cách mạng xanh, hầu hết các chương trình chọn giống lúa đều tập trung phát triển các giống lúa có tính trạng chống chịu sâu bệnh và cho năng suất cao. Lúa cẩm cũng là 1 trong những giống lúa chất lượng cao theo nghiên cứu thì giá bao tiêu lúa cẩm cao hơn 1,5 lần so với các giống lúa chất lượng cao khác, trong khi giá thành sản xuất lúa cẩm thấp hơn lúa chất lượng cao khoảng 1.000 đồng/kg. Như vậy việc phát triển và mở rộng lúa cẩm là 1 vấn đề cực kì quan trọng góp phần không nhỏ cho nền nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nước nhà nói chung [22], [48]. Ở Việt Nam lúa cẩm đã được gieo trồng ở một số tỉnh và được sử dụng vào chế biến rượu. Tuy nhiên, các giống lúa cẩm thường được phản ứng với ánh sáng ngày ngắn và chưa được đánh giá một cách đầy đủ về chỉ tiêu chất lượng, chưa có hướng sử dụng đúng giá trị của nó. Các giống lúa cẩm này thường cao cây, năng suất thấp, chỉ trồng một vụ một trong năm. Hiện nay nhu cầu về dinh dưỡng lúa đen có vai trò rất lớn trên thế giới và trong nước. Nhiều nước trồng lúa trên thế giới đặc biệt là các nước cChâu áÁ, thường xảy ra bệnh thiếu sắt trong máu (IDA – Iron Ddeficiency Aanaemia), bệnh thiếu vitamin A gây chứng mù mắt ở trẻ em. Theo juliano trong gạo các giống lúa đen chứa nhiều sSắt, cCanxi và một số loại vitamin cần thiết cho sức khỏe con người. Tuy nhiên ở nước ta, công tác nghiên cứu tuyển chọn giống lúa cẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao chưa được quan tâm đúng mức ( theo Lê Vĩnh Thảo, 2008). Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành đề tài nghiên cứu “ So sánh một số dòng lúa tẻ cẩm mới ở vụ Mùa 2014 tại Gia Lâm-Hà Nội”. Nhằm đánh giá và chọn ra được các dòng cho năng suất và chất lượng tốt. 2. Mục tiêu đề tài. - Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chống chịu với một số sâu bệnh hại của các dòng tẻ cẩm mới. Chọn ra dòng cho năng suất cao và chất lượng tốt. 3.Yêu cầu của đề tài. - Bố trí thí nghiệm so sánh, theo dõi các chỉ tiêu nông sinh học của các dòng tẻ cẩm mới. - Thu thập xử lý số liệu phục vụ cho kết quả nghiên cứu. - Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của các dòng tẻ cẩm mới. - Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất, chất lượng của các dòng tẻ cẩm mới. Phần II. : TỔNG QUAN TÀI LIỆU I. Giới thiệu chung . 1.1 Cơ sở khoa học của đề tài. Lúa gạo là một trong những loại cây lương thực chủ yếu trên thế giới, có vai trò rất quan trọng ở cả lĩnh vực kinh tế và vấn đề an ninh lương thực. Lúa được trồng rộng khắp từ 30 o Nam vĩ tuyến đến 40 o Bắc vĩ tuyến [3]. Lúa là cây lương thực quan trọng có diện tích 148,4 triệu ha ở thế giới, (trong đó cChâu Á 135 triệu ha). Việt Nam có diện tích sản xuất lúa 4,36 triệu ha, sản lượng 34,6 triệu tấn, năng suất bình quân 4,67 tấn/ha, xuất khẩu 4 triệu tấn gạo năm 2003 (Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lúa 17,6 triệu tấn, năng suất 4,61tấn/ha), (theo Nguyễn Văn Tân, 2008). Lúa gạo là phần lương thực quan trọng của hơn 1/2 dân số thế giới. Vì vậy chất lượng gạo là vấn đề được nhiều người quan tâm đặc biệt ở các nước lấy gạo là lương thực chính. Chất lượng gạo là một khái niệm rộng bao gồm các lĩnh vực: Chất lượng kinh tế, chất lượng thương trường, chất lượng dinh dưỡng và chất lượng nấu nướng. Mỗi lĩnh vực có những chỉ tiêu cụ thể để đánh giá: độ trong của hạt, tỉ lệ gạo gãy, hình dạng hạt, hàm lượng xenlulose [26], [28]. Các quốc gia khác đều có cách đánh giá và hệ thống kiểm tra chất lượng riêng biệt và các hệ thống này thường không thống nhất. Do vậy gây ra nhất nhiều trở ngại cho việc tiêu thụ lúa gạo trên thế giới đặc biệt cho việc thiết lập sản xuất lúa gạo chất lượng cao [30]. 1.2 Vài nét về lúa cẩm. Gạo nếp cẩm và tẻ cẩm có màu đen còn gọi là bổ huyết mễ, là loại gạo có hàm lượng dinh dưỡng cao như: hàm lượng protein trong gạo nếp cẩm cao hơn 6,8%, chất béo cao hơn 20% so với gạo khác, ngoài ra trong gạo nếp cẩm còn chứa caroten, 8 loại axit amin (trong đó có Anthocyanin) và các nguyên tố vi lượng (sắt, kẽm) cần thiết cho cơ thể (United Press Iinternational – UPI, 2010). Lúa nếp cẩm là những giống đặc sản lâu đời và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau trong đời sống của người dân. Các sản phẩm làm từ gạo nếp, nếp cẩm có mặt trong hầu hết các lễ hội và nó tạo lên nền văn minh mang bản sắc văn hóa của Việt Nam. Giống lúa cẩm được trồng ở nhiều địa phương, nhiều vùng sinh thái khác nhau và rất đa dạng về kiểu hình. Việc nghiên cứu đa dạng nguồn gen của tập đoàn lúa cẩm không chỉ mang ý nghĩa lựa chọn vật liệu cho chọn tạo giống lúa chất lượng cao ở Việt Nam (theo Nguyễn Văn Hoan và cs., Phạm Văn Cường, Ngô Thị Hồng Tươi, 2014). 1.3 Nguồn gốc phân loại cây lúa Tổ tiên cây lúa đã tồn tại từ đầu kỷ Phấn trắng. Vào giữa kỷ này, xuất hiện một trong những loại nguyên thuỷ nhất thuộc họ Oryzae, đó là loại Streptochasta Schrad. Đến cuối kỷ Phấn trắng xuất hiện các loại tre (Bambusa) và lúa (Oryza). Một số loại khác xuất hiện muộn hơn vào kỷ thứ ba, thời kỳ phát triển mạnh nhất của họ Hoà thảo (Gramineae). Các loài lúa Oryza spp. có cùng tổ tiên chung xuất hiện vào thời địa cầu Gondwanaland, sau khi trái đất tách rời thành năm lục địa [1]. Theo Chang (1985),: lúa trồng Oryza sativa được tiến hoá từ cây lúa dại hàng năm Oryza nivara. Do điều kiện khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ, lúa Oryza sativa tiếp tục tiến hoá theo ba nhóm: Indica thích hợp với khí hậu nhiệt đới, Japonica thích ứng với khí hậu lạnh và Javanica có đặc tính trung gian [13]. Tác giả Oka (1988) lại cho rằng Oryza sativa có nguồn gốc từ cây lúa dại lâu năm Oryza rufipogon [39]. Đến năm 2003, khi nghiên cứu di truyền tiến hoá của 101 giống lúa, bao gồm cả lúa trồng và lúa dại, Cheng (năm) đã chia loài lúa trồng Oryza sativa thành hai nhóm tương ứng với hai loài phụ là Indica và Japonica. Trong khi đó Oryza rufipogon được chia thành bốn nhóm là: nhóm Oryza rufipogon hàng niên và ba nhóm Oryza rufipogon đa niên. Tác giả cũng đã chỉ ra các giống lúa Japonica có quan hệ gần gũi với một nhóm Oryza rufipogon đa niên, còn các giống lúa Indica có quan hệ gần với nhóm lúa Oryza rufipogon hàng niên [16]. Ở châu Phi cũng thấy xuất hiện cả hai loài lúa dại Oryza longistaminata (đa niên) và Oryza brevigulata (hàng niên), do đó nhiều tác giả cho rằng Oryza glaberrima có nguồn gốc từ Oryza breviligulata [1]. Cho đến nay, nhiều nhà khoa học đã đồng ý rằng lúa Glaberrima và lúa Sativa có cùng chung nguồn thủy tổ vào thời kỳ lục địa nguyên thuỷ Gondwanaland. Sau khi các lục địa tách rời nhau, lúa Sativa và Glaberrima tự tiến hoá từ các loài lúa dại bản địa ở hai châu lục là châu Á và châu Phi (hình 1) [36]. Lục địa Gondwanalands Tổ tiên chung Nam và Đông Nam Á Tây Phi Châu Lúa dại đa niên O. rufipogo O. longistaminata Lúa dại hàng niên O. nivara O. breviligulata Lúa trồng O. Sativa O. sativa O. glaberrima Indica Japonica Ôn đới Nhiệt đới Hình 1.: Sơ đồ tiến hoá của hai loài lúa trồng . Do những ảnh hưởng khắc nghiệt của môi trường như khô hạn, nhiệt độ thay đổi quá lớn… nhiều loài lúa dại nguyên thủy đa niên đã trở thành loài lúa hàng niên để thích ứng với phong thổ địa phương, khí hậu gió mùa. Về phương diện sinh thái và địa dư, cây lúa châu Á đã trải qua quá trình tiến hóa lâu dài để thích ứng với môi trường khác nhau và được phân chia thành 3 nhóm chính: Indica, Japonica (hay Sinica) và Javanica (Japonica nhiệt đới). Hiện nay lúa Indica được trồng trên 80% diện tích trồng lúa trên thế giới và cung cấp nguồn lương thực cho hơn 3 tỷ người, chủ yếu các nước đang phát triển, còn lại hai loại lúa Japonica và Javanica chỉ chiếm tương đương 11% và 9%. Ba loại lúa này được nhận biết qua sự khác nhau về hình thái như thân, lá, hạt và thành phần cấu tạo hạt, đặc biệt là hàm lượng amyloza, amylopectin, khả năng chống hạn, kháng lạnh v.v [31], [32]. - Lúa Japonica (hay Sinica): Có hạt tròn, ngắn, thường không có đuôi, gié ngắn, nhiều chồi thẳng đứng, cây thấp giàn, dễ chịu lạnh và không kháng hạn, hàm lượng amyloza thấp (14 - 17%) và thường được trồng ở các vùng ôn đới. - Lúa Indica: Có hạt dài thon, có hàm lượng amyloza cao (trên 21%), không có đuôi, gié trung bình, thân cây tỏa rộng, cao giàn, không chịu lạnh và có thể chịu hạn hán và được trồng rất phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. - Lúa Javanica (Japonica nhiệt đới): Có tính chất trung gian giữa lúa Japonica và lúa Indica. Lúa Javanica có hạt to rộng, hàm lượng amyloza cao, thường có đuôi, trấu có lông dài, ít chồi, gié dài, thân cây dày thẳng đứng, cây rất cao giàn, chịu hạn hán nhưng không chịu lạnh và được trồng ở Indonesia, chủ yếu Java và Sumatra. (Chú ý không chấm sau các mục) 1.4 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới. Chỉ vài tháng trước, triển vọng về sản xuất lúa gạo thế giới năm 2013 đã xấu đi đáng kể khi mà sản lượng gạo tại Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia sản xuất gạo đứng đầu thế giới, có xu hướng giảm. Theo đó, sản lượng gạo thế giới năm 2013 được FAO dự báo ở mức 494 triệu tấn, tăng 0,9% tương đương 4,2 triệu tấn so với năm 2012. Con số này cho thấy trong 10 năm trở lại đây, sản lượng gạo thế giới trung bình tăng 10 triệu tấn một năm. Nếu đạt được mức này, năm 2013 sẽ là năm liên tiếp thứ 2 mà sản lượng gạo thế giới có mức tăng trưởng tương đối chậm (theo FAO, 2012) Phần lớn sự gia tăng về sản lượng lúa gạo năm 2013 trên thế giới là do sức tăng về sản lượng tại châu Á, đặc biệt là Ấn Độ - nơi mà tình hình sản xuất đang hồi phục nhờ điều kiện thời tiết khá thuận lợi. Tuy nhiên, thiệt hại do thiếu mưa tại các vùng phía Đông và do cơn bão Phailin hồi đầu tháng 10 đã khiến sản lượng gạo của Ấn Độ giảm 2 triệu tấn xuống còn 106 triệu tấn. Như vậy, sản lượng gạo của nước này sẽ giảm 1,5% so với mùa vụ năm 2012 [10]. Hầu hết các quốc gia châu Á khác dự kiến đang trong giai đoạn thu hoạch, với mức sản lượng tăng đáng kể, đặc biệt là tại Bangladesh Philippines, Campuchia, Hàn Quốc, Myanmar, Pakistan, Sri Lanka và Thái Lan. Vì thời tiết quá ẩm ướt và thiếu ánh nắng mặt trời, nên dự báo sản lượng lúa gạo tại Inđônêxia sẽ không đạt được mục tiêu mà chính phủ nước này đưa ra. Tuy nhiên, sản lượng lúa gạo của Inđônêxia vẫn vượt qua mức kỷ lục năm ngoái. Tương tự, sản xuất lúa gạo tại Việt Nam được dự báo tăng mạnh so với năm ngoái. Tại Trung Quốc, lượng mưa trái mùa và không đủ đã khiến sản lượng lúa gạo tại các vùng ở phía trung đông giảm, nên dự báo chỉ giữ được mức sản lượng của năm ngoái. Ngoài ra, dự báo sản lượng vụ mùa cuối cũng giảm 6% do điều kiện thời tiết tiếp tục khô hạn; khiến sản lượng lúa gạo năm 2013 của Trung Quốc được dự báo đạt 138,9 triệu tấn, giảm 0,7% tương đương 1 triệu tấn so với năm 2012 và là năm suy giảm đầu tiên về sản lượng trong vòng 10 năm trở lại đây [38], [39], [42]. Giai đoạn 2008-2013, sSản lượng lúa tăng, duy có năm 2009 là giảm nhưng không đáng kể đạt 714,56 triệu tấn, trong đó sản lượng lúa châu Á đạt 646,918580 chiếm 90,01%. Nam Mỹ đạt 24,52 chiếm 3,41%. Bắc Mỹ, trung Mỹ đạt 23,52 chiếm 3,2% . Châu Phi đạt 26,33 chiếm 3,6%. Châu Âu và châu Đại dương đạt 4,63 chiếm 0,064. Bảng 1.1. Sản lượng lúa trên thế giới và các châu lục giai đoạn 2008-2013 (triệu tấn) Thế giới,Châu lục Đơn vị tính Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 -Toàn thế giới triệu tấn 688,414 686,957 701,9986 726,12 1 738,18 7 745,709 +Châu Á triệu tấn 624,499 621,3235 634,6918 657,58 1 668,57 9 674,835 +Châu Âu triệu tấn 3,477 4,242 4,315 4,369 4,336 3,895 +Châu Đại Dương triệu tấn 0,032 0,080 0,207 0,735 0,928 1,171 +Nam Mĩ triệu tấn 24,313 25,089 22,623 26,002 24,185 24,920 +Bắc,Trung Mĩ triệu tấn 10,398 11,200 12,339 9,723 10,231 8,7420 +Châu Phi triệu tấn 24,365 23,547 26,373 26,120 28,282 29,318 Nguồn:( FAOSTAT), năm 2013 [...]... các dòng, giống lúa tẻ cẩm mớithí nghiệm Thời gian sinh trưởng phát triển của cây lúa được tính từ các hạt thóc nảy mầm đến khi chin hoàn toàn Nhìn chung các giống lúa đang sản xuất hiện nay có thời gian sinh trưởng từ 90-180 ngày, trải qua các giai đoạn: mạ, bén rễ hồi xanh, con gái, làm đòng, trỗ bông, chín Bảng 4.2 Thời gian các giai đoạn sinh trưởng của các dòong tẻ cẩm vụ Mùa 2014 tại Gia Lâm – Hà. .. các dòng tẻ cẩm vụ Mùa tại Gia Lâm – Hà Nộicác dòng, giống lúa thí nghiệm STT Tên Ddòng, giống Tuổi mạ (nNgày) Chiều cao cây mạ (cm) Màu lá mạ Số lá mạ Số nhánh 1 LĐ1 21 53,7 Xanh nhạt 5,6 1,4 2 LĐ2 21 56,1 Xanh nhạt 6,0 0,4 3 LĐ3 21 42,2 Xanh đậm 5,9 1,2 4 LĐ4 21 45,1 Xanh nhạt 6,0 1,1 5 LĐ5 21 38,5 Xanh nhạt 6,3 1,3 6 BT7(đ/c ) 21 37,4 Vàng 5,0 0,2 Giai đoạn đầu trong quá trình sinh trưởng của cây lúa. .. cứu Thời gian nghiên cứu Vvụ Mùa 2014 3.3 Nội dung và Pphương pháp nghiên cứu 3.3.1 Nội dung - Đánh giá các đặc điểm nông sinh học của các dòng tẻ cẩm mới, tham gia thí nghiệm - Đánh giá khả năng chống chịu 1 số sâu, bệnh hại thông thường trên đồng ruộng (sâu đục thân, bạc lá…) - Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống tham gia thí nghiệm dòng tẻ cẩm mới 3.3.2 Phương pháp nghiên... dõi (7 ngày) Sau cấy 38 ngày chiều cao cây của các dòng, giống đạt từ 77,3-94,2 cm Thấp nhất vẫn là giống BT7 (77,3cm) và cao nhất là dòng LĐ1 (94,2cm) Các dòng còn lại có chiều cao từ 81,6-90,9cm Bảng 4.3 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng tẻ cẩm mới vụ Mùa 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội, giống lúa thí nghiệm (Đơn vị: (cm) STT Ngày sau cấy… Dòng, Tê n giống 10 17 24 31 38 CCCCC 45 52 1 LĐ1 45,9... Lá lúa được hình thành qua 4 giai đoạn: Phân hóa mầm lá- hình thành bẹ lá- hình thành phiến lá – lá thật xuất hiện, mỗi giai đoạn hình thành lá thường cách nhau một bước Tốc độ phát triển số lá phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và mùa vụ Trong điều kiện thời tiết ấm áp hoặc vụ mùa thì tốc độ phát triển số lá nhanh hơn so với điều kiện thời tiết lạnh rét và vụ xuân Ngoài ra, tốc độ phát triển số. .. các dòng, giống lúa khác nhau có thời gian sinh trưởng khác nhau do đặc điểm di truyền của giống Thời gian sinh trưởng của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm dao động trong khoảng 114- 117 ngày Các dòng: LĐ2, LĐ3, LĐ4 và LĐ5 có thời gian sinh trưởng dài hơn giống đối chứng BT7 Dòng LĐ1 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là 114 ngày 4.3 Động thái sinh trưởng của các dòng, giống lúa tẻ cẩm mới thí... Trong các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm, mạ của dòng LĐ3 có màu xanh đậm nhất so với các dòng còn lại Giống BT7 có màu vàng Số nhánh cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tốc độ sinh trưởng của của cây lúa ở Ở bảng 4.1 cho ta thấy số nhánh của các dòng dao động từ 0,2-1,4 nhánh/cây Cao nhất là dòng LĐ1 với số nhánh là 1,4 và thấp nhất là giống BT7 (0,2 nhánh) 4.2 Thời gian các giai đoạn... lá 17 ngày sau cấy, các dòng, giống lúa thí nghiệm có số lá biến động từ 8,69,4 Dòng LĐ2, LĐ5 có số lá ít nhất là 8,6 lá Dòng LĐ1 có số lá là 8,7 Dòng LĐ4 có số lá thấp hơn giống BT7 với (8,9 lá) Cao nhất là 2 dòng LĐ3 và giống BT7 là 9,4 lá 24 ngày sau cấy, các dòng, giống lúa thí nghiệm có số lá biến động từ 10,511,2 lá, cao nhất là dòng LĐ3 11,2 lá 31 ngày sau cấy, các giống lúa thí nghiệm có ... kém Kết quả đo đếm và theo dõi giai đoạn mạ của các giống dòng tẻ cẩm được trình bày tại bảng 4.1 Đặc điểm sinh trưởng của mạ ở các giốngdòng khác nhau có sự khác nhau Số liệu ở bảng 4.1 cho thấy Trong vụ Mùa 2014, tuổi mạ là 21 ngày, số lá mạ của các giống dòng, giống dao động từ 5,0-6,3 lá/cây Về chiều cao cây mạ: và động thái ra lá Chiều cao cây mạ của các dòng, giống lúa biến động từ 37,4-56,1 cm... 115 Độ dài thời gian sinh trưởng của các dòng, giống lúa chủ yếu phụ thuộc vào thời gian hoàn thành giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, còn giai đoạn sinh trưởng sinh thực của các giống lúa nhìn chung là ổn định, không có sự khác biệt lớn Số liệu bảng 4.2 cho thấy: Thời gian từ cấy đến bén rễ hồi xanh của các dòng, giống lúa thí nghiệm dao động trong khoảng 9-11 ngày Do thời tiết vụ mùa nắng ráo, nhiệt . chúng tôi đã tiến hành đề tài nghiên cứu “ So sánh một số dòng lúa tẻ cẩm mới ở vụ Mùa 2014 tại Gia Lâm-Hà Nội . Nhằm đánh giá và chọn ra được các dòng cho năng suất và chất lượng tốt. 2. Mục. một số sâu bệnh hại của các dòng tẻ cẩm mới. Chọn ra dòng cho năng suất cao và chất lượng tốt. 3.Yêu cầu của đề tài. - Bố trí thí nghiệm so sánh, theo dõi các chỉ tiêu nông sinh học của các dòng. nông sinh học của các dòng tẻ cẩm mới. - Thu thập xử lý số liệu phục vụ cho kết quả nghiên cứu. - Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của các dòng tẻ cẩm mới. - Đánh giá năng suất

Ngày đăng: 15/05/2015, 16:26

Mục lục

  • Tổ tiên chung

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan