ĐÁNH ĐỔI GIỮA HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH CHO SINH VIÊN NGHÈO VAY VỐN

10 518 0
ĐÁNH ĐỔI GIỮA HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG  CỦA CHƯƠNG TRÌNH CHO SINH VIÊN NGHÈO VAY VỐN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐÁNH ĐỔI GIỮA HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH CHO SINH VIÊN NGHÈO VAY VỐN I. HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG TRONG CHI TIÊU CÔNG CHO GIÁO DỤC • Công bằng ngang: là sự đối xử như nhau với những người có tình trạng kinh tế như nhau. • Công bằng dọc: là đối xử khác nhau với những người có khác biệt bẩm sinh hoặc có tình trạng kinh tế ban đầu khác nhau nhằm khắc phục những khác biệt sẵn có. • Mối quan hệ giữa hiệu quả và công bằng trong chi tiêu giáo dục: Mọi hoạt động chi tiêu cho giáo dục của chính phủ đều nhằm giải quyết bài toán “cân bằng dọc”, cả người giàu người nghèo ai cũng có cơ hội học tập như nhau. - Trường phái 1: Cho rằng hiệu quả và công bằng là có sự đánh đổi (Nếu ưu tiên hiệu quả thì phải chấp nhận bất công và ngược lại) Việc đầu tư cho giáo dục chính là vấn đề chi tiêu ngân sách nhà nước cho giáo dục, hỗ trợ cho sinh viên nghèo chính là việc phân phối lại thu nhập từngười giàu sang người nghèo, theo quan điểm của trường phái này nếu không làm công việc này thì sẽ không phải mất chi phí để vận hành một bộ phận nguồn nhân lực thực hiện, khỏi phải tốn ngân sách, thu thuế sẽ ít đi. Nhưng nếu đầu tư cho giáo dục thì phải tốn chi phí, có khả năng phải người giầu phải đóng thuế nhiều hơn, gây ra tâm lý bất mãn khiến cho họ muốn làm việc ít đi. Còn những sinh viên được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thì có tâm lý ỷ lại, giảm sự quan tâm tìm kiếm cơ hội, nỗ lực học tập, làm việc để hoát khỏi cuộc sống phụ thuộc. Chương trình cho vay với mục tiêu bình đẳng nhằm tăng cơ hội đi học đại học của người nghèo trước tiên cần được đánh giá về mức độ thành công trong việc tiếp cận được những đối tượng này và mức độ sẵn có các khoản vốn vay trong việc góp phần làm tăng sự tham gia vào giáo dục đại học của các nhóm sinh viên khó khăn, khuyến khích sinh viên theo học trong những lĩnh vực ưu tiên và tiếp đó là làm việc trong những lĩnh vực này hoặc ở các khu vực quy định. Xét đến tính hiệu quả tài chính của chương trình cho vay vốn thì đây có thể không phải là một cách tiếp cận được ưa dùng vì sinh viên nghèo có thể được coi là đối tượng vay mang đến rủi ro cao hơn do khả năng không trả được nợ lớn hơn. Để nâng cao hiệu quả của chương trình cho vay vốn, sẽ là tốt hơn nếu tập trung vào đối tượng sinh viên có năng lực học tập tốt hơn. Những sinh viên này ít có nguy cơ bỏ học hoặc lưu ban trong quá trình học, xin được việc làm tốt hơn và nguy cơ không trả được nợ là thấp hơn. Như vậy nếu tất cả các sinh viên đều được vay vốn thì chi phí để xác định đúng đối tượng của chương trình là những sinh viên nghèo sẽ giảm đi, thủ tục chứng nhận, xác nhận sẽ gọn nhẹ, nhanh chóng hơn, cho được nhiều sinh viên vay vốn nhất… Khi đó có sự đánh đổi với tính công bằng xã hội, hướng tới đối tượng là sinh viên nghèo. Nếu sinh viên giàu cũng được vay vốn thì sẽ làm giảm đi số tiền cũng như cơ hội được vay vốn của nhiều sinh viên nghèo khác. Đồng thời, những sinh viên giàu có lợi thế về khả năng trả nợ trong tương lai hơn sinh viên nghèo do đó việc sinh viên nghèo bị chiếm chỗ vay là rất cao. Tính đến công bằng trong chính sách cho sinh viên vay vốn thì chỉ có những sinh viên đủ điều kiện mới được vay vốn, và những sinh viên này là sinh viên nghèo nên họ rất lo lắng về việc không trả được nợ sau này, do đó không vay vốn để đi học. Như vậy tiêu chí hiệu quả của chương trình cho được nhiều sinh viên nghèo vay vốn và không sinh viên nào phải bỏ học do không có tiền học phí không đạt được. - Trường phái 2: Cho rằng hiệu quả và công bằng không nhất thiết phải có sự đánh đổi (Có hiệu quả thì sẽ có công bằng, và ngược lại). Trong chi tiêu cho giáo dục đại học thủ tục hành chính gọn nhẹ, bộ máy hoạt động minh bạch làm đúng nhiệm vụ chức trách, chi tiêu cho đúng người đúng đối tượng, đúng chương trình thì sẽ giảm chi phí, giảm khả năng thất thoát nguồn ngân sách nhà nước, nhiều đối tượng sẽ được hưởng một nền giáo dục tốt hơn. Trong tương lai một nền giáo dục tốt sẽ mang lại ngoại tác tích cực cho toàn xã hội. Dưới góc độ cho rằng hiệu quả và công bằng không nhất thiết phải có sự đánh đổi có thể thấy: chi tiêu công cho giáo dục, cho sinh viên nghèo vay vốn là cơ sở quan trọng nhất để nâng cao chất lượng nguồn lao động, phục vụ cho xã hội, năng suất lao động tăng, giảm thất nghiệp, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, đồng thời góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, phát huy hiệu quả thu hồi vốn đã đầu tư cho giáo dục đào tạo nghề lao động trước đây. Kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn quốc… đã cho thấy rõ điều đó. Ngoài ra, đào tạo cho giáo dục chính là đầu tư cho tương lai, một đất nước có nền giáo dục tốt sẽ có được vị trí chính trị tốt trên trường quốc tế, tăng cương khả năng độc lập, làm chủ về khoa học công nghệ… phát triển bền vững với nền kinh tế tri thức. Như vậy chính sách cho sinh viên nghèo vay vốn là một chính sách cần thiết trong tổng thể các chính sách phát triển đất nước ta. 2. CẦN THIẾT PHẢI CHI TIÊU CÔNG CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Chi tiêu công là các khoản chi tiêu của các cấp chính quyền, các đơn vị quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp được sự kiểm soát và tài trợ bởi chính phủ. Ngoài trừ các khoản chi của các quỹ ngoài ngân sách, về cơ bản chi tiêu công thể hiện các khoản chi của ngân sách nhà nước hàng năm được Quốc hội thông qua. Sinh viên là đối tượng cần được quan tâm vì trong tương lai sinh viên là lực lượng lao động có chất lượng, có khả năng tích lũy được tri thức, có điều kiện đóng góp tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, có khả năng đóng thuế cao hơn, làm tăng ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó doanh nghiệp có lợi nhuận biên tăng , tăng khả năng cạnh tranh nhờ có một đội ngũ lao đông có tay nghề cao… Như vậy chi tiêu hỗ trợ cho giáo dục đại học không chỉ sinh viên là người được thụ hưởng trực tiếp mà toàn xã hội đều được hưởng những lợi ích tích cực từ nền giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng. Nếu chính phủ để tư nhân đầu tư cho giáo dục thì cũng sẽ không hiệu quả bằng chính phủ cung cấp: Tư nhân cung cấp hàng hóa giáo dục thì sẽ phải thu phí sao cho họ có thể thu được lợi nhuận tối đa, như vậy người học sẽ phải trả tiền học phí cao hơn, người nghèo sẽ không thể đi học đại học. Khi tư nhân tham gia vào thị trường hì cạnh tranh xảy ra, từ đó mà các trường học có thể che giấu thông tin về trường hoặc chỉ cung cấp thông tin tốt nhằm thu hút được nhiều học viên, trong khi đó người học không thể biết được chất lượng thực sự trừ khi đã vào học tại trường, đồng thời vẫn phải chịu học phí cao. Như vậy giáo dục đại học trở thành một hoạt động sinh lời, người học chịu thiệt thòi nhiều nhất, làm giàu trên đôi vai của người nghèo, là hiện tượng phân phối ngược. Do đó một lần nữa khẳng định Chính phủ cần chi tiêu công cho giáo dục để tạo ra được ngoại tác tích cực lớn nhất, thực hiện công bằng xã hội, khắc phục tính phi hiệu quả do tư nhân cung cấp, ngăn chặn độc quyền, bất đối xứng thông tin. 3. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH: Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên nhằm hỗ trợ cho các em học sinh, sinh viên thuộc diện có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước, góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt trong quá trình theo học tại trường. Như vậy chương trình đạt được hiệu quả khi: - Không có sinh viên phải nghỉ học do không có tiền trang trải phí học tập, không có gia đình nào có con em phải bỏ học vì không có điều kiện kinh tế. - Thủ tục gọn nhẹ, nhanh chóng, đơn giản, tạo điều kiện cho tất cả mọi sinh viên đủ điều kiện vay vốn tiếp cận được nguồn vốn một các nhanh chóng. - Chi phí vận hành hệ thống thực hiện cho vay vốn là thấp nhất. - Cho vay đúng đối tượng, là những người sử dụng vốn vay để học tập. - Đảm bảo thu được nợ trong tương lai khi đến hạn một cách dễ dàng. - Chương trình phải đảm bảo tính lâu dài. Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên là một trong các chính sách của Nhà nước nhằm thực hiện công bằng xã hội: giải bài toán công bằng xã hội, tăng khả năng tiếp cận giáo dục đại học của người nghèo. Trong câu chuyện tài chính cho giáo dục đại học công bằng thể hiện: - Tạo cơ hội cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có thể tiếp cận với nền giáo dục ở cấp độ cao, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của sự nghiệp giáo dục Quốc gia. - Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. - Giúp cho bộ phận dân cư có thu nhập thấp có được sự bình đẳng về học tập, giúp họ có đủ kinh phí để theo học các bậc học khác nhau kể cả đào tạo nghề để có thể có một việc làm ổn định, thoát khỏi nghèo đói. Tạo ngoại tác tích cực cho toàn xã hội. 4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG ĐẠT ĐƯỢC 1. Hiệu quả Chương trình đã được triển khai sâu rộng đến các địa phương trên toàn quốc; phương thức cho vay dân chủ, công khai, nhanh chóng đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng. Đã đạt được những hiệu quả nhất định trong việc đào tạo nhân tài và chăm lo cuộc sống của người nghèo, đối tượng khó khăn, đảm bảo an sinh xã hội dần đi vào đời sống của mọi sinh viên, học sinh, của mọi nhà gia đình có con em đã, đang, sắp vào đại học. Kết quả đạt được cho thấy đây là chính sách có tính nhân văn sâu sắc, tính xã hội hóa cao có ý nghĩa cả về kinh tế, chính trị và xã hội, hợp lòng dân, tạo được sự đồng thuận cao của các ngành, các cấp, cả cộng đồng. Điều đó khẳng định chủ trương của Đảng, chính sách của Chính phủ về tín dụng đối với học sinh sinh viên là đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và xu thế phát triển của xã hội. Việc cho vay trực tiếp thông qua ủy thác một số nhiệm vụ đối với các tổ chức chính trị-xã hội đã chuyển tải vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả người vay và ngân hàng. Việc xã hội hóa chương trình đã tạo được sự minh bạch trong thực hiện chính sách, giảm thiểu được rủi ro, phát huy được vai trò trách nhiệm của cả xã hội, của gia đình, dòng tộc và của học sinh, sinh viên trực tiếp sử dụng vốn vay, khiến họ có ý thức trách nhiệm hơn trong việc tiết kiệm, tận dụng mọi nguồn thu nhập từ gia đình để trả nợ khi hết hạn. Ngân hàng chính sách xã hội cũng đã phối hợp chặt chẽ với các cấp, chính quyền địa phương để động viên hộ vay vốn có ý thức trách nhiệm để trả nợ khi đến hạn; triển khai giảm lãi tiền vay đối với người vay trả nợ trước hạn Do vậy, rất nhiều người sau khi được vay vốn tiếp tục hoàn thành việc học, kiếm được việc làm đã hoàn thành tốt việc trả nợ, thậm chí trả nợ trước hạn, giúp chương trình có nguồn vốn ổn định để tiếp tục hỗ trợ những thế hệ tiếp theo. 2. Công bằng: Thực tế là các trường đại học từ trước đến nay cũng đã tăng cường việc đảm bảo chế độ chính sách này, tuy nhiên, còn khá nhiều bất cập. Hướng tới sự công bằng xã hội, công bằng trong giáo dục, công bằng đối với người học là mục tiêu rất lớn của các chính sách, chế độ. Công bằng không có nghĩa là cào bằng. Để bảo đảm ý nghĩa đích thực của nó, cần có phương pháp, cách thức thực hiện hiệu quả. Do vậy, phải tăng cường chính sách đối với người đáng được hưởng nhưng phải theo cách từ trung ương đến địa phương. Việc sinh viên xin xác nhận của địa phương về hoàn cảnh khó khăn đã trở nên quá dễ dàng. Nếu có hỗ trợ, nhà nước nên hỗ trợ trực tiếp cho các em sinh viên thông qua địa phương, qua gia đình của chính các em và như thế đồng tiền chính sách đó sẽ đi đúng địa chỉ, được sử dụng có ý nghĩa hơn. Và khi đó, sự cạnh tranh giữa các trường đại học cũng sẽ lành mạnh hơn… 3. Các biến dạng của chương trình đã và đang xảy ra khiến cả hiệu quả và công bằng đều không đạt được - Sai đối tượng cho vay: không đạt được hiệu quả cho vay đúng đối tượng, trợ cấp cho người giàu không mang tính phân phối lại thu nhập, trở thành phân phối ngược vì khi đó người giàu càng có điều kiện học tập hơn, cơ hội trong tương lai kiếm được việc làm tốt hơn, thu nhập cao hơn sẽ càng giàu hơn. Ngược lại người nghèo, bị người giàu chiếm mất chỗ vay, không có điều kiện học tập thoát khỏi nghèo mà lại càng nghèo hơn. - Thời gian trả nợ: Chương trình cho vay cố định vì vậy áp lực trả nợ là rất lớn đối với sinh viên ngay sau khi ra trường, dẫn tới họ có thể không chịu trả nợ, ảnh hưởng tới tình bền vững của nguồn vốn vay. - Khả năng kiếm được việc làm: tình hình kinh tế của nước ta là một nước đang phát triển, do đó sinh viên khi mơi ra trường cơ hội kiếm được một việc làm là không cao, tác động tới khả năng, thời gian trả nợ của sinh viên, người nghèo không có công ăn việc làm không có thu nhập, không cải thiện được cuộc sống nhưng đồng thời phải gánh thêm một số tiền nợ khi còn đi học. . ĐÁNH ĐỔI GIỮA HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH CHO SINH VIÊN NGHÈO VAY VỐN I. HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG TRONG CHI TIÊU CÔNG CHO GIÁO DỤC • Công bằng ngang: là sự đối. vay là rất cao. Tính đến công bằng trong chính sách cho sinh viên vay vốn thì chỉ có những sinh viên đủ điều kiện mới được vay vốn, và những sinh viên này là sinh viên nghèo nên họ rất lo lắng. tác tích cực cho toàn xã hội. Dưới góc độ cho rằng hiệu quả và công bằng không nhất thiết phải có sự đánh đổi có thể thấy: chi tiêu công cho giáo dục, cho sinh viên nghèo vay vốn là cơ sở quan

Ngày đăng: 15/05/2015, 15:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan