Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương (VietcomBank) Việt Nam

73 344 0
Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương (VietcomBank) Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Giữa các quốc gia luôn có mối quan hệ về kinh tế và phi kinh tế. Biểu hiện của mối quan hệ kinh tế là giao lưu hàng hoá (thương mại quốc tế), đầu tư. Mối quan hệ phi kinh tế như viện trợ, giao lưu văn hoá, ngoại giao, chính trị. Chủ thể tham gia vào các mối quan hệ này chủ yếu là các nhà kinh tế, ngoài ra còn có chính phủ, cá nhân, tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Các mối quan hệ kinh tế và phi kinh tế là cơ sở hình thành các dòng tiền chuyển dịch giữa các quốc gia. Mối quan hệ phi kinh tế chỉ có dòng dịch chuyển một chiều mà không có dòng dịch chuyển đối ứng. Ở bài viết này chỉ xin đề cập đến mối quan hệ thuộc lĩnh vực kinh tế mà không đề cập đến mối quan hệ phi kinh tế giữa các quốc gia. Xu thế mở cửa hội nhập trên toàn thế giới nên hoạt động thanh toán quốc tế ngày một trở nên phức tạp hơn. Hoà cùng xu thế ấy, là một nước đang phát triển Việt Nam cần nhập khẩu máy móc thiết bị và những hàng hoá là cơ sở cho phát triển kinh tế trong nước. Vì vậy, cần có hoạt động thanh toán nhập khẩu ở nước ta. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với lịch sử hoạt động trong lĩnh vực thanh toán quốc tế lâu đời và mạnh mẽ nhất tại Việt Nam. Với phương châm phát triển “an toàn, hiệu quả, bền vững” và tôn chỉ “luôn vì sự thành đạt của khách hàng”. Ngân hàng Ngoại thương đã và thực hiện những hoạt động gì làm cho hoạt động thanh toán nhập khẩu phát triển; và trong thời gian tới Vietcombank cần làm những gì để hoạt động này của Ngân hàng không ngừng phát triển. Thực tế ở Việt Nam đặt ra và qua thời gian tìm hiểu ở Vietcombank cộng với sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Lê Đức Lữ hướng dẫn, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam” để tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu. Đề án gồm ba chương: Chương 1. Tổng quan về thanh toán nhập khẩu của ngân hàng thương mại Chương 2. Thực trạng thanh toán nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Chương 3. Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu tại Vietcombank. Trần Thị Thu Thủy Ngân Hàng 44A 1 Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của hoạt động thanh toán nhập khẩu tại ngân hàng thương mại 1.1.1. Sự cần thiết của hoạt động thanh toán nhập khẩu a, Khái niệm: Trong xu hướng phát triển thế giới hiện nay, các quan hệ kinh tế quốc tế diễn ra hết sức sôi động, kéo theo đó là sự đa dạng phức tạp của chu chuyển hàng hoá quốc tế. Các quốc gia khi có mối quan hệ về kinh tế, phi kinh tế hình thành các dòng tiền chuyển dịch giữa các quốc gia. Thanh toán quốc tế là việc chuyển tiền do các mối quan hệ đó tạo ra. Thanh toán xuất nhập khẩu là một phần trong thanh toán quốc tế. Đó là việc chi trả cho các nghiệp vụ và yêu cầu tiền tệ phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng giữa các tổ chức kinh tế quốc tế, giữa các hãng, các cá nhân của các quốc gia khác nhau để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng các hình thức chuyển tiền hoặc bù trừ trên các tài khoản tại ngân hàng. Thanh toán nhập khẩu là thanh toán xuất nhập khẩu nhưng thanh toán nhập khẩu chỉ thực hiện cho các đối tượng là hàng hoá, dịch vụ từ nước ngoài nhập vào. Như vậy, trong thanh toán nhập khẩu các chủ thể tham gia thanh toán gồm: người xuất khẩu, người nhập khẩu và các ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán cho khách hàng. Khác với thanh toán trong nước, thanh toán nhập khẩu thường gắn với việc trao đổi giữa đồng tiền của nước này sang đồng tiền của nước khác. Trần Thị Thu Thủy Ngân Hàng 44A 2 Luận văn tốt nghiệp Hiện nay, thanh toán nhập khẩu thường được chi trả thông qua mạng swift là mạng điện tử có thể thanh toán trên toàn cầu không mất phí chuyển và đảm bảo tuyệt đối an toàn. Ngoài ra, việc chi trả còn có thể được thực hiện thông qua điện tín, bưu điện, hoặc qua uỷ nhiệm chi hộ, thu hộ giữa các ngân hàng với nhau. Trong thanh toán nhập khẩu các ngân hàng đóng vai trò là người đứng ra thu hộ, chi hộ và thu phí của khách hàng nhờ thanh toán. Và ngân hàng thường cung cấp thêm các dịch vụ đi kèm như phát hành thư tín dụng (L/C); thực hiện bảo lãnh cho các tổ chức, cá nhân trong nước khi nhập khẩu hàng hoá trả tiền sau; cho vay để thanh toán cho đối tác nước ngoài, cung cấp các dịch vụ tư vấn, làm môi giới,… b, Sự cần thiết có thanh toán nhập khẩu Một nước có thể tự sản xuất những hàng hoá cần thiết phục vụ cho đất nước mình. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường các nước nhận thấy lợi ích so sánh về sản xuất hàng hoá của từng nước; có nghĩa là mỗi nước có lợi thế về sản xuất một số mặt hàng nhất định vì vậy các nước tập trung sản xuất mặt hàng mà mình có lợi thế. Do đó, sẽ phát sinh những mặt hàng mà trong nước không có do không sản xuất được hoặc sản xuất được trong nước nhưng chi phí cao đòi hỏi phải nhập khẩu từ nước ngoài. Các tổ chức, cá nhân trong nước khi nhập khẩu hàng hoá và kết thúc bằng việc thanh toán tiền tệ. Do việc vận chuyển nhiều tiền qua lại giữa các nước có thể gặp nhiều rủi ro; mặt khác xu thế phát triển của các nước trên thế giới là các tổ chức, cá nhân đều có tài khoản ở ngân hàng. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của thực tế và các khách hàng của mình ngân hàng cần có thêm nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu hơn nữa các ngân hàng lại có đủ khả năng thực hiện hoạt động thanh toán. Các tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu hàng hoá của nước ngoài do xa cách về địa lý nên gặp khó khăn khi thanh toán trực tiếp cho nhau. Hơn nữa, sự bất đồng về ngôn ngữ, khác về luật lệ trong thanh toán, chi trả và khác nhau về tiền tệ. Vì vậy, thanh toán nhập khẩu cần được thực hiện qua hệ thống ngân hàng. Trần Thị Thu Thủy Ngân Hàng 44A 3 Luận văn tốt nghiệp Trong khi đó, các ngân hàng lại có đủ điều kiện thực hiện hoạt động thanh toán nhập khẩu cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu. Ngân hàng có quan hệ trên diện rộng, trong nền kinh tế thị trường hiện nay không có ngân hàng thương mại nào không có quan hệ với các ngân hàng ở nước ngoài, ngân hàng có mối quan hệ trên diện càng rộng thì càng thuận lợi cho thanh toán. Ngân hàng giữ và quản lý tài sản cho các tổ chức cả đồng bản tệ và ngoại tệ; hơn nữa ngân hàng được phép dự trữ ngoại tệ. Ngân hàng là tổ chức có chuyên môn thanh toán có thể hiểu được luật thanh toán chung để vân dụng cho những trường hợp cụ thể; và ngân hàng luôn đổi mới hoạt động cũng như thiết bị máy móc phục vụ cho thanh toán một cách tốt nhất. Ngân hàng có mối giao tiếp rộng nên có thể có chi nhánh nước ngoài, có uy tín thuận lợi cho thanh toán. Thanh toán nhập khẩu là cần thiết và trong thời đại hiện nay, chuyên môn hoá các công việc ở mức cao thì thanh toán nhập khẩu cần được thực hiện ở ngân hàng thương mại đảm bảo tính nhanh chóng, chính xác và an toàn cao. 1.1.2. Những điều kiện liên quan đến thanh toán nhập khẩu a, Tiền tệ Mỗi quốc gia có đồng tiền riêng, việc lựa chọn đồng tiền nào làm phương tiện để chi trả cho phía xuất khẩu là tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của hai bên có mối giao lưu và thực hiện thanh toán tiền cho nhau. Thường đồng tiền được sử dụng là đồng tiền có tính phổ biến và được thừa nhận rộng rãi, ở Việt Nam chủ yếu lựa chọn đồng USD trong thanh toán. Hơn nữa, sự biến động tỷ giá giữa đồng nội tệ và đồng tiền được lựa chọn làm phương tiện thanh toán cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn đồng tiền thanh toán của các bên. Do mọi chi phí ở trong nước được tính bằng đồng bản tệ còn thanh toán lại dùng đồng tiền khác vì vậy tỷ giá giữa hai đồng tiền ảnh hưởng đến lợi nhuận của các bên. Và các giao dịch có thể diễn ra trước quan hệ thanh toán diễn ra sau, vì vậy sự biến động tỷ giá có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Phương pháp phòng ngừa là sử dụng hợp đồng quyền chọn, dựa vào cơ chế xác định tỷ giá, điều chỉnh tỷ giá. Trần Thị Thu Thủy Ngân Hàng 44A 4 Luận văn tốt nghiệp b, Địa điểm thanh toán Việc thanh toán bắt đầu từ ngân hàng phục vụ người bán (người thụ hưởng, người xuất khẩu) hay ngân hàng phục vụ người phải trả (người mua, người nhập khẩu) là tuỳ thuộc sự thoả thuận giữa hai bên nhưng thường bên được nhận sự hỗ trợ từ phía đối tác được quyền nêu lên địa điểm ngân hàng thanh toán. c,Thời điểm thực hiện thanh toán Có thể chia thời điểm thực hiện thanh toán làm các nhóm: thời điểm hàng xuất tập trung ở cảng, hàng được bốc lên tàu, hàng ra khỏi phao số 0, hàng tới cảng. lựa chọn thời điểm nào là do thoả thuận của mỗi bên và ưu thế trong hợp đồng thương mại của các bên. d, Lựa chọn phương thức thanh toán Các bên lựa chọn phương thức thanh toán đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia thanh toán. Tuy nhiên, lựa chọn hình thức thanh toán nào thì cũng sẽ có một bên có lợi thế hơn và một bên dễ gặp rủi ro hơn. Vì vậy, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể ưu thế trong giao dịch thuộc bên mua hay bên bán mà các bên lựa chọn phương thức này hay phương thức khác. 1.1.3. Cơ sở pháp lý của thanh toán nhập khẩu Thanh toán quốc tế có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với kinh tế đối ngoại nói riêng. Có thể nói nếu không có thanh toán quốc tế thì thì kinh tế đối ngoại không phát triển hay ít nhất chỉ tiến hành với phạm vi hẹp và mức độ nhỏ. Tuy nhiên, do các chủ thể tham gia thanh toán quốc tế thuộc các quốc gia khác nhau nên có sự khác nhau về luật pháp, văn hoá, phong tục,… Vì vậy, việc thực hiện thanh toán quốc tế phải theo các quy tắc chung do phòng thương mại quốc tế ban hành, đồng thời cũng chịu sự chi phối của luật pháp từng nước có chủ thể tham gia. Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam mới được hình thành năm 1988, khi Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định Trần Thị Thu Thủy Ngân Hàng 44A 5 Luận văn tốt nghiệp 53/HĐBT chuyển ngân hàng một cấp sang hai cấp. Sau 16 năm – một khoảng thời gian không dài – NHTM Việt Nam đã tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, thành phần sở hữu và đặc biệt là chất lượng. Các NHTM, đặc biệt là NHTM nhà nước đã triển khai thực hiện nhiều nghiệp vụ ngân hàng quốc tế hiện đại – trong đó có hoạt động thanh toán nhập khẩu góp phần đưa kim nghạch xuất nhập khẩu từ 4 tỷ USD năm 1990 lên trên 55 tỷ USD năm 2004. Một thành quả rất quan trọng là xác lập vị thế và uy tín trên trường quốc tế. So với một số nước có nền kinh tế chuyển đổi khác, trong hoạt động ngân hàng quốc tế nói chung và thanh toán nhập khẩu nói riêng, các NHTM Việt Nam có độ tín nhiệm cao, hầu hết các NHTM trên thế giới đều chấp nhận các phương thức thanh toán nhập khẩu với Việt Nam, tin tưởng các cam kết của NHTM Việt Nam. Đạt được những thành tựu nêu trên, ngoài sự nỗ lực của các ngân hàng, còn có nguyên nhân quan trọng là nhờ hệ thống văn bản pháp lý đã được xây dựng từng bước khá đồng bộ, tạo thuận lợi cho hoạt động ngân hàng. Xét về góc độ quốc tế, đó là hệ thống luật lệ nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên tham gia trong hoạt động thanh toán quốc tế. Bao gồm: điều ước quốc tế, luật quốc gia và tập quán thương mại quốc tế. Các quy ước quốc tế về thanh toán nhập khẩu có trong UCP 500, URC 552, URR525, ISP98, SWIFT,… và hệ thống ngôn ngữ thống nhất; trong đó có quy định rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia trong hoạt động thanh toán trong từng trường hợp cụ thể, quy trình thanh toán,… mà các bên phải tuân theo khi thực hiện thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán nhập khẩu nói riêng. Tuy nhiên, những văn bản trên chỉ là các quy tắc thực hành thống nhất về thanh toán quốc tế do Phòng Thương mại quốc tế ban hành, không phải là văn bản luật mà chỉ là tập hợp các tập quán, quy ước và thực tiễn các ngân hàng trong thanh toán quốc tế. Khác với luật quốc gia hoặc công ước quốc tế, các văn bản quy tắc này không được tự động áp dụng để điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế mà mang tính pháp lý tuỳ ý. Nghĩa là các bên tham gia có quyền lựa chọn áp dụng hay không áp dụng. Nhưng khi đã Trần Thị Thu Thủy Ngân Hàng 44A 6 Luận văn tốt nghiệp lựa chọn thì các quy tắc sẽ ràng buộc nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia. Ở Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có quy định riêng về thanh toán nhập khẩu trong một Bộ luật, Pháp lệnh hay Nghị định của Chính phủ. Các quy định của pháp luật về thanh toán nhập khẩu nằm rải rác ở các văn bản chủ yếu như: Bộ luật Dân sự năm 1995 phần thứ bảy gồm 13 điều từ Điều 826 đến Điều 838 quy định về các giao dịch có yếu tố nước ngoài. Trong đó có quy định ưu tiên áp dụng điều lệ quốc tế trong trường hợp có sự trùng lặp. Luật thương mại năm 1997 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10 tháng 5 năm 1997 cũng có quy định về ưu tiên áp dụng pháp luật thương mại quốc tế. Luật các tổ chức tín dụng năm 1997, tại Điều 3 quy định áp dụng điều ước quốc tế và tập quán quốc tế trong hoạt động ngân hàng với nước ngoài. Tuy nhiên, ưu tiên áp dụng luật nước ngoài, thông lệ, tập quán quốc tế khi nó không trái với pháp luật Việt Nam. Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2001 của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định tại Điều 4: áp dụng điều ước quốc tế, tập quán quốc tế trong hoạt động thanh toán với nước ngoài. Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối. Quy định tại Điều 3: áp dụng điều ước quốc tế, tập quán quốc tế và pháp luật nước ngoài trong hoạt động ngoại hối với nước ngoài. 1.2. Các phương thức thanh toán nhập khẩu 1.2.1. Phương thức chuyển tiền a, Khái niệm Thanh toán chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó bên nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho bên xuất khẩu ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do bên nhập khẩu yêu cầu. Trần Thị Thu Thủy Ngân Hàng 44A 7 Luận văn tốt nghiệp Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền gồm có các bên tham gia thanh toán: - Người yêu cầu chuyển tiền: là người yêu cầu ngân hàng thay mình thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài. Trong nghiệp vụ thanh toán hàng nhập khẩu thì đây là nhà nhập khẩu trong nước. - Người thụ hưởng: là người được nhận số tiền chuyển tới thông qua ngân hàng, thường là người xuất khẩu hàng hoá ở nước ngoài hoặc một người khác do người xuất khẩu yêu cầu. - Ngân hàng nhận uỷ nhiệm chuyển tiền: là ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu ở quốc gia nhập khẩu. - Ngân hàng trả tiền: là ngân hàng trực tiếp trả tiền cho người thụ hưởng, thông thường là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng chuyển tiền ở nước người thụ hưởng b, Đặc điểm Phương thức chuyển tiền được sử dụng trong hai trường hợp thanh toán trước tiền hàng và thanh toán sau. Thanh toán trước tiền hàng thuận lợi cho người bán và bất lợi cho người mua - bất lợi cho bên nhập khẩu vì dễ xảy ra trường hợp tiền đã trả nhưng bên xuất khẩu lại giao hàng không đúng mẫu mã, thời gian,… thậm chí là không giao hàng. Thanh toán sau ngược lại có lợi cho người nhập khẩu và bất lợi cho người xuất khẩu. Bên nhập khẩu có thể nhận hàng rồi nhưng thanh toán chậm hoặc từ chối thanh toán. Trong thanh toán nhập khẩu, các ngân hàng thương mại nên tư vấn cho khách hàng của mình ký được hợp đồng thanh toán sau. Tuy nhiên, điều này có phụ thuộc vào lợi thế của các bên trong giao dịch, bên nào có ưu thế hơn trong giao dịch sẽ lựa chọn hình thức thanh toán có lợi cho mình. Phương thức này lợi ích nghiêng về một bên trong giao dịch nên ít được sử dụng đến; chỉ được sử dụng khi các bên có quan hệ lâu dài và tin tưởng tuyệt đối lẫn nhau hoặc trong mối quan hệ phi hàng hoá và chuyển tiền một chiều. Trần Thị Thu Thủy Ngân Hàng 44A 8 Luận văn tốt nghiệp Thanh toán theo hình thức chuyển tiền có thể thực hiện theo 2 hình thức chủ yếu: - Chuyển tiền bằng thư : là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức thư mà ngân hàng này gửi yêu cầu ngân hàng thanh toán thực hiện. Thư chuyển tiền là chỉ thị của ngân hàng chuyển tiền đối với ngân hàng thanh toán yêu cầu ngân hàng này chi trả một khoản tiền được ấn định cho người thụ hưởng được chỉ định trong thư. - Chuyển tiền bằng điện: là hình thức chuyển tiền, trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dụng một bức điện, mà ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán thông qua truyền tin của mạng viễn thông như SWIFT. Trường hợp cả ngân hàng chuyển tiền và ngân hàng thanh toán đều là thành viên của SWIFT, hoặc có trao đổi dữ liệu điện tử với nhau thì các chỉ thị trao đổi chuyển tiền đều được chuẩn hoá và bảo mật hoàn toàn. Với hai hình thức chuyển tiền nêu trên phí dịch vụ chuyển tiền bằng thư thấp hơn phí dịch vụ chuyển tiền bằng điện nhưng lại không nhanh và an toàn bằng chuyển tiền bằng điện. c, Quy trình thanh toán 1 2 4 3 Chú thích: Trần Thị Thu Thủy Ngân Hàng 44A 9 Người yêu cầu chuyển tiền cho ngưòi mua Người thụ hưởng Người bán Ngân hàng nhận chuyển tiền Ngân hàng trả tiền Luận văn tốt nghiệp 1- Người xuất khẩu giao hàng hoá và chuyển bộ chứng từ cho người nhập khẩu. 2- Người nhập khẩu kiểm tra hàng hoá - bộ chứng từ. Nếu phù hợp lập thủ tục chuyển tiền. 3- Ngân hàng nhận chuyển tiền lập thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng đại lý (hoặc chi nhánh) nhận trả tiền. 4- Ngân hàng trả tiền thanh toán tiền cho người thụ hưởng. Trên đây là quy trình thanh toán chuyển tiền trả sau nếu là thanh toán trước thì bước 3 thực hiện đầu tiên đến bước 4 rồi mới đến bước 1 và bước 2 cuối cùng – người nhập khẩu kiểm tra hàng hoá và bộ chứng từ. Về phía ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu khi chuyển tiền đi ngân hàng sẽ hạch toán: Nợ tài khoản tiền gửi của khách hàng Có tài khoản tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài Có tài khoản thu phí dịch vụ thanh toán Có tài khoản thuế GTGT phải nộp. Và báo nợ cho khách hàng. 1.2.2. Phương thức mở tài khoản, ghi sổ a, Khái niệm Mở tài khoản ghi sổ là phương thức thanh toán mà người bán xin mở một tài khoản (hoặc sổ) để ghi nợ người mua sau khi người bán đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ, định kỳ sau khi kiểm tra, đối chiếu theo thoả thuận giữa hai bên (tháng, quý, bán niên) người mua trả tiền cho người bán. Phương thức thanh toán này áp dụng để thanh toán tiền hàng nhập khẩu. Trường hợp cụ thể áp dụng là bán hàng qua đại lý, cơ sở sản xuất ở nước ngoài với đại lý ở trong nước. Phía nhập khẩu phải trả khi bán hết hàng. Là hình thức thanh toán đơn giản nhất nhưng có nhiều rủi ro. Có thể xảy ra khi nhà nhập khẩu chấp nhận rủi ro để chiếm lĩnh thị trường; hoặc mở rộng hơn có quan hệ công ty mẹ - công ty con, Trần Thị Thu Thủy Ngân Hàng 44A 10 [...]... thng Vit Nam cng l ngõn hng u tiờn qun lý ngun vn tp trung v l trung tõm thanh toỏn ngoi t liờn ngõn hng ca trờn 100 ngõn hng trong nc v cỏc chi nhỏnh ngõn hng nc ngoi ti Vit Nam L ngõn hng u tiờn phỏt hnh v thanh toỏn th quc t Visa, MasterCard v l i lý thanh toỏn th ln nht ti Vit Nam, hin nay l ngõn hng c quyn phỏt hnh th American Express ti Vit Nam Ngõn hng ngoi thng Vit Nam cũn l i lý thanh toỏn... Vit Nam anh hựng vi Trn Th Thu Thy 32 Ngõn Hng 44A Lun vn tt nghip mc 150000/m/thỏng.Cp 62 s tit kim tr giỏ 2.000.000/s cho cỏc trng hp chớnh sỏch khỏc, Bảng tổng kết tài sản Ngân hàng Ngoại thơng (cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12 hàng năm) Đơn vị tính: triệu VND Mục 2002 2003 2004 2005 Tài sản có: - Tiền mặt và tơng đơng tiền mặt 1.042.623 1.511.773 1.869.330 2.093.649 -Tiền gửi tại Ngân hàng. .. 9.432.457 Tổng tài sản có Tài sản nợ, vốn và các quỹ: -Tiền gửi của Ngân hàng Nhà nớc và kho bạc Nhà nớc -Tiền vay Ngân hàng Nhà nớc -Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác -Tiền vay các tổ chức tín dụng -Tiền gửi của khách hàng -Vốn nhận tài trợ uỷ thác -Các tài sản nợ khác -Vốn chủ sở hữu -Các quỹ -Lợi nhuận cha phân phối -Lãi (lỗ) trong năm Tổng tài sản nợ, vốn và các quỹ Trn Th Thu Thy 81.495.679 97.320.504... nht v thanh toỏn Swift theo tiờu chun quc t; t chc th quc t Visa, Master Card Ngõn hng Ngoi thng Vit Nam l ngõn hng hot ng lõu i nht trong lnh vc phc v i ngoi v l ngõn hng u tiờn Vit Nam hot ng kinh doanh ngoi t, luụn chim t trng ln nht trờn th trng ngoi t liờn ngõn hng v cng l Ngõn hng chim t trng thanh toỏn xut nhp khu v bo lónh ln nht ti Vit Nam; ng hng u Vit Nam trong lnh vc ti tr thng mi, thanh. .. phc v c lc cho cụng tỏc thanh toỏn nhp khu V ngun vn ca ngõn hng phc v cho thanh toỏn nhp khu: trc ht thc hin tt hot ng thanh toỏn nhp khu ngõn hng cn cú ngun ngoi t cú th ỏp ng nhu cu v thanh toỏn cho khỏch hng Hn na so vi cỏc hỡnh thc thanh toỏn khỏc thỡ thanh toỏn nhp khu ũi hi mt chi phớ u t cao cho vic mua sm trang thit b v cụng ngh hin i vỡ th vn l iu kin u tiờn v vụ cựng quan trng bt kp... nghip v thanh toỏn nhp khu, xut khu v ti tr thng mi tuy nhiờn doanh s thanh toỏn nhp khu chim phn ln trong tng s thanh toỏn quc t thuc phũng ti tr thng mi Cỏc hot ng thanh toỏn xut nhp khu thc hin ti phũng thanh toỏn quc t thuc cỏc chi nhỏnh ca Vietcombank u c tp trung ti phũng tng hp thanh toỏn thuc hi s chớnh Ngõn hng Ngoi thng Trn Th Thu Thy 34 Ngõn Hng 44A Lun vn tt nghip 2.2.2 Nghip v thanh toỏn... ph) ra Ngh nh 53/HBT v vic t chc li h thng ngõn hng Theo tinh thn Ngh nh ny h thng Ngõn hng Vit Nam bao gm hai cp l Ngõn hng Nh nc Vit Nam v cỏc ngõn hng chuyờn doanh gm: Ngõn hng Cụng thng Vit Nam, Ngõn hng Phỏt trin Nụng nghip Vit Nam, Ngõn hng Ngoi thng Vit Nam T sau Ngh nh ny Ngõn hng Ngoi thng Vit Nam thc s l mt ngõn hng thng mi quc doanh, hot ng kinh doanh mt cỏch c lp, tỏch ri chc nng phỏt hnh... i thanh toỏn Ngõn hng phỏt hnh kim tra nu b chng t khụng hon ho thỡ s gi tr li cho ngõn hng thụng bỏo Nu l b chng t hon ho s tin hnh thanh toỏn ngay lp tc i vi L/C tr ngay hoc thanh toỏn vo mt ngy no ú nu l L/C tr chm, khi thanh toỏn s hch toỏn: N ti khon ký qu thanh toỏn L/C Cú ti khon tin gi bng ngoi t ti ngõn hng nc ngoi ng thi xut ti khon ngoi bng: xut ti khon chng t cú giỏ tr nc ngoi gi n i thanh. .. toỏn nhp khu 1.3.1 Cỏc nhõn t ch quan Thanh toỏn quc t l mt hot ng ca ngõn hng nờn nú tt yu b nh hng bi cỏc yu t thuc bn thõn ngõn hng c bit trong thanh toỏn nhp khu thỡ vai trũ ca ngõn hng l khụng th thiu vỡ rt him khi cỏc bờn t thanh toỏn tin vi nhau Cỏc ngõn hng úng vai trũ l trung gian thanh toỏn ng ra ũi tin nh nhp khu thanh toỏn cho nh xut khu Do ú mun vic thanh toỏn c thc hin tt, nhanh chúng,... Hng 44A Lun vn tt nghip Phng thc thanh toỏn tớn dng chng t hay L/C l phng thc thanh toỏn quc t c s dng rng rói nht v u vit hn c trong thanh toỏn quc t, chim khong 70% tng giỏ tr thanh toỏn quc t Do phng thc ny bo m quyn li mt cỏch tng i cho c ngi mua v ngi bỏn Th tớn dng (L/C) l mt cam kt thanh toỏn ca ngõn hng phỏt hnh cho ngi xut khu nu nh h xut trỡnh c mt b chng t thanh toỏn phự hp vi cỏc iu khon . khẩu của ngân hàng thương mại Chương 2. Thực trạng thanh toán nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Chương 3. Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu tại Vietcombank. Trần. Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam để tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu. Đề án gồm ba chương: Chương 1. Tổng quan về thanh toán nhập khẩu. Ngân Hàng 44A 1 Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của hoạt động thanh toán nhập khẩu tại ngân hàng thương

Ngày đăng: 14/05/2015, 23:45

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1

  • TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

    • 1.1. Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của hoạt động thanh toán nhập khẩu tại ngân hàng thương mại

      • 1.1.1. Sự cần thiết của hoạt động thanh toán nhập khẩu

        • a, Khái niệm:

        • b, Sự cần thiết có thanh toán nhập khẩu

        • 1.1.2. Những điều kiện liên quan đến thanh toán nhập khẩu

          • a, Tiền tệ

          • b, Địa điểm thanh toán

          • c,Thời điểm thực hiện thanh toán

          • d, Lựa chọn phương thức thanh toán

          • 1.1.3. Cơ sở pháp lý của thanh toán nhập khẩu

          • 1.2. Các phương thức thanh toán nhập khẩu

            • 1.2.1. Phương thức chuyển tiền

              • a, Khái niệm

              • b, Đặc điểm

              • c, Quy trình thanh toán

              • 1.2.2. Phương thức mở tài khoản, ghi sổ

                • a, Khái niệm

                • a, Đặc điểm

                • 1.2.3. Phương thức nhờ thu

                  • a, Khái niệm

                  • b, Phân loại

                  • c, Quy trình thanh toán

                  • 1.2.4. Phương thức tín dụng chứng từ

                    • a, Khái niệm

                    • b, Đặc điểm

                    • c, Phân loại

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan