luận văn khoa kinh tế luật Pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc

57 1.4K 12
luận văn khoa kinh tế luật  Pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÓM LƯỢC Chương 1: Khóa luận nghiên cứu một cách chi tiết những lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, đồng thời, làm rõ được các vấn đề có liên quan. Bao gồm: một số khái niệm cơ bản liên quan đến giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa; cơ sở ban hành pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa và nội dung pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Chương 2: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Qua đó, rút ra được những bất cập của pháp luật hiện hành, những khó khăn mà Công ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc còn tồn tại trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Chương 3: Qua việc nghiên cứu lý luận pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc, đưa ra một số kiến nghị của bản thân nhằm khắc phục những vấn đề còn tồn tại, hoàn thiện pháp luật, xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. 1 1 LỜI CẢM ƠN Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo cũng như giúp sinh viên nắm bắt được kiến thức thực tế. Trường Đại học Thương mại, khoa Kinh tế - Luật đã tổ chức cho sinh viên năm cuối đi thực tập tại các bộ phận pháp chế trong hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước về thương mại (bao gồm các cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp từ Trung ương đến địa phương); các tổ chức trọng tài thương mại và các doanh nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Thông qua quá trình đó, sinh viên được củng cố kiến thức đã học khi ngồi trên ghế nhà trường, đồng thời vận dụng những kiến thức có được một cách linh hoạt, sáng tạo vào thực tế, tạo hành trang hữu ích cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Giám đốc Công ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc - cô Nguyễn Thị Tám cùng tập thể các anh chị nhân viên trong Công ty đã tạo điều kiện cho tôi thực tập tại đây và có một thời gian thực tập hiệu quả. Đặc biệt, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô giáo ThS.Trịnh Thị Sâm đã chỉ dạy, hướng dẫn tôi tận tình trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc và trong quá trình hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp. Với thời lượng và kiến thức có hạn, chắc chắn Khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2015 Sinh viên thực tập Lê Thị Hạnh 2 2 3 3 MỤC LỤC 4 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt 1 BLDS Bộ luật dân sự 2 LTM Luật thương mại 3 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 5 5 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận Trong hành trình gần bảy mươi năm kể từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (ngày 02 tháng 09 năm 1945) thì đã có hơn ba mươi năm trải qua chiến tranh vệ quốc vô cùng khốc liệt. Ngày nay, cả thế giới biết đến Việt Nam như một bằng chứng về sự thành công trong chuyển đổi kinh tế từ một nước có nền kinh tế lạc hậu trở thành một nước có nền kinh tế thị trường với minh chứng: Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 176 quốc gia, có quan hệ kinh tế với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, khoảng 80 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu hơn, đặc biệt kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Việc mở cửa thị trường (khi gia nhập WTO) đồng nghĩa với Việt Nam được tiếp cận thị trường hàng hóa của tất cả các nước thành viên, một thị trường hàng hóa vô cùng rộng lớn, hứa hẹn gặt hái được nhiều thành công. Việc trao đổi mua bán hàng hóa diễn ra một cách mạnh mẽ và được không chỉ Việt Nam mà hầu hết các nước thành viên, các quốc gia trên thế giới thực hiện chủ yếu thông qua hình thức hợp đồng. Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa rủi ro của nền kinh tế thị trường cũng như của các nước, các bên chủ thể trong nền kinh tế chỉ có thể đạt được khi các giao dịch được giao kết với những điều khoản chặt chẽ, đầy đủ, chính xác, phù hợp với quy định của pháp luật và lợi ích của các bên. Lúc này, hơn bao giờ hết hợp đồng được sử dụng một cách phổ biến trong các hoạt động giao dịch thương mại của các thương nhân. Hợp đồng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hành lang pháp lý đặc biệt cho việc mua, bán, cung cấp dịch vụ, việc giao thương giữa các thương nhân với nhau được thuận lợi và bền vững. Hơn thế nữa, đối với doanh nghiệp, hợp đồng còn là cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp xác định quyền và nghĩa vụ của mình. Trong một chừng mực nào đó, hợp đồng cho phép các doanh nghiệp tạo ra một luật lệ riêng, thông qua các điều khoản của thỏa thuận mà các bên đã giao kết để điều chỉnh mối quan hệ giữa doanh nghiệp với đối tác. Bên cạnh các quyền và nghĩa vụ cơ bản mà pháp luật quy định về hợp đồng và đặc biệt là hợp đồng thương mại, các bên sẽ quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ như: thời gian thực hiện hợp đồng (hợp đồng được thực hiện trong bao lâu), hiệu lực của 6 6 hợp đồng (hợp đồng có hiệu lực và kết thúc hiệu lực khi nào), tiến trình thanh toán, phương thức thanh toán, trách nhiệm của các bên khi không thực hiện cam kết của mình, Tính chặt chẽ của hợp đồng quyết định tới sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp và cao hơn, nó quyết định đến sự phát triển của một nền kinh tế. Nắm bắt được nhu cầu tất yếu của nền kinh tế, Việt Nam đã có những quy định về hợp đồng được thể hiện trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật như: BLDS, LTM, Luật sở hữu trí tuệ, Luật kinh doanh bảo hiểm, giúp cho Việt Nam, các doanh nghiệp của Việt Nam, các chủ thể trong nền kinh tế tham gia vào các quan hệ kinh tế một cách thuận lợi, có trật tự, Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung với mục đích bắt kịp với thực tiễn xã hội, ở cái nhìn tổng quát pháp luật về hợp đồng Việt Nam được xem khá tiến bộ, quán triệt, thể chế hóa được các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, cụ thể hóa các quyền về kinh tế, dân sự của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và đáp ứng được nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Các quy định về giao kết, thực hiện hợp đồng đã thể hiện quan điểm tăng cường quyền tự do hợp đồng thông qua việc các bên được toàn quyền quyết định về đối tác tham gia ký kết hợp đồng, hình thức hợp đồng, nội dung hợp đồng hay trách nhiệm của các bên khi có vi phạm hợp đồng. Song cũng chính được quy định rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau mà quy định của pháp luật về hợp đồng còn thiếu tính thống nhất, không đồng bộ, mâu thuẫn và chồng chéo lên nhau. Quy định của pháp luật về hợp đồng chưa được quy định trong một văn bản quy phạm pháp luật cụ thể, duy nhất. Các quy định của pháp luật về hợp đồng hiện nay vẫn còn cứng nhắc và tồn tại nhiều lỗ hổng. Những quy định bất hợp lý trong pháp luật về hợp đồng kinh tế, hợp đồng thương mại đã đóng khung các hoạt động kinh doanh vốn dĩ hết sức mềm dẻo, linh hoạt, năng động và nhiều sáng tạo. Những thiếu sót, bất cập, yếu kém của pháp luật về hợp đồng đã gây ra không ít những khó khăn cho các chủ thể khi tham gia giao kết, thực hiện hợp đồng với những lỗi đáng ra không nên có. Những lỗi chung mà các chủ thể thường mắc khi tham gia ký kết, thực hiện hợp đồng thường xoay quanh vấn đề về hình thức của hợp đồng, ủy quyền trong việc ký kết hợp đồng hay về thời hiệu khởi kiện tranh chấp. Điều này đặt ra một yêu cầu cấp thiết cần phải tiến hành một cuộc cải cách pháp luật hợp đồng cho thực sự phù hợp với bối 7 7 cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang trên đà phát triển sâu rộng, đa dạng và mạnh mẽ hiện nay. Nhận thấy tầm quan trọng của pháp luật về hợp đồng cũng như tầm quan trọng của pháp luật về giao kết hợp đồng trong đó đặc biệt là pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa - vấn đề then chốt quyết định sự thành công hay thất bại của một nền kinh tế. Vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có được pháp luật Việt Nam quy định một cách chặt chẽ, các doanh nghiệp Việt Nam có nắm bắt đầy đủ và thực hiện đúng hay không, tôi đã chọn đề tài: “Pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc” để làm rõ hơn về điều này. 2.Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan Với tầm quan trọng không hề nhỏ đối với khả năng tồn tại, phát triển của các doanh nghiệp cũng như đối với nền kinh tế, đã có không ít các công trình khoa học, các bài viết, bài báo, dành mối quan tâm đặc biệt nghiên cứu các vấn đề về hợp đồng (trong đó có vấn đề hợp đồng mua bán hàng hóa). Các góc độ khác nhau, các cấp độ khác nhau của các công trình nghiên cứu, các bài viết, bài báo cho thấy một cái nhìn toàn diện hơn về hợp đồng trên nhiều khía cạnh. Từ tổng thể cho đến chi tiết, có thể nhắc tới một số công trình, bài viết, bài báo như: - Luận văn hợp đồng mua bán hàng hóa từ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH IPC, tác giả Phạm Thị Lan Phương, bảo vệ thành công 2012. Luận văn nghiên cứu quá trình phát triển của hợp đồng cũng như các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa. - Khóa luận Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại tại Việt Nam, tác giả Trần Tuấn Anh, bảo vệ thành công năm 2013. Khóa luận nghiên cứu bản chất pháp lý của hợp đồng, hợp đồng trong lĩnh vực thương mại và lịch sử hình thành, phát triển của các chế định về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại tại Việt Nam. - Luận văn Ký kết hợp đồng kinh tế, tác giả Phạm Mai Phương, bảo vệ thành công năm 2014. Luận văn nghiên cứu những vấn đề cơ bản về chế độ pháp lý của hợp đồng kinh tế, thực trạng ký kết hợp đồng kinh tế và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về ký kết hợp đồng kinh tế. - Bài viết Pháp luật về hợp đồng kinh tế của tác giả Lê Thị Bích Ngọc, đăng trên trang voer.edu.vn ngày 10 tháng 07 năm 2014. Bài viết tập trung 8 8 nghiên cứu về các nguyên tắc ký kết hợp đồng kinh tế trong nền kinh tế thị trường. - Bài viết Bàn về khái niệm và các điều kiện của đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự 2005 của Ts.Ngô Huy Cường, giảng viên khoa Luật, trường Đại học Quốc gia Hà Nội đăng trên Tạp chí dân chủ và pháp luật số tháng 1 năm 2010. Có rất nhiều bài viết, bài báo, công trình khoa học, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hợp đồng. Tuy nhiên lại chưa có bài viết, bài báo, công trình khoa học, nào nghiên cứu vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, đặc biệt nghiên cứu tại một doanh nghiệp cụ thể - Công ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc. Do đó, tôi đã chọn đề tài: “Pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc” để tiếp tục kế thừa và phát triển, nghiên cứu sâu hơn pháp luật hợp đồng về mảng giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. 9 9 3.Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu • Trình bày những lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. • Nghiên cứu thực trạng pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. • Đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. • Đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện khung pháp lý về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Đề tài nghiên cứu: “Pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc”. 4.Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm hai đối tượng chính: - Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về hợp đồng thương mại, điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. - Thực trạng áp dụng pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc. 4.2.Mục tiêu: Khóa luận được xây dựng với mục tiêu làm cho người đọc thấy rõ được các vấn đề pháp lý về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định trong một số văn bản quy phạm pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật đó thông qua nghiên cứu, phân tích thực tiễn áp dụng tại một doanh nghiệp cụ thể. Trên cơ sở phân tích lý thuyết kết hợp phân tích thực tiễn áp dụng tại một doanh nghiệp cụ thể tìm ra mặt tích cực, mặt hạn chế, các lỗ hổng, sai, sót của hệ thống pháp luật quy định các vấn đề liên quan đến giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Từ đó đưa ra một số biện pháp, kiến nghị nhằm xây dựng một khung pháp lý hoàn chỉnh nhất về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong điều kiện hội nhập hiện nay. Từ mục đích nghiên cứu trên, khóa luận đặt ra các mục tiêu cụ thể: - Tìm hiểu, phân tích các khái niệm cơ bản liên quan đến giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. - Nêu ra thực trạng hoạt động giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam và đánh giá thực trạng pháp luật về vấn đề này. 10 10 [...]... đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa Chương 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện khung pháp lý về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa gắn với Công ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 1.Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề giao kết hợp đồng. .. trên thực tế Giống với hình thức miệng, hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết bằng hình thức hành vi có giá trị pháp lý không cao, dễ xảy ra tranh chấp 2.2.7 Nội dung giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa Nội dung giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa chính là nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa Do đó, các quy định pháp luật về nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa cũng chính là các quy định pháp luật về nội... giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa Tuy nhiên, tự do lựa chọn trong khuôn khổ pháp luật cho phép 21 21 Về nguyên tắc, hình thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa phải phù hợp với hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa LTM 2005 không quy định hình thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, song có thể dựa vào quy định của LTM 2005 về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa để xác định hình thức giao kết hợp đồng. .. cực khi Bộ luật dân sự 2005, Luật thương mại 2005 ra đời rất đáng được ghi nhận Tuy nhiên còn nhiều hạn chế Cụ thể:  Về chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa Theo quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa thì một bên chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa phải là thương nhân; hợp đồng mua bán hàng hóa phải được giao kết bời người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hay... tiễn việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thời gian trước (trước khi BLDS 2005, LTM 2005 ra đời và có hiệu lực), các hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết theo lệnh (căn cứ theo Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989) Chính vì vậy, việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trở nên cứng nhắc Thực tiễn này ít nhiều tác động đến việc thiết kế các quy định liên quan trong pháp luật hợp đồng mua bán hàng. .. người thực hiện việc giao kết hợp đồng Việc nhận thức không đúng pháp luật về giao kết hợp đồng có thể gây ra các rủi ro tiềm ẩn sau đó Tuy nhiên có thể giảm thiểu bằng cách nâng cao nhận thức của con người về pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 1.2.3.Nhân tố kỹ thuật Vấn đề an toàn trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa luôn là vấn đề lớn đối với sự thành công của một hợp đồng mua bán hàng. .. đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa - Mức độ chặt chẽ của các quy định pháp luật về hợp đồng - Nhận thức của doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa - Văn hóa doanh nghiệp, 2.Phân tích thực trạng pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa Xuất phát từ quan điểm đòi hỏi phải mở rộng quyền tự chủ kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế, Đại... nhận giao kết hợp đồng 2.2.5 Địa điểm giao kết hợp đồng Căn cứ theo Điều 403 Bộ luật dân sự 2005, địa điểm giao kết hợp đồng dân sự do các bên thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng dân sự là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng 2.2.6 Thời gian giao kết hợp đồng Giao kết hợp đồng là một vấn đề quan trọng trong pháp luật hợp đồng. .. hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh cũng như những rủi ro mà các cá nhân, tổ chức kinh tế có thể gặp phải nếu có nhận thức không đúng về pháp luật hợp đồng trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa Việc nhận thức không đúng của con người về pháp luật về hợp đồng mà đặc biệt là pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng rất có thể dẫn đến hợp đồng không có hiệu lực bởi được giao kết bởi người không... mua bán hàng hóa Việc đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau như: Thứ nhất: Người đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có thể gặp trực tiếp người được đề nghị trao đổi, thỏa thuận và trực tiếp đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa Thứ hai: Người đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có thể gửi lời đề nghị giao kết hợp . thiện khung pháp lý về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Đề tài nghiên cứu: Pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc . 4.Đối. tồn tại trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Chương 3: Qua việc nghiên cứu lý luận pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh. đến giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa; cơ sở ban hành pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa và nội dung pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Chương

Ngày đăng: 14/05/2015, 15:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan