đề cương quản trị doanh nghiệp FDI

45 3.2K 41
đề cương quản trị doanh nghiệp FDI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bao gồm các câu hỏi ôn thi môn Quản trị doanh nghiệp có vốn FDI trường đại học kinh tế quốc dân năm 2015.Thực trạng chuyển giao công nghệ, thu hút vốn fdi vào Việt Nam mới nhất. Ngắn gọn, dễ hiểu, xúc tích.

Contents CHƯƠNG 1: Câu 1.1: Hiểu thế nào là DA FDI? Trình bày thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam đến hết năm 2014, nêu những tồn tại bất cập, phân tích nguyên nhân của các tồn tại và nêu biện pháp giải quyết. 1.1.1. Khái niệm dự án FDI - Dự án là tập hợp các hoạt động bỏ vốn và sử dụng vốn theo một chương trình đã được hoạch định trong một khoảng thời gian tương đối dài nhằm thu được lợi ích lớn hơn cho các nhà đầu tư,cho xã hội và cộng đồng. - Dự ánĐầu tư là tập hợp những ý kiến,đề xuất về việc bỏ vốn đầu tư vào một đối tượng nhất định và giải trình kết quả thu được từ hoạt động đầu tư. - Dự án FDI là: + Những dự án có sự khác nhau về quốc tịch của các nhà đầu tư nước ngoài . + Hoặc/và có sự góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài đến 100% vốn pháp định và có sự phân chia về kết quả kinh doanh. →về bản chất dự án FDI là sự hợp tác theo nguyên tắc thỏa thuận của nhiều quốc gia với quốc tịch,ngôn ngữ,luật pháp,văn hóa và trình độ phát triển khác nhau. 1.1.2. Trình bày thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam đền hết năm 2014 - Tính đến ngày 15/12/2014, Việt Nam có 17.499 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 250,6 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án ĐTNN ước đạt 124,5 tỷ USD, bằng 50 % tổng vốn đăng ký còn hiệu lực. - Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân + Trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 139,9 tỷ USD, chiếm 56% tổng vốn đầu tư, + Tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 48,1 tỷ USD (chiếm 19,2% tổng vốn đầu tư), xây dựng với 11,3 tỷ USD (chiếm 4,5% tổng vốn đầu tư). - Tính đến nay đã có 101 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam + Trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 37,2 tỷ USD (chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư). + Nhật Bản theo sát với 36,8 tỷ USD (chiếm 14,7% tổng vốn đầu tư), + Tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan, Britishvirgin Island, Hồng Kông. 1 - ĐTNN đã có mặt ở 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, + Trong đó thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với 37,9 tỷ USD (chiếm 15% tổng vốn đầu tư), + Tiếp theo là Bà Rịa-Vũng Tàu với 26,7 tỷ USD (chiếm 10,6% tổng vốn đầu tư), + Hà Nội với 23,4 tỷ USD (chiếm 9,3% tổng vốn đầu tư), + Đồng Nai với 21,5 tỷ USD (chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư) + Bình Dương với 19,9 tỷ USD (chiếm 7,9% tổng vốn đầu tư). - Tính từ 1/1/2014 đến 15/12/2014, cả nước có 1.588 dự án ĐTNN mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 15,64 tỷ USD,tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2013. - Ngoài ra, có 594 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 4,58 tỷ USD, bằng 62,4% so với cùng kỳ năm 2013. - Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2014, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 20,23 tỷ USD, bằng 93,5% so với cùng kỳ 2013 và tăng 19% so với kế hoạch năm 2014 (17 tỷ USD). - Trong năm 2014, số lượng các dự án quy mô lớn chiếm tỷ lệ nhỏ. - Cả năm 2014 cả nước thu hút được 4 dự án có quy mô vốn trên 1 tỷ USD, 22 dự án trên 100 triệu USD, 24 dự án trên 50 triệu USD, 157 dự án trên 10 triệu USD. Còn lại là các dự án dưới 10 triệu USD (chiếm 87% tổng dự án cấp mới năm 2014). - Quy mô vốn trung bình của dự án ĐTNN trong năm 2014 khoảng 9,8 triệu USD, thấp hơn so với quy mô vốn bình quân dự án ĐTNN nói chung là 14 triệu USD. - Giai đoạn 1988-1996: + Nhịp độ thu hút FDI tăng nhanh và quy mô bình quân của dự án ngày càng lớn + Số dự án đến năm 1996 là 326, trung bình vốn đầu tư mỗi dự án là 14,2 triệu USD - Giai đoạn 1997- 2000: + Nhịp độ thu hút FDI giảm đáng kể, đồng thời quy mô bình quân một dự án giảm đi rõ rệt + Số dự án đến năm 2000 là 324, được cấp giấy chứng nhận xin hoãn, giãn tiến độ lên tới 6- 7 tỷ USD + Nhiều doanh nghiệp phải sản xuất cầm chừng hoặc thu hẹp quy mô sản xuất - Giai đoạn 2001-2005: + Vốn thực hiện đều tăng năm sau cao hơn năm trước( tỷ trọng tăng trung bình 40,5%) + Số vốn đầu tư giảm vào năm 2002 nhưng sau đó tăng đều qua các năm + Số các dự án cấp mới trong giai đoạn có sự biến động không đều và phần lớn là có các dự án có quy mô vừa và nhỏ 2 + Số dự án lên tới 798 và vốn đầu tư rút giấy chứng nhận là 1270 triệu USD - Giai đoạn 2006- 2010: + Số dự án tăng giảm thất thường, tháng 6/2010 có 438 dự án + Từ năm 2006- 2008 cả số dự án và lượng vốn đầu tư tăng nhanh qua các năm • Năm 2008 tăng gấp 2 về số dự án là 1557 dự án và gấp 6 về số vốn đầu tư so với năm 2006 có 833 dự án • Do khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008 nên giảm mạnh trở đi - Giai đoạn 2011- 2014: + Do bất ổn kinh tế toàn cầu, kinh tế trong nước cũng khó khăn tăng trưởng chậm hơn trước giá cả tăng lạm phát thất thường, thị trường đầu ra khó khăn + 2012: Nguồn vốn đầu tư cả trong và ngoài nước hạn hẹp hơn, xu thế đầu tư chậm lại, vốn FDI đăng kí mới chỉ đạt 4,67 tỷ USD, giảm 24,6% so với cùng kỳ + 6/2012: Vốn tăng thêm của các doanh nghiệp hiện có chỉ đạt 1,62 tỷ USD giảm 35,5% so với 6 tháng đầu năm trước + Tính đến hết tháng 2/2013, Việt Nam đã thu hút được 14.550 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt gần 211 tỷ USD, vốn thực hiện đạt gần 100 tỷ USD + Theo cục đầu tư nước ngoài, bộ kế hoạch và đầu tư, tính chung cả cấp mới và tăng vốn trong 12 tháng năm 2014, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 20,23 tỷ USD, bằng 93,5% so với cùng kỳ 2013 và tăng 19% so với kế hoạch năm 2014 ( 17 tỷ USD) + Về vốn thực hiện tính đến ngày 15/5 2014, ước tính các dự án nước ngoài giải ngân được 12,35 tỷ USD, tăng 7,4% so với 2013 và tăng 29% so với kế hoạch 2014 + Về lĩnh vực đầu tư, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài với 744 dự án đầu tư đăng ký mới + Tổng số vốn cấp mới tăng thêm là 14,49 tỷ USD, chiếm 71,6% tổng số vốn đầu tư đăng ký trong năm 2014 + Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 35 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 2,54 tỷ USD + Đứng thứ 3 lĩnh vực xây dựng tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,05 tỷ USD, chiếm 5,2% tổng vốn đăng ký 1.1.3. Những bất cập tồn tại trong thu hút FDI ở Việt Nam - Mặc dù nhìn chung quy mô các dự án đều tăng qua các thời kỳ nhưng các năm trong một thời kỳ thì có sự không đều 3 + Giai đoạn 2006-6/2010 quy mô trung bình 1 dự án của năm 2006,2007 lần lượt là 12,2 triệu USD; 13,8 triệu USD và tăng vọt lên 46 triệu USD/ 1 dự án năm 2008 + Giảm mạnh xuống chỉ còn trung bình 25,6 triệu USD/ dự án vào năm 2009 và 19,2 triệu USD/ dự án trong 6 tháng năm 2010 - Hình thức thu hút vốn FDI chưa phong phú , khả năng góp vốn của bên Việt Nam còn hạn chế - Xu thế hiện nay FDI tập trung vào lĩnh vực dịch vụ, trong khi đó Việt Nam là một nước nông nghiệp điều này dẫn đến tình trạng mất cân đối ngành nghề, lãnh thổ - Chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI còn hạn chế, chưa đạt được mục đích tiếp cận công nghệ hiện đại - Công tác giải phóng mặt bằng là mặt hạn chế chậm được khắc phục của môi trường đầu tư Việt Nam - Việc xử lý chất thải của các dự án FDI tập trung tại các khu công nghiệp tập trung ảnh hưởng nhất định đến môi trường tự nhiên cũng như xã hội 1.1.4. Phân tích nguyên nhân của các tồn tại - Nguyên nhân từ phía Nhà nước: + Hệ thống chính sách còn bộc lộ nhiều yếu kém và thiếu đồng bộ công tác quy hoạch còn chậm, chưa cụ thể chất lượng không cao + Sự phối hợp trong quản lý hoạt động FDI giữa các bộ, ngành địa phương chưa chặt chẽ mang nặng bện thành tích, nhận thức - Nguyên nhân từ phía nhà đầu tư: + Vì mục tiêu lợi nhuận các nhà đầu tư làm trái quy định của Nhà nước cũng như cam kết + Chuyển giao công nghệ lạc hậu tới nước sở tại - Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo đặc biệt là công nhân kỹ thuật và kỹ sư - Nước ta có xuất phát điểm của nền kinh tế thấp quy mô nhỏ bé kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn kém - Các ngành công nghiệp phụ trợ, trình độ công nghệ chưa phát triển, năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất cao 1.1.5. Biện pháp giải quyết - Hoàn thiện các môi trường pháp lý - Tiếp tục củng cố các điều kiện để thu hút FDI: + Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực + Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật 4 + Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư - Quy hoạch hợp lý Câu 1.2: Trình bày thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam đến hết năm 2014, nêu những tồn tại bất cập, phân tích nguyên nhân của các tồn tại và nêu biện pháp giải quyết. 1.2.1. Các khái niệm liên quan. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài + Là việc nhà đầu tư nước này đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào sang nước khác + Để tiến hành các hoạt động đầu tư và nắm quyền sở hữu cơ sở kinh doanh đó. - Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài + Là những dự án đầu tư do các tổ chức kinh tế và cá nhân ở nước ngoài tự mình hoặc cùng với các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân ở nước tiếp nhận đầu tư bỏ vốn vào một đối tượng nhất định ở nước sở tại + Trực tiếp quản lý và điều hành đối tượng bỏ vốn đó để thu được lợi ích 1.2.2. Trình bày thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam. - Dự án và số vốn FDI đăng kí: tính đến hết năm 2014, tổng vốn đăng ký 250,6 tỷ USD, 1.588 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 15,64 tỷ USD, - Số dự án còn hiệu lực: Tính đến ngày 15/12/2014, Việt Nam có 17.499 dự án còn hiệu . - Số vốn còn hiệu lực: Vốn thực hiện lũy kế của các dự án ĐTNN ước đạt 124,5 tỷ USD, bằng 50 % tổng vốn đăng ký còn hiệu lực. - Đối tác đầu tư: + Có 101 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. + Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm là 7,32 tỷ USD, chiếm 36,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; + Hồng Kông đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm là 3 tỷ USD, chiếm 14,8 % tổng vốn đầu tư; + Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm là 2,79 tỷ USD, chiếm 13,8% tổng vốn đầu tư; + Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 4 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm khoảng 2,05 tỷ USD, chiếm 10,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. - Lĩnh vực đầu tư: + Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 774 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 14,49 tỷ USD, chiếm 71,6% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 12 tháng năm 2014. + Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 35 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 2,54 tỷ USD, chiếm 12,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. + Đứng thứ 3 là lĩnh vực xây dựng với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,05 tỷ USD, chiếm 5,2% tổng vốn đăng ký. - Địa bàn đầu tư: + Dẫn đầu về đầu tư nước ngoài là Thái Nguyên với 3,35 tỷ USD vốn đăng ký mới và vốn tăng thêm, chiếm 16,6% tổng vốn đầu tư của cả nước. 5 + Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm là 3,1 tỷ USD, chiếm 15,4% tổng vốn đầu tư của cả nước. + Đồng Nai đứng thứ 3 với 1,83 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm. - Hình thức đầu tư: + 6 hình thức: 100% vốn nước ngoài; liên doanh; hợp đồng BOT,BT,BTO; hợp đồng hợp tác kinh doanh; công ty cổ phần; công ty mẹ con. + Trong đó, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm ưu thế cả về số lượng dự án lẫn tổng vốn đầu tư đăng ký, vượt trội hơn hẳn các hình thức đầu tư còn lại. - Dự án và số vốn tăng mới: + Tính đến ngày 15/12/2014 cả nước có 1.588 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 15,64 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2013. + Có 594 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 4,58 tỷ USD, bằng 62,4% so với cùng kỳ năm 2013. 1.2.3. Các tồn tại bất cập trong hoạt động thu hút FDI vào Việt Nam. - Khả năng hấp thụ nguồn vốn còn khiêm tốn, chất lượng của nguồn vốn chưa cao; - Việc thu hút các dự án đầu tư công nghệ cao còn hạn chế; - Chuyển giao công nghệ còn chậm; còn có doanh nghiệp ĐTNN sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; - Mối liên kết ngang và dọc giữa các doanh nghiệp ĐTNN và doanh nghiệp trong nước chưa cao; - Tình trạng tranh chấp lao động và đình công còn diễn ra ở một số nơi, ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư. - Hoạt động FDI chỉ tập trung tại một số địa phương có nhiều lợi thế, tạo ra khoảng cách phát triển giữa các địa phương trong cả nước. - Đầu tư tập trung vào lĩnh vực dịch vụ, gây mất cân đối ngành nghề, lãnh thổ. - Công tác giải phóng mặt bằng là hạn chế chậm được khắc phục của môi trường đầu tư của Việt Nam. - Khả năng tạo việc làm chưa ổn định, mới chỉ tạo việc làm trực tiếp cho lao động có tay nghề tương đối cao. 1.2.4. Nguyên nhân của các tồn tại trong hoạt động FDI ở Việt Nam. - Nguyên nhân từ phía Nhà nước: + Hệ thống luật pháp, chính sách ưu đãi về đầu tư chưa đồng bộ. + Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện nhưng tiến độ chậm hơn so với các nước trong khu vực, trong khi cạnh tranh diễn ra gay gắt. + Công tác quy hoạch còn có những bất hợp lý, nặng về xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước. + Trình độ quản lý còn yếu kém dẫn đến tranh chấp lao động, xúc tiến đầu tư còn bất cập, thiếu tính chuyên nghiệp. + Sự phối hợp trong quản lý giữa các bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ. - Nguyên nhân từ phía nhà đầu tư: + Trong quá trình thực hiện cố ý làm trái quy định của Nhà nước. + Chuyển giao công nghệ lạc hậu. + Không thực hiện thảo ước lao động tập thể. 6 + Đối xử với lao động hà khắc. - Nguyên nhân khác: + Thiếu hụt nhân lực qua đào tạo. + Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội còn kém, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển. + Trình độ công nghệ thấp, chi phí sản xuất cao,… 1.2.5. Một số giải pháp khắc phục các tồn tại trong hoạt động FDI ở Việt Nam. - Hoàn thiện môi trường pháp lý: + Rà soát, sửa đổi chính sách, pháp luật. + Hoàn thiện cơ chế liên thông-một cửa ở các cấp lãnh đạo. + Tăng cường năng lực quản lý FDI của các cơ quan chức năng. + Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ. - Tiếp tục củng cố các điều kiện để thu hút FDI + Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. + Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật. + Tăng cường công xúc tiến đầu tư. Câu 1.3: Hiểu thế nào là vòng đời của DA FDI? Vẽ sơ đồ vòng đời DA FDI và ghi chú các nội dung cơ bản của QT DA FDI theo chu trình vòng đời DA FDI. 1.3.1. Vòng đời của DA FDI - Đầu tư: các hoạt động bỏ vốn và sử dụng vốn theo 1 chương trình đã được hoạch định trong 1 thời gian dài nhằm thu được lợi ích lớn hơn. - FDI: việc nhà đầu tư nước này đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào sang nước khác để tiến hành các hoạt động đầu tư và nắm quyền quản lý cơ sở KD đó. - Dự án FDI: là hoạt động đầu tư do các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài tự mình hoặc tham gia bỏ vốn với các tổ chức hoặc cá nhân của nước tiếp nhận đầu tư, trực tiếp quản lý và điều hành đối tượng bỏ vốn để thu lợi cho chủ đầu tư và cho xã hội. - Vòng đời dự án FDI: là khoảng thời gian từ khi bắt đầu nghiên cứu cơ hội đầu tư hoặc có ý đồ đầu tư ở nước sở tại cho đến khi kết thúc hoạt động và thanh lý dự án đó. - Vòng đời của dự án bao gồm: + Giai đoạn hình thành dự án FDI + Giai đoạn triển khai thực hiện dự án FDI + Giai đoạn triển khai và vận hành dự án FDI + Giai đoạn kết thúc hoạt động của dự án 1.3.2. Sơ đồ vòng đời DA FDI 7 1.3.3. Nội dung cơ bản của QT DA FDI Căn cứ vào giai đoạn của dự án( theo chu trình vòng đời DA) - Giai đoạn hình thành dự án FDI: được tính từ khi hình thành ý đồ đầu tư cho đến khi dự án được cấp giấy chưng nhận đầu tư + Xây dựng dự án FDI cơ hội • Mục tiêu của dự án • Thị trường cho dự án • Địa điểm thực hiện dự án • Ước tính nhu cầu các yếu tố đầu vào và vận tải • Công nghệ áp dụng đối với dự án FDI • Vốn đầu tư, nguồn vốn, hiệu quả kinh tế và hình thức thực hiện + Xây dựng dự án FDI tiền khả thi + Tìm chọn đối tác nước ngoài, xúc tiến và ký kết các hợp đồng đầu tư. • Tìm chọn đối tác nước ngoài • Xúc tiến đầu tư • Đàm phán và ký kết hợp đồng đầu tư + Lập hồ sơ dự án FDI gửi lên cơ quan cấp giấy chứng nhận có thẩm quyền + Đăng ký đầu tư hoặc thẩm định dự án FDI + Cấp giấy chứng nhận đầu tư (hoặc gửi thông báo bãi bỏ) dự án cho chủ đầu tư - Giai đoạn triển khai thực hiện dự án FDI (được tính từ khi dự án được cấp giấy chứng nhân đầu tư đến khi bàn giao công trình để đưa vào hoạt động SXKD) + Xúc tiến các thủ tục nhận đất hoặc thuê đất + Hình thành bộ máy quản trị doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính của pháp nhân mới + chuẩn bị mặt bằng thi công công việc + Tổ chức tuyển chọn tư vấn khảo sát thiết kế, giám định kĩ thuật và chất lượng công trình + Lập hồ sơ xin duyệt thiết kế xây dựng và triển khai xây dựng công trình + Tổ chức đấu thầu xây dựng, mua sắm thiết bị + Tiến hành góp vốn theo tiến độ thảo thuận + Ký kết hợp đồng với các nhà thầu để thực hiện dự án 8 + Xin duyệt kế hoạch nhập khẩu để xây dựng cơ bản tạo tài sản cố định + Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng + Tuyển dụng và đào tạo lao động + Lắp đặt thiết bị, máy móc + tổ chức nghiệm thu công trình và bàn giao công trình đưa vào sản xuất KD - Giai đoạn vận hành dự án FDI ( được tính từ khi dự án được bàn giao để đưa vào SXKD chính thức) + Tổ chức bộ máy QTDN FDI + Hoạch định chương trình kinh doanh của doanh nghiệp FDI + Quản trị sản xuất trong doanh nghiệp FDI + Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp FDI + Quản trị tài chính trong doanh nghiệp FDI + Quản trị hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp FDI + Quản trị tranh chấp và thanh lý tài sản trong doanh nghiệp FDI - Giai đoạn kết thúc hoạt động của dự án FDI (khi dự án hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy CNĐT mà các bên không muốn kéo dài thêm dự án hoặc khi dự án phải giải thể vì các lý do như phá sản…) + Thông báo chấm dứt hoạt động của dự án trên các báo trung ương và địa phương + Tiến hành thanh lý tài sản của dự án, của doanh nghiệp theo quy định pháp lý của nước sở tại + Ban thanh lý phải báo cáo kết quả thanh lý cho hội đồng quản trị thông qua và gửi cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư xin chuẩn y. Câu 1.4: Phân tích các đặc trưng cơ bản của DA FDI. * Dự án FDI có 7 đặc trưng cơ bản: 1. Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc tự mình quản lí điều hành đối tượng bỏ vốn. + Đây là sự khác biệt cơ bản giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài. + Nhà đầu tư nước ngoài chịu trách nhiệm với đồng vốn mình bỏ ra. + Đối tượng bỏ vốn: nhà đầu tư nước ngoài, hoặc nhà đầu tư trong nước với hình thức liên doanh. + Tham gia quản lí: liên doanh với đối tượng kinh doanh khác ở nước sở tại để cùng điều hành quản lí. 9 + Tự mình quản lí: công ty 100% vốn nước ngoài, quyền điều hành hoàn toàn thuộc về chủ đầu tư. 2. Các bên tham gia vào dự án FDI có quốc tịch khác nhau đồng thời sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau. + Quốc tịch khác nhau: do DA FDI là dự án do các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài tự mình hoặc liên kết các tổ chức, cá nhân trong nước. + Ngôn ngữ khác nhau: mỗi quốc gia sử dụng ngôn ngữ riêng của mình. + Vấn đề đặt ra: Nhà quản trị cần tìm hiểu văn hóa, pháp luật, môi trường kinh doanh đối tác. 3. Dự án FDI chịu sự chi phối đồng thời của nhiều hệ thống pháp luật: luật pháp của các quốc gia xuất thân của các bên và luật pháp quốc tế. + Sự chi phối chủ yếu từ nhà nước, pháp luật từ nước sở tại đối với nhà đầu tư nước ngoài. + DA FDI là sự án đầu tư từ quốc gia này sang quốc gia khác nên nó chịu sự chi phối của luật pháp, chính sách các quốc gia này. + Ngoài ra, còn chịu sự chi phối của luật pháp quốc tế. + Vấn đề đặt ra: Nhà đầu tư phải nắm chắc được hệ thống luật của nước sở tại. 4. Có sự gặp gỡ cọ xát giữa các nền văn hóa khác nhau trong quá trình hoạt động của dự án. + Các bên tham gia vào dự án có quốc tịch khác nhau, ngôn ngữ khác nhau, nên họ theo những nền văn hóa khác nhau. + Trong quá trình làm việc các bên trao đổi kinh nghiệm, có quá trình giao lưu, cọ xát văn hóa. + Vấn đề đặt ra: nhà quản trị phải am hiểu văn hóa nước sở tại. 5. Các sự án FDI được thực hiện thông qua nhiều hình thức đầu tư có tính đặc thù. + Tùy vào mục tiêu, khả năng kinh doanh cũng như luật pháp tại nước sở tại mà có thể lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp. + Các pháp nhân có yếu tố nước ngoài: là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc các doanh nghiệp liên doanh. + Hợp đồng hợp tác kinh doanh: hợp đồng ghi rõ thỏa thuận của các bên: tỉ lệ góp vốn, chế độ tài chính, phương thức chia lợi nhuận + Những hợp đồng này là căn cứ của sự hợp tác và giải quyết tranh chấp. + Hợp đồng xây dựng- kinh doanh –chuyển giao: hình thức đầu tư được kí giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư + Khu vực đầu tư tập trung đặc biệt có yếu tố nước ngoài: các khu vực công nghiệp tập trung hoặc các khu chế xuất. + Vấn đề đặt ra: nhà quản trị cần có những công cụ, hình thức quản trị phù hợp với mỗi đặc thù trong đầu tư. 10 [...]... thể quản trị lên đối tượng quản trị trong doanh nghiệp bằng các phương pháp công cụ và biện pháp quản trị nhằm hướng hoạt động của toàn doanh nghiệp đi theo các mục tiêu trong ngắn hạn và dài hạn mà các nhà quản trị đã xác định 2.1.2 Các cấp quản trị - K/n cấp quản trị: là sự phân bố không gian quá trình quản trị theo chiều dọc, nhằm hình thành hệ thống thứ bậc trong hệ thống quả trị - Các cấp quản trị: ... của doanh nghiệp FDI 2.4.1: Khái niệm -Doanh nghiệp FDI :là một thuật ngữ chỉ tất cả các loại hình doanh nghiệp , có tư cách pháp nhân tại nước sở tại , bên nước ngoài có tỉ lệ góp vốn tối thiểu đủ để tham gia vào bộ máy quản trị của doanh nghiệp Họ trực tiếp quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thu được lợi ích cho tất cả các bên 2.4.2 Phân tích các đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp FDI. .. thuận lợi kinh doanh 19 Câu 2.6: Phân biệt quản lý nhà nước đối với các DN FDI và quản trị doanh nghiệp FDI? 2.6.1: Khái niệm -Doanh nghiệp FDI :là một thuật ngữ chỉ tất cả các loại hình doanh nghiệp , có tư cách pháp nhân tại nước sở tại , bên nước ngoài có tỉ lệ góp vốn tối thiểu đủ để tham gia vào bộ máy quản trị của doanh nghiệp Họ trực tiếp quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thu... án FDI để đạt được mục tiêu mà DN FDI hướng tới 2.6.2 Phân biệt QLNN với DN FDI và quản trị DN FDI Tiêu chí QLNN với DN FDI Quản trị DN FDI Cấp độ vĩ mô, quốc gia Cấp độ vi mô, trong 1 doanh nghiệp Vai trò Điều tiết các yếu tố vĩ mô tác động tới nguồn và doanh nghiệp FDI Lên kế hoạch, vận hành, kiểm soát… hoạt động của DN FDI để đạt được mục tiêu đề ra Mục tiêu Tạo môi trường kinh tế, xã hội, chính trị, cơ... giai đoạn của dự án FDI • Dự án FDI có những giai đoạn nào • Lý do chia theo giai đoạn để quản trị 1.5.3: Nội dung quản trị dự án FDI theo lĩnh vực quản trị - - - - - Quản trị về tổ chức +Là loại hình quản trị thực hiện đến công việc liên quan đến con người +Cử chủ nhiệm dự án và sắp xếp cán bộ vào các vị trí trong tổ chức Quản trị về nội dung của dự án +Quy định thống nhất các vấn đề được trình bày... mới và tăng thêm là 1,08 tỷ USD + Theo loại hình doanh nghiệp 35 Tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên phạm vi toàn quốc là 9093 doanh nghiệp. Trong đó doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là 7543 doanh nghiệp gấp 8,8 lần năm 2000, bình quân giai đoạn 2000-2013 mỗi năm tăng xấp xỉ 20%, chiếm 83% trong tổng số Doanh nghiệp liên doanh là 1550 doanh nghiệp gấp 2,3 lần năm 2000, bình quân giai đoạn 20002013... cứu nội dung quản trị nhân sự của dự án FDI + Con người và bộ máy tổ chức của dự án là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của một dự án + Vấn đề cơ bản của quản trị nhân sự trong dự án FDI: • Thiết kế mô hình tổ chức bộ máy quản trị của doanh nghiệp • Xác định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận trong bộ máy quản trị • Xác định biên chế cho từng bộ phận của bộ máy quản trị và toàn... tiến hành và ảnh hưởng tới tiến độ dự án FDI Câu 7.2: Thế nào là quản trị triển khai dự án FDI? Phân tích các nội dung quản trị triển khai thực hiện dự án FDI 7.2.1 Khái niệm quản trị triển khai dự án FDI - Khái niệm FDI: Là việc nhà đầu tư trực tiếp bỏ vốn sang nước khác để tiến hành các hoạt động đầu tư và nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh đó - Khái niệm dự án FDI: Là những DA đầu tư do các tổ chức... án FDI, trong đó hoạt động phân công và phối hợp các đối tượng quản trị là hoạt động cơ bản giúp cho các dự án FDI đi vào hoạt động theo đúng tiến độ đề ra 7.2.2 Phân tích nội dung quản trị triển khai thực hiện dự án FDI Nội dung quản trị triển khai dự án FDI bao gồm các công việc 32 1 Xác định các công việc và trình tự để triển khai dự án FDI - Các công việc: + + Công việc thuộc về bộ máy quản lý doanh. .. trưởng tổ sản xuất trưởng ngành 2.1.3 Các bộ phận quản trị trong doanh nghiệp - K/n: bộ phận quản trị là quá trình phân bố không gian của quản trị theo chiều ngang,nhằm hình thành hệ thống tham mưu trong bộ máy quản trị - Vai trò + Là căn cứ để phân chia các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận quản trị + Người đứng đầu của từng bộ phận quản trị là thủ trưởng của cấp đó và là người tham mưu

Ngày đăng: 14/05/2015, 13:23

Mục lục

    Câu 2.2: Phân tích các kỹ năng quản trị của doanh nghiệp

    Câu 2.6: Phân biệt quản lý nhà nước đối với các DN FDI và quản trị doanh nghiệp FDI?

    Câu 5.2: Trình bày các chỉ tiêu thường áp dụng để phân tích hiệu quả kinh tế xã hội của dự án FDI trên thế giới và ở VN. Hãy giải thích vì sao VN lại sử dụng các chỉ tiêu đó? Chỉ ra các nhược điểm của hệ thống chỉ tiêu của VN?

    Câu 6.1: Phân tích khái niệm thẩm định dự án FDI. Liên hệ thực tiễn về công tác thẩm định các dự án FDI tại Việt nam (đến thời điểm gần nhất), chỉ ra các tồn tại trong công tác thẩm định các dự án FDI và nêu các giải pháp khắc phục các tồn tại đó

    Câu 6.2: Phân biệt thẩm định và quản trị thẩm định dự án FDI

    Câu 4.4: Phân tích tác động của CGCN đối với bên cung cấp công nghệ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan