Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả

129 601 1
Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến việc tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó đặc biệt là nâng cao hoạt động quản trị tài chính.Đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin, phân tích báo cáo tài chính được coi là công cụ đắc lực lực giúp doanh nghiệp nhận thức đúng đắn về thực trạng hoạt động tài chính, đồng thời dự báo được tiềm năng tài chính trong tương lai, xác định đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân cũng như giải pháp hữu hiệu để ổn định và củng cố hoạt động tài chính của công ty. Kết quả của công tác phân tích báo cáo tài chính chính xác, kịp thời và khoa học sẽ là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp đưa ra các quyết định có tính chiến lược trong kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.Sản xuất xi măng là một ngành kinh tế quan trọng, đã có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế nước nhà. Với vai trò là một ngành kinh tế mũi nhọn và rất nhạy cảm với sự thay đổi của nền kinh tế trong nước cũng như thế giới, đứng trước những biến động về kinh tế và áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, để tiếp tục đứng vững, bảo toàn và phát triển nguồn vốn, các doanh nghiệp sản xuất xi măng nói chung và công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả nói riêng cần phải tăng cường công tác quản lý tài chính. Trong đó việc hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả được xem là việc làm cần thiết đảm bảo cho sự phát triển bền vững lâu dài của công ty.Tuy nhiên trên thực tế, công tác phân tích báo cáo tài chính vẫn chưa được quan tâm thích đáng trong quá trình quản lý tại công ty Xi măng Cẩm Phả. Xuất phát từ thực tế trên, tôi xin chọn đề tài luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả”

MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT LỰA CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến việc tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó đặc biệt là nâng cao hoạt động quản trị tài chính. Đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin, phân tích báo cáo tài chính được coi là công cụ đắc lực lực giúp doanh nghiệp nhận thức đúng đắn về thực trạng hoạt động tài chính, đồng thời dự báo được tiềm năng tài chính trong tương lai, xác định đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân cũng như giải pháp hữu hiệu để ổn định và củng cố hoạt động tài chính của công ty. Kết quả của công tác phân tích báo cáo tài chính chính xác, kịp thời và khoa học sẽ là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp đưa ra các quyết định có tính chiến lược trong kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Sản xuất xi măng là một ngành kinh tế quan trọng, đã có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế nước nhà. Với vai trò là một ngành kinh tế mũi nhọn và rất nhạy cảm với sự thay đổi của nền kinh tế trong nước cũng như thế giới, đứng trước những biến động về kinh tế và áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, để tiếp tục đứng vững, bảo toàn và phát triển nguồn vốn, các doanh nghiệp sản xuất xi măng nói chung và công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả nói riêng cần phải tăng cường công tác quản lý tài chính. Trong đó việc hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả được xem là việc làm cần thiết đảm bảo cho sự phát triển bền vững lâu dài của công ty. Tuy nhiên trên thực tế, công tác phân tích báo cáo tài chính vẫn chưa được quan tâm thích đáng trong quá trình quản lý tại công ty Xi măng Cẩm Phả. Xuất phát từ thực tế trên, tôi xin chọn đề tài luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả” 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU Các vấn đề về phân tích tài chính nói chung và phân tích báo cáo tài chính nói riêng đã được nhiều tác giả quan tâm, đề cập đến trong các sách báo, tạp chí, công trình nghiên cứu. Các công trình chuyên về phân tích báo cáo tài chính đã đề 1 cập đến các vấn đề cơ bản của phân tích báo cáo tài chính như hệ thống chỉ tiêu phân tích, phương pháp, cơ sở dữ liệu và tổ chức công tác phân tích…Một số công trình nghiên cứu quan trọng trong thời gian qua: “Hoàn thiện lập và phân tích báo cáo tài chính với việc tăng cường quản lý tại các công ty xổ số Kiến thiết khu vực Nam Trung Bộ” (Trần Thị Cẩm Thanh, 2001) “Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Điện lực I” (Cung Tố Lan, 2004) “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính trong các công ty cổ phần Dược Việt Nam” (Nguyễn Thị Hằng, 2006) “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại tập đoàn Phú Thái” (Phạm Thị Thanh, 2007) “Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tính hình tài chính tại Tổng công ty Sông Đà” (Lê Thị Hương Lan, 2008) “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam” (Trần Thị Minh Hương, 2008) “Hoàn thiện kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính với việc tăng cường quản trị tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” (Phạm Thành Long, 2008) Bên cạnh đó cũng có nhiều công trình nghiên cứu trong đó phân tích báo cáo tài chính chỉ là một phần bên cạnh nhiều chủ đề khác như cuốn giáo trình “Kế toán kiểm toán và phân tích tài chính doanh nghiệp” của GS.Ngô Thế Chi, PGS. Đoàn Xuân Tiên, PGS. Vương Đình Huệ ngoài các nội dung về kế toán, kiểm toán đã đề cập đến nội dung và các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính. Cuốn “Lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính” của các tác giả PGS. Nguyễn Văn Công, PGS. Nguyễn Năng Phúc, TS. Trần Quý Liên bên cạnh các vấn đề về nội dung, cách thức lập báo cáo tài chính đã đề cập đến nội dung, phương pháp phân tích và các chỉ tiêu được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính… Hầu hết những nghiên cứu của các tác giả đã đề cập đến hệ thống báo cáo tài chính, công tác phân tích báo cáo tài chính và phân tích tình hình tài chính của một ngành hoặc một doanh nghiệp cụ thể. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về công tác phân tích báo cáo tài chính tại doanh nghiệp sản xuất xi măng, đặc biệt là đối với công ty CP Xi măng Cẩm Phả. Ngoài ra, với thời điểm kinh tế gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua và dự kiến sẽ tiếp tục khó khăn trong thời gian tới đã đặt ra nhiều thách thức và yêu cầu cạnh tranh gay gắt hơn, phức tạp hơn. Vì vậy, nghiên 2 cứu này hoàn toàn không trùng lắp với các công trình nghiên cứu đã được triển khai từ trước đến nay. Việc nghiên cứu có thể cho phép nhận dạng rõ hơn bối cảnh, thách thức và các vấn đề mới chưa được đề cập. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Tổng hợp và hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp - Xem xét và đánh giá thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính của Công ty CP Xi măng Cẩm Phả - Đề ra các quan điểm và phương hướng nhằm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu, phương pháp phân tích báo cáo tài chính phù hợp với đặc điểm cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của công ty CP Xi măng Cẩm Phả 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần xi măng Cẩm Phả nói riêng. Luận văn sẽ đi sâu vào nghiên cứu nội dung phân tích, hệ thống các chỉ tiêu, phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại công ty CP Xi măng Cẩm Phả… - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác phân tích báo cáo tài chính áp dụng cho công ty cổ phần xi măng Cẩm Phả qua các giai đoạn phát triển từ trước đến nay 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Luận văn sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh… - Số liệu được trình bày trong luận văn được thu thập từ hai nguồn sơ cấp và thứ cấp: Số liệu thứ cấp thu thập từ các nguồn báo chí, internet, tài liệu nội bộ như: Báo cáo tài chính, báo cáo phân tích giá thành,chi phí của công ty CP Xi măng Cẩm Phả… Số liệu sơ cấp: phỏng vấn các trưởng phòng và cán bộ của công ty CP Xi măng Cẩm Phả 6. KHUNG LÝ THUYẾT Phần bên dưới diễn tả mối quan hệ giữa tổ chức phân tích báo cáo tài chính với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt quản trị tài chính của doanh nghiệp nói riêng. Từ đó ta thấy được vai trò, vị trí của công tác phân tích báo cáo tài chính cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới công tác phân tích báo cáo tài chính như: chế độ, chính sách kế toán; nội dung và phương pháp phân tích; hệ thống chỉ tiêu 3 phân tích; tổ chức phân tích báo cáo tài chính định Các nhân tố tác động tới công tác phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp có thế được lượng hóa dưới dạng hàm: PTBCTC = b0 + b1 * cơ sở dữ liệu và tổ chức phân tích + b2* nội dung và hệ thống chỉ tiêu phân tích + b3* phương pháp phân tích + R 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Tên của luận văn: “Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả” Luận văn gồm 3 chương cụ thể như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả Chương 3: Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả 4 Ra quyết định Đặc thù ngành, DNMôi trường kinh doanh Quá trình hoạt động SXKD của Doanh nghiệp Các phương pháp và chính sách kế toán BÁO CÁO TÀI CHÍNH BÁO CÁO PHÂN TÍCH NHÀ QUẢN TRỊ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH Nội dung, phương pháp, hệ thổng chỉ tiêu, tổ chức phân tích BCTC CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Báo cáo tài chính doanh nghiệp 1.1.1.1. Bản chất và vai trò của báo cáo tài chính Kế toán có thể xem như một quy trình công nghệ về thu thập, phản ánh, xử lý, kiểm tra, tổng hợp, phân tích và cung cấp thông tin mà sản phẩm hoàn thành của quy trình công nghệ này chính là các báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính được lập trong giai đoạn cuối của quy trình trên có nhiệm vụ tổng hợp toàn bộ các thông tin kinh tế- tài chính từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị hoạch toán trong một thời kỳ nhất định. Như vậy, báo cáo tài chính là sản phẩm của kế toán tài chính, tổng hợp và phản ánh một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản và nguồn vốn của một doanh nghiệp tại một thời điểm; tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh; tình hình và kết quả lưu chuyển tiền tệ; tình hình vận động sử dụng vốn của một doanh nghiệp qua một kỳ kế toán. Báo cáo tài chính cung cấp thông tin kinh tế, tài chính hữu ích cho việc đánh giá thực trạng tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính đã qua và những dự đoán trong tương lai. Thông tin từ báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh hoặc các quyết định về đầu tư. Qua các thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính, người sử dụng có thể đánh giá được tình hình tài chính của 5 doanh nghiệp tại một thời điểm cũng như khả năng sinh lời từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, đồng thời đánh giá được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hay dự đoán sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Xét trong mối quan hệ giữa hệ thống thông tin kế toán với việc ra quyết định thì báo cáo tài chính là sản phẩm đầu ra của một quy trình kế toán nhưng đồng thời lại là sản phẩm đầu vào quan trọng cho việc ra các quyết định kinh doanh của nhà quản lý. Có thể thấy được vai trò của các báo cáo tài chính đối với hoạt động quản trị doanh nghiệp trong mối quan hệ giữa hệ thống thông tin kế toán và việc ra quyết định thông qua mô hình sau: Sơ đồ 1.1: Vai trò của Báo cáo tài chính Từ mô hình trên có thể thấy, để đưa ra được các quyết định quan trọng đối với hoạt động quản trị của doanh nghiệp, cần phải xây dựng được một hệ thống thông tin kế toán đầy đủ, kịp thời và chính xác, mà cơ sở dữ liệu quan trọng để đưa ra được những thông tin tốt nhất cho người sử dụng là hệ thống các báo cáo tài chính. Hệ thống các báo cáo tài chính với số liệu trung thực, chính xác sẽ là kênh chuyển tải thông tin hữu ích cho các nhà quản lý doanh nghiệp cũng như các đối 6 Hệ thống thông tin kế toán Hệ thống thông tin kế toán Thông tin tài chính Thông tin tài chính Thông tin phi tài chính Thông tin phi tài chính Báo cáo tài chính Báo cáo tài chính Báo cáo quản trị nội bộ Báo cáo quản trị nội bộ Người ra quyết định bên ngoài Người ra quyết định bên ngoài Người ra quyết định bên trong Người ra quyết định bên trong tượng bên ngoài doanh nghiệp cân nhắc và đưa ra các quyết định quan trọng phù hợp với mục tiêu của mình. 1.1.1.2. Các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính Báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế, thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng sử dụng khác nhau. Mỗi đối tượng quan tâm đến báo cáo tài chính trên một giác độ khác nhau, với một mục đích sử dụng khác nhau song nhìn chung đều nhằm có được những thông tin cần thiết cho việc ra các quyết định phù hợp với mục tiêu riêng của mình. Xét trong mối quan hệ kinh doanh với đơn vị kế toán, có thể chia các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính thành 2 nhóm: nhóm đối tượng ra quyết định bên trong đơn vị và nhóm đối tượng ra quyết định bên ngoài đơn vị. Nhóm đối tượng ra quyết định bên trong đơn vị chính là các nhà quản trị doanh nghiệp, những người mà quyết định của họ có liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với nhóm đối tượng này, báo cáo tài chính có vai trò cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và có tính dự báo để từ đó các nhà quản trị có thể đánh giá một cách đúng đắn và toàn diện hoạt động kinh doanh mà mình đang quản lý, hiệu quả thực tế trong công tác điều hành, khả năng hoàn thành các mục tiêu đề ra và quan trọng hơn cả là từ các thông tin này các nhà quản trị sẽ phân tích đánh giá và đề ra được các giải pháp, quyết định quản lý kịp thời giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng mang lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên với nhóm đối tượng này, bên cạnh các báo cáo tài chính, họ còn quan tâm đến các báo cáo quản trị nội bộ khác- những báo cáo này cung cấp cho họ đầy đủ cả thông tin tài chính và thông tin phi tài chính, mặt khác được lập theo nguyên tắc, phạm vi và đối tượng hoàn toàn khác so với các báo cáo tài chính. Nhóm đối tượng ra quyết định bên ngoài đơn vị là những người thường không có quan hệ trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, họ bao gồm các đối tượng chủ yếu sau: các nhà đầu tư, chủ nợ, ngân hàng, các cổ đông hiện tại, nhà cung cấp, khách hàng, các nhà phân tích tài chính, các cơ quan hữu quan (thuế, kiểm toán…) hay thậm chí là cả đối thủ cạnh tranh. Đây là nhóm đối tượng có mối quan tâm đặc biệt tới các báo cáo tài chính của đơn vị, và tùy theo nhu 7 cầu và mục đích khác nhau mà họ có mối quan tâm cũng như cách thức sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính khác nhau. Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm hàng đầu của họ là thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi và sự rủi ro. Vì vậy, họ cần các thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp. Đối với các chủ nợ doanh nghiệp, ngân hàng hay các nhà cho vay tín dụng mối quan tâm chủ yếu của họ lại hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Đối với các nhà cung ứng vật tư hàng hóa nhu cầu thông tin về khả năng thanh toán của doanh nghiệp lại quan trọng hơn cả. Hay đối với các cơ quan hữu quan thì việc tuân thủ đúng chế độ chính sách và nghĩa vụ với Nhà nước lại mới là mối quan tâm của họ… Bên cạnh mục tiêu khác nhau, thì trình độ kế toán tài chính của các đối tượng này cũng không đồng đều, điều đó dẫn đến cách thức sử dụng thông tin tài chính và yêu cầu của mỗi đối tượng đối với các báo cáo tài chính cũng rất khác nhau. Ví dụ, đối với các nhà đầu tư cá nhân thì trình độ kế toán tài chính của họ thường hạn chế do vậy họ quan tâm chủ yếu đến phần diễn giải các chỉ tiêu về lợi nhuận được trình bày trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Ngược lại, đối với các chuyên gia về phân tích tài chính hay các nhà đầu tư lớn, do trình độ kế toán tài chính cao, mặt khác lại được sự hỗ trợ của các phần mềm công nghệ nên họ thường xem xét các báo cáo tài chính rất kỹ lưỡng và thận trọng. Do có sự khác biệt về mục đích sử dụng, cách thức sử dụng các báo cáo tài chính cũng như trình độ của các đối tượng khác nhau, vì vậy khi xây dựng hệ thống báo cáo tài chính cho doanh nghiệp hay trong quá trình lập các báo cáo cụ thể cho từng kỳ kế toán, kế toán doanh nghiệp cần nghiên cứu đầy đủ về các đối tượng sử dụng nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin cho các đối tượng quan tâm. 1.1.1.3. Hệ thống các báo cáo tài chính trong doanh nghiệp  Phân loại báo cáo tài chính Báo cáo tài chính có nhiều loại khác nhau, mỗi loại báo cáo có thể được lập dựa trên các số liệu và phạm vi khác nhau, đối tượng và đặc điểm pháp lý của từng loại báo cáo cũng khác nhau. Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp có thể được phân loại theo các tiêu thức sau: 8  Theo nội dung kinh tế, báo cáo tài chính bao gồm 4 loại sau: - Bảng cân đối kế toán: phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp - Báo cáo kết quả kinh doanh: phản ánh doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: phản ánh thông tin về các luồng tiền vào và luồng tiền ra của doanh nghiệp - Bản thuyết minh báo cáo tài chính: giải thích, bổ sung các thông tin đã được trình bày hoặc chưa được trình bày trên các báo cáo tài chính khác về tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  Theo mức độ của thông tin trên báo cáo, báo cáo tài chính bao gồm 2 loại : - Báo cáo tài chính dạng đầy đủ: phản ánh chi tiết về tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống báo cáo tài chính dạng đầy đủ là cơ sở dữ liệu quan trọng phục vụ cho hoạt động kiểm tra và phân tích tài chính doanh nghiệp. Các báo cáo tài chính năm thông thường phải là các báo cáo được trình bày dưới dạng đầy đủ. - Báo cáo tài chính dạng tóm lược: là các báo cáo được trình bày dưới dạng rút gọn với ít các chỉ tiêu hơn, chủ yếu là các chỉ tiêu mang tính chất tổng hợp. Tuy nhiên, báo cáo tài chính dạng tóm lược vẫn bảo đảm cung cấp cho người sử dụng những thông tin cơ bản về tình hình tài chính của doanh nghiệp  Theo kỳ lập báo cáo, báo cáo tài chính được chia thành các loại sau: - Báo cáo tài chính năm: là báo cáo được lập theo một niên độ kế toán (12 tháng) và có tính chất bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp. - Báo cáo tài chính giữa niên độ: là báo cáo được lập vào cuối mỗi quý trong một niên độ kế toán (không bao gồm quý IV). Báo cáo tài chính giữa niên độ được áp dụng bắt buộc cho các doanh nghiệp tham gia niêm yết trên sàn chứng khoán, ngoài ra còn được lập theo nhu cầu quản lý của từng doanh nghiệp cụ thể. Báo cáo tài chính giữa niên độ phản ánh về tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp trong từng khoảng thời gian ngắn, đáp ứng thông tin một cách kịp thời cho việc ra quyết định của các nhà quản lý. Về mặt nội dung, báo cáo tài chính giữa niên độ có nội dung và nguyên tắc lập giống báo cáo tài chính năm, tuy nhiên tùy 9 thuộc vào nhu cầu thông tin mà báo cáo có thể được trình bày dưới dạng đầy đủ hoặc dạng tóm lược. - Báo cáo tài chính được lập theo các kỳ khác: là các báo cáo được lập theo các kỳ kế toán khác (như tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng…) hoặc được lập tại các thời điểm đặc biệt theo yêu cầu của pháp luật (như thời điểm chia tách, hợp nhất, sát nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp…) hoặc theo nhu cầu cụ thể về thông tin của các nhà quản lý  Theo tính chất pháp lý của báo cáo, có thể chia báo cáo tài chính thành 2 loại: - Báo cáo tài chính bắt buộc: là báo cáo mà doanh nghiệp bắt buộc phải lập theo quy định của pháp luật, phản ánh sự tuân thủ pháp luật và mối quan hệ pháp lý của doanh nghiệp với cơ quan Nhà nước. Báo cáo tài chính bắt buộc được lập theo đúng chuẩn mực kế toán được ban hành và tuân thủ chặt chẽ về trách nhiệm, thời hạn gửi, nơi gửi… - Báo cáo tài chính hướng dẫn: là báo cáo được lập theo nhu cầu thông tin của nhà quản lý, không mang tính chất bắt buộc.  Theo phạm vi thông tin phản ánh, báo cáo tài chính được chia làm 2 loại: - Báo cáo tài chính doanh nghiệp độc lập: là báo cáo được lập cho từng doanh nghiệp, đơn vị riêng lẻ, phản ánh tình hình tài chính của một thực thể kinh doanh riêng biệt, không bao gồm các đơn vị kinh doanh phụ thuộc. - Báo cáo tài chính hợp nhất: là báo cáo tài chính được lập cho một tập đoàn hoặc các tổng công ty, các trường hợp hợp nhất hoặc sát nhập. Báo cáo tài chính hợp nhất được lập trên cơ sở hợp nhất các báo cáo của công ty mẹ với các đơn vị thành viên trực thuộc.  Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Theo quyết định số 167/ 2000/ QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi bổ sung theo thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính hiện có 4 biểu mẫu BCTC quy định cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế như sau: - Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 01 – DN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B 02 – DN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B 03 – DN) - Bảng thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B 09 – DN) 10 [...]... báo cáo tài chính Tổ chức công tác phân tích báo cáo tài chính bao gồm các công việc cơ bản là xây dựng quy trình phân tích và tổ chức bộ máy phân tích Các công việc này cụ thể như sau: Xây dựng quy trình phân tích báo cáo tài chính phù hợp: Quy trình phân tích báo cáo tài chính là một quá trình thiết lập các công việc cụ thể trong khi thực hiện phân tích báo cáo tài chính bao gồm từ việc lập kế hoạch,... từng loại báo cáo) và sơ đồ 1.5 (phân tích báo cáo tài chính tiếp cận theo mục đích phân tích) Phân tích tỷ số: Tỷ số thanh khoản Phân tích BCĐKT Đo lường và đánh giá: Tình hình tài chính và tình hình hoạt động của công ty Tỷ số nợ Phân tích BCKQKD Tỷ số chi phí tài chính Phân tích BCLCTT Tỷ số hoạt động Sơ đồ 1.4: Khuôn khổ phân tíchsố sinh lời tài chính tiếp cận theo từng loại báo cáo Tỷ báo cáo Tỷ... tài chính tiếp cận theo mục đích phân tích Tuy nhiên, dù tiếp cận phân tích theo góc độ nào thì cũng cần phải nhìn nhận phân tích báo cáo tài chính theo quan điểm toàn diện và biện chứng Theo đó, để bảo đảm kết quả phân tích báo cáo tài chính có ý nghĩa thì không chỉ xem xét, phân tích một báo cáo riêng lẻ mà nội dung và phương pháp phân tích cần phải được thực hiện trên “hệ thống các báo cáo tài chính ,... của công tác phân tích báo cáo tài chính Để đảm bảo cho công tác phân tích báo cáo tài chính đạt được hiệu quả cao, cần thiết phải xây dựng một bộ phận phân tích báo cáo tài chính riêng biệt, phù hợp với quy mô và đặc điểm của doanh nghiệp Tùy thuộc vào doanh nghiệp đó là doanh nghiệp nhỏ, vừa hay doanh nghiệp lớn mà xác định số lượng cán bộ phân tích phù hợp đáp ứng được yêu cầu của công tác phân tích. .. trưởng Phân tích so sánh: Phân tích khái quát tình hình tài chính Phân tích nhu cầu và tình hình sử dụng vốn So sánh xuthống Hệ hướng các chỉ tiêu tài Đo lường và đánh giá: chính So sánh ngành Tình hình tài chính và tình hình hoạt động của công ty Phân tích cơ cấu Phân tích khả năng thanh toán Phân tích hiệu quả hoạt động Phân tích khả năng sinh lời Phân tích cơ cấu Sơ đồ 1.5: Khuôn khổ phân tích báo cáo. .. của phân tích báo cáo tài chính là nhằm đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp để có cơ sở ra những quyết định hợp lý Tùy theo các lợi ích khác nhau mà mỗi đối tượng sử dụng thông tin có mục đích, trình độ và cách thức phân tích báo cáo tài chính khác nhau Chúng ta có thể tiếp cận phân tích báo cáo tài chính theo 2 cách khác nhau, được mô tả như sơ đồ 1.4 (phân tích báo cáo tài chính. .. xem phân tích báo cáo tài chính như là một nghệ thuật về phân tích và giải thích các báo cáo tài chính, đó là nghệ thuật xử lý các số liệu có trong báo cáo tài chính thành những thông tin hữu ích cho việc ra quyết định Phân tích báo cáo tài chính cũng có thể xem là một quá trình kết hợp của cùng một lúc nhiều nghiệp vụ khác nhau như kiểm tra, xem xét, đối chiếu, so sánh…các số liệu có trong báo cáo tài. .. trò của phân tích BCTC trong việc ra quyết định 1.1.2.3 Mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp Quyết định tài chính Quản lý Mục tiêu chung và tổng quát của mọi đối tượng khi phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là cung cấp cơ sở dữ liệu cho việc ra các quyếttư hợp lý Với Đầu định ý nghĩa như vậy, nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính là phải cung cấp những Tài trợ thông tin chính. .. giá chính xác được hoạt động tài chính của công ty Trong phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, các tỷ số tài chính được chia làm nhiều loại khác nhau tùy theo mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp Cụ thể: Dựa vào cách thức sử dụng số liệu để xác định, tỷ số tài chính đươc chia làm 25 3 loại: - Tỷ số tài chính được xác định từ bảng cân đối tài sản - Tỷ số tài chính từ báo cáo thu nhập - Tỷ số tài chính. .. hiện các công việc đã được xác định trong kế hoạch phân tích, bao gồm các công việc sau: + Thu thập và kiểm tra tài liệu: đây là khâu quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng cho công tác phân tích báo cáo tài chính Tài liệu thu thập chính xác, đầy đủ, và được kiểm tra đối chiếu sẽ là những cơ sở dữ liệu thông tin chuẩn xác phục vụ cho việc phân tích + Lựa chọn phương pháp phân tích báo cáo tài chính phù . trạng công tác phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả Chương 3: Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả 4 Ra quyết định Đặc. xuất xi măng nói chung và công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả nói riêng cần phải tăng cường công tác quản lý tài chính. Trong đó việc hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần. pháp phân tích báo cáo tài chính tại công ty CP Xi măng Cẩm Phả - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác phân tích báo cáo tài chính áp dụng cho công ty cổ phần xi măng Cẩm Phả

Ngày đăng: 14/05/2015, 11:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mẫu số B 01 - DNN

  • CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

    • Mẫu số B 02 – DNN

    • Năm

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan