22 tuổi, bạn sẽ như thế nào ?

78 275 0
22 tuổi, bạn sẽ như thế nào ?

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bạn 22 tuổi, bạn đang bỡ ngỡ trước dòng đời. Bạn chưa biết sẽ đi tiếp con đường đời như thế nào. Hãy lắng nghe những người thành công, người thành đạt hay những chuyên gia nói về tuổi 22. Thành công đến từ lắng nghe kinh nghiệm của người đi trước. Nhờ đó, bạn sẽ đi tắt đón đầu dòng tư duy. Nhờ đó, bạn sẽ hiểu rõ bản thân hơn.

KHI TÔI 22 1 BÀI HỌC SỐ 1 : Đừng để tiền quyết định chúng ta 2 BÀI HỌC SỐ 2 : Đừng quan trọng hoá bằng cấp của bạn 4 BÀI HỌC SỐ 3 : Khi bạn chẳng có gì để mất, hãy làm điều gì đó thật điên rồ! 11 BÀI HỌC SỐ 4 : Đừng kết hôn khi còn quá trẻ 18 BÀI HỌC SỐ 5 : Lời khuyên từ một sinh viên trung bình 24 BÀI HỌC SỐ 6 : Tại sao chúng tôi muốn thuê bạn 29 BÀI HỌC SỐ 7 : Nên theo đuổi Tiền bạc hay Đam mê 32 BÀI HỌC SỐ 8 : Hãy cứ khám phá thế giới này đi đã 35 BÀI HỌC SỐ 9 : Rủi ro lớn nhất là khi bạn không dám đương đầu với rủi ro 38 BÀI HOC SỐ 10 : Khó khăn vốn dĩ là điều hiển nhiên 44 BÀI HỌC SỐ 11 : 4 điều bạn cần quên ngay lập tức sau khi tốt nghiệp 48 BÀI HỌC SỐ 12 : Sự nghiệp không bao giờ là một đường thẳng 53 BÀI HỌC SỐ 13 : Đừng coi thường sức khoẻ của bạn 59 BÀI HỌC SỐ 14 : Đừng biến mình thành người quá ham công tiếc việc 62 BÀI HỌC SỐ 15 : Đừng quá lo nếu bạn chưa có kinh nghiệm 65 BÀI HỌC SỐ 16 : Thi lại là chuyện bình thường 70 BÀI HỌC SỐ 17 : Điên rồ nhưng cũng phải có mục đích 74 NGUỒN GỐC LOẠT BÀI KHI TÔI 22 78 KHI TÔI 22 2 BÀI HỌC SỐ 1 : Đừng để tiền quyết định chúng ta Suze Orman được mệnh danh là chuyên gia tài chính được tín nhiệm nhất nước Mỹ. Chương trình The Suze Orman Show phát trên Kênh CNBC của bà thuộc diện rất ăn khách, với những lời khuyên sử dụng tiền bạc hợp lý và bí quyết đầu tư hiệu quả. Suze Orman là tác giả của nhiều tựa sách bán chạy nhất trong danh mục “Best seller” của tờ New York Times và được bình chọn là “1 trong 100 người có ảnh hưởng nhất tới thế giới” năm 2008, 2009 trên tạp chí Time. Dưới đây là lời khuyên của bà dành cho những người trẻ hôm nay. Tôi là một nhà tư vấn tài chính. Vì thế, tôi đã nói về chủ đề “tiền bạc” rất nhiều lần. Rất rất nhiều lần. Tôi còn nhớ, nhiều năm trước đây, khi tôi mới bắt đầu xuất hiện trên kênh truyền hình quốc gia, bất chợt có một người phụ nữ nhận ra tôi trên đường phố và nói với tôi rằng: “Tôi thấy cô trên truyền hình rất nhiều lần. Cô là quý cô tiền bạc.” (Nguyên văn: "money lady") Tôi rất vui khi người khác nhận ra mình nhưng tôi chỉ là “người phụ nữ tiền bạc” khi tôi đã hiểu ra rằng tiền không phải lúc nào cũng là điều quan trọng nhất đối với cuộc sống của mỗi người. Các bạn cũng đừng hiểu nhầm ý tôi, tôi vẫn luôn luôn coi trọng sự cần thiết của tiền bạc. Một số tiền vừa đủ để chúng ta có thể sống một cuộc sống an toàn và khỏe mạnh là điều nên có. Tuy vậy, có lẽ việc nhận ra khi nào số tiền mà bạn đang có là đủ để chúng giúp bạn thực sự vui vẻ và hạnh phúc, đồng thời tác động tích cực tới những người thân yêu của bạn mới là thử thách của mỗi người. Tôi đã thực sự phung phí những năm 20 của mình cho công việc bồi bàn và chưa bao giờ kiếm được quá 400 đô la một tháng. Nhưng ở tuổi 30, với tôi đó là một sự thay đổi lớn lao. Tôi đã may mắn khi xây dựng thành công một chương trình về lập kế hoạch tài chính và số tiền tôi kiếm được trong một tháng lúc đó thậm chí còn nhiều hơn số tiền tôi từng kiếm được trong một năm. Nhưng đây cũng là lúc vấn đề thực sự bắt đầu: Khi bạn kiếm được càng nhiều tiền, bạn lại càng muốn thể hiện điều đó với mọi người xung quanh. Và điều này thật vô cùng khó để cưỡng lại. KHI TÔI 22 3 Tôi đã lãng phí quá nhiều cho những xe hơi đắt tiền, những chiếc đồng hồ xa xỉ hay những bộ quần áo kiểu cách. Chỉ đơn giản là tôi muốn mọi người để ý hơn về tôi: Tôi đã lao động vất vả nên giờ xứng đáng được hưởng những gì tôi làm ra. Và cuối cùng, tôi đã chìm trong nợ nần lúc nào không hay. Nếu như ngày đó tôi là khách mời của CNBC, có lẽ tôi sẽ phải tự đưa cho chính mình một lời khuyên về tài chính. Tình hình tài chính của tôi trở nên vô cùng bi thảm, nhưng quan trọng hơn, tôi chẳng thể kiểm soát nổi tiền bạc của mình vì sự bừa bãi trong chi tiêu. Tôi đã sai lầm ngay từ đầu khi tất cả những thứ xa hoa kia chẳng thể tăng thêm chút giá trị nào cho bản thân tôi. “Đừng để tiền bạc quyết định chúng ta.” - Suze Orman. (Ảnh: Flickr) Nhưng cơn khủng hoảng chẳng ập đến sau một đêm mà diễn ra hàng ngày, một cách từ từ và bạn chỉ thực sự nhận ra cơn ác mộng khi có một sự thay đổi lớn. Điều cuối cùng tôi học được, cũng là cái đã giúp tôi đi tiếp trong hơn 30 năm sự nghiệp sau đó chính là một sự thật: Tiền bạc không quyết định chúng ta, mà chính chúng ta quyết định tiền bạc. Ở tuổi 22, khi bạn bắt đầu trải nghiệm cuộc sống sau đại học, theo lẽ tự nhiên, bạn sẽ nghĩ về những gì bạn sẽ làm khi bạn bắt đầu kiếm ra tiền và những kế hoạch khi KHI TÔI 22 4 bạn kiếm được nhiều tiền hơn nữa. Tuy nhiên, điều này vô hình khiến cho tiền bạc trở nên có quá nhiều quyền lực đối với cuộc sống của chúng ta trong khi điều quan trọng không nằm ở việc thu nhập của bạn là bao nhiêu, mà là cuộc sống bạn có với số tiền kiếm được. Tôi không nghĩ đó là một sự tình cờ khi tôi gặp tình yêu của đời mình ở tuổi 50. Tuổi 25 và tuổi 35 của tôi đã quá mải mê theo đuổi tiền bạc nên chẳng thể nhận ra điều gì là quan trọng với mình. Đừng bao giờ quên rằng việc bạn sẽ trở thành người như thế nào còn quan trọng hơn nhiều so với những thứ mà bạn sở hữu. Vì thế, có lẽ chỉ nói một lần là không đủ: Tiền bạc không quyết định chúng ta mà chính chúng ta quyết định tiền bạc. BÀI HỌC SỐ 2 : Đừng quan trọng hoá bằng cấp của bạn KHI TÔI 22 5 Ilya Pozin là một doanh nhân, nhà đầu tư và cây bút nổi tiếng. Ilya hiện đang điều hành Ciplex, một công ty thiết kế và marketing trực tuyến. Anh cũng từng sáng lập ra các công ty như Pluto.TV hay Open Me khi còn rất trẻ. Ngoài ra, Ilya còn là một tác giả cho Inc., Forbes và LinkedIn. Năm 2012, Tạp chí Inc. đưa Ilya vào danh sách 30 doanh nhân có ảnh hưởng lớn dưới 30 tuổi. Năm 2013, mạng xã hội LinkedIn bầu chọn Ilya là 1 trong 100 người có tầm ảnh hưởng lớn nhất, cùng với Richard Branson và Barack Obama. Dưới đây là những chia sẻ của Ilya về tìm việc làm cho các bạn sinh viên mới ra trường. Trong thế giới ngày nay, có một sự thực là tấm bằng Đại học không đảm bảo chắc chắn bạn sẽ có một công việc như ý muốn. Tại sao ư? Các nhà tuyển dụng ngày càng ít để ý hơn tới bằng cấp của bạn. Để được nhận vào những vị trí thông thường của các doanh nghiệp, điều bạn cần có là kinh nghiệm và kỹ năng làm việc chứ không phải là một bảng điểm đẹp. Đây là điều mà có lẽ chẳng tân cử nhân nào muốn nghe cả. Các sinh viên mới tốt nghiệp thường bắt đầu tìm kiếm việc làm với suy nghĩ “Tại sao họ lại không thuê mình?” Trong khi đó, hầu hết các nhà tuyển dụng đều ít để tâm tới những vị trí cơ bản bởi họ không muốn đánh cược với những người có thể sẽ không tạo nên sự thay đổi lớn cho doanh nghiệp của họ (vị trí càng thấp, khả năng đóng góp cho doanh nghiệp cũng sẽ ít hơn). Vì thế, vấn đề quan trọng nhất đối với sinh viên mới tốt nghiệp là: Điều gì có thể khiến bạn xứng đáng để các nhà tuyển dụng để mắt tới? Dưới đây là những điều mà bạn nên chú ý nếu thực sự muốn tạo nên sự khác biệt: Bằng cấp không phải là thứ quan trọng nhất Nói một cách ngắn gọn, khi bạn bước chân ra khỏi cổng trường Đại học không có nghĩa rằng một công việc trong mơ đang chờ đón bạn. Tấm bằng chỉ có thể giúp bạn một chút gì đó nếu như bạn dự định làm việc những công ty lớn nơi có nhiều thời gian và tiền bạc để đào tạo lại nhân viên. Nhưng hãy tự hỏi rằng có bao nhiêu người với một tấm bằng từ một trường ĐH hàng đầu cùng GPA 4.0* cũng đang muốn cạnh tranh những vị trí đó với bạn? Còn đối với giới khởi nghiệp, hãy tạm quên tấm bằng của bạn đi bởi chẳng ai quan tâm tới nó đâu. KHI TÔI 22 6 Đối với công ty của tôi, tôi thậm chí còn chẳng biết liệu nhân viên của mình có bằng ĐH hay chưa nữa bởi thực sự chúng không tạo nên sự khác biệt quá lớn. Điều chúng tôi cần là kết quả công việc của các nhân viên chứ không phải điểm số của họ. Tôi thà thuê một người không bằng cấp nhưng đã có 3 năm kinh nghiệm về lập trình web hơn là một sinh viên với tấm bằng Thạc sỹ (Master) “hào nhoáng” về IT nhưng lại chưa có kinh nghiệm làm việc. Tại sao ư? Bởi họ biết họ thực sự đam mê điều gì (nên đã bỏ qua bằng cấp), có mục tiêu rõ ràng khi làm việc và công ty có thể thu được lợi nhuận từ việc thuê anh ta. Kinh nghiệm là trên hết Tôi bắt đầu thành lập công ty đầu tiên của tôi, Ciplex, vào năm 17 tuổi. Trong suốt những năm tháng tại trường ĐH, tôi vừa tận dụng thời gian phát triển công ty của mình, vừa tranh thủ thời gian làm việc tại khoa Công nghệ của trường. Các bạn nên biết rằng, ngày nay một kỳ thực tập (internship) là không đủ để chứng minh rằng bạn có khả năng làm việc đối với các nhà tuyển dụng. Do đó, nguyên nhân khiến hầu hết sinh viên mới tốt nghiệp chưa tìm được việc làm là do họ thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế. KHI TÔI 22 7 Hãy thẳng thắn với nhau rằng việc học chẳng thể chiếm hết thời gian của một sinh viên. Do vậy đừng đổ lỗi rằng bạn toàn tâm dành cho việc học nên không có thời gian làm việc bên ngoài. Một cách đơn giản nhất để có được kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực của bạn đó là nhận những công việc tự do (freelance) hay các hợp đồng ngắn hạn. Những công việc này có thể không giúp bạn kiếm được nhiều tiền nhưng lại cho bạn cơ hội để học hỏi và phát triển các kỹ năng, thái độ cần thiết như trách nhiệm, khả năng làm việc độc lập và nỗ lực trong công việc. Và trên hết, tất cả những điều này đều được các nhà tuyển dụng hiện nay đánh giá rất cao. Hãy bắt tay vào làm việc ngay khi còn là sinh viên nếu như bạn thực sự lo lắng cho tương lai của mình! Đam mê sẽ giúp bạn thành công Nếu như bạn chỉ cần một công việc qua ngày nào đó, các công ty sẽ cho bạn biết. Hàng ngày tôi đều nhận được rất nhiều email từ các bạn trẻ, tuy vậy điều họ quan tâm là liệu chúng tôi có đang tuyển dụng hay không mà chẳng thể hiện một chút đam mê nào cho công việc cũng như tinh thần xây dựng công ty trong tương lai. KHI TÔI 22 8 Đam mê sẽ giúp bạn có được công việc mà bạn muốn. Kinh nghiệm làm việc chỉ là một cách để thể hiện đam mê nhưng bạn sẽ cần phải học cách thể hiện điều này một cách chính xác trên lá thư xin việc, CV cũng như xây dựng các mối quan hệ xã hội. Nếu chỉ sử dụng duy nhất một lá thư xin việc cho tất cả các vị trí mà bạn ứng tuyển, bạn có nghĩ bạn đang gửi gắm đam mê của mình tới nhà tuyển dụng hay không? Hãy đặt mình ở vị trí của một người lãnh đạo, liệu bạn muốn thuê một người quyết tâm gắn bó tới cùng với công ty hay một người chỉ muốn làm trong thời gian ngắn rồi “nhảy” sang một nơi khác? Các công ty chỉ tìm kiếm những người mang lại lợi ích cho họ Trước khi bạn nộp đơn cho một công việc mới, hãy tự hỏi bản thân điều này: Bạn sẽ đóng góp được gì cho công ty đó? Nếu bạn không thể trả lời câu hỏi này một cách dứt khoát, vậy thì đừng vội apply công việc đó. KHI TÔI 22 9 Đối với các doanh nghiệp lớn, câu hỏi trên có thể hơi khó trả lời cụ thể nhưng sự cạnh tranh ở đây cũng vô cùng lớn. Còn đối với các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là các start-up, ít cạnh tranh hơn nhưng bạn cũng nên biết rằng họ chỉ thực sự muốn tìm những người sẽ thực sự mang lại đóng góp to lớn. Một khi những start-up này lớn mạnh lên, những nhân viên ban đầu sẽ trở thành những vị lãnh đạo quyết định vận mệnh của toàn công ty. Cơ hội sẽ chẳng bao giờ đến với bạn nếu như bạn chỉ muốn một công việc tạm thời và chẳng có một chút yêu thích nào đối với doanh nghiệp. Tôi có thể nói rằng, khi xét tuyển hồ sơ, việc nhận ra ai là người chỉ quan tâm “hời hợt” tới công ty và ai là người chúng tôi cần là điều khá dễ dàng. Vì thế, nếu bạn muốn có một công việc thực sự, hãy bỏ tâm huyết của mình ra để chứng minh cho các nhà tuyển dụng rằng bạn là người đáng để họ thuê chứ không phải một ai khác. Hãy tiến xa hơn mức kỳ vọng KHI TÔI 22 10 Thành công không đến với những ai chỉ biết chờ đợi. Bạn sẽ phải bỏ ra tất cả những gì mình có để có thể đạt được mục tiêu của mình, cho dù đó là về nhà muộn hơn hay làm việc vào cả cuối tuần. Hãy nhớ rằng đây không phải là cách bạn “trả nợ” công ty, đó chỉ đơn giản là cách bạn tạo nên sự khác biệt trong công việc mà thôi. Đừng bao giờ dừng lại ở nơi mà bạn được kỳ vọng, hãy tiến xa hơn nữa. *GPA 4.0: 4 là mức điểm cao nhất một sinh viên có thể đạt được theo thang điểm ở Mỹ. GPA 4.0 đồng nghĩa rằng tất cả các môn học của bạn đều được điểm tối đa. [...]... Trong một thế giới không ngừng thay đổi như ngày nay, điều quan trọng nhất để bạn có thể thích nghi với nó là không ngừng học hỏi Hãy luôn chủ động và đừng KHI TÔI 22 25 bao giờ lo sợ trước bất cứ điều gì, cho dù mọi thứ là hoàn toàn mới hoặc xa lạ với bạn Theo cách đó, khi cơ hội tìm tới bạn, bạn sẽ luôn ở trong tư thế sẵn sàng để chớp lấy nó Thế giới sẽ cho bạn thấy giới hạn nhưng chỉ có bạn mới tìm... Khi bạn bước vào một căn phòng, cơ hội cũng sẽ đi cùng với bạn Nhưng nếu bạn chỉ nghĩ tới rủi ro của cơ hội đó, sẽ chẳng có ai muốn ngồi chung bàn với bạn Vì thế, thay vì tự nhốt mình trong phòng kín, hãy đi ra ngoài kia mà đuổi theo những cơ hội khác nhau để tìm cho mình một vị trí xứng đáng Sẽ chẳng có ai làm điều đó thay bạn đâu Học cách cân bằng cuộc sống và giữ cam kết của mình Cũng như việc bạn. .. chức đều có một cánh cửa nào đó dành cho bạn, chỉ có điều bạn sẽ không thể nhìn thấy những cánh cửa ấy ngay từ ban đầu mà thôi Con đường mà bạn chọn có thể sẽ đưa bạn đến những nơi mà bạn không ngờ tới và hầu hết chúng ta đều sẽ như vậy Ở tuổi 22 đó, tôi chẳng bao giờ có thể hình dung mình lại hợp với công việc bây giờ đến vậy, một công việc đòi hỏi sự sáng tạo và trách nhiệm cao nhưng cũng mang lại tầm... phòng họp, bạn cũng sẽ muốn có một chỗ ngồi thoải mái cho bữa tối cùng gia đình Cuối cùng, dù bạn có cố gắng cho công việc bao nhiêu đi chăng nữa, cũng sẽ tới lúc bạn cần tới cuộc sống và một gia đình hạnh phúc Điều này còn quan trọng hơn mọi công việc mà bạn đang và sẽ làm trong cuộc đời.Phải, nó không chỉ tốt cho bạn mà còn là điều tốt nhất mà bạn có thể có Tuy nhiên, tôi sẽ không nói dối bạn: quả... cứ khó khăn nào làm ngăn bạn đi tới mục tiêu của mình bởi tất cả những nguyên liệu cho thành công đều đang nằm trong tay bạn Điều bạn cần làm bây giờ là bắt tay vào công việc và chấp nhận mọi rủi ro Hãy chớp lấy mọi cơ hội mà bạn có để tạo nên cuộc sống mà bạn mong muốn Tôi sẽ chẳng ngạc nhiên nếu một ngày các bạn để lại một dấu ấn nào đó trong lịch sử Chúc các bạn thành công" KHI TÔI 22 28 BÀI HỌC... những điều tương tự như thế Khi trưởng thành hơn, bạn sẽ thấy giữa cái đúng và cái sai đôi khi không còn là tuyệt đối nữa Vì thế, đừng bao giờ nghĩ rằng cái gì đúng sẽ luôn đúng và cái gì sai sẽ luôn luôn sai Hãy dành thời gian cho những người thân yêu của mình Tiền bạc, quyền lực hay danh vọng đều chẳng thể thay thế cho gia đình và bạn bè của bạn Chúng càng trở nên vô nghĩa nếu một ngày bạn mất đi những... trường học Cho dù điểm có thể không cao nhưng không có nghĩa là bạn được phép xao nhãng việc học hành Học như thế nào và đâu là niềm đam mê của bạn còn quan trọng hơn rất nhiều so với kiến thức mà bạn đang học Trên tất cả, những mối quan hệ xã hội, kinh nghiệm thực tế và khả năng đương đầu rủi ro sẽ quyết định những gì mà bạn đạt được sau này Để tôi kể cho các bạn nghe về những kinh nghiệm tôi có được... tôi Các bạn đừng nên hiểu nhầm rằng tôi muốn khuyên các bạn bỏ học Dù thế nào đi chăng nữa, giáo dục vẫn vô cùng quan trọng đối với tất cả mọi người Nelson Mandela đã từng nói: “Giáo dục là vũ khí mạnh mẽ nhất để thay đổi thế giới.” KHI TÔI 22 15 Bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh cười “thả ga” thế này của tỷ phú Richard Branson.(Ảnh: Flickr) Nhưng điều này không có nghĩa rằng tất cả chúng ta sẽ phải... đã làm tôi cảm thấy KHI TÔI 22 30 chán nản một cách ghê gớm nhưng lại giúp tôi có được một sự kiên nhẫn đến lạ lùng Và sự kiên trì bền bỉ đó đã giúp cho tôi trở thành người như ngày hôm nay "Con đường mà bạn chọn có thể sẽ đưa bạn đến những nơi mà bạn không ngờ tới" “Ham học hỏi, cởi mở và kiên trì” có lẽ đó là điều mà tôi muốn nhắn tới các bạn trẻ ngày hôm nay Nếu bạn đã 22 tuổi và đang trong quá trình... thường muốn phản kháng lại cha mẹ mình Tuy vậy, khi tốt nghiệp, bạn sẽ nhận ra rằng những lời khuyên của cha mẹ trước đây thường khá đúng Tin hay không tuỳ bạn, nhưng rồi một ngày bạn cũng sẽ trở thành những bậc phụ huynh như cha mẹ mình, vì vậy hãy luôn mang theo những lời khuyên của họ bởi chúng sẽ có ích trong một lúc nào đó KHI TÔI 22 23 BÀI HỌC SỐ 5 : Lời khuyên từ một sinh viên trung bình Mark . lại. KHI TÔI 22 3 Tôi đã lãng phí quá nhiều cho những xe hơi đắt tiền, những chiếc đồng hồ xa xỉ hay những bộ quần áo kiểu cách. Chỉ đơn giản là tôi muốn mọi người để ý hơn về tôi: Tôi đã. bạc. Ở tuổi 22, khi bạn bắt đầu trải nghiệm cuộc sống sau đại học, theo lẽ tự nhiên, bạn sẽ nghĩ về những gì bạn sẽ làm khi bạn bắt đầu kiếm ra tiền và những kế hoạch khi KHI TÔI 22 4 bạn. đợi quá 5 tiếng đồng hồ để sa thải tôi sau khi tôi đã ném cả khay thức ăn vào người hắn ta và tôi cũng chẳng buồn quá lâu vì vụ thua cược lần đó. KHI TÔI 22 15 Đây có phải hình ảnh mà

Ngày đăng: 14/05/2015, 08:07

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan