Bài 21 quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

6 2.8K 4
Bài 21 quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài 21- Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu và trình bày được khái niệm về tính địa đới, nguyên nhân và biểu hiện của 2 quy luật này 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích tổng hợp sự tác động giữa các thành phần tự nhiên. 3. Thái độ: Hình thành thế giới quan khoa học biện chứng, có nhận thức đúng về quy luật tự nhiên để có thể vận dụng giải thích các hiện tượng địa lí tự nhiên . II/ Đồ dùng dạy - học: * Quả cầu địa lí * Phóng to hình: + 12.1: Các đai khí áp và gió trên Trái Đất. + 18: Sơ đồ các vành đai thực vật ở núi Ki-li-man-gia-rô (3 0 N,37 0 Đ) + 19.11: Sơ đồ các vành đai thực vật và đất ở sườn Tây dãy Cap-ca III/ Hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày khái niệm, sự hiểu biết và ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. 3. Bài mới: Mở bài: Sự phân bố và tính chất của các yếu tố tự nhiên trên địa cầu tuân thủ theo các quy luật nhất định. Quy luật đó là gì? Chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề này trong bài học hôm nay. Hoạt động 1 lớp vỏ địa lí Hoạt động dạy và học Nội dung - Quy luật địa đới là gì? HS nghiên cứu SGK trang 77 để trả lời câu hỏi. - Nguyên nhân hình thành quy luật địa đới là gì? I/ Quy luật địa đới: 1) Khái niệm: * Định nghĩa: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ Xích đạo đến cực) * Nguyên nhân: Do Trái Đất HS nêu được: - Nguồn gốc và động lực của nhiều hiện tượng và quá trình tự nhiên trên bề mặt đất là bức xạ Mặt trời. - Do Trái Đất hình cầu→góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời đến bề mặt đất giảm dần từ Xích đạo về 2 cực → Năng lượng Mặt Trời được bề mặt Trái Đất tiếp thu được khác nhau từ Xích đạo về 2 cực→ hình thành các đới thành phần tự nhiên và cảnh quan trên bề mặt Trái Đất. - Từ Xích đạo về cực có các vành đai nhiệt nào? - Tại sao ranh giới các vòng đai nhiệt không được lấy theo các đường vĩ tuyến mà lại lấy theo các đường đẳng nhiệt trung bình năm? Sự hình thành các vòng đai nhiệt trên Trái Đất không chỉ phụ thuộc vào lượng bức xạ năng lượng Mặt trời tới bề mặt Trái Đất, mà còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như tính chất bề mặt đệm - Trên bề mặt Trái Đất có các đai khí áp và các đới gió nào?HS dựa vào hình 12.1 để trả lời. GV: Khí hậu được hình thành bởi bức xạ Mặt Trời, hoàn lưu khí quyển và mặt đệm. Các nhân tố này đều thể hiện rõ quy luật địa đới, vì thế chúng đã tạo ra các đới khí hậu. - Em hãy nêu tên các đới khí hậu chính trên Trái đất. HS quan sát hình 14.1 hình cầu →góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời, nguồn năng lượng của Mặt Trời đến bề mặt đất giảm dần từ Xích đạo về cực→hình thành quy luật địa đới. 2. Biểu hiện của quy luật: a) Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất: Xem phụ lục. b) Các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất: - Có 3 đới khí áp thấp ( một ở Xích đạo và 2 ở ôn đới); 4 đai khí áp cao ở chí tuyến và cực. - Có 6 đới gió gồm: + 2 đới gió mậu dịch. + 2 đới gió Tây ôn đới. + 2 đới gió Đông cực. c) Các đới khí hậu trên Trái Đất: Mỗi bán cầu có 7 đới khí hậu chính là: Xích đạo, cận Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới, cận cực, cực. d) Các nhóm đát và các kiểu thảm thực vật: - Sự phân bố các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật có tuân theo qui luật địa đới không? HS dựa vào hình 19.1, 19.2 để nêu được nhận định sự phân bố các kiểu thảm thực vật, các nhóm đất chính trên Trái Đất tuân thủ theo quy luật địa đới - Hãy kể tên các nhóm đất từ Xích đạo về cực?HS quan sát hình 19.2 - Hãy kể tên một số kiểu thảm thực vật từ Xích đạo về cực?HS quan sát kĩ hình 19.1 - Một số nhóm đất từ Xích đạo về cực: + Đất đỏ vàng. đen nhiệt đới. + Đất đỏ, nâu đỏ xa van. + Đất xám hoang mạc, bán hoang mạc. + Đất đỏ, vàng cận nhiệt ẩm. + Đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng. + Đất đen, hạt dẻ, thảo nguyên, đồng cỏ núi cao. + Đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới. + Đất pôtdôn. + Đất đài nguyên. * Một số kiểu thảm thực vật từ Xích đạo về cực: - Rừng nhiệt đới, Xích đạo. - Xavan, cây bụi. - Hoang mạc, bán hoang mạc. - Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt. - Rừng lá rộng và hỗn hợp ôn đới. - Rừng lá kim. - Đài nguyên. Hoạt động 2 Quy luật phi địa đới Hoạt động dạy và học Nội dung - Em hiểu như thế nào là qui luật phi địa đới? HS tìm hiểu SGK trang 78. - Nguyên nhân tạo nên quy luật phi địa đới là gì? Do các nguồn năng lượng bên trong Trái Đất tạo nên:+ Sự phân chia bề II/ Quy luật phi địa đới: 1) Khái niệm: Qui luật phi địa đới là qui luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan. - Nguyên nhân: Do nguồn năng mặt Trái Đất thành các lục địa và đại dương. +Các địa hình núi cao. GV: Quy luật phi địa đới được thể hiện rõ rệt nhất ở quy luật đai cao và quy luật địa ô - Quy luật đai cao là gì? Nguyên nhân và biểu hiện của nó?HS nghiên cứu SGK trang 78. - Quan sát hình 18, em hãy kể thứ tự các vành đai thực vật theo độ cao ở núi Ki-li- man-gia-rô. +Xavan cỏ. + Xavan cây bụi. + Rừng. + Đồng cỏ núi cao. + Rêu, địa y. - Quan sát hình 19.11, em hãy kể thứ tự các vành đai đất từ thấp lên cao ở sườn Tây dãy Capca (Liên Bang nga)HS quan sát hình 19.12 để nêu thứ tự: + Đất đỏ cận nhiệt. + Đất nâu. + Đất pôtdôn núi. + Đất đồng cỏ núi. + Đất sơ đẳng xen lẫn đá. - Quy luật địa ô là gì? Nguyên nhân và biểu hiện của nó? HS nghiên cứu SGK trang 78, 79. - Càng vào trung tâm lục địa, tính chất lục địa của khí hậu càng tăng. lượng bên trong Trái Đất đã gây nên các vận động kiến tạo, đã tạo ra sự phân chia bề mặt Trái Đất như ngày nay. 2). Biểu hiện của quy luật: (Xem phần phản hồi cuối phụ lục) a) Quy luật đai cao: - Khái niệm: Quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình. - Nguyên nhân: Do sự giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi. - Biểu hiện: Sự phân bố các vành đai đất và thực vật theo độ cao b) Quy luật địa ô: - Khái niệm: Quy luật địa ô là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ. - Nguyên nhân: do sự phân bố của: + Đất liền và biển, đại dương làm cho khí hậu ở lục địa phân - Quan sát hình 19.1 trang 70, hãy cho biết: + ở lục địa Bắc Mĩ, dọc theo vĩ tuyến 40 0 B từ đông sang tây có những kiểu thảm thực vật nào? - Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới. - Thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao. - Rừng lá kim - Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt. - Giải thích vì sao các kiểu thảm thực vật lại phân bố như vậy?HS nêu được nguyên nhân: - Phía đông chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng Gơnxtrim; của các luồng không khí từ vịnh Mê -hi-cô thổi lên theo thung lũng sông Mi-xi-xi-pi làm gia tăng ảnh hưởng biển, khí hậu trở nên ấm và ẩm hơn. - Phía tây do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Ca-li-phooc-nia. Các mạch núi thuộc núi Coóc-đi-e đã ngăn cản ảnh hưởng biển, làm khí hậu lạnh và khô hơn. hóa từ đông sang tây. + Các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến. + Biểu hiện: Sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ * Các quy luật địa đới và phi địađới không tác động riêng lẻ mà diễn ra đồng thời và tương hỗ lẫn nhau. - Trong từng trường hợp mỗi quy luật đóng vai trò chủ đạo, chi phối chiều hướng phát triển của tự nhiên. Phụ lục: Các vòng đai nhiệt trên Trái Đất: Các vòng đai Vị trí Giữa các đường đẳng nhiệt Khoảng vĩ tuyến Nóng Giữa hai đường đẳng nhiệt năm 20 0 C của 2 bán cầu Khoảng giữa 2 vĩ tuyến 30 0 B → 30 0 N ôn hòa Giữa các đường đẳng nhiệt năm 20 0 C và đường đẳng nhiệt 10 0 C của tháng nóng nhất 30 0 → 60 0 ở cả hai bán cầu Lạnh Giữa đường đẳng nhiệt 10 0 C và 0 0 C của tháng nóng nhất. ở các vĩ độ cận cực của 2 bán cầu Băng giá vĩnh cửu Nhiệt độ quanh năm dưới 0 0 C Bao quanh cực Dựa vào nội dung SGK và sự hiểu biết của mình hãy hoàn thành bảng sau: Quy luật đai cao Quy luật địa ô Khái niệm Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình. Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ. Nguyên nhân Do sự giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở sườn núi - Do sự phân bố của đất liền và biển, đại dương - Do ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo chiều kinh tuyến Biểu hiện Là sự phân bố các vành đai đất và thực vật theo độ cao Là sự thay đổi của các thảm thực vật theo kinh độ IV. đánh giá Chọn ý đúng trong các câu sau: - Biểu hiện của quy luật địa đới trong lớp vỏ địa lí: + Nhiệt độ không khí giảm dần từ Xích đạo về cực + Các thảm thực vật, đất thay đổi theo vĩ độ + Tất cả các ý trên - Câu sau đúng hay sai, tại sao? Gọi quy luật phân bố theo đai cao là tính địa đới theo đai cao. V. hoạt động nối tiếp Về nhà học sinh học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK. . Bài 21- Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu và trình bày được khái niệm về tính địa đới, nguyên nhân và biểu hiện của 2 quy luật này 2. Kĩ. nhân hình thành quy luật địa đới là gì? I/ Quy luật địa đới: 1) Khái niệm: * Định nghĩa: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ. nhân tạo nên quy luật phi địa đới là gì? Do các nguồn năng lượng bên trong Trái Đất tạo nên:+ Sự phân chia bề II/ Quy luật phi địa đới: 1) Khái niệm: Qui luật phi địa đới là qui luật phân bố

Ngày đăng: 13/05/2015, 22:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan