Bài 11 khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đát

9 3K 4
Bài 11  khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đát

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài 11- Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đát I/Mục tiêu: 1. Về kiến thức: hiểu rõ: * Cấu tạo của khí quyển , các khối khí và tính chất của chúng. Các frông, sự di chuyển của các frông và tác dụng của chúng. * Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt Trái Đát do Mặt Trời cung cấp. * Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ không khí. 2. Kĩ năng: Biết phân tích biểu đồ. * Nhận biết được nội dung kién thức dựa vào việc quan sát, phân tích hình ảnh, bảng thống kê, bản đồ II/ Thiết bị dạy - học: Phóng to các hình 11.1,11.2,11.3,11.4 cà bảng 11. * Bản đồ khí hậu thế giới. * Một số hình ảnh về mây, dông, mưa III/ Hoạt động day - học: 1. ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Sự phân bố của các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ có liên quan gì đến các mảng kiến tạo của thạch quyển? tại sao? 3.Bài mới: Mở bài: Khí quyển có vai trò quan trọng đến sự sống của hành tinh chúng ta, trong bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về khí quyển và sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất. Hoạt động1: Nghiên cứu về khí quyển Hoạt động dạy và học Nội dung GV giới thiệu khái quát về khí quyển, hoặc ra câu hỏi: Em hiểu khí quyển là gì? HS hiểu được: - Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, có vai trò: + Bảo vệ Trái Đất. + Góp phần quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của I. Khí quyển: - Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất bao gồm: + 78% là khí nitơ + 21% là khí ôxi + 1% là hơi nước và các khí khác. sinh vật trên Trái Đất. Chuyển ý: Tuỳ theo từng độ cao, lớp không khí có sự khác nhau rất lớn về thành phần, mật độ và các tính chất khác nên người ta chia nó ra thành nhiều tầng. Bước 1: GV phát phiếu học tập và hướng dẫn HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập của mình. Bước 2: GV kẻ bảng và cho đại diện HS lên bảng trình bày, các hS khác góp ý bổ sung, GV chuẩn xác nội dung phiếu học tập. HS quan sát kĩ hình 11.1 và đọc SGK để điền những nội dung thích hợp vào phiếu học tập. GV đặt câu hỏi: Trong tầng đối lưu ở mỗi bán cầu có các khối khí nào ? Hãy xác định vị trí và đặc điểm của các khối khí đó? HS dựa vào mục 1.2 để trình bày và xác định trên bản đồ vị trí hình thành các khối khí ở lục địa, hải dương, ở vĩ độ thấp và vĩ độ cao, ghi kí hiệu và nêu đặc điểm của chúng. - Tại sao lại có sự hình thành các khối khí với tính chất khác nhau? - Do Trái Dất hình cầu, khả năng tiếp nhận năng lượng Mặt Trời ở mỗi vĩ độ khác nhau: bề mặt tiếp xúc ở mỗi địa phương khác nhau cũng 1.Cấu trúc của khí quyển: HS ghi theo phiếu học tập đã chuẩn xác (xem phụ lục) 2. Các khối khí: - Tùy theo vị trí hình thành và bề mặt tiếp xúc mà hình thành các khối khí khác nhau. Mỗi bán cầu gồm 4 khối khí chính. Khối khí Kí hiệu Đặc điểm Kiểu Cực A Rất lạnh Am, Ac Ôn đới P Lạnh Pm, Pc Chí tuyến T Rất nóng Tm, Tc Xích đạo E Nóng ẩm Em - Mỗi một khối khí lại phân biệt thành kiểu hải dương ẩm (m) và kiểu lục địa khô (c). Riêng khối khí xích đạo chỉ có một kiểu là khối khí hải dương (Em). 3. Frông (Diện khí) a) Khái niệm: Frông khí quyển (kí hiệu F) là nơi tiếp xúc giữa hai khối khí có nguồn gốc, tính chất vật lí khác nhau. b) Trên mỗi bán cầu có: - Hai frông cơ bản là: + Frông địa cực (FA) + Frông ôn đới (FP) - Dải hội tụ nhiệt đới chung cho cả 2 bán tạo khả năng tiếp thu nhiệt lượng cũng như khả năng cung cấp hơi nước - tạo điều kiện hình thành các khối khí khác nhau. GV: Các khối khí thường xuyên di chuyển làm cho: - Thay đổi thời tiết chúng đi qua. - Bản thân chúng bị biến tính. GV đặt câu hỏi: Frông là gì? Trên mỗi bán cầu có các frông nào? HS đọc mục 1.3 để trả lời. GV: Giữa hai khối khí chí tuyến và xích đạo không tạo nên frông thường xuyên có cùng một chế độ gió. Các khối khí xích đạo ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam đều là các khối khí nóng, ẩm, chỉ có hướng gió khác nhau và tạo thành dải hội tụ nhiệt đới chung cho cả 2 bán cầu. - Tại sao khi có frông đi qua, thời tiết của địa phương sẽ thay đổi đột ngột? - Khi Frông đi qua, địa phương sẽ được thay đổi khối khí này bằng một khối khí kia có tính chất hoàn toàn khác, Thời tiết thay đổi. cầu. c) Nơi Frông đi qua thời tiết thay đổi đột ngột: Khi frông chuyển động, làm nhiệt độ áp suất, hướng gió phát triển nhanh, có mây, mưa, thời tiết phát triển đột ngột. Hoạt động 2 tìm hiểu sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất Hoạt động dạy và học Nội dung GV: Nguồn cung cấp nhiệt độ chủ yếu cho mặt đất là bức xạ Mặt Trời, đó là các dòng vật chất và năng lượng của Mặt Trời tới trái Đất, chủ yếu là các sóng điện tử các tia sáng nhìn thấy và không nhìn thấy. GV đặt câu hỏi: Dựa vào hình 11.2 em hãy cho biết bức xạ mặt trời tới Trái Đất được phân phối như thế nào? HS nêu được: - 47% được mặt đất hấp thụ. - 30% tới khí quyển lại bị phản hồi vào không gian. - 19% khí quyển hấp thụ. - 4% tới mặt đất lại bị phản hồi vào không gian. - Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu do đâu mà có? - Nhiệt lượng do Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất thay đổi theo góc chiếu của các tia bức xạ. Vậy nhiệt lượng đó được thay đổi như thế nào? HS nhứ lại kiến thức ở lớp 6 để nêu được nhìn chung càng về phía cực góc chiếu càng nhỏ, lượng bức xạ càng giảm. Phương án 1: GV chia lớp thành 6 nhóm, nêu câu hỏi gợi ý phân tích, mỗi nhóm nghiên cứu một mục 2a, 2b, 2c trong SGK. Sau đó đại diện các nhóm trình bày, GV chuẩn xác kiến thức. Phương án 2: GV nêu câu hỏi gợi ý để HS phân tích lĩnh hội kiến thức theo trình tự SGK. HS căn cứ vào gợi ý và nội dung SGK để trình bày được sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất. - Theo vĩ độ địa lí, nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ năm thay đổi như thế nào? HS dựa vào bản đồ khí hậu thế giới và II/ Sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất: 1. Bức xạ và nhiệt độ không khí: - Bức xạ Mặt Trời là các dòng vật chất và năng lượng của Mặt Trời tới Trái Đất. - Bức xạ Mặt Trời tới Trái Đất được mặt đất hấp thụ 47%. - Nhiệt không khí ở tầng đối lưu chủ yếu do nhiệt của bề mặt đất được Mặt Trời đốt nóng. + Nếu góc chiếu của tia bức xạ lớn thì nhiệt lượng lớn và ngược lại. 2.Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất: a) Phân bố theo vĩ độ địa lí: - Nói chung: + Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao. + Vĩ độ càng cao biên độ nhiệt càng lớn. bảng 11 trang 41 SGK để trả lời. Nêu số liệu cụ thể trong bảng 11. - Vì sao có sự thay đổi đó + Do sự thay đổi góc nhập xạ càng về cực càng nhỏ. + Tại vĩ độ cao, góc nhập xạ thay đổi theo mùa lớn ( do trục Trái Đất nghiêng). - Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất ở lục địa hay ở đại dương? HS dựa vào nội dung SGK trang 42 và bản đồ khí hậu thế giới để nêu dẫn chứng - Hai nơi được gọi là “ hàn cực” đều ở đất liền (Véc khôi an - 16 0 C. trung tâm đảo Grơnlen - 30 0 C). - Nơi có nhiệt độ cao nhất là khu vực chí tuyến. Đường Đẳng nhiệt năm cao nhất là đường 30 0 C bao quanh hoang mạc Xa - ha - ra của châu Phi. - Em có nhận xét gì về sự thay đổi biên độ nhiệt ở các địa điểm nằm trên khoảng vĩ tuyến 52 0 B? HS dựa vào hình 11.3 trang 42 để trả lời. - Vì sao có sự khác biệt về chế độ nhiệt giữa lục địa và đại dương? Do khả năng hấp thụ nhiệt, truyền nhiệt của đất và nước khác nhau - Trên đất liền, năng lượng Mặt Trời chủ yếu đốt nóng lớp đất trên mặt nên mặt đất nhanh nóng nhưng cũng nhanh nguội. - Trên biển, do sự chuyển động của nước nên nước biển chậm nóng nhưng cũng chậm nguội hơn đất liền. GV: Ngoài ra nhiệt độ không khí còn thay đổi theo bờ đông và bờ tây lục địa do ảnh hưởng của các dòng biển nóng lạnh và sự thay đổi hướng của chúng. - Nơi có dòng biển nóng chảy qua thì khí hậu ôn hòa hơn, nơi có dòng biển lạnh b) Phân bố theo lục địa và đại dương: Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa. - Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt độ lớn. c) Phân bố theo địa hình: - Nhiệt độ không khí giảm theo độ cao, trung bình 0,6 0 C/100m độ cao. - Sườn núi đón ánh sáng Mặt chảy qua thì khí hậu tăng phần khắc nghiệt, dao động nhiệt trong năm lớn hơn - Địa hình có ảnh hưởng đến nhiệt độ như thế nào? HS quan sát hình 11.4 và dựa vào nội dung SGK trang 43 để trả lời. GV lưu ý tác động của địa hình gồm 2 mặt là độ cao, độ dốc và hướng phơi của sườn núi. - Quan sát hình 11.4 em hãy cho biết giữa hướng phơi của sườn với góc nhập xạ và lượng nhiệt nhận được có mối quan hệ thế nào? - ánh sáng Mặt Trời tạo với sườn núi một góc càng lớn thì góc nhập xạ càng cao, lượng nhiệt nhận được càng lớn và ngược lại. - Sườn núi cùng chiều với ánh sáng Mặt Trời càng dốc thì góc nhập xạ càng nhỏ, lượng nhiệt nhận được càng ít và ngược lại. - Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Nhóm 1: Phiếu học tập số 1 Nhóm 2: Phiếu học tập số 2 Nhóm 3: Phiếu học tập số 3 (xem phiếu học tập phần phụ lục) - Bước 2: HS trong nhóm trao đổi, bổ sung cho nhau. - Bước 3: Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung. GV chuẩn kiến thức. Khi các nhóm trình bày GV đưa thêm câu hỏi: + Tại sao nhiệt độ cao nhất không phải ở Xích đạo mà ở vĩ tuyến 20 o B? + Giải thích vì sao nhiệt độ giảm dần theo độ cao? Trời thường có góc nhập xạ lớn và lượng nhiệt nhận được cao hơn so với sườn núi cùng chiều với ánh sáng Mặt Trời. Phiếu học tập: quan sát hình 11.1 và dựa vào nội dung SGK em hãy điền những nội dung thích hợp vào bảng sau: Các tầng Vị trí(độ cao) Đặc điểm Vai trò 1. Đối lưu 2. Bình lưu 3. Tầng giữa 4. Tầng ion (tầng nhiệt) 5. Tầng ngoài Các tầng Vị trí (độ cao) Đặc điểm Vai trò 1. Đối lưu Từ mặt đất đến 8 km (ở cực) và 16 km (ở xích đạo) - Đậm đặc nhất: Tập trung 80% không khí. >3/4 lượng hơi nước của khí quyển, tập trung nhiều khí CO 2 , các phần tử vật chất rắn. - Nhiệt độ gảim dần theo độ cao (Trung bình = 0,6 0 C/100 met), đỉnh tầng đối lưu = 80 0 C. - Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng. ảnh hưởng trực tiêp thường xuyên đến cuộc sống trên Trái Đất. - Nơi diễn ra các hoạt động khí tượng như mây, mưa, sấm chớp - Điều hòa nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất 2. Bình lưu Từ đỉnh tầng đối lưu đến 50 km - Không khí loãng , khô và chuyển động theo chiều ngang. - Có lớp ôdôn, tập trung ở khoảng độ cao 22- 25 km. - Nhiệt độ tăng theo chiều cao, ở đỉnh tầng đạt +10 0 C Tầng ôdôn lọc bớt và giữ lại một số tia tử ngoại gây nguy hiểm cho cơ thể sinh vật sống. 3. Tầng giữa Từ 50 đến 80 km - Không khí rất loãng. - Nhiệt độ giảm mạnh theo chiều cao, đỉnh tầng đạt từ - 70 0 C đến 80 0 C 4. Tầng ion (tầng nhiệt) Từ 80 đến 800 km - Không khí rất loãng. - Chứa các điện tích âm, Phản hồi sóng vô tuyến điện dương 5. Tầng ngoài Từ 800 đến trên 2000 km - Không khí cực loãng, khoảng cách giữa các phân tử không khí = 600 km. - Chủ yếu là hêli, hyđrô Phiếu học tập số 1 Nhiệm vụ: Dựa vào bảng 11, kết hợp những kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích: - Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm: - Giải thích: : - Nhận xét biên độ nhiệt độ năm: Giải thích: Phiếu học tập số 2 Nhiệm vụ: Dựa vào hình 11.3 kết hợp kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích: - Nhận xét sự thay đổi của biên độ nhiệt năm ở các điểm Va-len-xi-a, Pô- dơ-nan Vacsaava, Cuôcxcơ Giải thích: - Kết luận sự thay đổi biên độ nhiệt từ biển vào lục địa. Phiếu học tập số 3 Nhiệm vụ: Dựa vào hình 11.4, kết hợp kiến thức đã học, hãy: - Nhận xét nhiệt độ ở 2 sườn núi: - Giải thích: - Kết luận chung: IV/ Củng cố: Câu 1: Lựa chọn đáp án đúng: Đặc điểm của tầng đối lưu là: A. Không khí chuyển động lên xuống theo chiều thảng đứng. B. Nơi tập trung khoảng 90% không khí của khí quyển. C. Nơi sinh ra các hiện tượng mây, mưa, sấm chớp. D. Nơi cứ lên cao 100 m nhiệt độ lại giảm 0,6 0 C. E. Tất cả các hiện tượng trên. Câu 2: Cho biết giới hạn tối đa nhà cao tầng chung cư ở cực, ở Xích đạo? V. hoạt động nối tiếp Về nhà học sinh học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK. . được sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất. - Theo vĩ độ địa lí, nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ năm thay đổi như thế nào? HS dựa vào bản đồ khí hậu thế giới và II/ Sự phân bố nhiệt. Bài 11- Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đát I/Mục tiêu: 1. Về kiến thức: hiểu rõ: * Cấu tạo của khí quyển , các khối khí và tính chất của chúng. Các frông, sự di chuyển. đổi đột ngột: Khi frông chuyển động, làm nhiệt độ áp suất, hướng gió phát triển nhanh, có mây, mưa, thời tiết phát triển đột ngột. Hoạt động 2 tìm hiểu sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái

Ngày đăng: 13/05/2015, 22:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan