571 Phát triển nguồn nhân lực & giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam

46 851 5
571 Phát triển nguồn nhân lực & giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

571 Phát triển nguồn nhân lực & giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỀN KINH TẾ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC 5 I. Lịch sử ra đời kinh tế thế giới .5 1. Giai đoạn kinh tế sức lao động 5 2. Giai đoạn kinh tế tài nguyên 5 3. Giai đoạn kinh tế tri thức .6 II. Sự ra đời của lực lượng sản xuất - quan hệ sản xuất 7 III. Một số khái niệm cơ bản 8 IV. Ý nghĩa của nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .10 CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC SỬ DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VI ỆT NAM 11 I. Chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2010 .11 1. Định hướng phát triển các ngành và các vùng kinh tế .11 1.1 Định hướng phát triển các ngành .11 1.2 Định hướng phát triển các vùng .15 2. Hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN góp phần nâng cao hiệu quả quản lý cũng như sử dụng lao động trong nền kinh tế 16 2.1 Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu 16 2.2 Tạo lập dồng bộ các yếu tố thị trường, đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước 17 2.3 Đổi mới chính sách và kiện toàn hệ thống tài chính - tiền tệ .17 2.4 Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại .17 3. Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ nhằm cải thiện trình độ và năng lực cho nguồn nhân lực .18 3.1 Giáo dục và đào tạo 18 3.2 Khoa học và công nghệ 19 II. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực 20 1. Đặc điểm về nguồn nhân lực Việt Nam .20 1.1 Việt Namnguồn nhân lực dồi dào và tăng trưởng nhanh 20 1 1.2 Tỷ lệ lao động được đào tạo kỹ thuật, chuyên môn vẫn còn thấp chủ yếu là lao động thủ công .21 1.3 Cơ cấu nguồn nhân lực của Việt Nam còn bất hợp lý 23 1.4 Các đặc điểm khác 24 2. Quan điểm của đảng ta về chiến lược con người .25 3. Vai trò cùa nguồn lực con người trong quá trình phát triển .27 3.1 Nguồn nhân lực - mục tiêu và động lực cảu sự phát triển 27 3.2 Vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 28 III. Nhà nước đối với giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực của đất nước .30 IV. Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước với sự phát triển của nguồn nhân lực .32 1. Những văn bản quy phạm pháp luật về nguồn nhân lực .32 2. Những chính sách của nhà nước dành cho nguồn nhân lực .34 2.1 Chính sách bảo vệ và tăng cường thể lực nguồn nhân lực .35 2.2 Chính sách phát triển giáo dục và kỹ năng của nguồn nhân lực 35 2.2.1 Chính sách phát triển giáo dục cơ sở .35 2.2.2 Chính sách phát triển đào tạo nguồn nhân lực .36 2.3 Chính sách thu hút và sử dụng lao động 36 2.3.1 Nhóm chính sách vĩ mô về việc làm 37 2.3.2 Nhóm chính sách điều tiết quan hệ và điều kiện lao động 38 2.3.3 Chính sách thị trường lao động 38 2.4 Chính sách đặc thù .39 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰCVIỆT NAM 41 1. Các giải pháp liên quan đến cung lao động .41 2. Mở rộng quy mô và chất lượng cầu lao động 42 3. Hoàn thiện chính sách và thể chế thị trường lao động .43 KẾT LUẬN 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 46 2 LỜI MỞ ĐẦU Thế giới hiện nay đang trong một thời kỳ lịch sử có nhiều chuyển biến hết sức mới mẻ, mau lẹ, đột biến cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật. Trước hết cần nhấn mạnh đến nhân tố quyết định đến sự phát triển của thế giới hiện nay là những thành tựu vĩ đại do cuộc cách mạng kỹ thuật và công nghệ đưa lại với sự bùng nổ của tin học, sự phát triển của công nghệ sinh học, của công nghệ vật liệu mới những bước tiến khổng lồ của lực lượng sản xuất. Từ đó hình thành những quá trình sản xuất hiện đại, điều khiển từ xa trong đó lao động cơ bắp của con người chỉ là một phần nhỏ mà lao động trí óc, lao động điều khiển lại có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo nên của cải vật chất. Đặc biệt tạo nên năng suất và sản phẩm rất nhiều lần so với nền kinh tế trước đó và giá trị tinh thần cần thiết cho xã hội. Lực lượng sản xuất được xã hội hóa cao với xu thế quốc tế hóa, thị trường thế giới ngày càng mở rộng và hòa nhập hơn, các quốc gia cùng nhau phát triển giải quyết những vấn đề mang tính quốc tế. Nguồn nhân lực là một nguồn lực đặc biệt và vô cùng quan trọn, là một nguồn lực vô tận. Nguồn nhân lực vừa là đối tượng vừa là chủ thể tác động lên mọi hoạt động trong xã hội. Bước vào thế kỷ XXI, khi mà cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, cùng với vấn đề hòa bình, toàn cầu hóa, bảo vệ môi trường… một diện rộng, khắp nơi trên thế giới đang nổi lên vấn đề con người, trí tuệ con người và nguồn lực con người. Con người đang là trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cảu nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Ngày 07/11/2006 sau 11 năm đàm phán khó khăn, Việt Nam dã chính thức trở thành thành vien của WTO, sự kiện trọng đại này đã mở ra cho chúng ta thêm nhiều cơ hội và thách thức mới, và nguồn nhân lực chính là yếu tố hang đầu để quyết định thành công cho đất nước ta trên một sân chơi đầy khó khăn. Để phù hợp với đặc điểm phát triển của thời kỳ lịch sử đặc biệt này Đảng và Nhà nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường có tác động rất to lớn; làm tăng trưởng kinh tế nhanh và nâng cao dời sống, thúc 3 đẩy cách mạng khoa học và công nghệ, cải tiến quản lý kinh tế. Đẩy mạnh CNH - HĐH hướng tới nền kinh tế tri thức thế kỷ XXI. Vì vậy phát triển nguồn nhân lực tương xứng với yêu cầu đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước đang là vấn đề trung tâm, là khâu đột phá và phải đi trước một bước như Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, con người là nguồn nhân lực, là yếu tố quyết định sự phát triển trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước”. 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỀN KINH TẾ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC I. LỊCH SỬ RA ĐỜI KINH TẾ THẾ GIỚI. Có thể nói sự khác nhau cơ bản giữa con người và con vật là sự sang tạo mà động lực đầu tiên của nó là tri thức. Nhờ có tri thức mà con người có thể sang tạo ra mọi của cải vật chất. Một trong những điều quan trọng nhất mà con người tìm ra đấy là kinh tế. Sự phát triển kinh tế có thể chia làm 3 giai đoạn. 1. Giai đoạn kinh tế sức lao động. Giai đoạn kinh tế sức lao động bắt đầu từ giai đoạn đầu của nền văn minh nhân loại kéo dài đến thế kỷ XIX, hiện nay vẫn còn nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới đang giai đoạn này. Kinh tế sức lao động hoạt động với thể chế tập trung. Thời kỳ này khoa học kỹ thuật chực phát triển nền kinh tế chủ yếu dựa vào sức lao động nên hiệu quả kinh tế thấp. Bản chất của nền kinh tế sức lao động là phát triển dựa vào chiếm hữu và phân phối tài nguyên. Con người chủ yếu dựa vào các công cụ nguyên thủy, phổ thông như: cày, cuốc, dao… Phát triển sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, chính vì những điều kiện như vậy mà năng suất lao động thời kỳ này rất thấp của cải tạo ra không đủ đáp ứng nhu cầu xã hội, đời sống nhân dân vất vả, khổ cực, văn hóa - giáo dục kém phát triển. Nhưng dù sao thì đây cũng là thời kỳ sơ khai của nền kinh tế, tất cả các quốc gia các nền kinh tế trên thế giới đều phải trải qua giai đoạn này. 2. Giai đoạn kinh tế tài nguyên. Do đã bắt đầu tìm kiếm và ứng dụng khoa học công nghệ nên khả năng khai thác của con người mạnh lên, tài nguyên trở nên thâm hụt làm xuất hiện nhiều cuộc tranh giành, cướp bóc tài nguyên và đó chính là nguyên nhân chủ yếu làm nổ ra các cuộc chiến tranh giữa các nước. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần I kết thúc và từ thế 5 kỷ XIX đến nay thế giới đã có nhiều bước tiến trong lĩnh vực này như: máy kéo, máy bay… bắt đầu thay thế các dụng cụ giai đoạn đầu làm cho năng suất lao động tăng lên rõ rệt. Các loại tài nguyên hiếm như sắt, dầu mỏ… bắt đầu thiếu hụt và khống chế nền kinh tế. Trong giai đoạn này năng suất lao động đã cao nhưng đời sống chưa được cải thiện. Đã có sự phân công xã hội rõ ràng, sâu sắc và quan trọng nhất là nghành sản xuất trực tiếp đã có được sự hỗ trợ từ các nghành khác làm nhiệm vụ trao đổi như thương mại, nó tách rời khỏi lao động sản xuất. Bắt đầu từ thay đổi nhỏ lẻ và sau đó được phát triển lên với các hình thức ngày càng phong phú đa dạng và trở thành nhu cầu tất yếu. Thị trường không chỉ là nơi trao đổi mà còn có tác dụng trong việc phát triển kinh tế, tăng cường giao lưu giữa các quốc gia. Giai đoạn này lao động đã bắt đầu được cải thiện, giáo dục phát triển trí tuệ con người đã có sự lưu chuyển và bắt đầu phát huy tác dụng nó sẽ là đòn bẩy để phát triển mọi nguồn nhân lực. 3. Giai đoạn kinh tế tri thức. Giai đoạn kinh tế tri thức là giai đoạn phát triển kinh tế dựa trên chiếm hữu và phân phối tài nguyên trí lực. Như Mác đã nói: " Khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất thứ nhất ". Đặc điểm của giai đoạn này là con người đã hướng tri thức phát triển kinh tế, được coi là tri thức chung khai thác, sử dụng, quảng bá tri thức để ngày càng phát triển mạnh mẽ. Dựa trên sự phát triển cao độ của khoa học kỹ thuật làm tăng năng suất lao động, thỏa mãn nhu cầu của con người đảm bảo cho sự cân bằng môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững các ngành kinh tế. Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang là cầu nối cho toàn nhân loại đi lên một xã hội ưu việt hơn. Đây là sự hợp tác hòa bình cùng có lợi. Nhờ khoa học kỹ thuật cao nên làm cho năng suất lao động cao và sản phẩm sản xuất nhiều nên đã làm cho quan hệ kinh tế bớt căng thẳng hơn, xu thế hòa bình, hợp tác hữu nghị phát triển. Tri thức chung của nhân loại có điều kiện phát triển trong giai đoạn này, kết quả nghiên cứu khoa học cũng trở thành hang hóa, khai thác tài nguyên thiên nhiên phát triển nhanh và tài nguyên thiên nhiên trở thành thứ yếu. 6 Đây chính là giai đoạn mà nguồn nhân lực được nâng cao về chất chứ không riêng về mặt lượng. Đây cũng là lúc mà chúng ta cần phải quan tâm tới sự phát triển nguồn nhân lực. Qua ba giai đoạn phát triển của nền kinh tế chúng ta cũng có thể thấy được sự phát triển của con người và quan trọng nhất là nguồn nhân lực, tri thức con người luôn phát triển tìm tòi phát hiện ra nhiều điều mới lạ làm cho năng suất lao động ngày một tăng lên và đời sống con người ngày càng được cải thiện. II. SỰ RA ĐỜI CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT - QUAN HỆ SẢN XUẤT. Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người. Sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản than con người. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau và tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó sản xuất vật chất là quan trọng nhất, là cơ sở tồn tại xã hội. Sản xuất vật chất được tiến hành bằng phương thức sản xuất nhất định và nó đóng vai trò quyết định đối với tất cả các mặt của đời sống xã hội. Trong sản xuất, con người một mặt là quan hệ với tự nhiên tức lực lượng sản xuất, một mặt là quan hệ giữa con người với người tức là quan hệ sản xuất. Phương thức sản xuất chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng. Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất. Lực lượng sản xuất thể hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động với kỹ năng lao động, thói quen lao động của họ và tư liệu sản xuất trước hết là công cụ lao động. Trong quá trình sản xuất, sức lao động của con người và tư liệu sản xuất trước hết là công cụ lao động kết hợp với nhau tạo thành lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất hang đầu của nhân loại là công nhân, là người lao động. Ngày nay, khoa học đã phát triển đến mức trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất, trong đời sống và trở thành lực lượng lao động sản xuất trực tiếp. Sự xâm nhập ngày 7 càng sâu của khoa học kỹ thuật trở thành một yếu tố không thể thiếu được của sản xuất làm cho lực lượng sản xuất có bước phát triển nhảy vọt. Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. Quan hệ sản xuất gồm 3 mặt: quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất ra. Quan hệ sản xuất không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người mà nó hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất. III. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN: - Nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả mọi cá nhân tham gia bất cứ hoạt động nào với bất cứ vai trò nào trong tổ chức. Con người được xem là nguồn lực căn bản và có tính quyết định của mọi thời đại. Nguồn lực từ con người là yếu tố bền vững và khó thay đổi nhất trong mọi tổ chức. - Nguồn nhân lực xã hội : Có rất nhiều khái niệm khác nhau về nguồn nhân lực xã hội nhưng ta có thể hiểu nguồn nhân lực xã hội là dân số trong độ tuổi lao động. - Lực lượng lao động : Theo quan niệm của Tổ chức Quốc tế về Lao động ( ILO ) thì lực lượng lao động là dân số trong độ tuổi lao động thực tế có việc làm và những người thất nghiệp. Vì vậy ta có thể hiểu lực lượng lao động bằng công thức tổng quát sau: - Việc làm là mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm. - Người có việc làm là người làm việc gì đó được trả tiền công, lợi nhuận bằng tiền hay bằng hiện vật hoặc tham gia vào các hoạt động mang tính tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình, không nhận tiền công hay hiện vật, kể cả những người tạm nghỉ việc trong tuần lễ điều tra nhưng sẽ tiếp tục trở lại làm việc sau thời gian tạm nghỉ. 8 Lực lượng lao động = Số người có việc làm + Số người thất nghiệp - Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm mức tiền công đang thịnh hành. - Nguồn nhân lực doanh nghiệp: là lực lượng lao động của tổng doanh nghiệp, là số người có trong danh sách của doanh nghiệp, do doanh nghiệp trả lương. Có rất nhiều cách phân loại nguồn nhân lực doanh nghiệp khác nhau: + Theo cơ cấu: nguồn nhân lực doanh nghiệp chia làm hai loại là viên chức quản lý và công nhân. + Theo thời gian làm việc: nguồn nhân lực doanh nghiệp được chia thành ba loại là lao động hợp đồng dài hạn, lao động hợp đồng ngắn hạn và lao động thời vụ. 9 Sơ đồ cấu trúc lực lượng lao động Lực lượng lao động Có việc làm Thất nghiệp Đủ việc làm Thiếu việc làm Thất nghiệp dài hạn Thất nghiệp ngắn hạn Nguồn : Giáo trình quản lý nguồn nhân lực ( tr 64 ) IV. Ý NGHĨA CỦA NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC. - Đối với doanh nghiệp: đảm bảo cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp có thể thích ứng và theo sát kịp thời sự tiến hóa và phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ đảm bảo cho doanh nghiệp một lực lượng lao động giỏi, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu của nó. Nền kinh tế mở cửa làm cho các doanh nghiệp muốn tồn tại phải thay đổi cách tư duy và hoạt động. Việc đào tạo, bồi dưỡng, cải thiện kiến thức nghề nghiệp và kỹ năng của nguồn nhân lực giúp cho mọi người phấn khởi vì được phát triển, có điều kiện nhận thức tốt hơn mục tiêu của doanh nghiệp ( như giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động… ) cải thiện mối quan hệ, tạo không khí tốt, giảm căng thẳng. - Đối với người lao động: luôn phải nâng cao trình dộ chuyên môn để không bị tụt hậu trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão. Người lao động tự tin hơn, làm việc hiệu quả hơn thích ứng với kỹ thuật mới. - Đối với nền kinh tế: Việc đào tạo và đào tạo lại tránh được tình trạng thất nghiệp do cơ cấu. Nhờ có giáo dục – đào tạo mà người dân nói chung, lao động nói riêng có them các kiến thức mới, tăng sự hiểu biết pháp luật, đẩy mạnh phát triển, hợp tác trong xã hội cũng như trong đoàn thể làm xã hội tốt đẹp hơn, các doanh nghiệp có vị trí hấp dẫn hơn trong lao động và cuộc sống của từng người ngày càng có ý nghĩa. Ngày nay các nhà quản lý giỏi không chỉ dừng lại chương trình đào tạo có tính chất đối phó mà họ cần nhạy bén, nhìn xa trông rộng trong nhiều năm tới để chuẩn bị cho tương lai. 10 [...]... của con người Nói tới nguồn nhân lực là muốn nói tới số lượngchất lượng của nó Số lượng nguồn nhân lực là khả năng cung cấp lực lượng lao động cho sự phát triển kinh tế xã hội Số lượng nguồn nhân lực con người đóng vai trò quyết định tới quá trình CNH - HĐH Yếu tố quan trọng nhất trong nguồn nhân lựcchất lượng nguồn nhân lực; Nói đến chất lượng nguồn nhân lực là nói đến hàm lượng trí tuệ, trong... khoa học công nghệ, thu hút chuyên gia giỏi của thế giới đóng góp cho sự phát triển của đất nước bằng nhiều hình thức thích hợp II CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 1 Đặc điểm về nguồn nhân lực Việt Nam 1.1 Việt Namnguồn nhân lực dồi dào và tăng trưởng nhanh 20 Việt Nam là một quốc gia có dân số đông nên có nguồn nhân lực dồi dào, đứng vị trí tứ 13 trên thế giới và thứ 2 trong khối ASEAN Thập... đồng bộ các giải pháp cụ thể đó trong quá trình phát triển giáo dục và đào tạo là cơ sở để phát triển nguồn nhân lực Từng bước phát triển nguồn nhân lựcchất lượng trong giai đoạn đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước trên cơ sở hình thành con người VIệt Nam có trí tuệ và năng lực sáng tạo cao, thể lực và sức khoẻ đảm bảo, đòi hỏi chúng ta phải quan tâm đáp ứng các nhu cầu cần thiết hàng ngày của nhân dân,... những nguồn lực quan trọng nhất trong quá trình CNH - HĐH đất nước Nguồn nhân lực - chất lượng nguồn nhân lựcnguồn lực bên trong của đất nước, nó cùng với con người, vốn trong nước, vật chất kỹ thuật, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, kết hợp với nguồn lực bên ngoài tạo nên nguồn lực tổng hợp để phát triển xã hội Vấn đề con ngườ và nguồn nhân lực rất gắn quyện với nhau, hệ thống giá trị vật chất, ... - ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA ĐẤT NƯỚC Trong bối cảnh nước ta hiện nay và từ thực trạng nguồn nhân lực đã trình bày trên, để phát huy nguồn nhân lựcchất lượng, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta phải cần đến một hệ thống các giải pháp đồng bộ, từ giải pháp về giáo dục đào tạo, về chăm sóc sức khoẻ, nâng cao chất lượng dân... cũng đóng vai trò quyết định Xuất phát từ vai trò nguồn nhân lực đối với sự phát triển và đặc điểm cụ thể của nước ta Đảng và Nhà nước ta xác định nguồn nhân lực và con người 27 Việt Nam là lợi thế và nguồn nhân lực quan trọng nhất của sự phát triển Điều đó thể hiện chỗ: - Nước ta có nguồn nhân lực dồi dào và còn tăng lên nhanh chóng trong tương tai - Con người Việt Nam có truyền thống yêu nước, cần... được một nguồn nhân lựcchất lượng, có trí tuệ đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, làm cho nó thực sự trở thành " quốc sách hàng đầu ", tham gia ngày càng trực tiếp hơn và đóng vai trò quyết định trong chiến lược phát triển con người, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài IV NÂNG CAO VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 1 Những... Việt Nam định cư nước ngoài về nước đầu tư kinh doanh, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư nước ngoài và có chính sách hỗ trợ công dân Việt Nam kinh doanh hợp pháp nước ngoài 3 Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ nhằm cải thiện trình độ và năng lực cho nguồn nhân lực 3.1 Giáo dục và đào tạo Để đáp ứng yêu cầu về con người và con người và nguồn nhân lựcnhân tố quyết định sự phát triển. .. nghiệp 2 Những chính sách của nhà nước dành cho nguồn nhân lực 33 Chính sách quản lý nguồn nhân lực là toàn thể các quan điểm, tư tưởng, mục tiêu và giải pháp nhằm đào tạo, phát triển và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực của nhà nước Chính sách phát triển nguồn nhân lực là một trong những chính sách xã hội điều tiết các mối quan hệ xã hội phát triển theo hướng công bằng và văn minh, là chính... đi đôi với nâng cao chất lượng Bảo đảm an ninh lương thực trong mọi tình huống Phát triển theo quy hoạch và chú trọng đầu tư thâm canh các vùng cây công nghiệp như cà phê, cao su, hạt điêu, hạt tiêu… hình thành các vùng rau, hoa, quả có giá trị cao gắn với việc phát triển các cơ sở bảo quản chế biến 11 Phát triểnnâng cao chất lượng, hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm, mở rộng phương pháp nuôi công . sự phát triển của đất nước bằng nhiều hình thức thích hợp. II. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC. 1. Đặc điểm về nguồn nhân lực ở Việt Nam. 1.1 Việt Nam. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM. ...............................................41 1. Các giải pháp

Ngày đăng: 06/04/2013, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan