Sáng kiến kinh nghiệm MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY PHẦN LUYỆN NÓI PHÂN MÔN HỌC VẦN Ở LỚP 1A1 TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN PHƯỚC A

12 355 0
Sáng kiến kinh nghiệm MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY PHẦN LUYỆN NÓI PHÂN MÔN HỌC VẦN Ở LỚP 1A1 TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN PHƯỚC A

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: RÈN LUYỆN TƯ DUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG BỘ MÔN MĨ THUẬT I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Qua thời gian giảng dạy bộ môn Mĩ thuật ở tiểu học, nhằm nâng cao chất lượng bộ môn bản thân đã cố gắng tìm hiểu và phát hiện những biểu hiện năng lực, năng khiếu sáng tạo của học sinh từ đó có kế hoạch giảng dạy phù hợp. Nhằm tạo điều kiện để các em đạt được kết quả cao trong học tập, giúp học sinh phát triển toàn diện. Để làm được điều đó yêu cầu người giáo viên phải nắm bắt được đặc điểm phát triển tâm lý của học sinh tùy theo từng khối lớp, những khả năng, năng lực. Lựa chọn những nội dung, phương pháp dạy phù hợp kết hợp rèn luyện tư duy, kích thích trí tưởng tượng giúp các em phát huy hết khả năng của mình, chăm sóc bồi dưỡng niềm hứng thú sáng tạo cho các em cuối cùng là giúp các em tạo ra những bức tranh đẹp sản phẩm của mình. Trong quá trình giáo dục muốn con người phát triển về mọi mặt thì phải hiểu con người về mọi mặt, Vì thế giáo viên phải tìm hiểu học sinh 1 của mình để nắm bắt được đặc điểm tâm lý, nhận thức của học sinh tùy theo từng độ tuổi, khối lớp từ đó có biện pháp bồi dưỡng phù hợp. Cụ thể đối với môn Mĩ thuật trong trường tiểu học người giáo viên ngoài việc nắm bắt về đặc điểm tâm lý ra thì giáo viên cần nắm bắt được rõ và cụ thể hơn về những nhu cầu hứng thú trong học tập, nắm bắt sự phát triển, ghi nhớ tư duy tưởng tượng của các em, kích thích được sáng tạo, làm phong phú trí tưởng tượng, phát triển khả năng quan sát rèn luyện các kỹ năng cần thiết giúp các em có được niềm kiêu hãnh tự tin thì hiệu quả môn mĩ thuật mới được nâng lên . Vậy trí tưởng tượng đối với các em có tầm quan trọng như thế nào? Nếu các em có trí tưởng tượng càng cao thì hình ảnh các em vẽ ra càng phong phú sinh động ,bức tranh có sự phong phú về cả hình ảnh và màu sắc thì dễ dàng lôi cuốn được người xem, muốn có được khả năng đó ngoài việc rèn luyện các kỹ năng cần thiết cần giúp cho các em có khả năng tích lũy, tư duy hình ảnh, màu sắc và diễn tả nó thành bức tranh cụ thể giáo viên dạy bộ môn mĩ thuật phải thường xuyên giúp đỡ uốn nắn và động viên các em một cách có hệ thống, góp phần tạo ra hứng thú cần thiết giúp các em hoàn thành sản phẩm của mình. 2 Trên đây là những lý do thôi thúc tôi cần thấy phải chọn đề tài về rèn luyện khả năng tư duy hình ảnh và sáng tạo cho học sinh trong giảng dạy bộ môn Mĩ thuật ở bậc tiểu học. II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Những vấn đề liên quan đến trí tưởng tượng của học sinh trong tranh vẽ Hội họa đối với các em nói chung, học sinh nói riêng là cả một thế giới muôn hình muôn vẻ, với những nét ngây thơ và sinh động các em không vẽ theo một quy luật nhất định nào mà vẽ dựa trên cảm xúc của mình chứ không phải do hiểu biết kỹ về cuộc sống, các em thường vẽ theo trí nhớ vẽ theo các biểu tượng được hình thành do khả năng quan sát, hoặc tưởng tượng ra nhiều hơn là vẽ theo thực tế. Ví dụ: khi vẽ theo mẫu các em rất ít quan sát mẫu mà chỉ vẽ theo cảm nhận hình ảnh được ghi nhớ, hoặc cụ thể khi các em vẽ hàng cây, dòng sông thì có cây ngược cây xuôi theo ý đồ tưởng tượng và sắp xếp vô tình của mình hoặc các em vẽ con mèo có khi lại vẽ cả con cá trong bụng con mèo, bằng chất ngây 3 thơ của các em. Tại sao lại có sự diễn tả như vậy, là nhờ chính vào sự ghi nhớ, cảm nhận và tưởng tượng hết sức ngây thơ của các em . Màu sắc trong tranh của các em thường tươi vui hấp dẫn với các màu nguyên chất pha trộn mà không phụ thuộc vào yếu tố nào, các em thường thích màu sắc tươi đậm. Bố cục thường như là sự tự sự kể lại một hình ảnh nào đó với hình ảnh tự thuật bộc lộ cảm xúc, hình vẽ thường có cấu trúc ngộ nghĩnh giống như một sự liệt kê bằng đồ họa về thế giới xung quanh. Các đặc điểm trên đều nhờ do các em quan sát từ thực tế và diễn tả lại theo trình độ tư duy hình ảnh mà có. Đó là phần nhận xét chung đối với lứa tuổi các em ở giai đoạn đầu vào lớp 1, dần dần đến lớp 5 tranh vẽ của các em đã rõ ràng hơn về bố cục, đường nét, màu sắc do vậy tranh của các em mang ít nhiều có sự thay đổi và đã tự tìm ra cái riêng của mình cùng với sự phát triển của khả năng tư duy sáng tạo. 2. Thực hiện khả năng tưởng tượng thông qua bài vẽ tranh đề tài 4 Đối với các em phân môn vẽ theo mẫu các em được trực tiếp quan sát mẫu vẽ bằng tính tư duy vật thật hoặc phân môn trang trí các em sáng tạo ra những hình ảnh đẹp theo yêu cầu của giáo viên . Nhưng đối với phân môn vẽ tranh đề tài các em hoàn toàn vẽ bằng sự tưởng tượng và bằng những gì các em ghi nhớ trong đời sống qua hướng dẫn của giáo viên. Nội dung cho bài vẽ thì rất phong phú và đa dạng. Việc khơi gợi kích thích trí tưởng tượng và hứng thú cho các em hoàn thành bài tốt lại chính là yếu tố trách nhiệm của giáo viên. III . BIỆN PHÁP Để có được bức tranh đề tài có kết quả cao người học sinh cần phải có một trí tưởng tượng tốt, do vậy người giáo viên cần phải cho học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ của mình là quan sát ghi nhớ và tưởng tượng. Cụ thể trước khi làm bài giáo viên cần phải nhắc các em chuẩn bị ngay từ tuần trước, dặn dò nên chú ý quan sát những phần nào cụ thể theo một trình tự nhất định như quan sát những vật có liên quan đến bài học như phong cảnh thì các em cần chọn cảnh nào mà mình thích nhất có thể quan sát ở địa phương kết hợp sưu tầm qua tranh ảnh tìm hình ảnh chính 5 cần vẽ có thể vẽ thêm những hình ảnh nào? về màu sắc… hoặc để vẽ đề tài mẹ em trong công việc hằng ngày em cần quan sát hình ảnh thân thuộc công việc vận dụng xung quanh, không gian v v… Từ những yêu cầu thường xuyên trên dần hình thành nên trong các em một thói quen biểu tượng phong phú trong trí nhớ các em. Nhờ đó trong giờ học giáo viên có thể đàm thoại cùng học sinh về bài dạy của mình, sau đó biến những gợi ý riêng thành hình ảnh cụ thể thì bài vẽ đó mang nhiều màu sắc độc đáo riêng của các em từ đó tranh của các em rất phong phú và sinh động mỗi em đều vẽ theo một ý tưởng, nội dung riêng, niềm hứng thú riêng không sao chép bắt chước tranh mẫu hoặc vẽ theo hình ảnh của bạn. giờ học trở nên sinh động các em tích cực làm bài. Trong giờ học cần chuẩn bị tốt một số tranh của học sinh năm trước có bài đạt, bài chưa đạt để học sinh quan sát nhận xét nhận ra và rút kinh nghiệm, các em dần hình thành thị hiếu thẩm mỹ, khả năng cảm thụ thẩm mỹ trong tư duy tưởng tượng của mình, các em sẽ học tập từ kinh nghiệm người khác biến thành kinh nghiệm bản thân . Giờ dạy mỹ thuật chủ yếu là trực quan, tuy nhiên cần kết hợp linh hoạt nhiều hình thức nhiều phương pháp tạo được không khí nghệ thuật để học sinh hứng thú say mê sáng tạo với bộ môn này . 6 Thường xuyên cung cấp cho các em tiếp cận nhiều thể loại tranh nghệ thuật và củng cố vốn kiến thức của các em. Thường xuyên động viên khen ngợi các học sinh có bài vẽ đẹp, có sản phẩm độc đáo. Tôi đã tiến hành thực nghiệm như sau: Lần 1: Lớp 3 vẽ tranh đề tài trường em (bài 4), lớp 4 đề tài phong cảnh quê hương (bài 7), lớp 5 đề tài trường em (bài 3). Và không dặn dò học sinh chuẩn bị bài cũng không cho học sinh quan sát ghi nhớ, sưu tầm, kết quả là trong quá trình lên lớp chỉ cho các em khai thác hình ảnh tư liệu trong VTV, SGK mĩ thuật 4, SGK mĩ thuật 5 tương ứng với từng khối lớpvà kết quả bài vẽ là: Hoàn thành tốt 10%, hoàn thành 50% chưa hoàn thành 40%, Từ kết quả thu được ta thấy các em không đạt cao nguyên nhân chính là không thông báo trước các em quan sát ghi nhớ các hình ảnh cần thiết không kích thích được trí tưởng tượng của các em. Lần 2: Để rút kinh nghiệm từ kết quả trên lần này trước khi vào bài tôi đã dặn dò báo trước các em chuẩn bị bài, lớp 3 đề tài ngày nhà giáo Việt nam (bài 12), lớp 4 đề tài ngày hội quê em (bài 20), lớp 5 đề tài 7 môi trường (bài27) tôi đã đưa ra những yêu cầu cần thiết để các em có sự chuẩn bị ,trong tiết dạy tôi đã chuẩn bị các đồ dùng thật sinh động, cung cấp thêm nhiều hình ảnh tư liệu có liên quan kích thích trí tưởng tượng của các em kết hợp với các phương pháp kết quả là : Hoàn thành tốt 40% hoàn thành 55% chưa hoàn thành 5% Từ thực nghiệm trên tôi thấy, nếu chỉ hướng dẫn chung chung trên lớp thì kết quả sẽ không được như mong muốn. Nhưng nếu ta có sự chuẩn bị tốt và dặn dò các em quan sát ở nhà hoặc sưu tầm, tìm hiểu qua các phương tiện thông tin thì sẽ có kết quả tốt hơn. IV. KẾT QUẢ Qua thời gian áp dụng các biện pháp rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh trong giảng dạy bộ môn mĩ thuật, học sinh đã đạt được những tiến bộ rõ rệt: 8 * Trên 50% học sinh các lớp xếp loại hoàn thành tốt ( A+).Trên 45 % xếp loại hoàn thành (A) số còn lại là nhóm học sinh khuyết tật hoặc thiếu sự quan tâm từ phía gia đình. * Trong các đợt trình bày Sản phẩm học sinh ở nhà trường tranh vẽ của học sinh chiếm một phần đáng kể. * Trong các cuộc thi vẽ tranh về đề tài môi trường tại Huyện năm 2002, 2003 ,”Tuổi thơ với nhà trưòng và quê hương TT-Huế” năm học: 2003-2004, chủ đề ATGT năm học: 2004-2005 do Tỉnh tổ chức và trong cuộc thi vẽ tranh "Toyota cùng em học ATGT" do Tỉnh phối hợp với công ty Toyota tổ chức tháng 3 năm 2007, cuộc thi tìm hiểu An Toàn Giao Thông cấp tiểu học vào tháng 12 năm 2007 học sinh nhà trường luôn giành được nhiều giải cao. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua việc thực hiện các biện pháp để dạy - học tốt phân môn vẽ tranh tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau: 9 * Nghiên cứu chương trình, xây dựng nội dung bài dạy theo mục tiêu ở từng lớp học. * Chuẩn bị phương pháp phù hợp cho từng đề tài cụ thể. * Chuẩn bị, sưu tầm tư liệu, Đ D D H phong phú và khai thác một cách phù hợp với từng khối lớp. * Thiết kế bài dạy theo trình tự khoa học, ngắn gọn, ưu tiên cho hoạt động thực hành, dặn dò học sinh chuẩn bị chu đáo và thường xuyên sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu liên quan đến bộ môn để cung cấp cho học sinh. * Đánh giá khách quan, thường xuyên động viên khen ngợi các biểu hiện tiến bộ, biểu dương các bài vẽ, cá nhân có tìm tòi sáng tạo không chê bai và sẵn sàng giúp đỡ học sinh. VI. KẾT LUẬN Việc vẽ tranh đề tài có một mối quan hệ rất cần thiết đến tưởng tượng mà vẽ tranh đề tài là vẽ theo chủ đề cho trước trong đó có sự phối hợp tổng hòa các yếu tố tạo hình đòi hỏi phải có trí tưởng tượng tốt để 10 [...]...sắp xếp ăn ý gi a đường nét, đậm nhạt, hình mảng, màu sắc, cảm xúc … Tranh vẽ đề tài là sự chuyển h a cái đẹp c a hiện thực khách quan thông qua lăng kính chủ quan c a người vẽ , người vẽ l a chọn cắt lọc và sắp xếp tạo ra sản phẩm thẩm mỹ Vậy tưởng tượng có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống con người và trong học tập c a các em Nó thực sự rất cần thiết là nền tảng cho sáng tạo nghệ thuật,... mống c a sự phát triển tư duy giúp con người phát triển nhân cách, đáp ứng yêu cầu c a xã hội Trong nghệ thuật tưởng tượng giúp các em hình dung ra cái đẹp, cái cần vẽ, cái hay cái đẹp trong nghệ thuật là mục tiêu cần hướng tới trong các sản phẩm nghệ thuật Trên đây là kinh nghiệm rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh trong bộ môn mĩ thuật mà tôi đã áp dụng trong nhiều năm qua, rất mong sự hưởng ứng,... thuật Trên đây là kinh nghiệm rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh trong bộ môn mĩ thuật mà tôi đã áp dụng trong nhiều năm qua, rất mong sự hưởng ứng, góp ý c a các đồng nghiệp Quảng An , ngày 10 tháng 4 năm 2009 Giáo viên thực hiện 11 Phan Quốc Tuấn 12 . trường luôn giành được nhiều giải cao. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua việc thực hiện các biện pháp để dạy - học tốt phân môn vẽ tranh tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau: 9 * Nghiên cứu chương trình,. sáng tạo cho học sinh trong giảng dạy bộ môn Mĩ thuật ở bậc tiểu học. II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Những vấn đề liên quan đến trí tưởng tượng c a học sinh trong tranh vẽ Hội h a đối với các em nói. tốt ( A+ ).Trên 45 % xếp loại hoàn thành (A) số còn lại là nhóm học sinh khuyết tật hoặc thiếu sự quan tâm từ ph a gia đình. * Trong các đợt trình bày Sản phẩm học sinh ở nhà trường tranh vẽ c a học

Ngày đăng: 13/05/2015, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan