ô nhiễm môi trường và cách thức giải quyết của chính phủ

20 834 1
ô nhiễm môi trường và cách thức giải quyết của chính phủ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ô nhiễm môi trường và cách thức giải quyết của chính phủ . LÝ LUẬN VỀ ô nhiễm môi trường và cách thức giải quyết của chính phủ , THỰC TRẠNG VỀ ô nhiễm môi trường và cách thức giải quyết của chính phủ , GIẢI PHÁP VỀ ô nhiễm môi trường và cách thức giải quyết của chính phủ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG KHOA KINH TẾ TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH CÔNG ĐỀ TÀI: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ CÁCH THỨC GIẢI QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ GVHD: Th.S Ngô Đức Chiến SVTH: Hoàng Thị Phương Liên Lớp: 11NH Đà Nẵng, ngày 02 tháng 12 năm 2014 1 MỤC LỤC 2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tương lai của loài người có mối liên quan không thể tách rời với thực vật, động vật và hệ sinh thái trên trái đất, vì đó là nguồn cung cấp thực phẩm, nước, không khí, thuốc men, vật liệu xây dựng, và không kém phần quan trọng, đó là vẻ đẹp – một yếu tố có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để nuôi dưỡng cuộc sống tinh thần của con người. Cuộc sống của con người đã và đang dần thay đổi do sự ô nhiễm môi trường do chính con người gây nên. Vậy tình trạng ô nhiễm môi trường đã và đang tiếp diễn đến đâu?, Chính phủ đã có những giải pháp gì cho vấn đề đó?. Để có câu trả lời cho những câu hỏi đó nên em đã chọn đề tài tiểu luận: “Ô nhiễm môi trường và cách thức giải quyết của Chính phủ” để tìm hiểu và có thể rút ra cho bản thân cách bảo vệ môi trường và môi trường sống xung quanh của chính mình. 3 ĐẶT VẤN ĐỀ Cuộc sống của chúng ta được kết nối giũa cái mới và cái cũ, bởi công nghệ hiện đại và cách thức truyền thống. Mạng lưới sẽ càng chắc chắn hơn nếu số mối liện kết càng nhiều. Nhưng một thực tế đơn giản mà không phải ai cũng biết được rằng tất cả các môi liên kết trong mạng lưới của cuộc sống đều dựa vào môi trường. Chúng ta càng không tìm cách bảo vệ môi trường của mình thì vô tình chính chúng ta đã phá hủy các môi liên kết đó. Ngày nay, phần lớn chúng ta biết rằng những mối nguy hại đang hiện diện và chính loài người đã gây ra. Nhiều người trong chúng ta lo lắng cho tương lai của hành tinh chúng ta đang sống và trừ phi chúng ta có thể tìm ra một cách thức để giải quyết các vấn đề con người gây ra thì khi đó môi trường mới có thể tiếp tục chịu đựng. Ai cũng có thể nhắc đến từ bảo vệ môi trường nhưng một người bình thường phải cảm thấy người đó có thể đóng góp như thế nào vào việc làm bảo vệ đó. Dân số ngày càng tăng và cách sống ngày càng thay đổi, chúng ta phải gìn giữ thế giới ở điều kiện tốt nhất để cho các thế hệ mai sau sẽ có những tài nguyên như chúng ta hiện nay. Vì vậy chúng ta không thể để lại toàn bộ công việc giải quyết các vấn đề cho các chuyên gia mà tất cả chúng ta phải đều có trách nhiệm đối với môi trường chúng ta đang sống. Chưa bao giờ trên thế giới mọi thành phần khác nhau trong xã hội lại quan tâm nhiều đến môi trường đến như vậy, bởi lý do đơn giản rằng hành tinh của chúng ta đang phải hứng chịu những hậu quả nặng nề do ô nhiễm môi trường gây ra. Nhận thấy được những vấn đề như vậy, nên việc chọn đề tài này là việc bản thân em đang muốn nhìn thấy được hiện nay vấn đề về môi trường nó đang cần quan tâm ở mức nào bản thân có thể đóng góp được gì và hơn nữa để nhìn nhận các giải pháp Chính phủ đưa ra có thực sự hữu hiệu hay không? Bài tiểu luận gồm 3 chương: - Chương 1: Khái quát một số vấn đề về ô nhiễm môi trường - Chương 2: Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay - Chương 3: Cách thức giải quyết của Chính phủ và một số giải pháp đề xuất của bản thân. 4 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 1.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường, thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc tính vật lý, hóa học, nhiệt độ, sinh học, chất hoa tan, chất phóng xạ ở bất kỳ thành phần nào của môi trường hay toàn bộ môi trường vượt quá mức cho phép được xác định. 1.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. - Ô nhiễm mặt nước: Dân số tăng nhanh, tài nguyên nước ngày càng khan hiếm và bị ô nhiễm nặng nề. Cuộc sống của con người dựa vào nguồn nước nhưng khi nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho cuộc sống con người gặp khó khăn và nguy hại khi nước và thức ăn bị nhiễm độc từ nguồn nước đó. - Ô nhiễm nước ngầm: Các loại dầu máy thải, chất tẩy rửa, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học dùng trong nông nghiệp là những tác nhân gây ô nhiễm nước ngầm gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống và sức khỏe của con người. Hơn nữa, tại các khu đô thị lớn, việc chọn vị trí tập trung đổ chất thải sinh hoạt hoặc nhà vệ sinh thiết kế không đảm bảo cũng là một tác nhân nguy hiểm, càng lau ngày việc ngấm vào mạch nước ngầm càng nhiều. - Ô nhiễm không khí do môi trường sống: Việc sử dụng than, củi và rơm để đun nấu nhưng diến ra ở nhũng khu vực chật chội, không có hệ thống thoát khí cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của chúng ta. - Ô nhiễm không khí ở các đô thị: Việc sử dụng các phương tiện giao thông như xe máy ô tô hay các nhà máy điện, khu công nghiệp sẽ gây ra các loại khí thải độc hại và bụi mịn. - Nước thải không được xử lý: Ở nhiều vùng, phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý mà quay trở lại vào vòng tuần hoàn của nước. Khi không được xử lý, chát thải đó chảy vào sông rạch ao hồ gây thiếu hụt ôxy làm cho nhiều động vật và cây cỏ không thể tồn tại. 1.3. Nguồn gây ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường có thể dó nhiều nguồn khác nhau. Nguồn gây ô nhiễm là nguồn thải ra các chất ô nhiễm. Có nhiều cách chia các nguồn gây ô nhiễm: 5 - Theo tính chất hoạt động, gồm 4 nhóm: + quá trình sản xuất ( nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, tiểu thủ công nghiệp) + quá trình giao thông vận tải + quá trình sinh hoạt + quá trình tự nhiên. - Theo phân bố không gian, gồm 3 nhóm: + điểm ô nhiễm, cố định( khói nhà máy gây ô nhiễm) + đường ô nhiễm, di động ( xe cộ gây ô nhiễm trên đường) + vùng ô nhiễm, lan tỏa + vùng thành thị, khu công nghiệp gây ô nhiễm và lan tỏa trong thành phố đến vùng nông thôn. - Theo nguồn phát sinh: + nguồn ô nhiễm sơ cấp: là chất ô nhiễm từ nguồn thải trực tiếp vào môi trường. + nguồn ô nhiễm thứ cấp là chất ô nhiễm được tạo thành từ nguồn sơ cấp và đã biến đổi qua trung gian rồi mới tới môi trường ô nhiễm. 1.4. Các loại ô nhiễm môi trường. - Ô nhiễm môi trường nước - Ô nhiễm môi trường không khí - Ô nhiễm môi trường đất 6 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY 2.1. Ô nhiễm môi trường nước. 2.1.1. Khái niệm: Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho động vật nuôi và các loài hoang dã, ảnh hưởng tới sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá. Theo Hiến chương Châu Âu thì “ Ô nhiễm nước là một biến đổi chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng nước, làm ô nhiễm nước và gây nguy hại cho việc sử dụng, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi – giải trí, cho động vật nuôi cũng như các loài hoang dã. 2.1.1.1. Nguồn gốc ô nhiễm nước. Có 2 nguồn gốc: - Nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng. - Nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước. 2.1.1.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước. Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm nước, tiêu biểu là một số nguyên nhân sau: - Nước bị ô nhiêm do kim loại nặng: Nước thải công nghiệp và nước thải độc hại không qua xử lý, khi đổ trực tiếp vào môi trường gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của con người và sinh vật. Vì khi đó các chất thải độc hại sẽ theo chuỗi thức ăn thâm nhập vào cơ thể co người. Khi bề mặt nước đã bị ô nhiễm thì việc bị ô nhiễm mach nước ngầm là điều khó tránh khỏi. Có thể nói rằng kim loại nặng không chỉ làm mặt nước bị ô nhiễm mà mạch nước ngầm cũng bị ảnh hưởng nặng nề, chính điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người. - Nước bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học: Đặc trưng của nước ta là nên nông nghiệp lúa nước nên việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón ở các vùng chuyên canh và các vùng nông thôn là rất nhiều. Khi các loại 7 thuốc và phân bón không được cây trồng hấp thụ hết thì chúng sẽ được tích lũy trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp. Khi càng kéo dài thời gian tích tụ của chúng thì chất lượng môi trường khu vực canh tác nông nghiệp sẽ bị suy giảm, càng ngày sẽ càng lam giảm tính đa dạng sinh học của khu vực nông thôn và giúp tăng khả năng chống chịu thuốc bảo vệ thực vật của sâu bệnh khiến cho lượng thuốc bảo vệ thực vật sẽ tăng qua các năm. - Nuốc bị ô nhiêm do vi sinh vật: Trong nước có rất nhiều nhóm sinh vật bao gồm cả nhóm có lợi và có hại. Thông qua các nguồn như phân rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải bệnh viện sẽ tạo điều kiện cho các nhóm gây bệnh sinh trưởng và phát triển. Một số vi sinh vật có khả năng gây hại cao bao gồm: vi khuẩn, siêu vi khuẩn và các ký sinh trùng gây hại như các ký sinh trùng gây bệnh tả, thương hàn, sốt rét 2.1.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay. Nước là một trong những tài nguyên quan trọng đối với cuộc sống con người và rất nhiều sinh vật khác trên trái đất. Cuộc sống của chúng ta đang bị đe dọa bởi một thực trạng là vấn đề ô nhiễm môi trường - đây có thể xem như là vấn nạn của toàn cầu. Vậy ở Việt Nam tình trạng ô nhiễm đang ở mức nào và nó đang ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của mọi người. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu thực trạng hiện nay ở chính tại đất nước của chúng ta. 2.1.2.1. Ô nhiễm môi trường nước ở khu vực đô thị. Tại hai thành phố đông dân nhất ở Việt Nam là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tình trạng ô nhiễm nước đang ở mức rất cao vì ở nơi đây lượng nước thải sinh hoạt được thải ra mỗi ngày là rất nhiều. Là hai thành phố lớn và tập trung rất nhiều dân cư nhưng lượng nước thải thải ra không có hệ thống xử lý tập trung tại một điểm mà trục tiếp thải ra môi trường mà cuối cùng những nơi tiếp nhận vẫn là ao, hồ, kênh, mương Một thời gian dài khi nước thải và rác cứ tiếp tục được thải ra hồn nhiên thì một lương rác thải tại những nơi đó là một lượng rât lớn. Hơn nữa, nước thải và rác thải y tế cũng đang là một vấn đề nan giải bởi những thứ rác thải đó cũng không được xử lý vì bệnh viện xũng chưa có hệ thống xử lý nên tiếp 8 tục lại được thải ra môi trường và những người xung quanh và rất nhiều người khác lại phải “ sống chung với lũ” vì chẳng thể có cách nào khác để khắc phục và chấm dứt được tình trạng đó. - Tại Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 300.000- 400.000m 3 /ngày.Thành phố càng lớn, càng đông dân thì càng phải có nhiều bệnh viện và thậm chí là bệnh viện lớn. Nhưng một thực tế đáng buồn đó là không phải 100% các bệnh viện đều có hệ thống xử lý nước thải mà như tại Hà Nội chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải. Các cơ sở sản xuất thì chỉ có 36/400 cơ sở là có hệ thống xử lý nước thải, chưa kể đến mỗi ngày lượng rác chưa thu gom được là khoảng 1.200m 3 /ngày đang được xả vào các khu vực đất vên ao, hồ, kênh, mương trong nội thành. - Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước nước thải ước tính 500.000m 3 /ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt vì tại đây có quá nhiều cụm công nghiệp. Vậy với lượng thải như vậy thì có ao, hồ nào chịu nổi trong cả những thời gian dài sau này?. Các cơ sở y tế lớn tại đây chỉ có 24/142 cơ sở có hệ thống xử lý nước thải, các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời có đến 3.000 cơ sở. - Tại các đô thị khác vấn đề ô nhiễm nước cũng đang rất nhức nhối bởi lượng nước thải sinh hoạt không được xử lý đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. - Tại Đà Nẵng hiện nay cũng đang có trên 1.800 lô đất trống gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ở Âu thuyền Thọ Quang đã và đang gây ô nhiễm rất nặng nề. 2.1.2.2. Ô nhiễm môi trường nước ở khu vực nông thôn. Mặc dù Việt Nam đang trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhưng nhìn chung thì nước ta vẫn là một nước nông nghiệp nên vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở nông thôn cũng đang là vấn đề đáng chú ý và quan tâm hiện nay. Phần lớn người dân sống tại các vùng nông thôn là nơi còn lạc hậu nhiều về cơ sở hạ tầng vì vậy tình trạng ô nhiễm ngày càng cao do chất thải của con người và gia súc không qua xử lý nên lâu dần sẽ ngấm sâu vào đất làm cho môi trường càng ngày càng xuống cấp nặng nề. 9 Một tình trạng đáng báo động khác đó là việc người dân sử dụng một cách lạm dụng các lạo hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật làm cho tính chất nghiêm trọng của sự ô nhiễm nước ngày càng gia tăng. Hơn nữa việc sử dụng các loại hóa chất và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản càng khiến cho mức ô nhiễm ngày càng gia tăng và khó đẩy lùi. 2.1.2.3. Một số sự kiến đáng chú ý về ô nhiễm môi trường nước. - Công ty Vedan và dòng sông Thị Vải: Sông Thị Vải có chiều dài khoảng 30km, bắt nguồn từ huyện Long Thành ( Đồng Nai) chảy qua địa phận Bà Rịa – Vũng Tàu. Lưu vực sông Thị Vải có nhiều khu công nghiệp lớn như Nhơn Trạch, Gò Dầu và tiếp nhận lượng nước thải công nghiệp lớn. Tháng 9/2008, Công ty Vedan bị cảnh sát môi trường phát hiện xả nước thải chui ra sông Thị Vải trong nhiều năm gây nên bức xúc trong dư luận. Vụ việc này đã cho chúng ta biết được một dòng sông đã vô tình bị đầu độc một cách nặng nề như thế nào và cuộc sống của người dân trong những ngày tháng đó ra sao. Trong những năm 1994-1995 công ty này đã lắp đặt một hệ thống xử lý có chủ ý, gồm hệ thống bơm nhiều tầng nấc có van đóng mở linh hoạt dẫn ra một đường ống bí mật được cắm trong lòng đất đổ thẳng ra sông Thị Vải. Kết quả đã khiến cho nguồn nước của dòng sông bị ô nhiễm trầm trọng, nước chuyển sang mầu nâu đen và bốc mùi hôi thối cả ngày lẫn đêm. - Nhà máy cồn – rượu của công ty cổ phần đường Quảng Ngãi. Hàng năm nhà máy này lén lút xả trực tiếp nước thải( chủ yếu là hèm) ra sông thông qua đường ống ngầm ra sông Trà Khúc. Tình trạng này đã khiến cho cuộc sống của nhiều người dân xung quanh bị ảnh hưởng nặng nề. 2.2.Ô nhiễm môi trường không khí. 2.2.1. Khái niệm: Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa ( do bụi). 10 [...]... 2.3.1.Khái niệm Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm 2.3.1.1 Nguồn gây ô nhiễm đất - Do các chất thải sinh hoạt - Do chất thải công nghiệp - Do hoạt động nông nghiệp 2.3.1.2 Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất - Ô nhiễm đất do sử dụng không hipwj lý phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp Với đặc thù một nền nông nghiệp... mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường + Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường + Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường + Áp dụng các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường + Tạo sự chuyển biến cơ bản trong đầu tư bảo vệ môi trường + Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực về môi trường. .. phục được những vấn đề về môi trường, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 35 năm 2013 trong đó nêu lên các nhiệm vụ và giải pháp mà chính phủ đưa ra về bảo vệ môi trường - Tăng cường công tác bảo vệ môi trường tại các khu, cụm công nghiệp; nâng cao chất lượng thẩm định yêu cầu bảo vệ môi trường trong các chiến lược, quy hoạch, - kế hoạch, dự án phát triển Chú trọng bảo vệ môi trường trong hoạt động khai... mọi tổ chức Mục tiêu mà Nghị quyết nêu lên chủ yếu là việc ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô - nhiễm, khắc phục ô nhiễm và xây dựng nước ta thành nước có môi trường tốt Nghị quyết cũng nêu lên các nhiệm vụ chính đối với vùng ô thị, ven ô thị và vùng nông - thôn rất rõ ràng Để có thể nắm bắt được một cách cụ thể ý chính nhất của Nghị quyết thì phần các giải pháp chính chính là phần mà chúng ta cần... giết chết cả những sinh vật có lợi trong đất vì đặc tính của thuốc bảo vệ thực vật là có tác dụng gây độc không phân biệt - Ô nhiễm do các chất thải ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp và dân sinh: Chất thải của các khu công nghiệp không chỉ gây ô nhiễm môi trường nước mà nó còn gây ô nhiễm cho cả môi trường đất Bởi vì trong các chất thải mà khu công nghiệp thải ra thì chưa được xử lý hoàn toàn nên các... trọng 15 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CỦA BẢN THÂN 3.1 Giải pháp của Chính phủ Hiện nay, vấn đề nóng được nhân loại quan tâm nhiều nhất đó là vấn đề về môi trường Dễ dàng nhận thấy rằng khí hậu đang dần trở nên khắc nghiệt và ngày càng khó dự báo hơn, mưa bão lũ quét thất thường, suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường diễn ra trên... sống của chúng ta thì điều cần làm chính là chúng ta phải biết bảo vệ môi trường Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe các tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường, rồi các công nghệ xử lý rác thải, phát minh khoa học ra dời nhằm giảm thiểu những tác động đến môi trường Và để hiểu được Chính phủ đã làm như thế nào trong vấn đề bảo vệ môi. .. khí thải thải ra môi trường làm ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến cuộc sống mọi - người Không vứt rác, xác động thực vật xuống dòng sông, ao, hồ để tránh gây ô nhiễm nguồn nước 18 KẾT LUẬN Ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề cấp bách và thiết thực Qua phân tích một vài vấn đề trên chúng ta đã thấy được thực trạng hiện nay về ô nhiễm môi trường là như thế nào?, Chính phủ đã làm những gì liên quan đến... đề bảo vệ môi trường bị ô nhiễm thì chúng ta cùng tìm hiểu những văn bản mà Chính phủ đã đưa ra 3.1.1 Nghị quyết của Bộ Chính trị số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nghị quyết này đã nêu lên tình hình chung về bảo vệ môi trường, quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ cũng như các giải pháp chính - Theo Nghị quyết này, có... nhiễm Và việc ô nhiễm nặng hay nhẹ phụ thuộc vào nhũng nguồn nêu trên, các nguồn đó sản sinh ra càng nhiều thì môi trường không khí của chúng ta bị ô nhiễm càng nặng 2.2.2 Thực trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam 2.2.2.1 Tại các ô thị - Hệ thống giao thông đi lại của nước ta hiện nay đang ngày một được chú trọng và mở rộng Nhưng đi kèm với nó là hệ lụy của việc các phương tiện tham gia giao thông nhiều . nhiễm. 1.4. Các loại ô nhiễm môi trường. - Ô nhiễm môi trường nước - Ô nhiễm môi trường không khí - Ô nhiễm môi trường đất 6 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY 2.1. Ô nhiễm môi trường nước. 2.1.1 tài tiểu luận: Ô nhiễm môi trường và cách thức giải quyết của Chính phủ để tìm hiểu và có thể rút ra cho bản thân cách bảo vệ môi trường và môi trường sống xung quanh của chính mình. 3 ĐẶT. KHÁI QUÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 1.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường, thay đổi trực tiếp

Ngày đăng: 13/05/2015, 11:07

Mục lục

  • LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

    • 2.1. Ô nhiễm môi trường nước.

      • 2.1.1. Khái niệm:

      • 2.1.1.1. Nguồn gốc ô nhiễm nước.

      • 2.1.1.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước.

      • 2.1.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay.

      • 2.1.2.1. Ô nhiễm môi trường nước ở khu vực đô thị.

      • 2.1.2.2. Ô nhiễm môi trường nước ở khu vực nông thôn.

      • 2.1.2.3. Một số sự kiến đáng chú ý về ô nhiễm môi trường nước.

      • 2.2.Ô nhiễm môi trường không khí.

        • 2.2.1. Khái niệm:

        • 2.2.1.1. Nguồn gốc gây ô nhiễm.

        • 2.2.2. Thực trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam

        • 2.2.2.1. Tại các đô thị.

        • 2.2.2.2. Tại vùng nông thôn

        • 2.3. Ô nhiễm môi trường đất.

          • 2.3.1.Khái niệm.

          • 2.3.1.1. Nguồn gây ô nhiễm đất

          • 2.3.1.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất

          • 2.3.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở nước ta.

          • 2.3.2.1. Tại khu vực đô thị

          • 2.3.2.2. Tại khu vực nông thôn.

          • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CỦA BẢN THÂN

            • 3.1. Giải pháp của Chính phủ.

              • 3.2.2. Nghị quyết số 35/NQ-CP về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vự môi trường.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan