Tìm hiểu về công tác chủ nhiệm lớp tại trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa

75 999 3
Tìm hiểu về công tác chủ nhiệm lớp tại trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tìm hiểu về công tác chủ nhiệm lớp tại trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Yên Định tỉnh Thanh HóaA. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường là một trong những nhiệm vụ quan trong hàng đầu đối với một người giáo viên bên cạnh công tác chuyên môn. Nếu như trong một trường học,người Hiệu trưởng được coi là có vị trí quan trọng trong việc quy tụ mối đoàn kết thống nhất để phát huy sức mạnh của đội ngũ giáo viên nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường thì giáo viên chủ nhiệm lớp (GVCNL) có vai trò hết sức quan trọng trong một lớp học, là người chịu trách nhiệm trực tiếp đến sự tiến bộ và phát triển của lớp, là người có ảnh hưởng nhiều nhất đến các hoạt động của học sinh trong lớp chủ nhiệm. GVCNL là người hỗ trợ đắc lực cho Hiệu trưởng trong việc chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục của nhà trường, là cầu nối giữa Hiệu trưởng, nhà trường và học sinh, cha mẹ các em và đoàn thể mà các em sinh hoạt. Đồng thời GVCNL cũng là người gần gũi, thân thiết nhất và hiểu rõ được tâm tư, tình cảm và những nguyện vọng của học sinh. Kết quả học tập của cả trường, thương hiệu của cả trường được xây dựng và phát triển là do sự nỗ lực của từng thành viên và toàn thể cán bộ giáo viênhọc sinh nhà trường qua các thế hệ,đặc biệt là sự nỗ lực của tổ chủ nhiệm trong nhà trường.

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN YÊN ĐỊNH TỈNH THANH HÓA A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường là một trong những nhiệm vụ quan trong hàng đầu đối với một người giáo viên bên cạnh công tác chuyên môn. Nếu như trong một trường học,người Hiệu trưởng được coi là có vị trí quan trọng trong việc quy tụ mối đoàn kết thống nhất để phát huy sức mạnh của đội ngũ giáo viên nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường thì giáo viên chủ nhiệm lớp (GVCNL) có vai trò hết sức quan trọng trong một lớp học, là người chịu trách nhiệm trực tiếp đến sự tiến bộ và phát triển của lớp, là người có ảnh hưởng nhiều nhất đến các hoạt động của học sinh trong lớp chủ nhiệm. GVCNL là người hỗ trợ đắc lực cho Hiệu trưởng trong việc chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục của nhà trường, là cầu nối giữa Hiệu trưởng, nhà trường và học sinh, cha mẹ các em và đoàn thể mà các em sinh hoạt. Đồng thời GVCNL cũng là người gần gũi, thân thiết nhất và hiểu rõ được tâm tư, tình cảm và những nguyện vọng của học sinh. Kết quả học tập của cả trường, thương hiệu của cả trường được xây dựng và phát triển là do sự nỗ lực của từng thành viên và toàn thể cán bộ giáo viên-học sinh nhà trường qua các thế hệ,đặc biệt là sự nỗ lực của tổ chủ nhiệm trong nhà trường. Để tạo lập nề nếp, và luôn “ giữ được lửa” trong công tác chủ nhiệm lớp, nhiệm vụ và vai trò rất lớn thuộc về đội ngũ GVCNL – những người được coi là “linh hồn” của các lớp học Làm công tác chủ nhiệm tại các trường tiểu học,THCS,THPT đã là một công việc đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực rất lớn. Làm công tác chủ nhiệm ở các đơn vị có tính chất đặc thù như tại các Trung tâm Giáo Dục Thường Xuyên lại càng đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực hơn rất nhiều lần để có thể giáo dục nhân cách cho học sinh đạt kết quả tốt nhất. Do đặc thù của đối tượng học sinh (học viên) ở Trung tâm giáo dục thường xuyên là xét tuyển đầu vào,chỉ cần đủ hạnh kiểm và học lực trung bình là các em có thể xét tuyển vào Trung tâm. Vì vậy chỉ một bộ phận nhỏ các em có năng lực “trội” hơn. Còn lại là những thành phần học sinh trung bình, thậm trí có thể là cá biệt về đạo đức và học lực…. Để giáo dục tư tưởng, đạo đức; để phát triển nhân cách các em trở thành nhân cách đúng đắn và trở thành người công dân có ích trong xã hội đòi hỏi người GVCNL ở các TTGDTX cần có nhiều thời gian, tâm huyết cũng như phương pháp chủ nhiệm phải chuyên biệt hơn. Phải đầu tư dày công hơn cả về chiều sâu và thời gian… Vì lý do trên tôi xin đi sâu tìm hiểu về đề tài “TÌM HIỂU VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC TRƯỜNG XUYÊN YÊN ĐỊNH TỈNH THANH HÓA” B. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG,NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI. 1. Mục đích Tìm hiểu thực trạng công tác chủ nhiệm ở Trung tâm Giáo Dục Thường Xuyên Yên Định, trên cơ sở đó nhận định,đánh giá vai trò và trách nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm tạo tiền đề để công tác sau khi tốt nghiệp. 2. Đối tượng Công tác chủ nhiệm lớp ở TTGDTX huyện Yên Định 3. Nhiệm vụ a) nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác chủ nhiệm lớp b) thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở TTGDTX huyện Yên Định 4. Phạm vi nghiên cứu Tìm hiểu công tác chủ nhiệm lớp ở TTGDTX huyện Yên Định C. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập những thông tin lý luận về vai trò của người GVCNL trong công tác chủ nhiệm trên các tập san giáo dục, các bài tham luận trên mạng internet. 2. Nhóm phương pháp thực tiễn: 2.1 Phương pháp quan sát Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thể của học sinh Quan sát cách đứng lớp, điều khiển lớp, quản lý lớp của GVCN 2.2 Phương pháp điều tra Trò chuyện, trao đổi với các giáo viên chủ nhiệm Lập phiếu điều tra về công tác chủ nhiệm 2.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Tham khảo những bản báo cáo tổng kết năm của nhà trường Tham khảo kinh nghệm của các trường lân cận Tham khảo kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm của các lớp 3. Phương pháp thống kê toán học Những số liệu, thông tin thu thập được sau khi tiến hành điều tra, quan sát,…sẽ dùng toán học để biến thành những thông tin về các con số thành các bảng biểu cụ thể rõ ràng. Sau đó tiến hành phân tích tổng hợp rõ rang và rút ra những kết luận và đánh giá D. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Trong nhà trường phổ thông, lớp học là đơn vị hành chính cơ bản, một tế bào hữu cơ của hệ thống nhà trường. Mỗi lớp học gồm một số lượng học sinh ổn định, có lứa tuổi và trình độ nhận thức tương đương, cùng nhau tiến hành các hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí,… Các hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường chủ yếu diễn ra theo đơn vị lớp học. Vì thế, sự trưởng thành của lớp học gắn liền với sự trưởng thành và phát triển của mỗi thành viên trong lớp học và những thành tích của nhà trường. Xây dựng tập thể lớp vững mạnh là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường phổ thông. Do tầm quan trọng của lớp học đối với sự hình thành nhân cách học sinh, các trường phổ thông đều cử ra một giáo viên chủ nhiệm – người chịu trách nhiệm quản lý và giáo dục, người điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của các thành viên trong lớp cũng như tổ chức mối quan hệ giữa lớp học với nhà trường, với gia đình và xã hội. Trong nhà trường phổ thông,giáo viên chủ nhiệm lớp là người thay mặt hiệu trưởng, được hiệu trưởng cử ra làm công tác quản lý và giáo dục học sinh trong một lớp học cụ thể và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh trong tập thể đó. Có thể nói, người giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối, người giữ mối liên lạc thường xuyên giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường, giữa giáo dục nhà trường với gia đình và các tổ chức xã hội khác. Giáo viên chủ nhiệm là người góp phần quyết định sự thành công hay thất bại trong sự nghiệp giáo dục của nhà trường nên những giaó viên có kinh nghiệm, có uy tín, được các em quý trọng thường được cử làm giáo viên chủ nhiệm lớp. Mỗi giáo viên chủ nhiệm tiếp nhận quản lý một lớp học trong khoảng thời gian nhất định (thường là một năm học cũng có khi là cả một khóa học). giáo viên chủ nhiệm là người có vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý giáo dục trong nhà trường. Công việc quản lý và giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm được thể hiên trong hồ sơ, sổ điểm,học bạ; quản lí tình hình lớp học và các phương tiện dạy học trong lớp đó; quản lí và giáo dục tập thể học sinh, theo dõi những biến chuyển trong tâm tư, nguyện vọng và tình cảm của mỗi học sinh, phát huy những tiềm năng và giáo dục các em trở thành những chủ nhân của đất nước theo hướng phát tiển toàn diện. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người thay mặt và đại diện cho quyền lợi chính đáng của tập thể học sinh, thay mặt cho tập thể học sinh để giải quyết một số vấn đề có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ hợp lí của các em. Giáo viên chủ nhiệm cũng là người phản ánh với hiệu trưởng, với giáo viên bộ môn,với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường những nguyện vọng chính đáng của các em để các lực lượng giáo dục này có cách giải quyết phù hợp. Giáo viên chủ nhiệm là người đại diện cho tập thể lớp trong các cuộc họp bàn về quyền lợi và trách nhiệm của tập thể học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp đại diện cho lớp đề nghị khen thưởng hay kỷ luật học sinh thuộc lớp mình phụ trách. Họ cũng có quyền biểu quyết trong hôi đồng khen thưởng và hội đồng kỉ luật khi các hội đồng này giải quyết các vấn đề có liên quan trực tiếp đến học sinh lớp mình đảm nhận. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người tổ chức, phối hợp và thống nhất các lực lượng và tác động giáo dục tới tập thể học sinh. Chính giáo viên chủ nhiệm là người tạo ra sự thống nhất giữa các tác động giáo dục trong nhà trường, giữa các giáo viên bộ môn đến tập thể học sinh; sự thống nhất giáo dục của các đoàn thể,các tổ chức xã hội và gia đình trong công tác quản lý và giáo dục học sinh. Tóm lại, giáo viên chủ nhiệm lớp là người vừa thay mặt cho hiệu trưởng, thay mặt cho nhà trường để quản lý và giáo dục toàn diện học sinh; là cầu nối giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường với tập thể học sinh; đồng thời lại là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của tập thể học sinh. II. CHỨC NĂNG,NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM II.1 CHỨC NĂNG CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM II.1.1 Quản lí toàn diện hoạt động của học sinh trong một lớp học. Giáo viên chủ nhiệm phải nắm được tình hình học sinh của mình, phải làm các công tác quản lý như: số lượng học sinh trong lớp( tỷ lệ nam nữ của lớp từ đó đánh giá, sơ bộ về những thuận lợi và khó khăn trong công tác chủ nhiệm sắp tới); hoàn cảnh cụ thể của từng học sinh( tên học sinh, trình độ học vấn của phụ huynh học sinh, điều kiện kinh tế của gia đình, số lượng thành viên trong gia đình, địa chỉ của học sinh); trình độ của học sinh( năng khiếu nếu có,khen thưởng và kỷ luật nếu có, sở thích….) trên cơ sở đó lập kế hoạch chủ nhiệm vụ thể: - Căn cứ vào năng lực của học sinh và kế hoạch nhà trường đưa xuống đề ra kế hoạch hoạt động của lớp. - Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp tối đa phải từ 30% trên tổng số học sinh dự báo được được khuynh hướng, xu hướng phát triển của học sinh để từ đó tư vấn cho học sinh xây dựng một số biện pháp để giáo dục học sinh. Giáo viên chủ nhiệm quản lý toàn diện học sinh cả về quá trình học tập cũng như quá trình rèn luyện nhân cách của học sinh. Lớp học là một đơn vị cơ bản trong hệ thống giáo dục của nhà trường, nơi diễn ra các hoạt động dạy học và giáo dục toàn diện đối với mỗi học sinh trong lớp. xét về mặt quyền lực hành chính,giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lí toàn bộ học sinh trong lớp mình phụ trách. Chức năng quản lý đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm lớp phải tiến hành công việc vừa mang tính hành chính vừa mang tính khoa học, nghệ thuật. Công tác quản lí của giáo viên chủ nhiệm phải thống nhất với công tác quản lí các khối lớp khác trong nhà trường, chịu sự chỉ đạo của nhà trường và mang tính hệ thống, kế hoạch cao. Để thực hiện chức năng quản lý có hiệu quả, giáo viên chủ nhiệm cần nắm vững mục tiêu giáo dục của lớp học, bậc học và cấp học, hiểu đầy đủ kế hoạch, chương trình dạy học và giáo dục. Đặc biệt, cần phải dựa trên các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những quy định cuả Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, triển khai các hoạt động giáo dục trong lớp học sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn lớp mình phụ trách. Chức năng quản lý cũng đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm lớp nắm vững đầy đủ nghị quyết, sự chỉ đao của hiệu trưởng nhà trường đối với lớp học, phổ biến và triển khai đến các thành viên trong lớp và ngược lại, phản ánh những tâm tư nguyện vọng,những diễn biến về tư tưởng tình cảm của học sinh đến lãnh đạo nhà trường. Nắm vững các thông tin sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm tiến hành quản lý hoạt động của học sinh có hiệu quả II.1.2 Xây dựng tập thể tự quản và giáo dục toàn diện học sinh trong lớp Do đặc điểm lứa tuổi của học sinh đang ở giai đoạn mới lớn nên nhu cầu muốn khẳng định mình là rất cao cũng như rất thích tham gia vào các họat động tập thể nên người giáo viên chủ nhiệm không nên làm thay công việc của học sinh mà sẽ định hướng công việc cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm sẽ là người cố vấn cho học sinh. Xây dựng đọi ngũ cán bộ lớp tự quản cần căn cứ vài các tiêu chí sau: - Đặc điểm hình thành phát triển của tập thể lớp chia ra ba giai đoạn cơ bản: đầu cấp học;giữa cấp học; phát triển tập thể( cuối cấp học) -Tính chất phát triển của tập thể học sinh tùy thuộc vào 3 giai đoạn lứa tuổi trên nên người giáo viên chủ nhiệm cần lựa chọn những phương pháp giáo dục cho phù hợp. Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò là cố vấn cho học sinh. Yêu cầu cần có của giáo viên chủ nhiệm: - Cần có năng lực dự báo chính xác khả năng của học sinh trong lớp chủ nhiệm. - Giáo viên chủ nhiệm xác định kế hoạch hoạt động toàn diện phù hợp với điều kiện có thể thực hiện nhiệm vụ thực tế của từng kỳ, từng tháng. - Hướng dẫn học sinh tổ chức - Khơi dậy khả năng sáng tạo của học sinh trong tổ chức các hoạt động. Giáo viên chủ nhiệm cần tập hợp được học sinh thành một tập thể tự quản, biết đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, phấn đấu thực hiện mục tiêu chung, giúp mỗi học sinh có ý thức và năng lực tham gia vào quá trình giáo dục thành viên khác và giáo dục chính mình. Muốn làm được việc đó, giáo viên chủ nhiệm lớp cần quan tâm đến việc xây dựng lớp học thành tập thể tự quản. một tập thể tự quản là tập thể có đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ Đoàn Đội gương mẫu, có năng lực và nhiệt tình trong công tác; tạo ra sự đoàn kết, nhất trí giữa các thành viên trong lớp, có dư luận lành mạnh, hướng về lẽ phải, biết bảo vệ những giá trị chân, thiện, mĩ, biết lên án những thói hư, tật xấu, những lối sống không lành mạnh; là tập thể có khả năng đề ra được mục tiêu phấn đấu và biến chúng thành các kế hoạch và hoạt động cụ thể. Xây dựng tập thể gắn liền với việc giáo duc toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ và thể chất cho học sinh trong tập thể. Khắc phục tình trạng học kém, lưu ban và chậm tiến về mặt đạo đức trong tập thể. Hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực của con người mới, đáp ứng yêu cầu của mục đích giáo dục. Trong quá trình xây dựng tập thể và giáo dục toàn diện cho học sinh, giáo viên chủ nhiệm tham gia với tư cách là người hướng dẫn, điều khiển các hoạt động của tập thể và các thành viên trong tập thể. II.1.3 Phối hợp và thống nhất các tác động để giáo dục học sinh lớp mình chủ nhiệm Nhân cách được hình thành không chỉ trong lớp học mà được hình thành ở mọi lúc,mọi nơi, trong từng khu phố, thôn xóm và gia đình. Trách nhiệm giáo dục toàn diện học sinh trong lớp đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải chủ động phối hợp và thống nhất các yêu cầu và các tác động giáo dục trong gia đình, nhà trường và xã hội. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người có vai trò chính, là cầu nối trong sự phối hợp và thống nhất về yêu cầu và tác động giáo dục trong nội bộ nhà trường, giữa nhà trường với gia đình và giữa nhà trường với các tổ chức xã hôi khác. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên liên lạc với các giáo viên bộ môn. Không có sự phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm không thể hoàn thành tốt các chức năng giáo dục của mình. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt cho hiệu trưởng nhà trường liên kết và phối hợp với các lực lượng giáo dục ở địa phương, các tổ chức chính trị xã hội để phối hợp và thống nhất trong công tác giáo dục học sinh. Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, cần lôi cuốn mọi tập thể lớp và các tổ chức xã hội tham gia vào công tác giaó dục. Công tác giáo dục chỉ thành công khi giáo viên chủ nhiệm biết tập hợp, khai thác và phối hợp các sức mạnh giáo dục của tập thể cán bộ công nhân viên trong trường,các lực lượng giáo dục xã hội và gia đình học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là người chuyển tải những chủ trương, chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước đến các tổ chức xã hội và đến cha mẹ học sinh, góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ. II.1.4 Kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục toàn diện của học sinh lớp mình chủ nhiệm. Để tiến hành các hoạt động giáo dục, giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên cập nhật những thông tin về học sinh, tiến hành kiểm tra và đánh giá sự phấn đấu toàn diện của mỗi học sinh và tập thể lớp. Nếu giáo viên nắm được những đặc điểm cơ bản về tâm lí,tư tưởng, chính trị đạo đức và các mối quan hệ của học sinh với tập thể và những người xung quanh… thì sẽ thấy được mặt mạnh và yếu của học sinh và tập thể, qua đó có nội dung và phương pháp giáo dục phù hợp. Theo sát từng bước phát triển của mỗi học sinh và tập thể lớp, phát hiện ta những yếu tố tích cực vừ hạn chế [...]... Văn Hóa nhiều năm đạt lá cờ đầu của tỉnh, năm 1992 thầy được nhà nước khen thưởng Nhà giáo ưu tú đầu tiên của Huyện Yên Định, đồng thời cũng là nhà giáo ưu tú đầu tên của ngành học Giáo Dục Thường Xuyên tỉnh Thanh Hóa Vào năm 1993 sát nhập Bổ Túc Văn Hóa và Trung Tâm dạy nghề thành Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên – Dạy Nghề Thiệu Yên, năm 1997 đổi tên thành Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên – Dạy Nghề Yên. .. DỤC THƯỜNG XUYÊN YÊN ĐỊNH THANH HÓA I KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN YÊN ĐỊNH THANH HÓA Địa chỉ : khu 3 thị trấn Quán Lào huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa Số lớp học: 13 lớp Số giáo viên chủ nhiệm tương ứng: 13 giáo viên Có 1 tổ chủ nhiệm trong trung tâm, do giám đốc trung tâm đứng đầu Lịch sử hình thành: Sau khi cách mạng tháng Tám thành công năm 1945 lịch sử Việt Nam chuyển sang một trang... là công tác giáo dục học sinh chậm tiến về đạo đức giáo dục học sinh chậm tiến về đạo đức có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác của giáo vên chủ nhiệm Công tác quản lý giáo dục của giáo viên chủ nhiệm chỉ thực sự có kết quả khi người giáo viên chủ nhiệm khắc phục được tình trạng chậm tiến về đạo đức học sinh Các giáo viên chủ nhiệm giỏi thường có nhiều những kinh nghiệm quý báu và thành công. .. viên chủ nhiệm phải báo cáo thường xuyên và định kì với Hiệu trưởng về tình hình mọi mặt của lớp Khi có thay đổi giáo viên chủ nhiệm lớp hoặc học sinh chuyển lên lớp trên thì giáo viên chủ nhiệm cũng phải bàn giao cụ thể tình hình mọi mặt của lớp cho giáo viên chủ nhiệm mới III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Do vị trí và chức năng của mình, nội dung và phương pháp công tác. .. tác của giáo viên chủ nhiệm có liên quan đến toàn bộ các hoạt động quản lý và giáo dục học sinh trong lớp học Các công việc với gia đình học sinh, các tổ chức chính trị xã hội và các giáo viên khác đều nhằm mục tiêu giáo dục học sinh trong một lớp học cụ thể III.1 NỘI DỤNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM 1 .Tìm hiểu, phân loại học sinh lớp chủ nhiệm Nhà giáo dục học Usinxki nói: “Muốn giáo dục con người về mọi mặt... bộ môn Giáo viên chủ nhiệm là người phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để thống nhất tác động, huy động mọi tiềm năng của xã hội đóng góp cho sự nghiệp giáo dục II.2 NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Theo Điều lệ Nhà trường phổ thông, giáo viên chủ nhiệm lớp có những nhiệm vụ sau: -Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức việc giáo dục sát... giáo dục không phải là việc làm có thời hạn, chóng vánh trong một, hai ngày, cũng không phải là công việc chỉ được tiến hành trong giao đoạn đầu mới nhập lớp mà phải là công việc thường xuyên, liên tục trong suốt năm học sao cho có thể hiểu học sinh một cách cập nhật, đầy đủ, toàn diện và sâu sắc nhất CHƯƠNG II : THỰC TRANG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN YÊN ĐỊNH THANH HÓA... giúp giáo viên chủ nhiệm có được những thông tin quan trọng, cần thiết trong công tác giáo dục học sinh Trong nhiều trường hợp, đây là nguồn khai thác thông tin chính xác, hiệu quả mà nguồn thông tin khác không có được nhất là đối với đối tượng giáo dục là học sinh tại các Trung tâm Giáo Dục Thường Xuyên Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm có thể tìm hiểu thêm quan hệ, cách ứng xử của học sinh với thầy cô giáo, ... giáo dục học sinh Mọi hành động giáo dục như xây dựng mục tiêu, nội dung, lựa chọn phương pháp và hình thức giáo dục đều phỉ căn cứ vào đối tượng giáo dục và phụ thuộc vào những hiểu biết về đối tượng giáo dục của giáo viên chủ nhiệm lớp Vì thế, cần phaỉ quan tâm đến việc nắm vững tình hình mọi mặt của học sinh, đây là nhiệm vụ và nội dung cần được tiến hành trước tiên đối với giáo viên chủ nhiệm lớp. .. viên chủ nhiệm lớp Tìm hiểu tình hình học sinh nhằm phục vụ cho công tác quản lý và giáo dục các em Để làm được điều này, giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu đầy đủ về các mặt của mỗi cá nhân trong tập thể, hoàn cảnh sống và các mối quan hệ đa dạng có liên quan đến các nội dung giáo dục toàn diện 1. 1Tìm hiểu tập thể học sinh Việc nghiên cứu, tìm hiểu tập thể học sinh giúp giáo viên chủ nhiệm nắm được tình . giaó dục. Công tác giáo dục chỉ thành công khi giáo viên chủ nhiệm biết tập hợp, khai thác và phối hợp các sức mạnh giáo dục của tập thể cán bộ công nhân viên trong trường,các lực lượng giáo dục. động giáo dục trong nhà trường, giữa các giáo viên bộ môn đến tập thể học sinh; sự thống nhất giáo dục của các đoàn thể,các tổ chức xã hội và gia đình trong công tác quản lý và giáo dục học. động giáo dục như xây dựng mục tiêu, nội dung, lựa chọn phương pháp và hình thức giáo dục đều phỉ căn cứ vào đối tượng giáo dục và phụ thuộc vào những hiểu biết về đối tượng giáo dục của giáo

Ngày đăng: 13/05/2015, 10:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan