Chiến lược kinh doanh quốc tế của Honda tại thị trường Việt Nam

25 3.5K 31
Chiến lược kinh doanh quốc tế của Honda tại thị trường Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

-i- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TIỂU LUẬN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA HONDA TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Thị Thu Thủy Thực hiện: Nhóm G2-QTKD K6.2 STT 007 Hồng Minh Châu STT 096 Đỗ Đức Toàn STT 028 Nguyễn Thị Thu Hiền STT 100 Nguyễn Thị Ngọc Tú STT 040 Lê Thị Hồng STT 102 Phạm Ngọc Tuấn STT 070 Đoàn Mạnh Nguyên STT 109 Lưu Thanh Xuân STT 087 Nguyễn Hữu Tài STT 110 Vũ Minh Yên STT 090 Trần Thế Thành HÀ NỘI – 10/2012 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 3 I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3 1. Kinh doanh quốc tế 3 1.1 Khái niệm 3 1.2 Lý do tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế 3 1.3 Các hình thức kinh doanh quốc tế 4 1.4 Các yếu tố tác động đến quá trình phát triển ra TT quốc tế của DN 4 2. Chiến lược kinh doanh quốc tế 5 2.1 Khái niệm 5 2.2 Quản trị chiến lược kinh doanh quốc tế 5 2.3 Chiến lược kinh doanh quốc tế 6 II. THỰC TRẠNG CLKDQT CỦA HONDA TẠI VIỆT NAM 8 1. Giới thiệu sơ lược về Honda 8 2. Các chiến lược KDQT mà Honda áp dụng tại VN 10 2.1 Lý do Honda lựa chọn thị trường Việt Nam 10 2.2 Phương thức thâm nhập và CL cấp Cty của Honda tại TT Việt Nam 11 2.3 Chiến lược cạnh tranh của Honda tại thị trường Việt Nam 13 2.4 Chiến lược kinh doanh theo hướng phát triển hoạt động 15 3. Đánh giá chiến lược kinh doanh của Honda tại VN 15 3.1 Môi trường kinh doanh tại Việt Nam 15 3.2 Môi trường nội bộ doanh nghiệp 15 3.3 Hiệu quả chiến lược kinh doanh của Honda Việt Nam 15 III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIÚP HD HOÀN THIỆN CLKDQT TẠI VN 18 1. Chiến lược kinh doanh quốc tế cấp công ty của Honda tại Việt nam 19 2. Chiến lược cạnh tranh 19 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 -ii- MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày một sâu rộng. Các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế cần phải nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh doanh quốc tế đặc biệt là các chiến lược kinh doanh quốc tế. Một chiến lược đúng đắn không những giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả trên các thị trường quốc tế mà còn định hướng cho công ty vào các hoạt động, các lĩnh vực mà công ty kinh doanh có hiệu quả nhất. Là một công ty của Nhật Bản đã rất thành công tại thị trường Mỹ, Châu âu trước khí thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Honda đã từng bước chiếm lĩnh được thị phần tại Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thị phần ô tô và xe gắn máy. Những kinh nghiệm, bài học về chiến lược kinh doanh của Honda trên các thị trường quốc tế mà đặc biệt là tại thị trường Việt Nam rất đáng để chúng ta xem xét, đánh giá và học tập. Xuất phát từ những lý do trên nhóm G2-QTKD K6.2 quyết định chọn: “Chiến lược kinh doanh quốc tế của Honda tại thị trường Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích của đề tài Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về chiến lược kinh doanh quốc tế. Phân tích, đánh giá chiến lược kinh doanh quốc tế của Honda tại thị trường Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp giúp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Honda tại thị trường Việt Nam. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty Honda. Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào các sản phẩm ô tô cá nhân, xe máy của Honda tại thị trường Việt Nam. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu những kiến thức cơ bản về chiến lược kinh doanh quốc tế. Phân tích các chiến lược kinh doanh quốc tế mà Honda đã và đang áp dụng tại thị trường Việt Nam. Trang 1 Đánh giá, nhận xét và đưa ra các giải pháp giúp hoàn thiện chiến lược kinh doanh quốc tế của Honda tại thị trường Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết trên cơ sở lý thuyết về kinh doanh quốc tế và chiến lược kinh doanh quốc tế. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn sử dụng các dữ liệu thu thập từ thực tế hoạt động của Honda tại thị trường Việt Nam. 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài trang bìa chính, bìa phụ, mục lục, tài liệu tham khảo, cấu trúc của đề tài như sau: - Phần mở đầu. - Phần nội dung. - Phần kết luận và khuyến nghị. Trong quá trình thực hiện đề tài nhóm G2 QTKD- K6.2 xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của TS Lê Thị Thu Thủy. Xin cám ơn các học viên lớp K6.2 QTKD trường Đại học ngoại thương đã tạo điều kiện giúp đỡ và có những lời khuyên bổ ích, giúp nhóm thực hiện tốt đề tài. Hà nội, ngày 28 tháng 10 năm 2010 Nhóm G2 QTKD- K6.2 Trang 2 NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Kinh doanh quốc tế 1.1 Khái niệm Kinh doanh quốc tế là các hoạt động giao dịch kinh tế liên quan từ 2 quốc gia hay vùng lãnh thổ trở lên với tư cách tư nhân hoặc chính phủ. 1.2 Lý do tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế Gia tăng doanh số bán hàng Doanh số bán hàng bị hạn chế do số người quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp và khả năng tiêu thụ của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp có thể tăng tiềm năng doanh số bán hàng thông qua các thị trường tiêu thụ trên phạm vi quốc tế. Lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm bán được sẽ tăng khi doanh số bán hàng tăng. Nhiều doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới đã thu được hơn một nửa doanh số bán hàng từ thị trường tiêu thụ nước ngoài. Tiếp cận các nguồn lực nước ngoài (bỏ - chưa phân tích từ xuất phát điểm lý thuyết, Được bổ sung bằng phần chữ màu xanh ở dưới) Các nhà sản xuất và phân phối tìm thấy các sản phẩm, dịch vụ cũng như các bộ phận cấu thành sản phẩm được sản xuất từ nước ngoài có thể giảm chi phí làm cho doanh thu tăng lên hoặc việc tiết kiệm chi phí có thể chuyển sang người tiêu thụ. Do đó sẽ cho phép doanh nghiệp cải tiến chất lượng sản phẩm và làm tăng tính khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh Các doanh nghiệp thường tìm cách tránh sự biến động bất thường của doanh số bán và lợi nhuận qua việc tiêu thụ hàng hóa ra thị trường nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp khác tận dụng thực tế để điều chỉnh thời gian của chu kỳ kinh doanh không giống nhau giữa các quốc gia khác nhau để giữ vững doanh số bán. Trong khi doanh số bán sẽ giảm đi ở một quốc gia đang bị suy thoái kinh tế thì sẽ lại tăng lên ở một quốc gia khác đang trong thời kỳ phục hồi. Bằng cách cung cấp cùng chủng loại sản phẩm hoặc các bộ phận cấu thành trên các quốc gia khác nhau, doanh nghiệp cũng có thể tránh được hoàn toàn ảnh hưởng của sự biến động giá cả thất thường và sự thiếu hụt ở bất kỳ quốc gia nào. Trang 3 Bên cạnh đó, việc tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế không chỉ giúp doanh nghiệp mở rộng được thị trường của mình, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, đẩy nhanh thời gian hoàn vốn đầu tư mà còn thu được 2 lợi ích là hiệu ứng kinh nghiệm và tính kinh tế của địa điểm. Hiệu ứng kinh nghiệm là chi phí sản xuất trên từng đơn vị sản phẩm sẽ giảm đi khi sản lượng được tăng lên. Lợi ích này là do kết quả của tận dụng được lợi ích kinh tế theo quy mô tức và tiết kiệm chi phí nhờ học được các kinh nghiệm. Tính kinh tế của địa điểm là xuất phát từ lý thuyết lợi thế tuyệt đối được phát triển bởi nhà kinh tế học David Ricardo khi ông chỉ ra rằng Quốc gia nào sản xuất hàng hóa có hàm lượng nhân tố đầu vào mà mình có lợi thế so sánh cao một cách tương đối thì sẽ sản xuất được hàng hóa rẻ hơn tương đối và sẽ có lợi thế so sánh về những hàng hóa này. 1.3 Các hình thức kinh doanh quốc tế Các hình thức kinh doanh quốc tế bao gồm: Kinh doanh thương mại quốc tế, kinh doanh thông qua hợp đồng và kinh doanh đầu tư. Kinh doanh thương mại quốc tế Bao gồm các hoạt động: Xuất- nhập khẩu, gia công quốc tế, tái xuất, chuyển khẩu, xuất khẩu tại chỗ. Kinh doanh thông qua hợp đồng Là hình thức kinh doanh mà các chủ thể kinh doanh thực hiện kinh doanh thông qua hợp đồng, bao gồm: Hợp đồng cấp phép, hợp đồng nhượng quyền thương mại, hợp đồng quản lý, hợp đồng theo đơn đặt hàng, hợp đồng chìa khóa trao tay, hợp đồng phân chia sản phẩm. Kinh doanh đầu tư Là hình thức kinh doanh mà các chủ thể kinh doanh thực hiện kinh doanh thông qua các hoạt động đầu tư, bao gồm: Đầu tư gián tiếp nước ngoài, đầu tư trực tiếp. 1.4 Các yếu tố tác động đến quá trình phát triển ra TT quốc tế của DN Các yếu tố tác động đến quá trình phát triển ra thị trường quốc tế của doanh nghiệp bao gồm: Trang 4 Yếu tố chính phủ: Mở cửa thị trường, các hiệp định thương mại song phương và đa phương, cắt giảm thuế. Yếu tố thị trường: Sự phát triển của các phương tiện vận tải và phương tiện thông tin, qui mô cầu lớn hơn thị trường nội địa. Yếu tố chi phí: Khai thác lợi thế kinh tế theo qui mô, tiếp cận đến các nguồn yếu tố đầu vào rẻ. Yếu tố cạnh tranh: Cạnh tranh nội địa, quốc tế. 2. Chiến lược kinh doanh quốc tế 2.1 Khái niệm Chiến lược kinh doanh quốc tế là tập hợp các mục tiêu, chính sách và kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự phát triển quốc tế của doanh nghiệp. 2.2 Quản trị chiến lược kinh doanh quốc tế Quản trị chiến lược kinh doanh quốc tế là toàn bộ quá trình hoạch định, triển khai thực hiện và kiểm soát chiến lược KDQT của DN. Quy trình quản trị chiến lược gồm các bước sau: - Phân tích môi trường kinh doanh quốc tế và môi trường nội bộ doanh nghiệp: o Môi trường quốc gia, sở tại và toàn cầu. o Các lực lượng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. o Phân tích môi trường trong nước. o Phân tích nội bộ doanh nghiệp. - Xây dựng chiến lược kinh doanh quốc tế phù hợp. o Xác định mục tiêu chiến lược của DN, vị thế cạnh tranh,thị phần, phát triển công nghệ… o Lựa chọn các phương án chiến lược kinh doanh quốc tế o Lựa chọn thị trường quốc gia mục tiêu o Xác định phương thức thâm nhập thị trường quốc tế - Triển khai thực hiện chiến lược KDQT. - Kiểm tra, điều chỉnh thực hiện chiến lược KDQT cho phù hợp với điều kiện thực tế. Trang 5 2.3 Chiến lược kinh doanh quốc tế 2.3.1 Chiến lược kinh doanh quốc tế cấp công ty a. Chiến lược quốc tế (International strategy) Khi doanh nghiệp chỉ có nhu cầu xuất khẩu các sản phẩm thông thường với áp lực giảm chi phí và áp lực thích nghi với địa phương không cao thì chiến lược quốc tế là lựa chọn được đánh giá là phù hợp nhất. Đặc điểm của chiến lược này là sản phẩm và chiến lược marketing được tạo ra từ công ty mẹ. Các kĩ năng đặc biệt và sản phẩm được chuyển ra nước ngoài. Ví dụ thành công điển hình của chiến lược quốc tế là trường hợp của Mc Donal’s. b. Chiến lược đa nội địa (Multidomestic strategy) Chiến lược đa nội địa hóa được đặt ra cho doanh nghiệp khi áp lực giảm chi phí thấp và áp lực thích nghi với địa phương cao. Nội dung của chiến lược bao gồm các hoạt động sau: Thứ nhất là các đơn vị kinh doanh hoạt động độc lập, tập trung vào việc tăng giá trị sử dụng bằng cách làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng với nhu cầu của địa phương, cho phép thay đổi sản phẩm để nhanh chóng đáp ứng những thay đổi trên thị trường. Thứ hai là các quyết định chiến lược và hoạt động được phân quyền về các đơn vị kinh doanh chiến lược ở cấp quốc gia, từ đó giúp nâng cao khả năng tập trung và cạnh tranh trên từng khu vực thị trường. Tuy nhiên chiến lược đa nội hóa có một nhược điểm là không khai thác được lợi thế kinh tế theo quy mô do các sản phẩm, dịch vụ ở từng địa phương mang những đặc trưng, phong cách phục vụ riêng, không thống nhất nhau. c. Chiến lược toàn cầu (Global strategy) Chiến lược đa nội địa hóa được đặt ra cho doanh nghiệp khi áp lực giảm chi phí thấp và áp lực thích nghi với địa phương cao. Nội dung của chiến lược bao gồm các hoạt động sau: Thứ nhất là các đơn vị kinh doanh hoạt động độc lập, tập trung vào việc tăng giá trị sử dụng bằng cách làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng với nhu cầu của Trang 6 địa phương, cho phép thay đổi sản phẩm để nhanh chóng đáp ứng những thay đổi trên thị trường. Thứ hai là các quyết định chiến lược và hoạt động được phân quyền về các đơn vị kinh doanh chiến lược ở cấp quốc gia, từ đó giúp nâng cao khả năng tập trung và cạnh tranh trên từng khu vực thị trường. Tuy nhiên chiến lược đa nội hóa có một nhược điểm là không khai thác được lợi thế kinh tế theo quy mô do các sản phẩm, dịch vụ ở từng địa phương mang những đặc trưng, phong cách phục vụ riêng, không thống nhất nhau. d. Chiến lược xuyên quốc gia (Transnation strategy) Khi áp lực giảm chi phí và áp lực thích nghi với địa phương đều cao, doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh mạnh thì chiến lược xuyên quốc gia là lựa chọn ưu việt nhất. Để thực hiện được chiến lược xuyên quốc gia, doanh nghiệp cần tổ chức các hoạt động như phát triển sản phẩm, sản xuất, nguyên liệu,… tập trung để đạt hiệu quả cao, tận dụng được lợi thế kinh tế theo quy mô, giúp giảm chi phí tối đa. Mặt khác, đối với các hoạt động như marketing, bán hàng, dịch vụ thì doanh nghiệp cần đặt gần với khách hàng để đáp ứng được với nhu cầu địa phương, nâng cao tính cạnh tranh. 2.3.2. Chiến lược phát triển quốc tế: a. Chiến lược phát triển tập trung: Doanh nghiệp mở rộng trực tiếp các hoạt động kinh doanh hiện tại của mình, bằng cách: - Thâm nhập thị trường: tập trung đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại thị trường - Mở rộng thị trường: tìm cách thâm nhập vào các thị trường mới - Phát triển sản phẩm mới và tiêu thụ chúng trên thị trường hiện tại b. Chiến lược hội nhập dọc Doanh nghiệp sẽ tìm cách tự sản xuất các nguồn lực đầu vào hoặc tự đảm bảo việc phân phối, tiêu thụ sản phẩm đầu ra trên thị trường c. Chiến lược đa dạng hóa Doanh nghiệp sẽ đầu tư vào nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau khi doanh nghiệp đã có ưu thế tại thị trường hiện tại Trang 7 2.3.3. Chiến lược cạnh tranh quốc tế: a. Chiến lược chi phí thấp trên thị trường quốc tế: Thực hiện ở các quốc gia có nhu cầu cao. Doanh nghiệp có thể giảm chi phí nhờ vào những lý do sau: - Thị trường quốc tế chi phép tăng cầu và đạt được mức sản xuất tối đa - Đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế có thể cho phép kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm Về phương diện sản xuất: Doanh nghiệp có thể tổ chức sản xuất ở qui mô hợp lý nhất để tạo lợi thế về chi phí trên cơ sở khai thác yếu tố chi phí nhân công và nguyên liệu rẻ tại một số khu vực thị trường. b. Chiến lược khác biệt hóa trên thị trường quốc tế Doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược khác biệt hóa dựa trên sự thay đổi chuỗi giá trị, nhất là các hoạt động chính như marketing, bán hàng, dịch vụ Sự thành công của chiến lược khác biệt hóa phụ thuộc nhiều vào sự khuyếch trương, quảng cáo của doanh nghiệp c. Chiến lược trọng tâm trên thị trường quốc tế Doanh nghiệp tập trung vào thị trường ngách trên thị trường quốc tế và phải tiến hành phân đoạn thị trường. Tập trung các nguồn lực để phát huy tối đa năng lực của công ty trên đoạn thị trường lựa chọn. II. THỰC TRẠNG CLKDQT CỦA HONDA TẠI VIỆT NAM 1. Giới thiệu sơ lược về Honda Công ty động cơ Honda được thành lập ngày 24 tháng 9 năm 1948 bởi Soichiro Honda, ban đầu chỉ là cơ sở sản xuất pít-tông. Công ty đã gắn động cơ vào xe đạp tạo ra một phương tiện đi lại hiệu quả và rẻ tiền. Sau chiến tranh, cơ sở sản xuất pít-tông Honda gần như bị phá hủy. Soichiro Honda lập một công ty mới mà tiếng Nhật gọi là "Công ty trách nhiệm hữu hạn nghiên cứu Honda". Công ty Honda Hoa Kỳ được thành lập năm 1958. Honda bắt đầu sản xuất từ xe máy tới xe tay ga. Cuối thập niên 1960, Honda chiếm lĩnh thị trường xe máy thế giới. Đến thập niên 1970 công ty trở thành nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới và từ đó đến nay chưa bao giờ để mất danh hiệu này. Hãng bắt đầu sản xuất xe hơi vào năm 1960 với dự định dành cho thị trường Nhật Bản là chủ yếu. Honda thâm nhập thành công thị trường xe hơi Mỹ vào năm Trang 8 [...]... giới thiệu sơ lược về Honda, tìm hiểu phương thức thâm nhập và các chiến lược kinh doanh của Honda tại Việt Nam Qua phân tích môi trường kinh doanh và môi trường nội bộ doanh nghiệp Nhóm tác giả đã đưa ra những đánh giá, nhận xét về các chiến lược mà Honda đã và đang áp dụng tại Việt nam Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh quốc tế của Honda tại thị trường Việt Nam Đề tài... nhu cầu xe máy ở thị trường Việt Nam bắt đầu phát triển Đây chính là chiến lược quốc tế - International Strategy của Honda Trang 11 - Năm 1996: Honda đã mở Công ty liên doanh và đã đưa ra thị trường Việt Nam xe máy Super Dream Đây là chiến lược Quốc tế của công ty Honda Đây chính bước chuyển sang một chiến lược mới của Honda tại thị trường Việt Nam, đó chính là áp dụng chiến lược đa quốc gia – Multidomestic... CLKDQT TẠI VN Honda kinh doanh tại Việt Nam trên nhiều lĩnh vực nhưng sản phẩm chủ yếu của Honda là xe máy và xe hơi cá nhân Mỗi sản phẩm lại gồm nhiều phân khúc, như: Phân khúc xe bình dân, phân khúc xe hạng trung và phân khúc xe hạng sang Vì vậy để kinh doanh tốt tại thị trường Việt Nam Honda cần sử dụng và kết hợp nhiều chiến lược Trang 18 1 Chiến lược kinh doanh quốc tế cấp công ty của Honda tại Việt. .. hàng nữ, Honda có thể áp dụng chiến lược trọng tâm vào một số phân khúc khác nữa như xe phân khối lớn, xe thể thao Đây là phân khúc tiềm năng nhưng các hãng xe khác như Suzuki, SYM chưa có sản phẩm Trang 20 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Đề tài Chiến lược kinh doanh quốc tế của Honda tại thị trường Việt Nam đã hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về kinh doanh quốc tế và chiến lược kinh doanh quốc tế Đề tài... nhiên Honda Việt Nam mới được thành lập nên phần lớn sản phẩm của Honda Việt Nam là lắp ráp với tỷ lệ nội địa hóa không cao 3.3 Hiệu quả chiến lược kinh doanh của Honda Việt Nam Khi tham gia kinh doanh quốc tế, các công ty nói chung và Honda nói riêng thường phải điều chỉnh hoạt động và sản phẩm của họ cho phù hợp với những điều Trang 15 kiện thực tế Do đó đối với mỗi giai đoạn, mỗi phân đoạn thị trường. .. truyền sản xuất ô tô vào Việt Nam Giai đoạn này, đối với dòng sản phẩm ô tô, Honda chuyển từ chiến lược quốc tế sang áp dụng chiến lược đa quốc gia Do trước kia, khi thị trường ô tô của Việt Nam còn rất nhỏ, áp lực thích nghi và áp lực chi phí thấp đều không cao, nên Honda chủ yếu nhập khẩu ô tô (điển hình như dòng Honda Accord) vào thị trường Việt Nam Tuy nhiên, một khi thị trường ô tô bắt đầu phát... mở rộng thị trường của mình, đa dạng hóa sản phẩm, trên cả lĩnh vực xe máy và ô tô 3 Đánh giá chiến lược kinh doanh của Honda tại VN Để đánh giá một chiến lược thành công hay không ngoài việc xác định rõ ràng các mục tiêu đã đạt được và những điểm còn hạn chế của chiến lược thì cần xem xét cả yếu tố môi trường 3.1 Môi trường kinh doanh tại Việt Nam Mặc dù hệ thống chính trị tại Việt Nam là ổn định nhưng... lý người tiêu dùng Việt Nam (thích xe oto lịch sự sang trọng với màu sắc chủ yếu là đen – trắng – bạc) 2.3 Chiến lược cạnh tranh của Honda tại thị trường Việt Nam 2.3.1 Chiến lược chi phí thấp Để tiến hành hiệu quả, Honda cho lắp ráp dây truyền xe máy ở Việt Nam như Vĩnh Phúc Điều này làm giảm đáng kể chi phí sản phẩm của Honda Tận dụng nguồn nhân công rẻ, thị trường xe máy Việt Nam luôn sôi động,... giá thành của xe nhập khẩu trước đây khá cao (do thuế quan Việt Nam) Đưa ra sản phẩm xe Super Dream này khi áp lực thị trường Việt Nam về sự thích nghi của xe máy và chi phí đều không cao - Năm 2002, từ chiến lược Quốc tế hóa, Honda chuyển sang chiến lược xuyên quốc gia Vì khi đó các hãng sản xuất lớn về xe máy và oto như Suzuki, Yamaha phát triển mạnh trên thị trường Việt Nam , xe máy Trung Quốc với... http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/tieu-luan-chien-luoc-marketing-cua-cong-ty-xe-mayhonda-viet -nam- .280245.html Trang 22 PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC Việc thực hiện tiểu luận của nhóm có thể chia ra thành 8 bước B1 Phần mở đầu, xác định mục đích, đối tượng, phạm vi NC và nhiệm vụ NC B2 Tìm hiểu lý thuyết về kinh doanh quốc tế B3 Lý thuyết về chiến lược kinh doanh quốc tế B4 Giới thiệu sơ lược về Honda B5 Các chiến lược KDQT mà Honda áp dụng tại Việt Nam B6 Phân tích, đánh . tiếp. 1.4 Các yếu tố tác động đến quá trình phát triển ra TT quốc tế của DN Các yếu tố tác động đến quá trình phát triển ra thị trường quốc tế của doanh nghiệp bao gồm: Trang 4 Yếu tố chính phủ:. doanh quốc tế 3 1.1 Khái niệm 3 1.2 Lý do tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế 3 1.3 Các hình thức kinh doanh quốc tế 4 1.4 Các yếu tố tác động đến quá trình phát triển ra TT quốc tế của DN. trên thị trường quốc tế Doanh nghiệp tập trung vào thị trường ngách trên thị trường quốc tế và phải tiến hành phân đoạn thị trường. Tập trung các nguồn lực để phát huy tối đa năng lực của công

Ngày đăng: 13/05/2015, 09:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

    • 1. Kinh doanh quốc tế

      • 1.1 Khái niệm

      • 1.2 Lý do tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế

      • 1.3 Các hình thức kinh doanh quốc tế

      • 1.4 Các yếu tố tác động đến quá trình phát triển ra TT quốc tế của DN

      • 2. Chiến lược kinh doanh quốc tế

        • 2.1 Khái niệm

        • 2.2 Quản trị chiến lược kinh doanh quốc tế

        • 2.3 Chiến lược kinh doanh quốc tế

          • 2.3.1 Chiến lược kinh doanh quốc tế cấp công ty

          • 2.3.2. Chiến lược phát triển quốc tế:

          • 2.3.3. Chiến lược cạnh tranh quốc tế:

          • II. THỰC TRẠNG CLKDQT CỦA HONDA TẠI VIỆT NAM

            • 1. Giới thiệu sơ lược về Honda

            • 2. Các chiến lược KDQT mà Honda áp dụng tại VN

              • 2.1 Lý do Honda lựa chọn thị trường Việt Nam

              • 2.2 Phương thức thâm nhập và CL cấp Cty của Honda tại TT Việt Nam

              • 2.3 Chiến lược cạnh tranh của Honda tại thị trường Việt Nam

                • 2.3.1 Chiến lược chi phí thấp

                • 2.3.2 Chiến lược khác biệt hóa

                • 2.3.3 Chiến lược trọng tâm

                • 2.4 Chiến lược kinh doanh theo hướng phát triển hoạt động

                • 3. Đánh giá chiến lược kinh doanh của Honda tại VN

                  • 3.1 Môi trường kinh doanh tại Việt Nam

                  • 3.2 Môi trường nội bộ doanh nghiệp

                  • 3.3 Hiệu quả chiến lược kinh doanh của Honda Việt Nam

                    • 3.3.1 Hiệu quả của chiến lược chi phí thấp

                    • 3.3.2 Chiến lược trọng tâm

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan