Đề thi chọn HSG cấp trường năm học 2009-2010- Trường THCS Bình Tân, Mộc Hóa, Long An

6 461 0
Đề thi chọn HSG cấp trường năm học 2009-2010- Trường THCS Bình Tân, Mộc Hóa, Long An

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VĂN HOÁ KHỐI 9 CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC: 2009 – 2010 MÔN THI: VẬT LÍ THỜI GIAN: 30 phút ( không kể phát đề) PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm) Trong mỗi câu hỏi đều có 4 câu trả lời , học sinh chỉ chọn một câu trả lời đúng nhất rồi ghi vào giấy làm bài Câu 1: Bạn An đi xe đạp xuống dốc dài 120 m. Trong 12s đầu đi được 30m, đoạn dốc còn lại đi hết 18s. Vận tốc trung bình của bạn An là: A. 2,5 m/s B. 3,75 m/s C. 4m/s D. 5m/s Câu 2: Một người đi xe đạp đi nửa quãng đường đầu với vận tốc v 1 = 15 km/h, đi nửa quãng đường còn lại với vận tốc v 2 không đổi. Biết các đoạn đường mà người ấy đi là thẳng và vận tốc trung bình trên cả quãng đường là 10km/h. Hãy cho biết vận tốc v 2 là bao nhiêu? A. 8km/h B. 7,5km/h C. 6km/h D. 5km/h Câu 3: Chiếu một tia sáng theo phương hợp với phương ngang một góc 60 0 đến một gương phẳng. Tia phản xạ có phương nằm ngang. Góc hợp bởi gương và mặt phẳng nằm ngang là: A. 30 0 B. 45 0 C. 60 0 D. 90 0 Câu 4: Kéo một vật nặng 50 kg lên cao 2 m bằng mặt phẳng nghiêng. Nếu không có ma sát thì lực kéo là 125 N. Chiều dài của mặt phẳng nghiêng là: A. 4 m B. 6 m C. 8 m D. 10 m Câu 5: Một con lắc thực hiện 20 dao động trong thời gian 10 giây. Tần số dao động của con lắc là: A. 2s B. 0,5 Hz C. 2Hz D. 0,5s Câu 6: Khi cung cấp cho 10 lít nước một nhiệt lượng là 840 kJ thì 10 kg nước đó nóng thêm bao nhiêu độ? A. 25 0 C B. 10 0 C C. 15 0 C D. 20 0 C Câu 7: Hai dây đồng có cùng chiều dài , dây thứ nhất có tiết diện 4 mm 2 , dây thứ hai có tiết diện 10mm 2 . Quan hệ giữa điện trở R 1 của dây thứ nhất với điện trở R 2 của dây thứ hai là: A. R 1 = 2,5R 2 B. R 2 < 2,5R 1 C. R 2 > 2,5R 1 D. R 2 =2,5R 1 Câu 8: Hãy đổi 86 0 F ở nhịêt giai Farenhai sang 0 C ở nhiệt giai Xenxiut A. 86 0 C B. 32 0 C C. 212 0 C D. 30 0 C Câu 9: Hai quả cầu X, Y có thể tích bằng nhau, X làm bằng nhôm, Y làm bằng chì. Nhúng chìm X,Y vào cùng một chất lỏng, so sánh độ lớn lực đẩy Acsimet F AX , F AY tác dụng lên hai quả cầu A. F AX > F AY B. F AX < F A C. F AX = F AY D. Tuỳ thuộc vào loại chất lỏng Câu 10: Khi làm lạnh một khối lượng nước từ một nhiệt độ nào đó ( trên 4 0 C) xuống 0 0 C thì: A. Khối lượng nước tăng, khối lượng riêng của nước cũng tăng B. Khối lượng nước không đổi, khối lượng riêng của nước tăng C. Khối lượng nước không đổi, khối lượng riêng của nước giảm D. Khối lượng nước không đổi, khối lượng riêng của nước tăng sau đó giảm Câu 11: Chọn câu phát biểu đúng trong các câu sau: A. Biên độ dao động của dây đàn càng lớn thì tiếng đàn càng to B. Âm phát ra càng nhỏ khi tần số dao động càng nhỏ C. Âm phát ra càng lớn khi tần số dao động của âm càng lớn D. Tần số dao động lớn thì âm phát ra càng trầm Câu 12: Trong máy dùng chất lỏng, nếu diện tích bề mặt của pittông nhỏ là S 1 = 100 cm 2 , người ta dùng một lực là F 1 =100N tác dụng lên pittông này để nâng chiếc ôtô có trọng lượng 40 000 N lên cao. Muốn vậy diện tích mặt pittông lớn phải bằng: A. 4 m 2 B. 400 cm 2 C. 4000 cm 2 D. 40 cm 2 PGD-ĐT Mộc Hoá Trường THCS Bình Tân ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 13: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng? A. Thể tích B. Nhiệt năng C. Nhiệt độ D. Khối lượng Câu 14: Điện trở có các vòng màu theo thứ tự vàng, đỏ, da cam thì có trị số điện trở là: A. 24000 Ω B. 4200 Ω C. 42 k Ω D. 24 k Ω Câu 15: Ảnh của một vật sáng đặt trước một Thấu kính phân kì là: A. ảnh ảo cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật B. ảnh ảo cùng chiều với vật và lớn hơn vật C. ảnh ảo ngược chiều với vật và lớn hơn vật D. ảnh ảo ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật Câu 16: Để tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật ngoài cách tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây còn có cách làm sau: A. tăng số vòng của ống dây B. tạo cho lõi sắt có hình dạng thích hợp C. tăng khối lượng của nam châm D. Tất cả các ý trên đều đúng Câu 17: Nếu đồng thời giảm điện trở của dây dẫn, cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn đi một nửa thì nhiệt lượng toả ra trên dây sẽ: A. giảm đi 2 lần B. giảm đi 4 lần C. giảm đi 8 lần D. giảm đi 16 lần Câu 18: Quy tắc nắm tay phải dùng để xác định A. chiều của đường sức từ trong lòng ống dây B. chiều của đường sức từ bên ngoài ống dây C. chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường D. chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường Câu 19: Trong thí nghiệm về hiện tượng đối lưu, nguyên nhân nào làm cho lớp nước ở dưới được đun nóng lại đi lên phía trên, còn lớp nước lạnh ở trên lại đi xuống phía dưới? A. Do khối lượng của lớp nước bên dưới nhỏ hơn khối lượng của lớp nước bên trên B. Do thể tích của lớp nước bên dưới nhỏ hơn thể tích của lớp nước bên trên C. Do khối lượng riêng của lớp nước bên dưới nhỏ hơn khối lượng riêng của lớp nước bên trên D. Do cả ba nguyên nhân trên Câu 20: Điện trở R 1 = 30 Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2A và điện trở R 2 = 10 Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 1A. Có thể mắc nối tiếp hai điện trở này vào hiệu điện thế nào dưới đây? A. 80V B. 40V C. 70V D. 120V ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VĂN HOÁ KHỐI 9 CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC: 2009 – 2010 MÔN THI: VẬT LÍ THỜI GIAN: 60 phút ( không kể phát đề) PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm) Bài 1: ( 1,5đ) Một khối gỗ hình hộp lập phương có cạnh a = 10cm được thả vào trong nước. Phần khối gỗ nổi trên mặt nước có độ dài l 0 = 3cm. a. Tính khối lượng riêng của gỗ. Biết trọng lượng riêng của nước là d n = 10.000N/m 3 . b. Nối gỗ vào một vật nặng có khối lượng riêng D v = 1.200kg/m 3 bằng sợi dây mảnh (có khối lượng không đáng kể) qua tâm của mặt dưới khối gỗ ta thấy phần nổi của khối gỗ có chiều dài là l 1 = 1cm. Tìm khối lượng m v của vật nặng và lực căng T của sợi dây. Bài 2: (2,5đ) Cho mạch điện như hình vẽ: U=13,5V, R 1 =R 2 = 6 Ω . Điện trở của ampe kế là R A = 1 Ω . Điện trở của vôn kế lớn vô cùng a. Khoá K mở: ampe kế chỉ 1A, vôn kế chỉ 12 V. Tính R 0 và R 3 b. Đóng khoá K, ampe kế chỉ dòng điện có cường độ 0,2A chạy theo chiều từ C đến D. Tính R 4 và số chỉ của vôn kế Bài 3: (2đ) Có một bình nhôm có khối lượng m 0 = 260g, nhiệt độ ban đầu là t 0 = 20 0 C được bọc kín bằng lớp xốp cách nhiệt. Cần cho bao nhiêu nước ở nhiệt độ t 1 = 50 0 C và bao nhiêu nước đá ở t 2 = -2 0 C vào bình để có M= 1kg nước ở t 3 = 10 0 C khi cân bằng nhiệt. Cho nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K, của nước đá là 2100J/kg.K. Nhiệt nóng chảy của nước đá là 335000J/kg.K Bài 4: (1đ) Vẽ ảnh của vật AB qua thấu kính trong hình sau. Hãy cho biết ảnh là thât hay ảo? PGD-ĐT Mộc Hoá Trường THCS Bình Tân ĐỀ CHÍNH THỨC BA F ’ F HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VĂN HOÁ KHỐI 9 CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC: 2009-2010 MÔN: VẬT LÍ PHẦN TRẮC NGHIỆM Mỗi đáp án đúng đạt 0,15 đ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A x x x x x x B x x C x x x x x x D x x x x x x PHẦN TỰ LUẬN Bài 1: a. Thể tích của vật V g = a 3 = 0,1 3 =10 -3 m 3 Diện tích của đáy gỗ : S = a 2 = 10 -2 m 2 Thể tích của phần chìm của vật V c = 10 -2 (0,1 – 0,03) = 7.10 -4 m 3 Lực đẩy Asimet tác dụng lên vật F A = V c d n Trọng lượng của vật P g = V g d g Lực đẩy Asimet tác dụng vào vật: F A = V c d n Vì vật nổi nên : F A = P g ⇔ V c d n = V g d g ( 0,25đ) 3 /000.7 mN V dV d g nc g ==⇒ Vậy, D g = 700kg/m 3 ( 0,25đ) HS có thể giải theo cách khác nếu đúng vẫn chấm điểm b. Khi nổi, khối gỗ và vật nặng chịu 4 lực tác dụng lên chúng. Đó là P g , P vật , F Ag và F Avật (hình vẽ). Khi chúng cân bằng thì P g + P vật = F Ag + F Avật (0,25đ) ⇔ V g d g + V vật d vật = d n (V chìm gỗ + V vật ) ⇔ V g D g + V vật D vật = D n (V chìm gỗ + V vật ) ⇔ V g D g + m vật = D n V chìm gỗ + D n vat vat D m ⇔ gggomchin n VDVD D −=         − vat vat D 1m ⇔ m v = 1,2kg ( 0,25đ) HS có thể giải theo cách khác nếu đúng vẫn chấm điểm * Sức căng dây T: ta có các lực tác dụng vào khối gỗ P g , T và F Ag và P g + T = F Ag ( 0,25đ) ⇔ 10V g D g + T = 10D n V chìm gỗ ⇔ T = 10D n V chìm gỗ - 10V g D g = 2N ( 0,25đ) HS có thể giải theo cách khác nếu đúng vẫn chấm điểm Bài 2: a. K mở: mạch điện được viết lại như sau [( R 3 nt R A ) // R 1 ] nt R 2 nt R 0 R 3 nt R A  I 3 = I A = 1 A Mà U A = U CD = I A . R A = 1.1 = 1 (V) PGD-ĐT Mộc Hoá Trường THCS Bình Tân ĐỀ CHÍNH THỨC P vật F Avật F Ag P g T Vôn kế V chỉ 12 V  U AB = U AD + U DB = U 1 + U 2 = 12  I 1 . R 1 + I 2 . R 2 =12 (1)  ( I 2 – I 1 ). R 1 + I 2 . R 2 =12  ( I 2 – 1). 6 + 6. I 2 = 12  6. I 2 – 6 + 6.I 2 = 12  12 I 2 = 18  I 2 = 18/12 = 1,5 (A) (2) ( 0,25đ) Thế (2) vào (1) ta được: 6I 1 + 1,5 . 6 = 12  I 1 = 0,5 (A) ( 0,25đ) U AD = U 1 = I 1 . R 1 = 0,5. 6 = 3 (V) U AD = U AC + U CD  U 1 = U 3 + U A  U 3 = U 1 - U A = 3 – 1 = 2 (V) R 3 = 3 3 2 2( ) 1 U I = = Ω ( 0,25đ) Ta có: U= U AB + U 0  U 0 = U - U AB = 13,5 – 12 = 1,5(V) 0 0 0 0 2 1,5 1( ) 1,5 U U R I I = = = = Ω ( 0,25đ) Hs có thể tính theo cách khác nếu đúng vẫn đạt điểm b. Khi K đóng: Ampe kế chỉ 0,2 A  I A = 0,2 A U A = U CD = U AD – U AC = I A . R A = 0,2  I 1 . R 1 – I 3 . R 3 = 0,2  6I 1 – 2I 3 = 0,2 (*) Tại nút D: I 2 = I 1 + I A = I 1 +0,2 (3) Ta có: U = U AD + U DB + U 0 = 13,5  I 1 .R 1 + I 2 R 2 + I 0 . R 0 = 13,5 (4) thế (3) vào (4) ta được: I 1 .R 1 + ( I 1 + 0,2) R 2 + ( I 1 + I 3 ). R 0 = 13,5  6I 1 + 6( I 1 + 0,2) + I 1 + I 3 = 13.5  13I 1 + I 3 = 12,3 (**) Hs tìm được đúng (*), (**) đạt 0,25đ Giải (*), (**) ta được I 1 = 0,775 (A), I 3 = 2,225 (A) Thế I 1 vào (3): I 2 = 0,775 + 0,2 = 0,975 (A) Tại nút C: I 4 = I 3 – I A = 2,225 – 0.2 = 2,025 (A) Hs tìm được đúng I 1 , I 2 , I 3 , I 4 đạt 0,25đ * U DB = U 2 = I 2 . R 2 = 0,975 . 6 = 5,85 (V) mà U DB = U CB – U CD = U 4 – U A = 5,85 (V)  U 4 = 5,85 + I A . R A = 5,85 + 0,2 = 6,05 (V) ( 0,25đ) Điện trở R 4 : R 4 = 4 4 6,05 3( ) 2,025 U I = ≈ Ω ( 0,25đ) Hs có thể tính theo cách khác nếu đúng vẫn đạt điểm U AD =U 1 = I 1 . R 1 = 0,775. 6 = 4,65 (V) ( 0,25đ) U AB = U AD + U DB = 4,65 + 5,85 = 10,5 (V). Vậy số chỉ của vôn kế là 10,5 V ( 0,25đ) Hs có thể tính theo cách khác nếu đúng vẫn đạt điểm Bài 3: Gọi m 1 là khối lượng nước, m 2 là khối lượng nước đá Ta có: M = m 1 + m 2 = 1 (1) ( 0,25đ) C U R 0 B A D R 2 R 1 R 3 R 4 A V Nhiệt lượng nước đá thu vào để tăng nhiệt độ từ -2 0 C đến 0 0 C: Q thu1 = m 2 . c đá ( 0- t 2 ) = 2100 . 2. m 2 = 4200 m 2 (J) Nhiệt lượng nước đá thu vào để nóng chảy hoàn toàn ở 0 0 C: Q thu 2 = m 2 .λ = 335000 m 2 (J) Nhiệt lượng để m 2 tăng nhiệt độ từ 0 0 C đến 10 0 C: Q thu3 = m 2 . c.(10 -0) = 42000. m 2 (J) Nhiệt lượng tổng cộng để m 2 kg nước đá tăng nhiệt độ từ -2 0 C đến 0 0 C nóng chảy hoàn toàn rồi tăng đến 10 0 C: Q thu = Q thu1 + Q thu 2 + Q thu3 = 4200 m 2 + 335000 m 2 + 42000. m 2 = 381200 m 2 (J) ( 0,5đ) Nhiệt lượng tỏa ra khi bình nhôm hạ nhiệt độ từ 20 0 C xuống 10 0 C: Q toả 1 = m 0 . c 0 . (20-10) = 0,26. 880. 10= 2288 (J) Nhiệt lượng tỏa ra khi nước hạ nhiệt độ từ 20 0 C xuống 10 0 C: Q toả2 = m 1 .c. (50 -10) = 168000. m 1 (J) Nhiệt lượng tổng cộng toả ra khi bình nhôm chứa nước hạ nhiệt độ từ từ 20 0 C xuống 10 0 C: Q toả = Q toả 1 + Q toả2 =2288 + 168000m 1 (J) ( 0,5đ) Lớp xốp cách nhiệt nên theo phương trình cân bằng nhiệt ta có: Q thu = Q toả  381200 m 2 = 2288 + 168000 m 1 (2) ( 0,25đ) Giải (1), (2) ta được: m 1 = 0,69 kg ( 0,25đ) m 2 = 0,31 kg ( 0,25đ) Vậy khối lượng nước là 0,69 kg, khối lượng nước đá 0,31 kg Bài 4: Vẽ hình đúng: vẽ được ảnh, các nét vẽ đúng đạt 0,5đ. Sai 0 đ Ảnh A ’ B ’ của AB qua TKHT trên gồm hai phần ảnh ảo IB ’ ( 0,25đ) và ảnh thật IA ’ ( 0,25đ) I F ’ F B A ’ B ’ A . cho biết ảnh là thât hay ảo? PGD-ĐT Mộc Hoá Trường THCS Bình Tân ĐỀ CHÍNH THỨC BA F ’ F HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VĂN HOÁ KHỐI 9 CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC: 2009-2010 MÔN: VẬT LÍ PHẦN TRẮC. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VĂN HOÁ KHỐI 9 CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC: 2009 – 2010 MÔN THI: VẬT LÍ THỜI GIAN: 30 phút ( không kể phát đề) PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm) Trong mỗi câu hỏi đều có 4 câu. dưới đây? A. 80V B. 40V C. 70V D. 120V ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VĂN HOÁ KHỐI 9 CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC: 2009 – 2010 MÔN THI: VẬT LÍ THỜI GIAN: 60 phút ( không kể phát đề) PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm) Bài 1: (

Ngày đăng: 13/05/2015, 09:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan