Nâng cao năng lực cạnh tranh cho tuyến sản phẩm phần mềm quản trị doanh nghiệp của công ty Cổ phần Giải pháp Truyền thông Apzon

111 557 0
Nâng cao năng lực cạnh tranh cho tuyến sản phẩm phần mềm quản trị doanh nghiệp của công ty Cổ phần Giải pháp Truyền thông Apzon

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ có tiêu đề : “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho tuyến sản phẩm phần mềm quản trị doanh nghiệp của công ty Cổ phần Giải pháp Truyền thông Apzon” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Phạm Thúy Hồng. Các số liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn gốc trích dẫn đầy đủ và trung thực. Kết quả trong luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả luận văn ĐỖ THÚY LOAN i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện nhiệt tình và quý báu của nhiều tập thể và cá nhân. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Thương Mại, xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn của mình. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Phạm Thúy Hồng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận văn thạc sĩ một cách trọn vẹn và hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các cán bộ, nhân viên của Công ty cổ phần Giải pháp Truyền thông APZON, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày….tháng….năm 2015 Tác giả ĐỖ THÚY LOAN ii MỤC LỤC Công ty NetNam – Viện Công nghệ thông tin 5 iii DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Danh mục bảng biểu Tên bảng biểu Trang Bảng 2.3. Danh mục sản phẩm trong tuyến sản phẩm phần mềm QTDN 42 1 Bảng 2.12. Mức giá trung bình triển khai hệ thống ERP SAP B1 57 2 Bảng 2.13. Mức giá trung bình triển khai của các hệ thống ERP trong nước 57 3 Bảng 2.14. Bảng giá tham khảo bản quyền phần mềm ERP Fast Business 58 4 Bảng 2.17. Địa điểm phân phối của một số công ty phần mềm 61 Hình 2.18. Đánh giá của khách hàng về khả năng phân phối của Apzon 62 Bảng 2.19. Cơ cấu lao động theo chức năng nghiệp vụ của Apzon đến T3/2015 72 Bảng 2.20. Đặc điểm về lao động của công ty Apzon 73 Bảng 2.22. Số lượng khách hàng mới của Apzon từ năm 2011- 2014 76 DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ STT Danh mục Tên sơ đồ và hình vẽ Trang iv sơ đồ và hình vẽ 1 Hình 1.1. Cấu trúc của sản phẩm 10 2 Hình 1.2. Cấu trúc tuyến sản phẩm 11 3 Hình 1.3. Các kiểu kênh phân phối 18 Hình 2.1. Danh mục sản phẩm trong tuyến sản phẩm phần mềm QTDN 34 4 Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty CP Giải pháp Truyền thông Apzon 39 Hình 2.4. Tuyến sản phẩm phần mềm QTDN của Apzon 44 5 Hình 2.5. Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận sau thuế qua các năm 2011- 2014 45 6 Hình 2.6. So sánh hệ thống ERP của Apzon với các ĐTCT khác 47 Hình 2.7. Đánh giá của KH về hiệu quả đạt được khi sử dụng ERP SAP B1 49 Hình 2.8. Đánh giá của khách hàng khi sử dụng giải pháp ERP SAP B1 50 Hình 2.9. Giao diện sử dụng của SAP B1 50 Hình 2.10. Mức độ hài lòng về dịch vụ hỗ trợ sản phẩm của Apzon 52 Hình 2.11. Nhận biết của khách hàng đối với một số đơn vị cung cấp phần mềm 53 Hình 2.15. Đánh giá của khách hàng về giá của hệ thống ERP SAP B1 do Apzon cung cấp 58 Hình 2.16 Các giai đoạn triển khai SAP B1 60 Hình 2.21. Tài sản của Apzon qua các năm 2011-2014 74 v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Danh mục từ viết tắt Viết đầy đủ 1 CNTT Công nghệ thông tin CP Cổ phần 2 QTDN Quản trị doanh nghiệp 3 KH Khách hàng 4 DN Doanh nghiệp 5 ERP Enterprise Resource Planning- Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp 6 ĐH Đại học 7 QTKD Quản trị kinh doanh 8 PM Phần mềm 9 R&D Research and Development - Nghiên cứu và phát triển 10 CBNV Cán bộ nhân viên VN Việt Nam 11 ĐTCT Đối thủ cạnh tranh vi 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một vấn đề rất quan trọng mang tính chất quyết định đối với sự tồn tại của bất kỳ doanh nghiệp nào. Cạnh tranh có thể được coi là cuộc chạy đua khốc liệt, các doanh nghiệp không thể tránh khỏi mà phải tìm cách vươn lên để chiếm ưu thế và chiến thắng. Từ giữa năm 2008, khủng hoảng kinh tế đã tác động mạnh đến doanh nghiệp, việc thiếu các công cụ quản trị hệ thống đã làm cho nhiều doanh nghiệp phải đối đầu với khó khăn vì xoay trở chậm với những biến động và làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Do đó, vấn đề cấp thiết hiện nay là mỗi doanh nghiệp phải tìm hiểu và lựa chọn cho mình một hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp thích hợp, không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian xử lý thông tin, rút ngắn thời gian làm báo cáo, giảm thiểu các sai sót khi làm việc thủ công mà từ đó các nhà quản trị của doanh nghiệp sẽ đưa ra được những quyết định kịp thời ứng phó với các biến động xung quanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình. Ứng với nhu cầu thị trường, hiện nay đang có rất nhiều doanh nghiệp cung cấp vô vàn các hệ thống sản phẩm phần mềm quản trị doanh nghiệp khác nhau, cạnh tranh hết sức cam go và khốc liệt. Công ty cổ phần giải pháp truyền thông ApzoN là một trong số các doanh nghiệp tiên phong trong việc cung cấp triển khai các sản phẩm phần mềm Quản trị doanh nghiệp (QTDN) trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với sự đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, câu hỏi đặt ra cho công ty là liệu các sản phẩm phần mềm QTDN của công ty có thỏa mãn được khách hàng không? Làm thế nào để công ty có thể đứng vững và phát triển mạnh mẽ hơn trong thị trường giữa muôn vàn các phần mềm mới được đưa ra như hiện nay. Trước tình hình đó, nhiệm vụ đặt ra cho công ty là phải nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm tận dụng tối đa cơ hội thị trường để phát triển, khẳng định vị thế của mình ở thị trường trong nước. Việc giải quyết bài toán về năng lực cạnh tranh sản phẩm, tuyến sản phẩm của công ty sẽ mang lại tính đột phá cho sự phát triển của công ty trên thị trường. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “Nâng cao 2 năng lực cạnh tranh tuyến sản phẩm phần mềm quản trị doanh nghiệp của công ty Cổ phần giải pháp truyền thông Apzon” cho luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài Khi nghiên cứu các vấn đề cạnh tranh cũng đã có nhiều tác giả, nhiều công trình nghiên cứu của tập thể tác giả và đã có những kết luận ở phạm vi nhất định về lĩnh vực mà họ nghiên cứu. Ví dụ như các đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như: - Phạm Văn Công (2009): “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học (ĐH) Thương Mại - Trần Quốc Hiếu (2012): “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tập đoàn Tân Mai đến năm 2012”, Luân văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Lạc Hồng. - Nguyễn Vĩnh Thanh (2005): “Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong giai đoạn mới”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường ĐH Thương Mại. Các đề tài này đã đưa ra khái niệm và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng cũng như các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Liên hệ thực tiễn với doanh nghiệp cụ thể, đồng thời đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp mà tác giải nghiên cứu. Các đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành khác nhau như bánh kẹo, bảo hiểm, dệt may…. - Đỗ Thị Huyền (2004): “Nâng cao năng lực cạnh tranh một số sản phẩm chủ yếu tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu”, Luận văn thạc sĩ, trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội. - Thân Danh Phúc (2001): “Nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm dệt may xuất khẩu trong hội nhập kinh tế quốc tế ”, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường ĐH Thương Mại. - Đỗ Tiến Vượng (2012): “Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ bảo hiểm nhân thọ trên thị trường các thành phố lớn của các công ty bảo hiểm nhân thọ thuộc Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ” 3 Kết quả nghiên cứu của các luận án trên đã tập trung vào việc đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của một ngành, một lĩnh vực hoặc một số dịch vụ cơ bản như dệt may, xăng dầu và ngân hàng thương mại… Với lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) đã có một số công trình được công bố về vấn đề cạnh tranh như: - Phạm Thu Hiền, năm 2007: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty thông tin di động (VMS) trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh (QTKD), trường Đại Học Thương Mại; - Nguyễn Hữu Hải, năm 2011: “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm thiết bị đầu cuối viễn thông của tập đoàn ZTE tại thị trường Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại Học Ngoại Thương… Các công trình nghiên cứu trên có đề cập đến một số lí luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, tuy nhiên chưa có một công trình nào đề cập đến tuyến sản phẩm phần mềm. Mặc dù để tài đã làm trước đó rất phong phú, đa dạng, tuy nhiên vẫn chưa có đề tài về nâng cao năng lực cạnh tranh của tuyến sản phẩm phần mềm quản trị doanh nghiệp của công ty Cổ phần giải pháp truyền thông Apzon. Vì vậy, đề tài mà em chọn “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho tuyến sản phẩm phần mềm quản trị doanh nghiệp của công ty Cổ phần Giải pháp Truyền thông Apzon ” là hoàn toàn mới và không trùng lặp với những nghiên cứu trước đây. 3. Các mục tiêu nghiên cứu • Hệ thống các lý thuyết về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh tuyến sản phẩm của công ty kinh doanh. • Phân tích thực trạng, các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh tuyến sản phẩm phần mềm quản trị doanh nghiệp của công ty Apzon. Từ đó rút ra những thành công, hạn chế, tồn tại hiện có của công ty. • Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tuyến sản phẩm phần mềm quản trị doanh nghiệp của công ty cổ phần (CP) giải pháp truyền thông Apzon trong thị trường nội địa. 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4 • Thời gian nghiên cứu đề tài: số liệu phân tích thực trạng lấy từ năm 2011- 2014, đề xuất áp dụng trong thời gian 2014- 2018. • Không gian nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh tuyến sản phẩm phần mềm quản trị doanh nghiệp của công ty CP giải pháp truyền thông Apzon trên địa bàn Việt Nam. • Đối tượng nghiên cứu: năng lực cạnh tranh tuyến sản phẩm phần mềm QTDN dành cho khách hàng tổ chức (các công ty sản xuất và thương mại) 5. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp luận Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phương pháp phân tích thống kê, so sánh và tổng hợp giữa lý luận và thực tiễn thông qua các số liệu thu thập được, phương pháp tiếp cận trực tiếp các vấn đề lý luận. b. Phương pháp nghiên cứu cụ thể • Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu đã được thu thập và xử lý trước khi được tác giả tìm kiếm và thu thập lại. - Nguồn thông tin tìm kiếm + Nguồn bên trong công ty: Phòng tài chính – kế toán: bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Phòng kinh doanh: tài liệu về khách hàng, thực tiễn hoạt động kinh doanh của công ty ở thị trường trong nước. + Nguồn bên ngoài công ty: Tình hình thị trường phần mềm quản trị doanh nghiệp trên internet; các website như http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe-thong-tin-vien-thong/159178/-thi- truong-phan-mem-vn-khong-co-gioi-han html; http://www.thongtincongnghe.com/article/15825; webketoan.com; http://luanvancaohoc.com/nangcaonangluccanhtranhsanpham.html, Một số lý thuyết về vấn đề cần nghiên cứu qua các cuốn sách như: marketing căn bản, Quản trị marketing của Philip Kotler, Giáo trình Marketing thương mại Các đề tài nghiên cứu khác có liên quan. [...]... tiềm năng mà tuyến sản phẩm đó có thể duy trì và phát triển vị trí của mình trên thương trường một cách lâu dài và ý nghĩa Từ nhận định trên, có thể thấy rằng, cấu thành năng lực cạnh tranh tuyến sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm năng lực cạnh tranh cốt lõi của tuyến sản phẩm và năng lực cạnh tranh hiển thị của tuyến sản phẩm trên thị trường Năng lực cạnh tranh. .. tiềm năng thị trường của sản phẩm, tuyến sản phẩm mà doanh nghiệp đang sở hữu, nhận dạng cơ hội phát triển của sản phẩm trong tuyến, khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường Từ đó thấy được năng lực cạnh tranh của sản phẩm, tuyến sản phẩm của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh (ĐTCT) khác trên thị trường Doanh thu bình quân trên đầu khách hàng của doanh. .. tranh và năng lực cạnh tranh tuyến sản phẩm của công ty kinh doanh Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh tuyến sản phẩm phần mềm quản trị doanh nghiệp của công ty CP Giải pháp Truyền thông Apzon Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho tuyến sản phẩm phần mềm quản QTDN của công ty CP Giải pháp Truyền thông Apzon 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC... sản phẩm: doanh nghiệp lên kế hoạch cải tiến sản phẩm, quá trình sản xuất nhằm thu hút ngừi tiêu dùng, tạo vị thế của công ty trên thị trường + Quyết định làm nổi bật tuyến sản phẩm: nhà quản lý cho n một số sản phẩm trong tuyến làm nổi bật lên + Loại bỏ sản phẩm: công ty sẽ tiến hành loại bỏ đối với những sản phẩm không đem lại lợi nhuận cho. .. nghiệp: việc xác định chi phí mỗi khách hàng của doanh nghiệp bỏ ra là cơ sở để các nhà quản trị của doanh nghiệp thấy được giá trị của sản phẩm, tuyến sản phẩm của mình Không phải cứ doanh nghiệp có nhiều khách hàng là doanh nghiệp đó thành công và ngược lại, có ít khách hàng là không thành công, nếu doanh thu bình quân trên đầu khách hàng của. .. phát triển) Năng lực cạnh tranh hiển thị của tuyến sản phẩm là các yếu tố được thể hiện ra bên ngoài của tuyến sản phẩm, gắn với các hoạt động marketing của công ty trên thị trường 1.2 Nội dung cơ bản của năng lực cạnh tranh tuyến sản phẩm Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, tuyến sản phẩm chịu ảnh hưởng bởi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của sản... phẩm và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là hai phạm trù khác nhau nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau Có thể thấy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, tuyến sản phẩm có mối quan hệ mật thiết, phụ thuộc vào nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển 1.2.1 Năng lực cạnh tranh cốt lõi của tuyến sản phẩm 1.2.1.1 Độ đa dạng của tuyến sản phẩm 13 Tuyến sản. .. loại sản phẩm trong tuyến Mức độ liên kết của tuyến sản phẩm thể hiện mối quan hệ mật thiết đến mức độ nào giữa các loại sản phẩm khác nhau xét theo cách sử dụng cuối cùng, thiết bị sản xuất hay kênh phân phối nào khác - Bốn chiều này của tuyến sản phẩm tạo nên những căn cứ để xây dựng chiến lược sản phẩm, tuyến sản phẩm của công ty Doanh nghiệp... hiệu quả của các chính sách xúc tiến thương mại mà doanh nghiệp áp dụng cho tuyến sản phẩm của mình Việc lựa cho n chính sách xúc tiến phù hợp, xác lập ngân sách xúc tiến cụ thể sẽ mang lại thành công cho hoạt động xúc tiến của doanh nghiệp, từ đó, sản phẩm, tuyến sả n phẩm của doanh nghiệp được nhiều người biết đến hơn, khả năng tiêu thụ cao hơn... doanh nghiệp Khách hàng mới của doanh nghiệp gồm khách hàng đã và đang sử dụng một sản phẩm nào đó của doanh nghiệp, tiếp tục tiến hành mua thêm các sản phẩm khác của doanh nghiệp để dùng và khách hàng hoàn toàn mới, lần đầu tiên quyết định sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp Từ việc phân tích tốc độ phát triển khách hàng mới của doanh nghiệp, . tiêu đề : Nâng cao năng lực cạnh tranh cho tuyến sản phẩm phần mềm quản trị doanh nghiệp của công ty Cổ phần Giải pháp Truyền thông Apzon là công trình nghiên cứu của riêng. lựa chọn đề tài Nâng cao 2 năng lực cạnh tranh tuyến sản phẩm phần mềm quản trị doanh nghiệp của công ty Cổ phần giải pháp truyền thông Apzon cho luận văn của mình. 2. Tình. nâng cao năng lực cạnh tranh tuyến sản phẩm phần mềm quản trị doanh nghiệp của công ty CP giải pháp truyền thông Apzon trên địa bàn Việt Nam. • Đối tượng nghiên cứu: năng lực

Ngày đăng: 13/05/2015, 08:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Một trụ sở chính tại Hà Nội, năm văn phòng đại diện tại: Hà Nội, Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột, Tp.Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

  • Trụ sở tại HCM

  • Có 3 văn phòng tại Hà Nội, HCM và Đà Nẵng

  • Có 2 văn phòng tại HN và HCM

  • Trụ sở tại Hà Nội và 1 chi nhánh tại HCM

  • Công ty NetNam – Viện Công nghệ thông tin

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan