Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tham canh giống lạc L14 tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

83 473 0
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tham canh giống lạc L14 tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  LƯU THỊ HIỀN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THÂM CANH GIỐNG LẠC L14 TẠI HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG MÃ SỐ: 60.62.01.10 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn Khoa học: PGS.TS Nguyễn Viết Hưng Thái Nguyên - 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Lưu Thị Hiền ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ về nhiều mặt của Nhà trường, cơ quan, tập thể, cá nhân và gia đình. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: 1. PGS.TS. Nguyễn Viết Hưng - Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này. 2. Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Nông học và các thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên ngành Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. 3. Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Yên, UBND huyện Tân Yên cùng bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã quan tâm giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Do còn hạn chế về trình độ, năng lực, kinh nghiệm thực tế và thời gian có hạn, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự giúp đỡ, góp ý, bổ sung của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn của tôi được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân trọng cảm ơn! Tác giả Lưu Thị Hiền iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 3 2.1.Mục đích 3 2.2. Yêu cầu 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 3.1. Ý nghĩa khoa học: 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn: 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1. Tầm quan trọng và vị trí của cây lạc 4 1.1.1. Giá trị dinh dưỡng và vai trò của cây lạc đối với chăn nuôi 4 1.1.2. Giá trị cây lạc trong hệ thống trồng trọt 5 1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ lạc trên thế giới và trong nước 6 1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc trên thế giới. 6 1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc ở Việt Nam 8 1.2.3. Tình hình sản xuất lạc ở Bắc Giang 12 1.2.4. Tình hình sản xuất lạc ở huyện Tân Yên,tỉnh Bắc Giang 13 1.3. Tình hình nghiên cứu về cây lạc trên thế giới và trong nước 15 1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 15 1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 20 CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 2.1. Vật liệu nghiên cứu và đặc điểm thời tiết nơi nghiên cứu 22 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 22 2.3. Nội dung nghiên cứu 23 2.4. Phương pháp nghiên cứu 23 2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 23 iv 2.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi 25 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 28 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29 3.1. Kết quả nghiên cứu mật độ trồng giống lạc L14 tại huyện Tân Yên - tỉnh Bắc Giang vụ Xuân năm 2014 29 3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển của giống lạc L14 29 3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng phân cành của giống lạc L14 30 3.1.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức độ nhiễm một số bệnh ở giống lạc L14 30 3.1.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống L14 31 3.1.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng hiệu quả kinh tế của giống lạc L14 37 3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến giống lạc L14 tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang vụ Xuân năm 2014. 39 3.2.1. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển của giống lạc L14 39 3.2.2. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến khả năng phân cành của giống lạc L14 40 3.2.3. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến mức độ nhiễm một số bệnh của giống lạc L14 41 3.2.4. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lạc L14 42 3.2.5. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón khác nhau đến hiệu quả kinh tế giống lạc L14 46 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48 4.1. Kết luận 48 4.2. Đề nghị 48 v DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT Đ/c : Đối chứng BVTV : Bảo vệ thực vật FAO : Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thế giới ICRISAT : Viện Nghiên cứu cây trồng cạn Á Nhiệt đới UBND : Ủy Ban nhân dân KHCN : Khoa học công nghệ NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn KHKTNNVN : Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam VAAS : Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam VK: : Vi khuẩn CTTN : Công thức thí nghiệm TGST : Thời gian sinh trưởng P100 : Khối lượng 100 hạt NS : Năng suất NSLT : Năng suất lý thuyết NSTT : Năng suất thực thu vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của một số nước trên thế giới 6 Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Việt Nam giai đoạn 9 2001 - 2011 9 Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở 6 vùng sản xuất lạc của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2011 10 Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2000 - 2013 12 Bảng 1.5. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang từ năm 2010 - 2013 13 Bảng 3.1. Ảnh hưởng của mật độ khác nhau đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống lạc L14 29 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng phân cành của 30 giống lạc L14 30 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mật độ đến mức độ nhiễm một số bệnh ở giống lạc thí nghiệmn L14 31 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lạc L14 33 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của giống lạc L14 37 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển của giống lạc L14 39 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến khả năng phân cành của giống lạc L14 40 Bảng 3.8. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến mức độ nhiễm một số bệnh ở giống lạc thí nghiệm L14 41 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lạc L14 43 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón khác nhau đến hiệu quả kinh tế giống lạc L14 46 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống lạc L14. 37 Biểu đồ 3.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của giống lạc L14 trồng vụ Xuân 2014 38 Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón khác nhau đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống lạc L14 45 Biểu đồ 3.4. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón khác nhau đến hiệu quả kinh tế của giống lạc L14 47 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lạc (Arachis hypogaea line) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao, có khả năng cải tạo đất tốt. Cây lạc chiếm vị trí hàng đầu trong các cây có hạt lấy dầu và chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, không những được gieo trồng trên diện tích lớn ở nhiều quốc gia mà còn được sử dụng rộng rãi để làm thực phẩm có nguồn dinh dưỡng cung cấp cho con người và nguyên liệu cho công nghiệp. Ở Việt Nam, lạc có ý nghĩa lớn trong xuất khẩu và sản xuất dầu ăn mà hiện nay chúng ta vẫn còn phải nhập khẩu. Hơn nữa, cây lạc lại thích ứng tốt với vùng đất nhiệt đới bán khô hạn như ở Việt Nam, nơi mà khí hậu biến động và canh tác gặp nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây, nhờ sự chuyển dịch theo hướng nền kinh tế thị trường, sản xuất nông nghiệp của nước ta đã thu được những thành tựu đáng kể. Nhờ đó, chúng ta có điều kiện tập trung vào phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, đặc biệt là nhóm cây đậu đỗ. Đối với cây lạc, các nhà khoa học đã và đang tập trung nghiên cứu, khảo nghiệm tìm ra những bộ giống thích hợp nhất cho từng vùng lãnh thổ. Sản xuất lạc Việt Nam đang tiếp cận dần với tiến bộ khoa học trên thế giới, góp phần đẩy mạnh sản xuất, tăng năng suất và sản lượng lạc, dần đáp ứng được nhu cầu về lạc cho tiêu dùng và công nghiệp chế biến trong nước cũng như xuất khẩu. Hiện nay, ở nước ta cây lạc đã được trồng khá phổ biến và có quy mô ở một số tỉnh như Nghệ An, Thanh Hoá, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc Sản xuất lạc ở những tỉnh này đang phát triển theo hướng hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng lạc. Tân Yên là một huyện trung du của tỉnh Bắc Giang, nơi có điều kiện 2 khí hậu, đất đai tương đối thuận lợi cho cây lạc sinh trưởng phát triển. Chủ trương của huyện trong những năm tới sẽ đẩy mạnh sản xuất những cây trồng có giá trị kinh tế, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Trong đó cây lạc là một loại cây trồng có vai trò rất quan trọng trong công thức luân canh tăng vụ. Vì cây lạc đem lại hiệu quả kinh tế cao và tăng thu nhập trên đơn vị diện tích. Đặc biệt nó phát huy hiệu quả cao trong công thức luân canh với lúa, góp phần cải tạo đất, nâng cao năng suất lúa. Tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện là 12946,24 ha thì diện tích trồng lúa là 6007,84 ha, trong đó diện tích đất một vụ lúa là 2205,1 ha, có thành phần cơ giới nhẹ (nguồn tin từ phòng Nông nghiệp huyện Tân Yên). Người dân ở đây sau khi thu hoạch xong vụ lúa trồng thêm một vụ các cây trồng khác như: lạc, ngô hoặc khoai lang… Trong các cây màu thì cây lạc vẫn được người dân sử dụng nhiều nhất do đặc tính phù hợp với chất đất, mức đầu tư thấp, nhưng cho thu nhập cao hơn các cây trồng khác. Tuy nhiên, người dân của huyện vẫn sử dụng các giống cũ sản xuất manh mún và canh tác theo phương thức truyền thống dẫn đến năng suất cây lạc rất thấp, chủ yếu để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của gia đình, có dư thừa mới bán nên hiệu quả kinh tế thấp. UBND huyện Tân Yên đã có những chủ trương để phát triển nông nghiệp một cách bền vững, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập cho nhân dân trên một đơn vị diện tích, thực hiện thành công chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong đó có kế hoạch xây dựng vùng lạc hàng hóa trên địa bàn huyện. Kế hoạch của huyện trong những năm tới sẽ triển khai đưa các giống lạc mới vào sản xuất, khuyến cáo nông dân đưa cây lạc vào công thức luân canh với lúa, đồng thời chuyển một số diện sản xuất lúa năng suất thấp, không chủ động nước tưới sang trồng lạc. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống lạc L14 tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang”. [...]... 2014 tại huyện Tân Yên – Bắc Giang - Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở khoa học để hoàn thiện quy trình thâm canh lạc có năng suất cao ở huyện Tân Yên và một số vùng trồng lạc của tỉnh Bắc Giang Ngoài ra kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung tài liệu cho giảng dậy và nghiên cứu về cây lạc 3.2 Ý nghĩa thực tiễn: - Góp phần tăng năng suất lạc vụ Xuân 2014 tại huyện Tân Yên – Bắc Giang - Nâng cao hiệu... thâm canh cho năng suất cao 2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Các thí nghiệm được thực hiện tại xã Tân Trung, Tân Yên, Bắc Giang 23 - Thời gian nghiên cứu: Từ 15 /2/2014 đến 18/6/ 2014 2.3 Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất giống lạc L14 vụ Xuân 2014 - Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng N, P, K đến sinh trưởng và năng suất giống. .. huyện Tân Yên ,tỉnh Bắc Giang Tình hình sản xuất lạc của huyện trong một số năm gần đây được thể hiện ở bảng 1.5 Bảng 1.5 Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang từ năm 2010 - 2013 Diện tích Năng suất Sản lượng (ha) (tạ/ha) (tấn) 2010 2445 23,2 5677 2011 2574 23,1 5945 2012 2439 25,0 6096 2013 2782.5 26,6 7407 Năm Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang 2013 [21] Qua số liệu... vụ lạc Xuân năm 2014 tại huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang 2.2 Yêu cầu Tìm hiểu ảnh hưởng của mật độ trồng, lượng phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất và khả năng chống chịu của giống giống L14 tại Tân Yên, tỉnh Bắc Giang 3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1 Ý nghĩa khoa học: - Xác định cơ sở khoa học về mật độ trồng và liều lượng phân bón hợp lý cho lạc vụ Xuân 2014 tại huyện Tân. .. hưởng liều lượng N, P, K đến sinh trưởng và năng suất giống lạc L14 trồng vụ Xuân 2014 tại xã Tân Trung, Tân Yên, Bắc Giang 2.4 Phương pháp nghiên cứu 2.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm Các thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) nhắc lại 3 lần * Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng mật độ trồng đến năng suất giống L14 vụ Xuân 2014 + Thí nghiệm gồm 05 công thức Công thức... và hỗ trợ một phần giống, vật tư cho nông dân đồng thời quy hoạch vùng trồng lạc lớn, tập trung để dễ quản lý và tiện cho việc đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất 1.3 Tình hình nghiên cứu về cây lạc trên thế giới và trong nước 1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 1.3.1.1 Tình hình nghiên cứu mật độ và khoảng cách trồng lạc trên thế giới A’Brook (1964) cho rằng mật độ trồng lạc quá... tiến hành trên giống lạc L14 Giống L14: - Nguồn gốc: Tác giả: ThS Nguyễn Văn Thắng, TS Nguyễn Thị Chinh, TS Nguyễn Xuân Hồng, VS TSKH Trần Đình Long, TS Hoàng Minh Tâm, KS Nguyễn Thái An – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm Giống lạc L14 được chọn lọc theo phương pháp chọn lọc quần thể từ dòng lạc QĐ5 từ tập đoàn lạc nhập nội của Trung Quốc Giống được công... toàn tỉnh là 0.6 tạ/ha Đến năm 2012, tổng diện tích lạc toàn tỉnh là 11.773 ha, năng suất bình quân đạt 24,06 tạ/ha, diện tích lạc của huyện là 2.439 ha, (chiếm trên 20,72% diện tích lạc toàn tỉnh) , năng suất đạt 25 tạ/ha, cao hơn 0,94 tạ/ha so với năng suất bình quân của tỉnh, sản lượng đạt 6.096 tấn Như vậy, sản suất lạc của Tân Yên so với các tỉnh khác thì còn rất thấp Ví dụ như năm 2013, Bắc Giang. .. năm 2013, Bắc Giang có năng suất lạc là 24,7 tạ/ha, sản lượng là 28,779 tấn (Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang ); Nghệ An năng suất đạt 22,6 tạ/ha, sản lượng 52000 tấn ( Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh nghệ An) Qua điều tra tình hình sản xuất lạc ở một số xã điển hình của huyện, sau khi tổng hợp kết qủa điều tra cho thấy, nguyên nhân hạn chế sản xuất lạc ở Tân Yên là: - Lượng phân hữu cơ,... trồng nên sản lượng lạc đã tăng lên đáng kể Năm 2010, diện tích lạc toàn tỉnh là 11.525 ha, năng suất 22,1 tạ/ha, trong đó diện tích lạc của huyện là 2.445 ha, chiếm 21,21% diện tích trồng lạc toàn tỉnh, năng suất đạt 23,2 tạ/ha, cao hơn năng suất lạc của tỉnh Năm 2011, diện tích trồng lạc của tỉnh là 11.648 ha, huyện 2.574 ha, năng suất 22,8 tạ/ha, chiếm 22,1% diện tích của cả tỉnh, năng suất đạt .  LƯU THỊ HIỀN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THÂM CANH GIỐNG LẠC L14 TẠI HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG MÃ SỐ: 60.62.01.10 LUẬN VĂN. giống L14 31 3.1.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng hiệu quả kinh tế của giống lạc L14 37 3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến giống lạc L14 tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. huyện Tân Yên – Bắc Giang. - Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở khoa học để hoàn thiện quy trình thâm canh lạc có năng suất cao ở huyện Tân Yên và một số vùng trồng lạc của tỉnh Bắc Giang.

Ngày đăng: 13/05/2015, 07:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan