dinh dưỡng cho người tăng huyết áp

44 1.2K 7
dinh dưỡng cho người tăng huyết áp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tình hình bệnh tăng huyết áp và nghiên cứu bệnh tăng huyết áp ở một số nước trên thế giớiNghiên cứu về bệnh tăng huyết áp ở Việt NamCơ chế bệnh sinh của tăng huyết ápNghiên cứu cụ thể một số yếu tố trong cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp Hệ RAA ( Renin – Angiotensin – Aldosteron ) DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỊ BỆNH CAO HUYẾT ÁP

Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.Hồ Chí Minh Khoa Công Nghệ Hóa Học – Thực Phẩm  Báo Cáo Đề tài: Dinh dưỡng cho người tăng huyết áp Giáo Viên Hướng Dẫn: Đặng Thị Mỹ Duyên Nhóm SVTH: 2 - Nguyễn Xuân Công 12116014 - Cao Nhân Nghĩa 12116056 - Nguyễn Trọng Nghĩa 12116057 - Lê Đăng Khoa 12116037 Mục Lục MỞ ĐẦU Những năm gần đây, y học phát triển cùng lúc theo hai chiều hướng có vẻ như trái ngược nhau. Một mặt, chúng ta luôn được chứng kiến những thành tựu vượt bậc trong lĩnh vực nghiên cứu về mặt sinh lý, bệnh lý, phòng ngừa và trị liệu, giúp kiểm soát bệnh tật một cách hiệu quả hơn và hạn chế đến mức tối thiểu các trường hợp tử vong. Mặt khác, những nghiên cứu khoa học cũng ngày càng nhận rõ hơn tính ưu việt của nền y học cổ truyền dân tộc thuận theo tự nhiên vốn có từ ngàn xưa, mà do đó mà đại đa số quần chúng đang có chiều hướng quay về cội nguồn, ưa chuộng một nền y học giản dị và “nhẹ nhàng”, gần với tự nhiên hơn. Các Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm phương thức trị bệnh cổ truyền, sử dụng cây cỏ và các phương pháp thuận theo tự nhiên ngày càng được quý chuộng hơn. Dinh dưỡng và sức khỏe là một yếu tố hàng đầu được tất cả mọi người quan tâm. Khi ăn một bát cơm, một miếng thịt gà luộc, một bát canh cải hoặc một con cá rô kho…chúng ta thường muốn biết chúng được tiêu hóa hấp thụ ra sao cũng như tác dụng thế nào đối với sức khỏe. Thực phẩm nếu ta biết cách sử dụng, biết cách chế biến, biết cách phối hợp với nhau thì rất tốt cho sức khỏe chúng ta nhưng ngược lại thì đó không chỉ là thức ăn mà nó là nơi đem đến những tác hại xấu mà ta không thể biết được. Dinh dưỡng và trị liệu : ngoài việc sử dụng thuốc men và các phương thức trị liệu, dinh dưỡng cũng giữ một vai trò rất quan trọng đối với người bệnh. Người ta thường nói : “ ăn để sống chứ không phải sống để ăn” thật ra , đây chỉ là một lời khuyên có tính cách luân lý chứ không hề có ý bảo ta coi thường việc ăn uống. Thực phẩm cung cấp những yếu tố mà cơ thể hấp thụ được để tạo thành năng lượng, gọi chung là dinh dưỡng. Do đó, dinh dưỡng chính là chìa khóa của sức khỏe, dinh dưỡng là mấu chốt của hầu hết các bệnh lý, và quả thật không có gì lạ khi hầu hết các nhà điều trị đều quan tâm đặc biệt đến vấn đề dinh dưỡng. Và hiện nay, tình trạng người bị bệnh và chết do cao huyết áp ngày càng nhức nhối thì việc hiểu hơn về căn bệnh này cũng như vấn đề dinh dưỡng đối với căn bệnh này như thế nào thì các thành viên trong nhóm đã ra sức tìm tòi, nghiên cứu với những nổ lực hết sức có thể. Trong quá trình tìm hiểu không tránh khỏi những sai sót nên mong cô cùng các bạn có những phản hồi, góp ý chân thành để bài viết này được hoàn thiện hơn. CHƯƠNG 1 : BỆNH CAO HUYẾT ÁP 1. Giới thiệu chung : 1.1. Tình hình bệnh tăng huyết áp và nghiên cứu bệnh tăng huyết áp ở một số nước trên thế giới. Bệnh tăng huyết áp trong cộng đồng ngày càng gia tăng, và hiện nay đang ở mức cao, đặc biệt các nước đang phát triển. Điều tra tại Hoa Kỳ năm 1999 – 2000 trên đối tượng người trưởng thành cho thấy tỷ lệ huyết áp bình thường là 31% tiền tăng huyết áp, 29% là tăng huyết áp. Tỷ lệ hiện mắc hiệu chỉnh theo tuồi là 39% ở nam và 23,1% ở nữ. Tăng huyết áp được coi là nguyên nhân chủ yếu hoặc yếu tố nguy cơ chính dẫn đến 11,4% ca tử vong tại Mỹ năm 2003. Trong vòng 10 năm (1990 – 2003), tỷ lệ tử vong do tăng huyết áp tăng 29,3% và số ca tử vong tăng 56,1%. Năm 1999 có tới 37,5 triệu lượt bệnh nhân đến khám vì tăng huyết áp tại Mỹ. Đã có nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới về tăng huyết áp, tỷ lệ tăng huyết áp tại Canada (1995) 22%, Mexico (1998) 19,8%, Tây Ban Nha (1996) 30%, Trung Quốc (2001) 27%, Thái Lan (2001) 20,5%, Singapo (1998) 26,6%, Châu Phi (2007) 21,3%. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, Tăng huyết áp (THA) ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới và là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não và bệnh thận mạn tính. Năm 2005, trong số 17,5 triệu người tử vong do các bệnh tim mạch thì tăng huyết áp là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong của 7,1 triệu người. Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh toàn cầu (12,7%), cao hơn các nguyên nhân khác như sử dụng thuốc lá (8,7%) hay tăng đường máu (5,8%). Tần suất tăng huyết áp nói chung trên thế giới là khoảng 41% ở các nước phát triển và 32% ở các nước đang phát triển. Phân tích tổng hợp khác trên các thử nghiệm phòng tiên phát bệnh mạch vành cho thấy: Thay đổi các nguy cơ về lối sống (hút thuốc, rượu bia, chế độ luyện tập thể dục, chế độ ăn ) đã có tác dụng làm giảm huyết áp tâm thu xuống 3,9% mmHg và giảm huyết áp tâm trương xuống 2,9% thêm ngoài tác dụng của thuốc hoại huyết áp. Các biện pháp can thiệp yếu tố nguy cơ thông qua tư vấn cơ hiệu quả nhiều hơn trong việc giảm yếu tố nguy cơ và cũng giảm tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân tăng huyết áp có nguy cơ cao. 4 1.2. Nghiên cứu về bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam : Tại Việt Nam, tần suất tăng huyết áp ở người lớn ngày càng gia tăng. Trong những năm 1960 tỷ lệ tăng huyết áp là khoảng 1%, năm 1992 là 11,2%, năm 2001 là 16,3% và năm 2005 là 18,3%. Theo một điều tra gần đây nhất (2008) của Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ở người lớn (≥ 25 tuổi) tại 8 tỉnh và thành phố của nước ta thì thấy tỷ lệ tăng huyết áp đã tăng lên đến 25,1% nghĩa là cứ 4 người lớn ở nước ta thì có 1 người bị Tăng huyết áp. Với dân số hiện nay của Việt Nam là khoảng 88 triệu dân thì ước tính sẽ có khoảng 11 triệu người bị tăng huyết áp. Trong số những người bị tăng huyết áp thì có tới 52% (khoảng 5,7 triệu người) là không biết mình có bị tăng huyết áp; 30% (khoảng 1,6 triệu người) của những người đã biết bị tăng huyết áp nhưng vẫn không có một biện pháp điều trị nào; và 64% những người đó (khoảng 2,4 triệu người) tăng huyết áp đã được điều trị nhưng vẫn chưa đưa được huyết áp về số huyết áp mục tiêu. Như vậy hiện nay Việt Nam có khoảng 9,7 triệu người dân hoặc là không biết bị tăng huyết áp, hoặc là tăng huyết áp nhưng không được điều trị hoặc có điều trị nhưng chưa đưa được số huyết áp về mức bình thường. Tình hình quản lý bệnh nhân tăng huyết áp ở Việt Nam: Các hoạt động y tế mới chỉ tập trung cao vào công tác điều trị bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh viện, chưa có mô hình phòng, ghi nhận và quản lý tăng huyết áp tại cộng đồng. Công tác tuyên truyền, điều tra dịch tễ bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng chưa sâu rộng, việc đào tạo cán bộ chuyên về tăng huyết áp còn hạn chế nên việc nghiên cứu thực trạng bệnh tăng huyết áp, các yếu tố liên quan và hiểu biết của người dân về tăng huyết áp là rất cần thiết trong công tác phòng và chống tăng huyết áp tại cộng đồng. 1.3. Huyết áp là gì? Huyết áp là áp lực hay sức ép của máu lên thành động mạch. Áp lực này được tạo ra khi tim co bóp, đẩy máu vào huyết quản. Tùy theo số lượng máu và sức cản của động mạch mà áp suất cao hoặc thấp. Huyết áp được diễn tả bằng 2 con số: - Huyết áp tâm thu (systolic) khi tim bóp để đưa máu vào động mạch - Huyết áp tâm trương (diastolic) khi tim thư giãn giữa 2 nhịp đập và máu từ động mạch đi vào các mao quản để nuôi cơ thể. Trung bình, người từ 18 – 50 tuổi có huyết áp dưới 140/90. Buổi sáng khi mới ngủ dậy, huyết áp thường thấp. Huyết áp cao hơn từ sáng tới chiều. Huyết áp cũng thay đổi khi ta có xúc động hoặc vận động. 5 Khi huyết áp xuống thấp, hệ thần kinh giao cảm tiết ra chất norepinephrine làm mạch máu co, tăng lực cản và nâng cao huyết áp. 1.4. Sự dao động của huyết áp : Ở người bình thường huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm, huyết áp hạ xuống thấp nhất vào 1 – 3 giờ sáng khi con người đạt trạng thái ngủ say và huyết áp cao nhất từ 8 – 10 giờ sáng. Khi vận động gắng sức, căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh đều có thể làm huyết áp tăng. Ngược lại khi nghỉ ngơi, thư giản làm huyết áp hạ. Khi bị lạnh, mạch máu co lại, hoặc ăn mặn cũng có thể làm huyết áp tăng lên. Cao huyết áp là rủi ro lớp đưa tới tai biến động mạch não đồng thời cũng là yếu tố gây bệnh trầm trọng của cơn suy tim và bại thận. 1.5. Thế nào là bệnh cao huyết áp? Tăng huyết áp là một hội chứng lâm sàng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, nói lên tình trạng gia tăng áp lực máu trong các động mạch trong hệ tuần hoàn. Bệnh cao huyết áp, người dân thường gọi là lên máu hoặc tăng xông máu. Đây là trường hợp chỉ số huyết áp cao hơn bình thường. Theo OMS, ở người lớn huyết áp bình thường nếu huyết áp động mạch tối đa < 140mmHg và huyết áp động mạch tối thiểu <90 mmHg. Tăng huyết áp khi huyết áp động mạch tối đa ≥ 160 mmHg và huyết áp động mạch tối thiểu ≥ 95 mmHg. Huyết áp động mạch tối đa hay còn gọi là huyết áp tâm thu, huyết áp động mạch tối thiểu hay còn gọi là huyết áp tâm trương. Tăng huyết áp ở người trẻ thường bị cao số huyết áp dưới, ví dụ 120/95mmHg, trong khi tăng huyết áp ở người cao tuổi thường là tăng số huyết áp trên, ví dụ 170/80 mmHg. 1.6. Phân độ tăng huyết áp : Theo WHO/ISH (2003) thì tăng huyết áp chia làm ba độ như sau: Phân độ tăng huyết áp Huyết áp (mgHg) Tâm thu Tâm trương Tăng huyết áp độ I 140 – 159 90 – 99 Tăng huyết áp độ II 160 – 179 100 – 109 Tăng huyết áp độ III ≥180 ≥110 Theo JNC VII ( 2003) 6 Phân độ tăng huyết áp Huyết áp (mgHg) Tâm thu Tâm trương Bình thường < 120 < 80 Tiên tăng huyết áp 120 - 139 80 – 89 Tăng huyết áp độ I 140 - 159 90 – 99 Tăng huyết áp độ II ≥160 ≥100 Theo hội tim mạch Việt Nam Phân độ tăng huyết áp Huyết áp (mgHg) Tâm thu Tâm trương HA tối ưu < 120 < 80 HA bình thường 120 – 129 80 – 84 HA bình thường cao 130 – 139 85 – 89 Tăng huyết áp độ I (nhẹ) 140 – 159 90 – 99 Tăng huyết áp độ 2 (trung bình) 160 – 179 100 – 109 Tăng huyết áp độ 3( nặng) ≥ 180 ≥ 110 2. Cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp : Huyết áp phụ thuộc vào cung lượng tim và sức cản ngoại vi: Huyết áp = Cung lượng tim × sức cản ngoại vi Cung lượng tim tăng hoặc sức cản ngoại vi tăng làm cho HA tăng.  Cung lượng tim : Cung lượng tim là tích thể tích tống máu tâm thu với tần số tim  Thể tích tống máu tâm thu tuỳ thuộc vào sức co bóp của thất trái và thể tích cuối thì tâm trương ở thất trái.  Sức co bóp cơ tim chịu ảnh hưởng của các thụ cảm thể beta mà khi kích thích sẽ làm tăng co bóp và khi ức chế sẽ làm giảm co bóp.  Thể tích cuối thì tâm trương phụ thuộc trong điều kiện tuần hoàn bình thường vào lượng máu trở về tim nghĩa là thể tích máu toàn bộ và hoạt động của tĩnh mạch ngoại vi. Thể tích máu toàn bộ phụ thuộc vào thể tích các huyết cầu, thể tích huyết tương, thể tích huyết tương do lượng protein trong máu và thể tích dịch ngoại bào nghĩa là lượng ion natri quyết định. Hoạt động của tĩnh mạch ngoại vi phụ thuộc vào các thụ cảm thể giao cảm alpha mà khi kích thích sẽ làm co mạch. 7  Tần số tim chịu ảnh hưởng của các thụ cảm thể giao cảm beta mà khi kích thích sẽ làm nhịp nhanh và hệ thần kinh phế vị làm nhịp tim chậm lại.  Sức cản ngoại vi : Sức cản ngoại vi phụ thuộc vào độ quánh của máu và đường kính tiểu động mạch  Tiểu động mạch co lại làm tăng sức cản ngoại vi khi kích thích thụ thể giao cảm alpha, khi có tăng catecholamin máu, khi hệ Renin- Angiotensin được hoạt hoá, khi có tăng ion natri và calci trong lớp cơ trơn thành mạch. Tiểu động mạch giãn làm giảm sức cản ngoại vi khi kích thích các thụ cảm thể giao cảm beta, khi có giảm natri và calci trong lớp cơ trơn thành mạch hay khi có tăng các chất giãn mạch khác như bradykinin, prostaglandin PGI2, PGE2  Trương lực của cả giao cảm và phế vị đều phụ thuộc vào các trung tâm vận mạch và điều hoà tim ở hành tuỷ, các trung tâm này được thông báo về tình hình huyết áp động mạch chung qua các dây thần kinh đi từ cảm áp động mạch chủ và xoang động mạch cảnh.  Nghiên cứu cụ thể một số yếu tố trong cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp Tăng hoạt tính hệ thần kinh giao cảm • Cấu trúc hệ giao cảm và tác dụng của hệ giao cảm đối với tim và mạch : - Cấu trúc : Trung khu của hệ giao cảm phân bố ở sừng bên chất xám tuỷ sống từ đốt ngực 1(T1) đến các đốt thắt lưng 2-3(L2-3). Từ trung khu đến các cơ quan được hệ thần kinh giao cảm chi phối có 2 neuron: neuron trước hạch và neuron sau hạch. Neuron trước hạch có thân tế bào nằm ở sừng bên chất xám tuỷ sống. Axon của chúng ngắn đi theo rễ trước tới các hạch giao cảm cạnh sống và các hạch giao cảm trước sống. Tận cùng của sợi trước hạch tiếp xúc với các neuron sau hạch. Neuron sau hạch có thân nằm ở trong hạch có các axon dài gọi là sợi hậu hạch không có myelin, các sợi này chạy đến các cơ quan được thần kinh giao cảm chi phối trong đó có tim và mạch.  Chất dẫn truyền của hệ thần kinh giao cảm là các catecholamin.  Các receptor của hệ giao cảm: Có 2 loại: α và β (β1 và β2): TCT α có ở tế bào cơ trơn mạch máu ngoại vi, mạch máu các cơ quan nội tạng và mạch máu não. TCT β1 có ở cơ tim, nút xoang, nút nhĩ thất. TCT β2 có ở cơ trơn thành mạch vành, mạch máu cơ vân, cơ Reissessen ở phế quản, cơ trơn thành ống tiêu hoá, cơ trơn tử cung, bàng quang 8 TCT α chỉ kết hợp được với noradrenalin còn adrenalin kết hợp được cả 3 loại receptor trên. Tác động vào TCT α gây co mạch máu ngoại vi và các cơ quan nội tạng. Còn kết hợp với β1 làm tim tăng co bóp, tăng dẫn truyền ở nút xoang và nút nhĩ thất. Tác động vào β2 làm giãn mạch vành, mạch cơ vân, giãn cơ trơn phế quản, cơ trơn ống tiêu hoá, thành tử cung bàng quang.  Tác dụng của hệ giao cảm đối với tim và mạch : • Đối với tim: tác dụng thể hiện trên 6 mặt : - Làm tăng nhịp tim - Tăng co bóp cơ tim - Tăng tính tự động - Tăng tính dẫn truyền - Tăng khả năng hưng phấn - Tăng nuôi dưỡng cơ tim • Đối với mạch : Tuỳ theo sự phân bố các thụ cảm thể mà có tác dụng khác nhau: - Làm co mạch ngoại vi - Giãn mạch vành, mạch não • Tăng hoạt tính giao cảm làm tăng HA : Trong giai đoạn đầu tăng hoạt tính hệ giao cảm chưa hằng định gây tình trạng THA mức giới hạn hoặc giao động từng thời kỳ, từng thời gian nhất định, 1/3 số bệnh nhân này HA về trạng thái bình thường do cơ chế tự điều chỉnh, cân bằng hoạt tính hệ giao cảm, 1/3 ở trạng thái THA tiềm tàng (khi có yếu tố tác động sẽ xuất hiện ngay THA), 1/3 chuyển sang THA cố định. Khi hoạt tính hệ giao cảm tăng làm tăng hoạt động của tim, tim ở trạng thái tăng động, tăng cung lượng, tăng nhịp tim. Khi đã có 2 yếu tố tăng hoạt động hệ giao cảm và tăng cung lượng tim sẽ gây ra phản ứng co thắt toàn bộ hệ thống động mạch ngoại vi và động mạch thận, làm tăng sức kháng ngoại vi và hậu quả cuối cùng là THA động mạch ổn định 9 3. Hệ RAA ( Renin – Angiotensin – Aldosteron ) : Có 2 hệ RAA : - Hệ RAA trong máu có nhiệm vụ điều hoà HA khẩn cấp khi có giảm cung lượng tim như khi bị mất máu, mất nước hay gặp trong suy tim cấp. - Hệ RAA ở các mô có nhiệm vụ bảo đảm chức năng tuần hoàn tại chỗ, tham gia điều hoà trương lực mạch máu để cung cấp máu tại các khu vực và các đáp ứng lâu dài về cấu trúc như suy tim mạn tính, bệnh THA… Các yếu tố của hệ RAA : - Renin: là một men được các tế bào cạnh cầu thận và một số tổ chức tiết ra khi có tăng áp lực động mạch đến của tiểu cầu thận: khi có tăng áp lực động mạch đến các tế bào cơ trơn sẽ tác động lên các tế bào hạt nằm cạnh đó tiết renin nhằm điều hoà HA, duy trì áp lực lọc ở tiểu cầu thận. Các yếu tố kích thích tiết renin : - Nồng độ muối trong huyết tương - Kích thích β1 Renin có tác dụng chuyển angiotensinogen (được gan tổng hợp) có 14 acid amin thành angiotensin I có 10 acid amin. Chất này theo tuần hoàn tới phổi được tách khỏi chất vận chuyển và cắt đi 2 acid amin nhờ hệ men chuyển ở phổi thành angiotensin II có 8 acid amin. 10 [...]... biết mình bị tăng huyết áp và cứ 3 người được điều trị thì có 1 người không đạt huyết áp mục tiêu 3 Các loại thực phẩm tốt cho người cao huyết áp : Một chế độ ăn uống lành mạnh là một trong những cách đơn giản nhất để hạ huyết áp Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một yếu tố nguy cơ lớn cho cả các cơn đau tim và đột quỵ Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, gần 75 triệu người bị tăng huyết áp Có nhiều... vật cho thấy Nicotine trong thuốc lá làm tăng huyết áp Nguy cơ bệnh lý mạch vành ở những người tăng huyết áp cao hơn khoảng 50 – 60% ở những người không hút thuốc lá Tỷ lệ hút thuốc lá nhiều (> 8 điếu/ngày) ở người tăng huyết áp cao hơn người bình thường ( theo nghiên cứu của Trần Đỗ Trinh về dịch tễ học tăng huyết áp 1989 – 1992)  Ăn mặn : 19 Trong các nguyên nhân gây tăng huyết áp, trước hết người. .. thị Giai đoạn 4: Phù lan tỏa gai thị 22 CHƯƠNG 2 : DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỊ BỆNH CAO HUYẾT ÁP 1 Chế độ dinh dưỡng cho người cao huyết áp Khi bị cao huyết áp (HA), ngoài thuốc, việc lựa chọn và duy trì chế ăn khôn ngoan và thích hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Theo các chuyên gia nghiên cứu tại đại học Harvard dinh dưỡng cho người bệnh nhân cao huyết áp có ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng của bệnh,... cơ tăng huyết áp  Đái tháo đường : Đái tháo đường và tăng huyết áp thường phối hợp với nhau, đặc biệt tần số cao ở đái tháo đường loại 2 Tỷ lệ tăng huyết áp ở người đái tháo đường cao gấp 1,5 – 2 lần so với người thường (35% nam và 46% nữ bị đái tháo đường có kèm tăng huyết áp) Tăng huyết áp và tăng đường máu là các yếu tố nguy cơ độc lập đối vơi các vấn đề bệnh lý mạch máu Các nghiên cứu gần đây cho. .. gian áp dụng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cao huyết áp, kết quả cho thấy huyết áp của họ đã giảm so với trước ( giảm từ 2,8 - 5,5 mmHg ) Trong thành phần dinh dưỡng cho người bệnh cao huyết áp, cần bổ sung thường xuyên và nên ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều kali như: chuối, khoai tây, bơ, nước 23 ép cà chua, nước bưởi Những loại thực phẩm này đặc biệt rất tốt cho bệnh nhân cao huyết áp, giúp... => tăng sức cản động mạch Giải thích: + Tăng tái hấp thu Na+ và H2O, tăng hấp thu Na+ vào tế bào + Tăng tái hấp thu Ca2+ vào tế bào, kích thích tăng trưởng factor ở cơ trơn, kích hoạt thần kinh giao cảm, giảm PG, tăng tiết Endothelin 4 Phân loại bệnh cao huyết áp : Dựa vào tình trạng biến thiên của trị số huyết áp : - Tăng huyết áp thường xuyên, có thể phân thành tăng huyết áp ác tính và tăng huyết áp. .. độ dinh dưỡng cho cơ thể là rất quan trọng nhưng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cao huyết áp càng quan trọng hơn, vì nếu bạn không áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ rất dễ làm huyết áp tăng cao, ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí sẽ nguy hiểm đến tính mạng 1.1 Xác định nhu cầu năng lượng Để xác định được nhu cầu năng lượng cho từng người bệnh, ta phải căn cứ vào trọng lượng toàn thân của người. .. huyết áp thì có nguy cơ con cái mắc tăng huyết là 50% Nhiều nghiên cứu dịch tễ cho thấy không phải ai cũng mắc tăng huyết áp mà những người có yếu tố di truyền mới có nguy cơ cao Người có đề kháng Insulin có gen gây tăng huyết áp Biểu hiện tăng huyết áp :  Lâm sàng : Bệnh nhân bị tăng huyết áp đa số đều không có triệu chứng gì cho tới khi phát hiện ra bệnh Hay gặp nhất đau đầu vùng chẩm và hai bên thái... thể không cho muối khi chế biến không Không thêm các gia vị mặn như sốt cà chua, mù tạt, dưa chua hoặc nước sốt vào món ăn của bạn 34 Theo điều tra gần đây nhất của Viện Tim mạch Việt Nam tại 8 tỉnh/thành phố của nước ta thì tỷ lệ tăng huyết áp của những người từ 25 tuổi trở lên đã là 25,1%, nghĩa là cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người bị tăng huyết áp Cứ 3 người bị tăng huyết áp thì có 1 người không... yếu tố xác định tăng huyết áp với sự liên quan của liều uống này và một tỷ lệ tử vong tim mạch Nguy cơ tăng huyết áp tăng gấp 2 lần khi uống rượu quá 3 – 4 ly/ngày Sự tiêu thụ vừa phải đồ uống có cồn có thể được khuyên để làm giảm tần suất mắc bệnh  Tiểu sử gia đình : Một số gia đình có khuynh hướng dễ mắc tăng huyết áp, nếu ba mẹ có mắc tăng huyết áp thì có nguy cơ con cái mắc tăng huyết là 50% Nhiều

Ngày đăng: 12/05/2015, 22:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.Hồ Chí Minh

  • CHƯƠNG 1 : BỆNH CAO HUYẾT ÁP

    • 1. Giới thiệu chung :

      • 1.1. Tình hình bệnh tăng huyết áp và nghiên cứu bệnh tăng huyết áp ở một số nước trên thế giới.

      • 1.2. Nghiên cứu về bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam :

      • 1.3. Huyết áp là gì?

      • 1.4. Sự dao động của huyết áp :

      • 1.5. Thế nào là bệnh cao huyết áp?

      • 1.6. Phân độ tăng huyết áp :

      • 2. Cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp :

      • 3. Hệ RAA ( Renin – Angiotensin – Aldosteron ) :

        • 3.1. Các chất co mạch và giãn mạch :

        • 3.2. Thuyết về cơ chế bệnh sinh Tăng Huyết Áp :

        • 4. Phân loại bệnh cao huyết áp :

        • CHƯƠNG 2 : DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỊ BỆNH CAO HUYẾT ÁP

          • 1. Chế độ dinh dưỡng cho người cao huyết áp.

            • 1.1. Xác định nhu cầu năng lượng

            • 1.2. Xác định nhu cầu các chất dinh dưỡng.

            • 2. Chế độ dinh dưỡng DASH.

              • 2.1. Chế độ DASH là gì?

              • 2.2. Lợi ích của chế độ ăn uống DASH :

              • 2.3. Thực đơn DASH :

              • 3. Các loại thực phẩm tốt cho người cao huyết áp :

              • 4. Cao huyết áp và những đồ uống có lợi :

              • 5. Huyết áp cao và những thực phẩm nên tránh :

              • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan