Phân tích sơ đồ nguyên lý của radar FURUNO Fr1510 MK3

15 1.2K 1
Phân tích sơ đồ nguyên lý của radar FURUNO Fr1510 MK3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích sơ đồ nguyên lý của radar FURUNO Fr1510 MK3Phân tích sơ đồ nguyên lý của radar FURUNO Fr1510 MK3Phân tích sơ đồ nguyên lý của radar FURUNO Fr1510 MK3Phân tích sơ đồ nguyên lý của radar FURUNO Fr1510 MK3Phân tích sơ đồ nguyên lý của radar FURUNO Fr1510 MK3Phân tích sơ đồ nguyên lý của radar FURUNO Fr1510 MK3Phân tích sơ đồ nguyên lý của radar FURUNO Fr1510 MK3Phân tích sơ đồ nguyên lý của radar FURUNO Fr1510 MK3Phân tích sơ đồ nguyên lý của radar FURUNO Fr1510 MK3Phân tích sơ đồ nguyên lý của radar FURUNO Fr1510 MK3Phân tích sơ đồ nguyên lý của radar FURUNO Fr1510 MK3

MỤC LỤC Tran g SƠ ĐỒ I: KHỐI THU PHÁT VÀ BỨC XẠ CỦA RADAR (SCANNER UNIT) 2 I. Giới thiệu 2 II. Phân tích sơ đồ 3 2.1. Modulator: khối điều chế xung 3 2.1.1. Tác dụng linh kiện 3 2.1.2. Nguyên lý hoạt động 4 2.2. Mod trigger: khối tạo xung điều khiển 5 2 2.1. Tác dụng linh kiện 5 2.2.2. Nguyên lý hoạt động 5 2.3. Các mạch phụ trợ khác 6 2.3.1. If Amplifier: khối khuếch đại trung tần 6 2.3.2. STC circuit: mạch khử nhiễu biển, nhiễu mưa. 6 2.3.3. Bearing Signal gen. : Khối tạo xung Bearing 6 SƠ ĐỒ II: MẠCH KHUẾCH ĐẠI TRUNG TẦN. 7 I. Giới thiệu chung. 7 II. Phân tích sơ đồ. 8 2.1. Tách dụng linh kiện. 8 2.2.Phân tích sơ đồ. 8 SƠ ĐỒ III: MẠCH CHỈ BÁO CRT. 10 I. Giới thiệu chung. 10 II. Phân tích sơ đồ 10 2.1. Tác dụng linh kiện 10 2.2. Phân tích sơ đồ 10 SƠ ĐỒ IV: MẠCH KHỬ NHIỄU BIỂN, NHIỄU DO MƯA 12 * Giới thiệu chung 12 SƠ ĐỒ V: BIF-4879 (MẠCH KHUẾCH ĐẠI TRUNG TẦN) 13 * Giới thiệu chung 13 SƠ ĐỒ VI: RADAR DISPLAY UNIT (KHỐI CHỈ BÁO RADAR) 14 * Giới thiệu chung 14 KẾT LUẬN 15 1 SƠ ĐỒ I. KHỐI THU PHÁT CỦA RADAR (SCANNER UNIT) I. Giới thiệu chung Máy phát của một trạm radar tàu biển bao gồm các phần tử cơ bản như trong hình: Mạch tạo sóng siêu cao là một bộ tạo dao động siêu cao, công suất tự kích. Trong dải sóng cm và mm người ta dùng một đèn điện tử chân không, hai cực đặc biệt gọi là manhetron. Dao động của bộ dao động dùng manhetron được điều khiển bằng khống chế điện áp anode của đèn. Manhtron chỉ tạo ra các dao động siêu cao khi anode được cấp áp, dao động này chấm khi điện áp khi điện áp anode không còn nữa. Như vậy mạch cấp áp anode cho manhetron có thể coi như một mạch điều chế biên độ và các xung điều chế chính là các xung điện áp cấp cho anode của đèn. Đương nhiên, bộ điều chế xung được khống chế bởi các xung vuông có độ rộng và tần số lặp lại tương ứng với các thang đo khác nhau của trạm radar cho trước. Các xung khống chế này được gọi là các xung đồng bộ vì chúng thường được tạo ra từ một bộ tạo xung cuẩn và dùng để khống chế hoạt động của nhiều mạch khác nhau trong trạm radar. Nguồn cung cấp cho máy phát radar bao gồm nguồn cao áp của mạch điều chế và nguồn điện áp nung nóng cho sợi đốt của đèn manhetron. Mạc điều chế xung có sơ đồ khối và dạng xung điều chế như sau: Sơ đồ khối mạch điều chế xung Dạng xung điều chế Khi khóa K hở, phần tử tích năng lượng được nạp qua phần tử hạn chế và phần tử Sun. Khi khóa K đóng, phần tử tích năng lượng phóng điện lúc đầu qua khóa K và phần tử Sun. Khi điện áp trên phần tử Sun đạt giá trị U a manhetron dẫn điện, phần tử tích năng phóng điện qua đèn, tạo nên một xung dòng có dáng gần giống xung điện áp, nhưng có biên độ và độ rộng nhỏ hơn một chút. Kết quả trong quá trình phóng, trên đèn manhetron có một xung điện áp với độ rộng xác định. 2 II. Phân tích sơ đồ Sơ đồ gồm các khối như sau: - MODULATOR : Khối điều chế xung - Mod trigger : Khối tạo xung điều khiển. - If Amplifier: khối khuếch đại trung tần. - STC circuit: mạch khử nhiễu biển, nhiễu mưa. - Bearing Signal gen. : Khối tạo xung Bearing Ngoài ra còn có mạch tạo sóng siêu cao là đèn manhê-tron. * Các đầu ra của mạch SCANNER UNIT: (1) A/C Rain: đưa tới khối khử nhiễu biển, khử nhiễu mưa. (2) DI MONITOR: đưa tới màn hiển thị. (3) TUNING IND: Mức tín hiệu thu về, điều chỉnh cộng hưởng của mạch. (4) TX TRIGER: Xung đồng bộ phát. (5) Gain: Điều chỉnh hệ số khuếch đại. (6) STC: khử nhiễu biển, nhiễu mưa. (7) Tuning: tín hiệu điều hưởng. (8) MAG.CUR: dòng manhetron. (9) TP GND: điểm đo. (11) TX HV: điện áp cao phát đi. (10) và (12): Cách điện. (13) PULSE W2: điều chỉnh độ rộng xung. (14) và (15) 9V HOT; 9V COLD: điện áp cấp cho đèn. (16) và (17) +12V, -12V: điện áp cấp cho vi xử lý. (18) PULSE W1: điều chỉnh độ rộng xung. (19) và (20) GND: dây nối mát (21) HEADING: xung Heading (22) BEARING: xung Bearing. (23) và (25): Motor + -: điện áp cấp cho motor radar. (24) và (26): để trống. (27) GND: điện áp vỏ ống dẫn sóng 0V. (28) IF OUT: tín hiệu trung tần trong ống dẫn sóng. 2.1. MODULATOR: khối điều chế xung 2.1.1. Tác dụng linh kiện. - L801: là phần tử hạn chế dòng chống quá tải vào mạch. - CR801: là phần tử diode bảo vệ nguồn cao áp, chặn năng lượng tích thoát phóng ngược nói cách khác chỉ cho dòng đi theo một chiều vào. - C801 (0,47/400V): tụ có chức năng lọc nhiễu các thành phần biến đổi nhanh. - CR802 và R815: là các thành phần ngắn mạch. - R816, C802, C803: cũng là các thành phần biến đổi nhanh lọc xung do các lần phóng nạp. 3 - R817,L802: là các phần tử tránh đột biến khi cuộn dây làm chậm và khi khoa K ngắn mạch không cho năng lượng quay trở về nguồn cấp. - Các mắt lọc trong đường dây làm chậm : từ tụ C812- C816: được điều khiển bởi cácrơle K801, K802, K803 đóng mở các tiếp điểm để thay đổi thang đo hay độ rộng của xung. - Các diode : CR805, CR806,CR818: lắp song song với mỗi rơle: để dập các điện áp ngược trên rơle (do hiện tượng tích thoát năng lượng). - Trên đường dây làm chậm và đóng mở role ,tụ C811 tích thoát năng lượng đưa vào cuộn sơ cấp của biến áp gây hiện tượng cảm ứng dòng . - Phần tử Sun: gây hiện tượng tự cảm cả bên sơ cấp và thứ cấp, phần tử Sun được đặt bên thứ cấp nơi trực tiếp đưa váo đèn magetron: tránh hiện tượng quá tải , ngắn mạch gây chặp, cháy. Như vậy điện áp đưa vào katot là âm, khi nó là (+) thì điện áp sẽ đưa ra Sun. - Các khóa K điều khiển : quá trình đóng mở nhờ vào xung điều khiển từ mạch MOD TRIGGER. - Khi hết năng lượng : dòng sẽ giảm làm Thyristor đóng. Q884: là transitor được điều khiển bởi dòng qua CR807 và cấp áp qua R803, thành phần này dùng để đo năng lượng bức xạ (điện áp là lớn hay nhỏ, Magetron làm việc kém hay tốt). - Điện trở R803: khi năng lượng đi qua nó sẽ gây sụt áp dẫn đến điều khiển điện áp trên sợi đốt: từ 9V HOT tới 9V COLD qua triết áp R812 điều chỉnh điện áp thông qua R814, T801 cấp cho sợi đốt của đèn. - Cuộn biến áp: cuộn chặn cao tần không cho đưa qua sợi đốt gây cháy hỏng, T801 lấy điện áp cấp cho Katot đèn Mangetron. - Mạch K lấy điện áp gây sụt áp qua điện trở R803 được nắn dòng và đưa về bazo của transitor. - Khi nhận được dòng lớn thì transitor thông nhiều điều khiển cơ cấu chỉ báo của đèn và ngược lại. 2.1.2. Nguyên lý hoạt động. Nguồn cao áp TX-HV đi qua các phần tử hạn chế bao gồm cuộn dây L801 và diot CR801. Cuộn dây L801 dùng để hạn dòng nạp cho phần tử tích thoát nhằm kéo dài quá trình tích để không gây đột biến từ nạp sang phóng và ngược lại. Diot CR801 để chặn không cho năng lượng xoay chiều ngược lại.Tiếp theo năng lượng qua cuộn dây L802 để tích năng lượng từ từ không tạo ra đột biến . • Quá trình tích năng lượng : + Trường hợp Rơle mở : lúc này chưa có tiếp điểm nào đóng , năng lượng chỉ được tích vào tụ C811 rồi đi thẳng xuống sơ cấp của biến áp để trở về âm nguồn TX-HV. + Trường hợp có rơle đóng: nếu chỉ có 1 rơle đóng, chẳng hạn rơle đầu tiên đóng làm tiếp điểm K801 đóng thì năng lượng được tích vào tụ C811 và C819.Nếu có 2 hoặc cả 3 rơle cùng đóng thì năng lượng được tích vào các mắt tạo thành đường dây làm chậm.Năng lượng đi tới các tiếp điểm của rơle sang chung đường với C811 đến sơ cấp của biến áp để trở về âm nguồn TX-HV. - Quá trình phóng năng lượng : khi có xung tác động vào làm thyristor thông . Lúc này, năng lượng từ cuộn dây làm chậm thyristor về mass đến sơ cấp của biến áp về âm của tụ. Nếu có đột biến xảy ra ở sơ cấp của T801 sẽ sinh ra suất điện động cảm ứng lớn là điện áp cấp cho đèn. Phần tử sun C815 và C804 ngắn mạch khi có hiện tượng tự cảm trên cuộn dây thứ cấp. 4 Khi biến đổi nhanh thì tuk C807 ngắn mạch 2 đầu dây thứ cấp để nối với phần tử sun làm cả 2 cuộn ngắn mạch phần tử yếu xung do hiện tượng tự cảm gây lên. Khi thành phần 1 chiều 2 cuộn độc lập cấp cho sợi đốt của đèn thì khóa K801, K802, K803 đóng tiếp điểm làm thời gian quá trình phóng năng lượng thay đổi dẫn đến độ rộng xung thay đổi. 2.2. MOD TRIGER: khối tạo xung điều khiển. 2.2.1. Tác dụng linh kiện. - Các Transistor Q880, Q881, Q882 cùng với các mạch logic U852 có tác dụng điều khiển sự đóng ngắt của các Role K801 K802 K803 để thay đổi số mắt lọc LC từ đó dân tới thay đổi thời gian phóng nạp năng lượng do đó thay đổi thang đo của Radar. - Các Transistor Q850 và Q853 kết hợp với U850 (T-flipflop) để tạo xung điều khiển Thysistor CR813. 2.2.2. Nguyên lý hoạt động. * Xét mạch điều khiển các Role: Mạch sẽ tạo ra 3 trạng thái khác nhau của 3 role tùy vào tín hiệu đầu vào chân 9 (PULSE W1) và chân 10 (PULSE W2) Giả sử: Tín hiệu đầu vào chân 10 (PULSE W2) là a có mức logic là “0” hoặc “1” Tín hiệu đầu vào chân 9 (PULSE W1) là b có mức logic là “0” hoặc “1” Tín hiệu ra thể hiện là sự đóng mở của các role K801, K802, K803 tương ứng là x 1 , x 2 , x 3 . Khi khóa K mở thì x i có mức logic là 0, khi K đóng thì x i có mức logic là 1 (i=1,2,3) * PULSE W2 là thành phần điều chỉnh độ rộng xung được lấy ra từ chân 13 của RTB801. Cấp xung thông qua R880, R881, C880, R893, cho vào mạch OR(U852) với đầu ra đảo tiếp tục được đưa vào mạch OR với đầu vào đảo,một đầu vào đảo nữa được lấy ra từ chân 15 của U852 đưa vào U853 được tín hiệu ra thông qua điện trở R884 để đưa vào chân bazơ của transitor Q880 tạo ra xung điều khiển việc đóng mở của K801. * Cũng từ PULSE W2trên U852 với đầu ra đảo tín hiệu đượctrích một phần đưa vào chân số 5 mạch OR(U852) với đầu vào đảo, được tín hiệu ở chân số 4 thông qua điện trở R885 để đưa vào chân bazơ của transitor Q881 tạo ra xung điều khiển việc đóng mở của K802. * PULSE W1 là thành phần điều chỉnh độ rộng xung được lấy ra từ chân 18 của RTB801. Cấp xung thông qua R882,C881,R883,R894 cho vào mạch OR(U852) với đầu ra đảo tiếp tục được đưa vào mạch OR với đầu vào đảo đưa vào U853 với đầu ra đảo trên chân số 11 và đưa vào chân số 7 đảo của OR thông qua điện trở R866 để đưa vào chân bazo của transitor Q882 tạo ra xung điều khiển việc đóng mở của K803. Như vậy thông qua PULSE W1,PULSE W2, các mạch OR, Not, Nand và các transitor đã tạo ra 4 tín hiệu để điều khiển việc đóng mở tiếp điểm của các role trên mạch MODULATOR .Dựa vào mạch ta sẽ có: x 1 =a+b; x 2 =b; x 3 =ab Do đó ta có bảng trạng thái như sau: a b x 1 x 2 x 3 0 0 0 0 0 0 1 1 1 0 1 0 1 0 0 1 1 1 1 1 * Xét mạch điều khiển Thysistor. Tín hiệu TX TRIGGER được đưa vào mạch thông qua chân số 6. Sau đó được đưa vào T-FF thông qua Tran Q850. T-FF làm việc dựa trên nguyên lý: Khi ngõ vào T ở mức '0' thì ngõ 5 ra không thay đổi còn khi ngõ vào t ở mức '1' thì ngõ ra thay đổi mỗi khi có cạnh sườn của xung CK. Tín hiệu sau đó được đưa qua các Tran Q853 và Q854 để khuếch đại tín hiệu lên đủ lớn đưa vào điều khiển Thysistor. 3. Các mạch phụ trợ khác. 3.1. If Amplifier: khối khuếch đại trung tần. Mạch khuếch đại trung tần dùng anten thu tín hiệu qua bộ dao động nội ,tín hiệu này được đưa đến các bộ trộn U801 RU5072 để điều chế tín hiệu tạo ra: IF OUT, nguồn +5V, DI MONIT, đưa đến bộ khuếch đại trung tần ,tại đây gồm có: - Điện áp TUNING : từ khối DISPLAY điều chỉnh điện dung trên diode biến dung( GUN), diode này dùng để thay đổi tấn số, - DI MONITOR : bộ phận với chức năng chỉ báo trên màn hình , cụ thể chỉ báo các tín hiệu cộng hưởng thu được từ mục tiêu - Điện áp nguồn 5V: cung cấp nguồn cho bộ trộn ( IC số thường dùng). - GAIN/ STC : bộ tự điều chỉnh khuếch đại. 3.2. STC circuit: mạch khử nhiễu biển, nhiễu mưa. Nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của nhiễu tới tín hiệu. Giúp cho việc thu tín hiệu được chính xác, quyết định chất lượng của Radar. 3.3. Bearing Signal gen. : Khối tạo xung Bearing Tạo xung phương vị hoặc Bearing để đồng bộ tốc độ quay của anten với tốc độ quét của tia quét. Xung HEADING 5801 : thực chất lá xung điều khiển đóng mở công tắc tạo xung chuẩn , nhờ đó ta xác định được hướng mũi tàu. U 901: là một diode phát quang, transitor quang này gồm một đĩa quay có lỗ ,khi có ánh sáng chiếu vào lỗ làm hiển thị các xung, từ đó ta xác định được góc phương vị. Tín hiệu từ U901 được khuếch đại nhờ transitor rồi đưa vào U902 :là các bộ khuếch đại thuật toán đẩy kéo ghép biến áp dùng 2 bóng khác loại là Q901 và Q902 để khuếch đại cả xung âm và xung dương, cuối cùng tạo ra xung quét BEARING. 6 SƠ ĐỒ II. MẠCH KHUẾCH ĐẠI TRUNG TẦN (IF AMP BIF- 5668) I. Giới thiệu chung. Cũng như trong các máy đổi thu đổi tần khác, mạch khuếch đại trung tần của máy thu radar là mạch khuếch đại ở tần số trung gian, thấp hơn tần số thu và cao hơn tần số tín hiệu băng gốc (sau tách sóng thị tần). Tầm xa hoạt động, khả năng phân giải cũng như các thông số khai thác khác của trạm khai thác phụ thuộc rất nhiều vào phẩm chất của các mạch khuếch đại trung tần này. Những chỉ số chất lượng cơ bản của mạch khuếch đại trung tần trong các máy thu radar có thể kể ra như: tần số trung gian, dải thông của mạch, hệ số khuếch đại,thời gian phục hồi độ nhạy, độ ổn định của các thông số và độ tin cậy của các chế đọ công tác. Một số chỉ tiêu chất lượng quan trọng của các mạch khuếch đại trung tần trong các máy thu thông tin hay truyền hình: như độ chọn lọc theo kênh không đóng vai trò thật quan trọng trong các máy thu radar, bởi trong các máy thu radar nhiễu dạng cơ bản chỉ là tạp âm do nội trở của anten và hốc cộng hưởng đầu vào gây nên. Việc lựa chọn tần số trung gian cho máy thu radar dựa trên các cơ sở như sau: Đảm bảo tính đối xứng cho các mạch cộng hưởng, giảm thiểu tạp âm do mạch ngoại sai mang vào, dễ dàng phân tách các thành phần tín hiệu thị tần (video signal) và tín hiệu ở tần số trung gian (trung tần) ở cửa ra của mạch tách sóng, cải thiện chế độ công tác của hệ thống tự đọng điều chỉnh tần số, đẩm bảo chế độ công tác ổn định cảu tầng khuếch đại trung tần. Xuất phát từ những quan điểm trên, tần số trung gian của máy thu được chọn trong phạm vi 15-90 MHz. Đối với radar hàng hải ở dải sóng centimet và milimet người ta chọn từ 30-60 MHz. Nếu như khhong có yêu cầu quá cao cho độ chính xác xác định tọa độ mục tiêu, dải thông của mạch trung tần được chọn sao cho đảm bảo đọ nhạy cực đại là: fk x kx f ∆+=∆ 2 τ . Trong đó: k x là hệ số phụ thuộc vào dạng của xung điều chế, với xung vuông và k x = 1,27 với xung hình chuông ∆ f k độ lệch tần số trong phạm vi điểu chỉnh tần số thu của mạch tự động điều chỉnh tần số AFC. Nếu máy thu radar đảm bảo đọ chính xác cao trong xác đinh tọa độ mục tiêu thì dải thông của mạch khuếch đại trung tần được chọn theo giá trị cho phép của thời gian xác lập và đọ trễ sườn xung: t y ∆ f=0.7 ÷ 1. Nếu đề cập cả hệ thống tự động điều chỉnh tần số AFC dải thông của mạch khuếch đại trung tần được xác định: ∆ f=0.7 ÷ 1/t y +2 ∆ f Trong các máy thu đổi tần hệ số khuếch đại của toàn thiết bị thường do các tầng khuếch đại trung tần quyết định, do đó các tầng khuếch đại thường từ 3 đến 5 tầng, khi đó hệ số khuếch đại có thể đạt 100-110 dB (>1000 lần). Các mạch khuếch đại trung tần thường là các mạch khuếch đai có tải là các mạch cộng hưởng hay lệch cộng hưởng. Các mạch cộng hưởng thường có đặc tính cộng hưởng tổng, có tính chọn lọc cao hơn song đặc tính pha và độ bằng phẳng đỉnh xung lại kém hơn, khả năng đồng chỉnh cũng khó 7 hơn. Các mạch khuếch đại trung tần lệch cộng hưởng thì ngược lại. tuy khả năng chọn lọc có kém hơn nhiều, đặc tính pha của chúng rất tốt. Chính vì vậy thương được sử dụng trong các máy thu hình. II. Phân tích sơ đồ 2.1. Tách dụng linh kiện. U602: Mạch khuếch đại thuật toán. CR602: Khi CR602 khóa (không thông) coi như dây nối với tụ Khi CR602 thông coi như cuộn dây nối đất thông với R675, R610, qua C678, C618. Nó làm thay đổi độ rộng băng, tần số cộng hưởng, biên độ dặc tính tần số. Q602, Q601 được ghép biến áp với nhau để mở rộng dải thông Q603: hoạt động như một cái điốt Q603, Q604 được ghép với nhau để tạo thành mạch tách sóng, giữa 2 chu kỳ có một cái thông và một cái không thông. Tín hiệu đưa qua Q605 mạch khuếch đại nối colecter chung, nếu trở kháng ra càng nhỏ -thì dòng càng lớn, giúp phối hợp trở kháng trên đường dây. Đầu vào khối IF AMPLIFILER gồm các tín hiệu: - IF IN: tín hiệu trung tần vào. - TUNE: điều hưởng. - GND : đất. - Nguồn 5V - Di Monit: (dislay monitor): hiển thị tín hiệu. BAND WIDTH: thay đổi độ rộng của băng 2.2. Phân tích sơ đồ. Tín hiệu đầu vào IF IN được đưa vào mạch khuếch đại IF AMPLIFILER. Đầu tiên nó đi qua tụ C601( Nếu tín hiệu này quá lớn nó sẽ đi qua cuộn cảm xuống đất). Một phần tín hiệu sẽ được trích để hiển thị giá trị đầu vào trên chân 5. Sau đó nó được chia làm 2 đường tín hiệu. Đường thứ nhất đi qua transistor Q601 và transistor Q602 để khuếch đại tín hiệu . Hai transistor này mắc nối tiếp với biến áp T602 để đến tầng sau. Tín hiệu bên thứ cấp của biến áp có cùng 1 giá trị điện áp 1 chiều nhưng điện áp đặt vào các điốt CR601, CR602, CR603 là khác nhau nên các điốt này sẽ khóa và thông khác nhau . Điều này sẽ làm tần số của khung cộng hưởng thay đổi hay chính là làm thay đổi độ rộng băng tần nên tín hiệu này sẽ được đưa qua L609 đưa tới đường tín hiệu BAND WITDTH; cấp các mức điện áp khác nhau vào chân số 7, qua các điện trở R675, R610, R606 khác nhau để thay đổi điện áp đặt vào các đi-ốt, từ đó thay đổi tần số cộng hưởng của khung, nên thay đổi được độ rộng băng. Tín hiệu sau khi qua khung này sẽ được tiếp tục khuếch đại bởi các khuếch đại thuật toán(KĐTT) U601, U602 ,U60.Tín hiệu đầu vào sẽ đi vào chân số 2 và tín hiệu đầu ra được lấy ra ở chân số 6 của các KĐTT này. Các KĐTT có tải cộng hưởng mắc nối tiếp với biến áp để đến tầng khuếch đại tiếp theo. Để tránh suy hao trên đường ống dẫn sóng (30m) người ta thực hiện tách sóng trên mạch gồm: Q603,Q604,R632,C647,C647. Q603 có đặc điểm là không mắc chân C, độ nhạy tiếp giáp cao nên điện trở tiếp giáp nhỏ.Ở cuộn thứ cấp của biến áp mắc nối tiếp với Q604 tín hiệu thu được sẽ có 2 chu kì. Nếu chu kì tín hiệu ra là âm thì nó sẽ được công với tín hiệu trên R632 có 8 giá trị lớn nên nó sẽ được ngắn mạch xuống đất qua Q603. Còn trường hợp chu kì dương, tín hiệu có giá trị đủ lớn sẽ làm cho Q604 thông. Tín hiệu sẽ được đưa ra trên chân collector của Q604 đến L605 và R635 để chặn thành phần cao tần. Khi có tín hiệu cao tần đi qua nó sẽ được đưa xuống đất qua tụ C678. Tín hiệu sau khi được tách sóng sẽ được khuếch đại dòng trên Q 605 (thích hợp với đường dây dài). Tín hiệu sau cùng sẽ được đưa ra J602 để đến cơ cấu chỉ báo. Đường thứ 2 đi qua R648, R647 tới khuếch đại thuật toán U605, U606. KĐTT tín hiệu được đưa vào chân số 4 và ra ở chân số 8, chân số 5 đưa vào để AGC, đặc điểm là tín hiệu đầu vào và ra không thay đổi mấy trong dải AGC. Hai KĐTT này được mắc nối tiếp với nhau qua biến áp T607. Tín hiệu đi qua mạch này để kiểm tra tín hiệu khuếch đại trung tần đưa kết quả ra TUNE IND (cơ cấu chỉ thị mức tín hiệu cộng hưởng). Điện áp 5V đầu vào sẽ được cho qua mạch ổn áp nguồn để biến đổi ra điện áp 12V để cung cấp nguồn nuôi cho các linh kiện trong khối như các KĐTT, transistor. 9 SƠ ĐỒ III. MẠCH CHỈ BÁO CRT (CRT DISPLAY) I. Giới thiệu chung. Mạch chỉ báo có nhiệm vụ và chức năng sau: 1.1. Nhiệm vụ. Nhiệm vụ của khối chỉ báo là thể hiện rõ hình ảnh rõ ràng và chính xác các mục tiêu cả về tầm xa và hướng của chúng .Thông tin về các mục tiêu xung quanh là tàu được các xung phản xạ mang lại .Còn các cơ cấu chỉ báo chỉ có nhiệm vụ biến đổi các tín hiệu này thành dạng thích hợp cho người sử dụng. Với các tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày nay người ta đã đưa vi xử lí vào để tạo ra các họ nhớ kí tự chữ,kí tự số cho nâng cao được độ chính xác tính thuận tiện của hệ thống và giảm thiểu được kích thước ,sự cồng kềnh của thiết bị. 1. 2. Chức năng. Phát hiện và xác định vị trí mục tiêu trên cơ sở các thông tin về mục tiêu chứa trong sóng phản xạ thông qua thời gian xuất hiện xung cho khoảng cách mục tiêu,độ rộng của xung cho độ lớn của mục tiêu,góc phản xạ cho phương vị của mục tiêu điện tử. Như vậy, cơ cấu chỉ báo của radar thuận tiện nhất là sử dụng cơ cấu chỉ báo hiển thị. II. Phân tích sơ đồ. 2.1. Tác dụng linh kiện. - IC41: Toàn bộ mạch dao động và khuếch đại. - D431: Diode ổn áp, hạn biên để bảo vệ IC41 - Q43, Q44 để khuếch đại. - T404: biến áp xung, lấy ra điện áp cao áp để đưa vào anode của đèn hình. - S601: Mạch bảo vệ cho Katot, khi K có áp cao thì nó sẽ ngắn mạch xuống đất bằng cách phóng tia lửa điện. - IC31: Tạo xung đồng bộ. tín hiệu lấy ra trên chân số 12rooif đưa vào bazo của Q31. Nó cũng kết hợp với C332 và các thuật toán tạo dao động đưa ra chân 12 rồi đưa vào Bazo của Q31. - Chiết áp V2: điều chỉnh độ dãn mành. - IC32: Khuếch đại công suất mành, lấy tín hiệu từ chân số 2 và đưa thẳng vào quận quét mành. 2.2. Phân tích sơ đồ. Tín hiệu đầu vào gồm 3 thành phần: - tín hiệu hình ảnh VIDEO - tín hiệu đồng bộ dòng H-SYNC - tín hiệu đồng bộ mành V-SYNC a. Tín hiệu hình ảnh VIDEO. Tín hiệu video được đưa tới mạch khuếch đại do Q14 và Q15 đảm nhận, nhằm đưa mức tín 10 [...]... thị của hình ảnh trên màn hình radar về độ sáng, tối, độ sắc nét của hình ảnh, phóng to thu nhỏ hình ảnh bằng việc tác động vào bộ vi xử lý trung tâm - Khối PANEL: mạch điều khiển Trong đó tích hợp các mạch số để tạo ra các tín hiệu cần thiết 14 KẾT LUẬN Qua tìm hiểu và phân tích sơ đồ nguyên lý của RADAR FURUNO FR151 0MK3, em phần nào hiểu được chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng khối trong sơ đồ và phân. .. trong sơ đồ và phân tích sơ qua nguyên lý hoạt động của từng phần trong máy radar Em xin trân thành cảm ơn thầy giáo ThS Nguyễn Ngọc Sơn đã tận tình giảng dạy cũng như hướng dẫn em làm bài tập lớn này, những kiến thức quý báu mà thầy truyền đạt cho chúng em sẽ là cơ sở và hành trang để chúng em khỏi bỡ ngỡ khi bước vào làm việc sau này Do hiểu biết của em còn hạn chế nên bài làm này còn sơ sài và nhiều... thái mặt biển 12 SƠ ĐỒ V BIF- 4879 (KHUẾCH ĐẠI TRUNG TẦN) I Giới thiệu chung Khối khuếch đại trung tần BIF- 4879 cơ bản giống với khối khuếch đại trung tần BIF5668, làm nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu sau trộn tần trước khi đưa vào tầng tách sóng BIF- 4879 gồm 2 tầng khuếch đại, tầng trên để khuếch đại chỉ báo mức tín hiệu còn tầng dưới để khuếch đại tín hiệu trung tần IF II Phân tích sơ đồ Đầu vào IF IN...hiệu lên mức phù hợp để điều khiển Katot b Tín hiệu đồng bộ dòng H-SYNC Tín hiệu đồng bộ dòng H-SYNC qua R408 đưa tới chân 1 và được khuếch đại bởi IC41 (diot D431 có tác dụng hạn dòng , bảo vệ IC41).Tín hiệu sau ra IC41 tới bazo của Q43,được khuếch đại bởi biến áp T404.Đầu ra cuộn thứ cấp của biến áp T404 nối với R421(jumper), tới bazo của Q44.Tại đây tín hiệu chia thành 2 phần.Một phần đưa tới... R621, R622, tại VR 602 lấy 1 đường tín hiệu đưa vào chân 21 của IC U603( qua R 623) tín hiệu ra khỏi IC được đưa vào tầng khuếch đại phối hợp để khuếch đại dòng lên, tránh suy hao trước khi tách sóng Từ nguốn +5v đầu vào qua IC U604 cùng các tụ lọc để lấy ra tín hiệu TUN.CONT ở chân 9 và ở J609 13 SƠ ĐỒ VI RADAR DISPLAY UNIT (KHỐI CHỈ BÁO RADAR) * Giới thiệu chung: - Khối For 240cm Type antenna radiator:... thành tín hiệu chỉ báo hình ảnh 11 SƠ ĐỒ IV MẠCH KHỬ NHIỄU BIỂN, NHIỄU DO MƯA * Giới thiệu chung STC: khử nhiễu biển, nhiễu mưa tín hiệu thị tần được tách nhiễu biển, nhiễu mưa gây ra Mạch gồm có IC U1 RC- 6373 Trong đó tích hợp các mạch số: Khử nhiễu FTC ( nhiễu giáng thủy) khi có mưa, tuyết các hạt nhỏ nhưng dày và liên tục nên nó cũng phản xạ lại đáng kể sóng radar Sóng phản xạ này tạo nên nhiễu... anten được cấp áp +-12V motor quay này được đồng bộ với motor bên dưới khối hiển thị bằng phương pháp sử dụng cuộn quét quay - Khối CRT DISPLAY: khối hiển thị hình ảnh Nhờ có 2 tín hiệu điện áp cao là H sync và V sync đưa vào điều khiển chùm tia điện tử nhằm tái tạo hình ảnh của vật thể thực tế hiển thị trên màn hình CRT - Khối FAN MOTOR: motor của bộ hiển thị radar Được cấp nguồn +-12V, sử dụng dòng... tính chất hằng số) ta dùng mạch vi phân (Ur=du v/dt) kết quả được hợp với mạch lọc để loại ảnh do nhiễu này gây nên Khử nhiễu biển STC ( Sensitivity Time Control): khi mặt biển có sóng mà sử dụng radar ở thang tầm ngắn, ta thấy trên màn ảnh vùng xung quanh tâm tia quét bị lóa sáng do ảnh phản xạ rất mạnh của sóng biển vùng biển xung quanh tàu gây ra, làm cho ảnh của các mục tiêu nhỏ nằm gần biên màn... hiệu chia thành 2 phần.Một phần đưa tới biến áp xung T401, tạo ra cao áp đưa tới anot đèn hình.Một phần đưa lên H-DY tạo tia quét dòng(quét ngang) c Tín hiệu đồng bộ mành V-SYNC Tín hiệu đồng bộ mành V-SYNC được đưa tới chân 1 của IC31( IC tạo xung đồng bộ, và dao động nhờ kết hợp với tụ C 332).Tín hiệu ra lấy trên chân 12 đưa tới bazo Q31(tổ hợp Q31 và chiết áp VR31 có tác dụng điều chỉnh độ giãn mành).Sau... hiển thị, Đồng thời cũng tạo ra các mức điện áp khác nhau thư +12v, -12V, +5V, -5V, +35V, 9V hot, 9V cold Cung cấp điện áp cho toàn bọ các thiết bị trong cả mạch - Khối FILTER: Lọc, giữ ổn định điện áp từ máy phát trên tàu đưa đến trước khi đưa vào khối nguồn - Khối AHV- 7130, BHV-7130: Tạo ra ngưỡng điện áp cao cung cấp điện áp quét dòng và quét mành cho CRT - Khối PROCESSOR: Bộ vi xử lý trung tâm . vào gồm 3 thành phần: - tín hiệu hình ảnh VIDEO - tín hiệu đồng bộ dòng H-SYNC - tín hiệu đồng bộ mành V-SYNC a. Tín hiệu hình ảnh VIDEO. Tín hiệu video được đưa tới mạch khuếch đại do Q14. Q882 tạo ra xung điều khiển vi c đóng mở của K803. Như vậy thông qua PULSE W1,PULSE W2, các mạch OR, Not, Nand và các transitor đã tạo ra 4 tín hiệu để điều khiển vi c đóng mở tiếp điểm của. (mang tính chất hằng số) ta dùng mạch vi phân (Ur=du v /dt) kết quả được hợp với mạch lọc để loại ảnh do nhiễu này gây nên. Khử nhiễu biển STC ( Sensitivity Time Control): khi mặt biển có sóng

Ngày đăng: 12/05/2015, 22:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan