Nghị luận về bệnh vô cảm

3 945 1
Nghị luận về bệnh vô cảm

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nghị luận về bệnh vô cảm: Qua rồi những năm tháng chiến đấu cam go, khốc liệt giành giật quyền tự chủ, hôm nay mà ta có đã phải hi sinh rất nhiều trong quá khứ, là chia ly, là máu và nước mắt, chính vì thế ngay khi hòa bình có được, nhân dân ta đã dốc sức xây dựng đất nước, mong cầu có thể sánh bước các cường quốc năm châu. Ngày qua ngày, nền tảng kinh tế dần ổn định thì nhịp độ sống cũng từ đó mà tăng vụt theo để bắt kịp xu hướng phát triển thời đại, có người bắt kịp thì sống tốt lên, người chạy ko nổi lại sa vào vũng lầy "đường tắt" rồi mang lại biết bao hệ lụy nghiêm trọng cho xã hội, mà nổi bật nhất chính là căn bệnh mang tên vô cảm. Giới trẻ chúng tôi hay đùa rằng mình vô cảm rồi, chẳng biết đau thương hờn giận, nhưng đằng sau câu nói đùa ấy là thực trạng nhan nhản khắp nơi -1 bộ phận ko nhỏ người trẻ bây giờ đang vô cảm, 1 cách thật sự. Vậy bệnh vô cảm là bệnh như thế nào mà số con bệnh lại đông như vậy, hơn nữa, nó còn được ví như bệnh nan y ngày xưa? Trong y học ko có bệnh như thế, mà thực chất, "bệnh vô cảm" là căn bệnh tâm hồn, xuất phát từ những trái tim cằn cỗi, lạnh lùng, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân, dửng dưng trước hiện tại. Là căn bệnh đặc biệt, nó ko phân biệt quốc tịch, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, cứ thế tự do hoành hành trên mọi nẻo đường cuộc sống, chiếm lĩnh cả suy nghĩ và hành động của con người. Ko chỉ dừng lại ở mác người xấu, nó còn xuất hiện trên những người vốn được cho là người tốt nữa, mà có chăng, người xấu và người tốt giả cũng chỉ là ai thể hiện khôn ngoan hơn mà thôi. Nói thế ko quá chút nào, bởi muốn xem sự vô cảm trong thời đại bấy giờ như điều gì đó quá mức dễ dàng, chỉ cần bước vài bước từ nhà ra đường ta có thể thấy ngay, người gây tai nạn thì cuống cuồng bỏ chạy, người đi đường gặp cảnh nạn nhân thoi thóp trên vũng máu tươi cứ lảng tránh mà bước qua, có người đứng tụm năm tụm bảy rút điện thoại ra, ngỡ gọi xe cứu thương giúp, nào ngờ chụp vài bức đăng lên Facebook câu lượt thích kèm theo mấy dòng trạng thái thương cảm vờ vịt, rồi đến khi có xe đến đưa nạn nhân đi lại bị tắc nghẽn giao thông vì những người như thế, người bị thương nhẹ cũng thành nặng, nặng lại tử vong. Hiển nhiên ngay từ lúc ấy, ta đã trở thành hung thủ gián tiếp rồi. Còn nữa, có 1 câu ghê rợn mà các lái xe truyền tai nhau thế này: "Khi chẳng may cán người bị thương, hãy cán cho đến chết. Bởi nếu cán chết người, tài xế chỉ phải chịu đền bù một lần khoảng 30 triệu đồng là xong. Nhưng nếu để nạn nhân sống mà bị tàn tật, không những phải chịu tội mà họ còn có thể phải nuôi cả đời nạn nhân từ tai nạn do họ gây ra”. Nghe ra mà rợn người, vô nhân tính biết bao! Ngày xưa ta bảo "Nhớ câu kiến ngãi bất vi, làm người thế ấy cũng phi anh hùng" (Lục Vân Tiên) còn giờ này thì cứ kháo nhau sống theo 3 ko, "không nghe, không thấy, không biết" là thế đấy! Cứ như thế, cứ sợ vạ lây, sợ mang tiếng mà thờ ơ với bất hạnh quanh mình, cứ mải mê đuổi theo những ham muốn cá nhân mà con người cứ bị "ma đưa lối, quỷ dẫn đường" mãi ko thôi, hết cướp bóc rồi giết người, hôi của, yêu râu xanh mọc lên như nấm, hãm hại cuộc đời bao người thiện lương, và hẳn chẳng ai có thể quên vụ án tên sát nhân trẻ Lê Văn Luyện ngày nào cũng vì lóa mắt trước vật chất mà gây ra bao tội ác tày trời hay gã hàng xóm Lan Mõ ở Gia Lai vì thù hằn bao nhiêu năm trước mà nhẫn tâm ra tay với bé trai 6 tuổi vô tội. Giá trị đạo đức mà nhân dân ta vun đắp muôn đời vì vậy mà suy đồi trầm trọng, "thương người như thể thương thân" được đề cao ngày nào sao xa vời quá. Có lẽ phần vì nhịp sống hối hả, người lớn cứ sống vội, sống gấp mà quên đi việc thưởng ngoạn, rồi mất dần khả năng cảm thụ cái đẹp, tận hưởng hết dư vị cuộc sống, họ vì chuyện cơm áo gạo tiền, chuyện hào quang danh vọng cứ đeo đẳng mãi làm tâm hồn thui chột đi, cứ dần ích kỷ hơn theo năm tháng. Thời buổi kinh tế thị trường, giao lưu hội nhập như bây giờ mạnh được yếu thua, cha mẹ cứ vì muốn điều kiện tốt cho con em mình mà lao vào vòng xoáy vật chất, ko còn mấy tgian quan tâm như xưa. Mà gia đình là tế bào của xã hội, muốn tế bào ấy mạnh khỏe thì cần lắm tình yêu thương, còn yêu thương hời hợt thì bào quan sẽ khó phát triển toàn diện. Trong thời cơ đó, những virut xấu xa sẽ tiến vào tấn công những bào quan bé nhỏ, mà virut ấy chẳng đâu xa lạ, chính là mạng xã hội, phổ biến nhất là Facebook và Zingme. Công nghệ thông tin luôn phát triển từng ngày từng giờ như hiện nay tạo nên 1 làn sóng mạnh mẽ trong việc đưa bạn trẻ tiếp cận với thế giới ảo ấy, không chỉ là lứa tuổi vị thành niên mà cả những em học sinh cấp 1, cấp 2 cũng ko còn xa lạ gì với khái niệm này nữa. Vì còn quá non nớt, mà thông tin xuất hiện trên mạng vô vàn, thêm vào bản tính muốn gây sự chú ý, thể hiện bản thân ở mỗi người, nhất là những đứa trẻ đang lớn làm cho nhiều em tiếp thu thông tin 1 cách ko chọn lọc, thấy người khác làm được thì mình cũng làm được, người ta "hot" thì mình cũng phải "hot" cho bằng nhau, từ đó dẫn đến nhiều suy nghĩ lệch lạc, dễ lầm đường lỡ bước từ khi còn chưa vào đời, mang đến nhiều hệ lụy đáng tiếc. Mà gần đây nhất chính là sự việc tuy ko gây chấn động địa cầu như đánh bom, ám sát gì đó nhưng đủ để ai ai cũng giật mình nhìn lại lớp trẻ, ngày 22/2 vừa qua, 1 em nữ sinh 10X có tên trên facebook là M.M đã đăng dòng trạng thái chửi ba mẹ bằng những lời lẽ tục tiểu. Người lớn lại ngỡ ngàng! Ko thể phủ nhận trong cuộc sống gia đình ko thể tránh khỏi việc cha mẹ và con cái có mâu thuẫn, đôi khi lại nảy sinh suy nghĩ tiêu cực về cha mẹ mình, tuy nhiên cách xử sự này khiến dư luận sửng sốt hơn bao giờ hết. Theo tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn nhận xét: "Hành động thiếu kiểm soát này sẽ dẫn đến sự rạn nứt quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Sâu sắc nhất đó chính là sự rạn vỡ trong đời sống tâm hồn, bản thân các em dần cho rằng, việc chửi mắng cha mẹ là một hành vi đương nhiên, thiếu tôn trọng cha mẹ là bình thường. Lâu dần, bản thân sễ dễ dẫn đến sự vô cảm và thiếu chuẩn mực Đó là sự mất cân bằng trong tâm hồn và đây thực sự là sự thay đổi rất khủng khiếp!" Đáng buồn hơn nữa, M.M ko phải là trường hợp duy nhất, ngay sau đó, lại xuất hiện 1 nữ sinh THCS ở tỉnh Đồng Nai lại lặp lại tình trạng này, và còn nhiều hơn thế nữa. Chúng ta tự đặt câu hỏi: "Liệu đây có phải là 1 hình thức câu lượt theo dõi, giúp nổi tiếng lệch lạc hay thật là sự lây lan của căn bệnh xấu xí trong cộng đồng những em ngấp nghé tuổi teen?" Dù là nghiêng về hướng nào thì điều đó cũng gây hoang mang cho mọi người ko kém, là tương lai trụ cột đất nước, chỉ vì sự ích kỉ, nóng vội trong 1 thời điểm mà ko tự chủ, dần dà sẽ gây nên 1 chuỗi hành động vô cảm hơn sau này nếu ko sửa chữa ngay lập tức. Quan trọng hơn nữa, nếu đứng ở cương vị của phụ huynh những em trên, có mấy người sẽ nén đau lòng để bình tĩnh trao đổi với con cái hay là lại răn đe và phạt nặng chúng? Mà càng như thế, chẳng phải mâu thuẫn sẽ ngày càng sâu sắc hơn, con em ta cũng chệch choạng hơn sao? Ấy thế mới bảo vô cảm là bệnh truyền nhiễm, vô cùng đáng sợ, người này mặc kệ, người kia ảnh hưởng, trẻ con thì càng mạnh mẽ, giống như chất độc, mỗi ngày ăn vào trái tim 1 ít, dần dần rút hết máu và yêu thương đến cả tiềm thức đôi khi cũng bị mua chuộc nốt, nhiều việc nhỏ gặp nhau sẽ kết tinh thành cả 1 hố đen thăm thẳm. Và vì tim đã như thế, ta khác gì con rô- bôt kia chứ? Cứ chạy theo chương trình cài sẵn, hết khả năng thì về làm đống sắt vụn, chẳng ai mảy may bận tâm. Ấy vậy vẫn nhiều người mù quáng cam lòng làm rô-bôt đấy thôi! :) Và cứ thế, họ từ làm quen vô tâm, vô trách nhiệm đến kết bạn cùng vô đạo đức và đem lòng thương mến đặt vào vô cảm, cuối cùng lại kết hôn với vô nhân tính, 1 dây chuyền sản xuất rô- bôt ra đời, tạo ra bao phen sóng gió cho chính những người thân cận họ, mà to lớn hơn, là cả xã hội. Chỉ cần gõ dòng chữ bệnh vô cảm hiện nay, trong vòng 0.21 giây đã xuất hiện ngay khoảng 2.160.000 kết quả, nhẹ là những vụ thấy việc xấu ko dám lên tiếng bất bình, tầm tầm là ghé vào góp vui, đến cả hạng nặng như trọng án giết người, phi tang xác đều đầy đủ. "Nhân chi sơ tính bản thiện" ngày xưa đi đâu rồi? Họ từ tốt sang xấu chỉ cần chạm nhẹ vào sợi tơ nhưng xấu xa trở về thiện lương là cả chặng đường đầy chông gai mà chẳng mấy người làm được, cũng là vì "giang sơn dễ đổi bản tính khó dời", 1 khi tâm bệnh đã ăn vào máu thịt thì chết đi sống lại mới dứt nổi. Phải làm sao đây? Muốn trị bệnh ta phải bắt đầu từ nguyên nhân gây bệnh, từ đó vạch ra phác đồ điều trị hợp lí, ở đây cũng vậy, tâm bệnh phải trị bằng tâm dược, chỉ có tình yêu và duy nhất tình yêu mới thay đổi được tương lai mờ mịt phía trước. Giữa dòng đời tấp nập, người trẻ hãy sống chậm lại, quan tâm đến nhu cầu tâm hồn hơn cái gọi là 1 tí, các bậc cha mẹ hãy thoải mái và bao dung hơn nữa, ta cùng làm bạn với con cái, san sẻ đời sống tinh thần cho nhau thì con trẻ mới nghĩ khác đi được, từ đó, chúng ta cùng yêu thương nhiều hơn. "Một cây làm chẳng nên non, 3 cây chụm lại nên hòn núi cao" 1 ít thêm vào 1 ít nữa, tay cầm tay, tim nối tim, tình bên tình, mấy chốc sẽ đẩy lùi căn bệnh yêu nghiệt này. Vì vốn dĩ con người có sức mạnh vô biên, chỉ cần ta liên kết lại với nhau tạo nên khối kim cương vững chắc, việc gì có thể cản bước chân này. Bảo thế có người lại cất lời: "Nói lí thuyết suông thế ai nói chẳng đc, màu hồng đẹp đẽ có được đơn giản vậy thì số con bệnh làm sao khủng khiếp đến thế?" Vâng, tôi đáp lại rằng, cuộc sống là chuỗi ngày đa sắc, đến được màu hồng đâu đơn giản bởi bao nhiêu sắc khác còn chực chờ kế bên kia mà, còn bảo đó là lí thuyết suông thì chỉ vì ta chưa bao giờ thật sự đoàn kết cả xã hội mà chống đỡ, ai cũng ích kỉ như ai, vậy nên chưa thử thì làm sao biết có đạt được kì tích hay ko. Con người cũng là động vật - 1 loài động vật bậc cao, thế nên đâu đó trong bản thân vẫn còn tồn tại tính thú, ta hơn chúng cũng vì ta có trái tim biết cho đi và nhận lấy xúc cảm, có nên vì thỏa mãn thú tính 1 giây mà chối bỏ đặc quyền thiêng liêng chỉ con người mới có được ko đây. Vậy ta muốn làm thú hay làm người? Nếu lựa chọn làm người đồng nghĩa với việc ta phải giữ gìn cẩn thận bản chất tâm tính, ngọc chỉ sáng khi đc mài giũa và trân trọng. Bạn có tin mình có ánh sáng như kim cương ko? Tin thì hãy bắt đầu hành động, việc đầu tiên là đứng dậy và mở cửa, bước ra thế giới bên ngoài, tiếp theo hãy có những cử chỉ quan tâm, dù nhỏ nhất với người xung quanh và với chính mình nữa, có thể chỉ là nụ cười thật tâm, là lời hỏi han chân thành, là 1 chiều dạo phố, hít hà hương thơm từ bát phở nóng ven đường, thói quen nuôi dưỡng song song trao gửi tình cảm từ đó sẽ hình thành mà thôi. Xin đừng lướt web và đọc xong những bài viết về hướng dẫn ta sống tốt lên rồi lại tắt máy và nhủ thầm ngày mai sẽ làm, rằng đời còn dài, còn nhiều lắm thời gian, như thế thì biết bao nhiêu ngày mai nữa mới thực hiện đây Hãy nhớ lại đi, đã bao lâu rồi bạn ko còn nói những lời có cánh với cha mẹ, bao lâu rồi chưa có 1 chiều uống nước tâm sự với đám bạn về những điều rất thật, những bộn bề cảm xúc trong tâm, bao lâu rồi ko tự thưởng cho mình 1 ngày nghỉ ngơi trọn vẹn Xa hơn rộng hơn nữa trái đất này là hành tinh tươi đẹp chỉ khi có yêu thương hiện diện, cây cỏ mới nở hoa, kết quả, chúng ta mới thực sự sống Vì “Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương." Tôi và chúng ta, đều ko muốn mình ở nơi giá băng như vậy, phải ko? . trẻ bây giờ đang vô cảm, 1 cách thật sự. Vậy bệnh vô cảm là bệnh như thế nào mà số con bệnh lại đông như vậy, hơn nữa, nó còn được ví như bệnh nan y ngày xưa? Trong y học ko có bệnh như thế, mà. Nghị luận về bệnh vô cảm: Qua rồi những năm tháng chiến đấu cam go, khốc liệt giành giật quyền tự chủ,. bao hệ lụy nghiêm trọng cho xã hội, mà nổi bật nhất chính là căn bệnh mang tên vô cảm. Giới trẻ chúng tôi hay đùa rằng mình vô cảm rồi, chẳng biết đau thương hờn giận, nhưng đằng sau câu nói

Ngày đăng: 12/05/2015, 19:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Vì “Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương."

  • Tôi và chúng ta, đều ko muốn mình ở nơi giá băng như vậy, phải ko?

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan