VĂN hóa TRÀ đá vỉa hè của NGƯỜI VIỆT

9 1.7K 28
VĂN hóa TRÀ đá vỉa hè của NGƯỜI VIỆT

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Văn hóa trà đá vỉa hè là một thứ văn hóa bình dân Tại sao lại nói như vậy ? Ở góc độ quần chúng, nó bình dân vì nó đời thường, nó gần gũi, nó giản dị đến mức bất kì công dân nào cũng có thể tham gia sinh hoạt và kiến tạo nét văn hóa đó được. Ở góc độ khoa học, nó bình dân vì gần như đến nay, chưa có bất kì một công trình nghiên cứu nào toàn diện về nó, thường người ta chỉ xét đến những góc cạnh của nó mà thôi…

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA LỊCH SỬ BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN Học phần: Cơ sở văn hóa Việt Nam Sinh viên: Dương Đình Trường Lớp K64 CLC Mã SV: 645602087 Năm học 2014-2015 VĂN HÓA TRÀ ĐÁ VỈA HÈ CỦA NGƯỜI VIỆT Văn hóa trà đá vỉa hè là một thứ văn hóa bình dân ! Tại sao lại nói như vậy ? Ở góc độ quần chúng, nó bình dân vì nó đời thường, nó gần gũi, nó giản dị đến mức bất kì công dân nào cũng có thể tham gia sinh hoạt và kiến tạo nét văn hóa đó được. Ở góc độ khoa học, nó bình dân vì gần như đến nay, chưa có bất kì một công trình nghiên cứu nào toàn diện về nó, thường người ta chỉ xét đến những góc cạnh của nó mà thôi…Chính vì thế, những điều dưới đây cũng chỉ xin đôi ba nét lạm bàn, chắc hẳn vẫn còn nhiều thiếu sót ! “Hà Nội mùa này chiều không buông nắng, phố vắng nghiêng nghiêng cành cây khô, quán cóc liêu xiêu một câu thơ…” I – Lai lịch của trà đá vỉa hè Trà đá là một loại đồ uống rất thịnh hành ở Việt Nam. Tuy nhiên rất khó để biết nó có từ bao giờ, một số ý kiến cho rằng nó phổ biến từ khoảng những thập niên cuối 2 thế kỷ 20. Khi mà những dụng cụ làm mát, làm đá như tủ lạnh trở nên thịnh hành thì thay vì uống trà nguội hay trà nóng, người ta bắt đầu đập vụn đá vào cho vào những cốc trà, làm nên một thứ nước giải khát vô cùng tiện lợi . Trà đá ra đời từ đó ! Một số ý kiến cho rằng "bản quyền" của sản phẩm chắc chắn thuộc về miền Nam Việt Nam, cụ thể là ở Sài Gòn. Bởi vì ở miền Nam do nhiều yếu tố như khí hậu, thời tiết, tác phong làm việc đã dẫn đến việc người ta cho thêm đá vào cốc trà hằng ngày để tăng tính giải khát mà vẫn giữ được hương vị của trà. Trong những năm 90 của thế kỷ 20, trà đá bắt đầu xuất hiện ở miền Bắc, lúc đầu có nhiều người không thích do bản chất chè đã lạnh, lại cho thêm đá vào, dễ gây lạnh bụng. Tuy nhiên, yếu tố thời tiết nóng nực vào mùa hè, sự tiện lợi, bình dân của trà đá đã đánh gục những định kiến kia, và vươn lên trở thành thứ đồ uống phổ biến nhất hiện nay, ở đâu cũng có ! Nói như vậy để thấy rằng, ngay từ nguồn gốc xuất xứ, trà đá đã không có một lai lịch rõ ràng, không cao siêu triết thuật, nó nhẹ nhàng đi vào đời sống của người Việt lúc nào không hay, giản dị như chính bản chất của nó vậy. II- Đặc điểm 1. Ở đâu ? Chúng ta có thể tìm thấy trà đá vỉa hè ở bất cứ đâu trên dải đất hình chữ S này. Nhất là tại những thành phố lớn. Đặc biệt, trà đá vỉa hè ở Hà thành là tiêu biểu nhất. Nó có mặt ở mọi nơi trên phố phường. Nó có ở vỉa hè đi bộ, ở cổng chùa , cổng trường học, nhà thờ, bệnh viện…. “ Những quán cóc liêu xiêu” ấy rất dễ nhìn thấy. 2. Cách làm Trà đá rất dễ làm, với một cốc đá, cho đến 90% là nước trắng, chỉ khoảng 10% là trà. Đã có một thứ phù thủy diễn ra ở đây, từ màu trắng ban đầu đã chuyển sang màu vàng của trà. Đây là cách làm phổ biến nhất hiện nay ở các quán trà đá vỉa hè ! 3. Đối tượng - Người bán: Ở vùng thôn quê, thường là những người đã có tuổi, họ mở quán ở cổng làng, nơi dân cư qua lại, nơi nghỉ chân sau một ngày làm việc nặng nhọc. Người 3 ta vẫn quen với hình ảnh những ông lão, bà lão bán hàng nước tại những vùng quê. Ở thị thành, ví dụ như Hà Nội, đối tượng bán mở rộng hơn, nhiều lứa tuổi khác nhau, thường là dân ngoại tỉnh đến làm ăn mưu sinh - Khách: rất phong phú và đa dạng, đủ mọi ngành nghề lứa tuổi khác nhau. Có thể là ông già đi thể dục dừng chân nghỉ, người chạy xe ôm, học sinh sinh viên, công nhân, trí thức,…Nói chung là đủ mọi thành phần xã hội ! III- TRÀ ĐÁ VỈA HÈ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA 1. KHÔNG GIAN SINH HOẠT LIÊN KẾT CỘNG ĐỒNG Trà đá vỉa hè là một không gian sinh hoạt văn hóa rất đặc biệt. Thường tọa lạc ở những địa điểm có tính cơ động cao như trên lề đường, góc phố , dưới gốc cây, cột điện, chân các tòa nhà cao tầng… Chỉ với vài chiếc ghế nhựa, mấy cốc trà đá quây lại đã trở thành một bàn tròn, có khi còn “sang” hơn hội nghị ! Vỉa hè phải rộng, thoáng, “view” đẹp, nằm ở vị trí đắc đạo, gần trung tâm, thuận tiện cho việc ngắm đường, ngắm người, xe cộ đi lại. Một ưu điểm nữa là trà đá rất rẻ, thường giá dao động trong khoảng từ 3000- 5000 VNĐ /cốc, chính vì chi phí rẻ như vậy nên người Việt không ngần ngại bỏ tiền ra cho những cuộc trà đá vỉa hè 4 Trà đá vỉa hè không máy lạnh, không wifi như các quán café sang trọng, nhưng có một điều chắc chắn bạn sẽ nhận ra rằng quán trà đá bao giờ cũng đông hơn quán café ở Việt Nam. Tại vì sao ? Rất khó lí giải, mặc cho sự giao lưu văn hóa đông-tây vẫn diễn ra, cũng có nhiều ý kiến cổ súy cho sự văn minh hóa xã hội, nhận thức dân trí cũng ngày càng cao, nhưng có lẽ đó là do thói quen của người Việt. Họ quen sống trong cái nhọc nhằn , vất vả, cái khổ thực sự của một nền kinh tế trọng nông đã ăn sâu vào tính cách, vào lề thói của người Việt . Rằng họ rất thích ngồi lê đôi mách, rất thích những chốn giản dị, trông khổ sở một tí , bình dân một tí, nhưng túm lại là hợp với túi tiền của họ một tí ! Chính vì vậy. trà đá vỉa hè trờ thành một tụ điểm quen thuộc cho việc tập hợp của đông đảo thành phần xã hội Việt Nam Tính liên kết cộng đồng của trà đá vỉa hè rất cao , tại đây có rất nhiều thành phần xã hội với đủ mọi nghề nghiệp, lứa tuổi, từ hạng phú giá địch quốc hay áo miếng quần manh, thần thế ngang trời hay dân đen con đỏ, đều có thể ngồi ở đây được , và nó không từ chối bất cứ thành phần nào . Bất kể gái hay trai, từ ông giám đốc đến ông nông dân, từ ông ô tô đến ông xe máy, thậm chí là đi bộ đều có thể tạt vào quán trà đá. Chính tính liên kết ấy đã làm nên một không gian sinh hoạt rất đời thường, rất bình dân , rất đặc trưng của quần chúng cần lao. 2. NƠI HỘI TỤ CỦA CUỘC SỐNG MUÔN MÀU Từ tính liên kết cộng cao độ, trà đá vỉa hè trở thành nơi hội tụ của cuộc sống với nhiều mảng màu khác nhau, nơi gặp gỡ những con người với những câu chuyện không đầu không cuối. Chỉ với mấy cái ghế nhựa, đĩa hướng dương, cốc trà đà, vỉa hè đã trở thành một diễn đàn sôi động hơn bất kì một diễn đàn nào. Theo cách nói hiện đại của giới trẻ, thì đây là chốn để “ chém gió” , để có thể nói thoải mái mọi vấn đề mình quan tâm 5 Bên cốc trà đá, người ta nói mọi thứ , từ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, đến y tế, thể thao . Nói chung là tất tần tật mọi thứ của đời sống này đều có thể đem ra thành chuyện trong những cuộc trà đá vỉa hè ! Cũng có nhiều người hẹn nhau ra quán trà đá để bàn công việc, một số câu lạc bộ hay fanclub thì chọn làm nơi để họp hay offline. Nhưng đông nhất vẫn là những khách vãng lai. Họ- với đủ mọi chức danh, đủ mọi công việc khác nhau tụ tập lại bên cốc trà đá và nói dăm ba câu chuyện. Từ khủng bố Hồi giáo IS đến chiến sự ở Ukraina, từ đến án chặt cây của Hà Nội đến chuyện con ruồi có trong chai nước ngọt. Từ giá xăng giá điện đến cướp giật, đánh ghen. Từ cúp C1 Châu Âu đến chuyện mấy anh tuyển Việt Nam đá đấm ra sao. Phải nói đúng ở đây là chém gió và tán phét, họ kể chuyện đời, họ nói chuyện người. Đôi khi mấy ông xe ôm sà vào nói chuyện đánh nhau, mai dâm, ma túy , đôi khi có ông trí thức nói mấy chuyện “ ngoài chính sử” li kì bí hiểm như phim hình sự. Họ nói cả tốt lẫn xấu, đôi khi thì thẩm, đôi khi oang oang, đôi khi chửi đổng, đôi khi văng mấy câu nói tục, đôi khi cười hô hố với câu mình vừa nói như tâm đắc lắm ! 6 Trà đá còn là một địa chỉ quen thuộc để những thanh niên ngồi ngẩn ngơ xao xuyến ngắm những thiếu nữ đi ngang qua phố, cái hoạt động mà mỹ từ hóa nó lên người ta gọi là chiêm ngưỡng tinh hoa của tạo hóa ! Ấy cũng thú ra phết ! Những người không quen biết nói với nhau như tri kỉ ngàn năm , như tâm giao cách trở lâu ngày không gặp , như muốn trút hết bầu tâm sự trong lòng ra vậy. Họ bàn luận mà không có bất kỳ một nguyên tắc nào cả, ai thích nói cứ nói, góp vào cho diễn đàn càng thêm “xôm”- một thông tấn xã vỉa hè chính hiệu ! Cái hay của vỉa hè chính là ở chỗ ấy, chỉ với vài đồng lẻ mà có thể ngồi hàng giờ, nói những chuyện trên trời dưới biển ! Có nhiều người nghiện uống trà đá cũng vì lẽ đó,bởi không ở đâu có thể cho họ nói thoải mái đến vậy, trà đá vỉa hè trái ngược lại với những hội nghị nghiêm túc, nơi mà lời nói cứ theo gió bay đi… 3. SỰ LẮNG ĐỌNG CỦA TÂM HỒN Không phải ai cũng đến với trà đá vỉa hè để chém gió, có người đến với nó để tìm sự bình yên giữa cuộc sống đầy vội vã này. Giữa góc quán quen, tôi đã thấy những người xoay xoay cốc trà, ánh mắt nhìn xa xăm, thỉnh thoảng rít từng hơi thuốc lá… Khói thuốc và khói trà hòa quyện với nhau trong không gian của một sự trở về , trở về của chính tâm hồn mình, bản ngã mình giữa nhịp sống đầy bon chen ngoài kia. Họ đến lặng lẽ, uống lặng lẽ và đi cũng lặng lẽ như vậy. Dường như trà đá vỉa hè đã trở thành chốn nghỉ chân của tâm hồn, để người ta tạm quên đi những gánh nặng cơm áo gạo tiền, quên đi những chuyện buồn nhỏ nhen vặt vãnh, để thấy lòng mình rộng hơn, vị tha hơn. Đôi khi nó là nơi ngồi lặng ngoái lại nhìn cuộc đời để thấy những biến cố thăng trầm suốt những năm tháng dài đã qua, và hướng về tương lai với những hi vọng tươi sáng còn đang ấp ủ. Trong những ngày Hà Nội mưa rả rich thế này, kẻ ngồi cạnh cốc trà đá, đăm chiêu lật lật từng trang sách, lắng tai nghe bản nhạc sống vang lên từ góc quán quen, ấy mới thực là biết sống ! 7 4. TỪ TRÀ ĐÁ VỈA HÈ NHÌN RA TÍNH CÁCH NGƯỜI VIỆT VÀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ Trong cuốn “ Người Việt Phẩm chất & Thói hư tật xấu” của Báo Tiền Phong có nói về nhiều tật xấu của người Việt , có dòng viết “ Người Việt trong diễn đàn thì ngậm miệng, nhưng bàn nát chuyện ngoài quán nước” Điều đó phần nào cho thấy một số đặc điểm của người Việt đó là : - Thích ngồi lê đôi mách, tụ tập bàn tán,nhiều lúc nát chuyện đâm ra . từ một chuyện thêm thắt ra đủ thứ , tam sao thất bản , chuyện vui thì không sao nhưng những chuyện nghiêm túc thì bị làm méo mó biến dạng, gây ảnh hưởng đến cá nhân tập thể trong câu chuyện của họ - Thiếu bản lĩnh, không dám bày tỏ quan điểm trong những diễn đàn, hội nghị nghiêm túc, nên trong hội nghị chỉ ngậm miệng cười trừ, ba phải nói gì cũng nhất trí, nhưng ra ngoài quán nước ngồi thì oang oang chém gió, lật đi lật lại vấn đề ra vẻ vô cùng uyên bác. Thiếu tính xây dựng, ghét sự chính danh là vậy - Thích tụ họp, đàn đúm, hiệu quả công việc không cao, đi làm nhưng chỉ đợi đến giờ nghỉ để ra quán nước ngồi nói phét - Tuy nhiên, ở quán nước vỉa hè cũng cho thấy người Việt rất dễ thích nghi, chóng hòa nhập, từ những người xa lạ không quen biết, họ có thể cùng nói về những vấn đề cũng quan tâm - Thích cái gì rẻ mà lợi nhiều, bỏ chút tiền lẻ mà được ngồi cả hàng giờ, khôn vặt cũng ở chỗ đó ! Về chuyện quy hoạch đô thị Ngày ngày tôi ngồi ở quán cóc bên đường, nhiều lúc gặp những chuyện cười ra nước mắt . Đôi khi đang uống thì bà chủ quán cuống cuồng : công an ! công an !. Thế là vừa mới đưa cốc nước lên mồm thì phải vội vàng nhanh chân thu dọn gom ghế bàn, chạy đua với lực lượng chức năng, nếu không muốn bị thu mấy cái ghế đó về phường và nộp phạt hành chính vì lấn chiếm vỉa hè 8 Nói cười ra nước mắt bởi vì trong cái không khí chạy công an ấy, ta thấy cái vất vả của mưu sinh, kiếm được đồng tiền đã khó, nay người ta thét đuổi, mai người dọa thu , an cư lạc nghiệp khó khăn ngay chính giữa kinh thành hoa lệ ! Dẫu biết rằng quy hoạch đô thị đã cấm việc lấn chiếm vỉa hè, nhưng khi mà chúng ta còn chưa cho họ một chỗ làm ăn phù hợp, khi cái lộ trình ấy còn là một sự mơ hồ với chính người đề ra cái quy hoạch ấy, thì mình nghĩ nên cho phép những quán vỉa hè này bình yên mà hoạt động.Bởi, sống trên đời, mình nghĩ không mong gì hơn là người ta để yên cho làm ăn sinh sống. Đôi khi mấy miệng ăn chỉ trông vào quán nước vỉa hè ấy… IV- TẠM KẾT Người Hà Nội có câu : Hà Nội không vội được đâu. Có lẽ chính vì vậy họ rất thích ngồi trà đá vỉa hè. Có thể khẳng định rằng, nó đã trở thành một thứ văn hóa rất độc đáo của người Việt. Một điều giản dị, gần gũi bình thường nhưng len lỏi vào đời sống một cách nhẹ nhàng, tinh tế. Để thấy lâu lâu không ngồi thì thấy nhớ, thấy thèm ! Há phải chăng ta nên cứ tiếp tục ngồi trà đá vỉa hè và chém gió đi chứ còn chờ đợi gì nữa ! “Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ” ( Trịnh Công Sơn ) 9 . phần: Cơ sở văn hóa Việt Nam Sinh viên: Dương Đình Trường Lớp K64 CLC Mã SV: 645602087 Năm học 2014-2015 VĂN HÓA TRÀ ĐÁ VỈA HÈ CỦA NGƯỜI VIỆT Văn hóa trà đá vỉa hè là một thứ văn hóa bình dân. túi tiền của họ một tí ! Chính vì vậy. trà đá vỉa hè trờ thành một tụ điểm quen thuộc cho việc tập hợp của đông đảo thành phần xã hội Việt Nam Tính liên kết cộng đồng của trà đá vỉa hè rất cao. cuộc trà đá vỉa hè 4 Trà đá vỉa hè không máy lạnh, không wifi như các quán café sang trọng, nhưng có một điều chắc chắn bạn sẽ nhận ra rằng quán trà đá bao giờ cũng đông hơn quán café ở Việt

Ngày đăng: 12/05/2015, 02:34

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan