BÀI THI CUỐI KÌ MÔN QUẢN TRỊ HỌC

10 854 0
BÀI THI CUỐI KÌ MÔN QUẢN TRỊ HỌC

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG    BÀI TIỂU LUẬN HỌ VÀ TÊN : HỒ THỊ THU THỦY LỚP : K15PR2 MSSV : P095951 GVHD : Phan Bảo Giang KHOA : QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ TRUYỀN THÔNG BÀI THI CUỐI KÌ MÔN QUẢN TRỊ HỌC Đề bài: 1. Các bạn hãy phân tích ưu điểm và nhược điểm của việc ra quyết định cá nhân. 2. Phân tích yếu tố Quản trị trong thất bại của việc làm bài tập nhóm vừa rồi. 3. Khi bạn tốt nghiệp, bạn muốn trở thành nhân viên hay một người sếp? Vì sao? Bài làm: 1. Việc đề ra quyết định có ý nghĩa rất quan trọng, nó là điểm then chốt trong quá trình quản trị. Một quyết định kịp thời sẽ mang lại hiệu quả cho sản xuất, lợi nhuận cho công ty; một quyết định sai có thể dẫn đến những thiệt hại to lớn. Có những trường hợp người lãnh đạo phải tự mình đưa ra các quyết định, sau đây là ưu và nhược điểm của phương pháp ra quyết định này. a. Ưu điểm: - Tiết kiệm thời gian và chi phí. Quyết định cá nhân không làm chúng ta mất nhiều thời gian cho việc tham gia các buổi họp, hay phải nghe ý kiến từ quá nhiều người liên quan. Hơn nữa, là thời gian chờ đợi các thành viên liên quan đến tham dự đầy đủ. Thêm vào đó, sẽ không phải trả chi phí cho những dịch vụ khi tổ chức các buổi họp trên và những “khoản” phụ không đáng có cho những đối tượng liên quan. Chẳng hạn trong một công ty cổ phần, khi xảy ra sự cố, tất cả các cổ đông lớn phải họp lại để tìm ra phương pháp giải quyết, song vấn đề là không mấy khi các thành viên “đủ mặt”, thêm vào đó là cái tôi của mỗi người quá lớn, ai cũng muốn cách của mình được thực hiện. Những cuộc tranh luận gay gắt về phương pháp lẫn chỉ trích và đổ lỗi khiến thời gian trôi qua trong lãng phí. Vì thế, quyết định cá nhân thường thích hợp trong môi trường khủng hoảng. - Tính trách nhiệm cao. Một quyết định quan trọng bao giờ cũng ảnh hưởng lớn đến sự thành bại của tổ chức dù đó là quyết định của một cá nhân hay một tập thể. Song, quyết định cá nhân mang tính trách nhiệm cao hơn khi họ phải hoàn toàn chịu mọi kết quả từ quyết định của mình trong khi quyết định tập thể, hậu quả mà cá nhân phải “gánh” sẽ được giảm đi đáng kể và mọi người sẽ cùng nhau khắc phục sai lầm đó. Làm việc cá nhân là cách học tập và rèn luyện tốt nhất để có tinh 2 thần trách nhiệm cao. Điều này cũng góp phần thúc đẩy cách làm việc nghiêm túc và tích cực của người giữ vai trò lãnh đạo. - Quan điểm cá nhân thể hiện rõ ràng. Quyết định cá nhân luôn là sản phẩm từ sự tư duy của chính bạn, vì vậy, nó mang những quan điểm chủ quan và cái tôi rất lớn. Những quyết định của bạn bị ảnh hưởng và chi phối bởi nhận thức, quan điểm, cá tính,…của bản thân mà đôi khi, người khác nhìn vào những cách quyết định để đánh giá con người bạn như thế nào. Là một người quyết đoán, bạn luôn đưa ra những quyết định rõ ràng, dứt khoát,…Là một người sợ thất bại và không dám mạo hiểm, hầu hết những quyết định của bạn mang tính an toàn và không có gì nổi bật,…Bạn quyết định không tuyển dụng một nhân viên với lí do anh ta đã nổi cáu với nhân viên lễ tân trong buổi phỏng vấn, đó là một người không kiên nhẫn và bạn cảm thấy anh ta không thích hợp với công việc đầy căng thẳng mà công ty đang cần. - Không phải đối đầu với những tranh luận gay gắt và tình trạng bè phái. Khi bạn quyết định một mình, bạn sẽ chẳng phải tranh luận với ai khác ngoài bản thân mình. Bạn không phải đau đầu khi phải giải thích, tranh luận để đối phó với những ý kiến trái ngược của những người khác. Sẽ chẳng có những cảnh “chia bè kéo cánh” trong công ty, những biểu hiện của sự mất đoàn kết nội bộ hay những nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh,…Công ty bạn cần chọn một đối tác để thực hiện một dự án mới, một cuộc họp được mở ra, những ý kiến được đề xuất, người chọn đối tác A vì lí do 1,2,3,… người chọn đối tác B vì nguyên nhân 4,5,6, Và tình trạng này không tránh khỏi việc bất mãn và tìm cách hạ bệ nhau. - Không bị chi phối bởi người khác. Trong quá trình ra quyết định tập thể, những ý kiến của bạn đôi khi không thể hiện được hết vì nhiều lí do, rất có thể bạn bị chi phối bởi một thành viên khác. Vì bạn là cấp dưới, vì bạn đang “nợ” họ một điều gì đó,…tất cả những nguyên nhân đó đều khiến bạn đi ngược lý trí của mình. Và khi đã là người nắm quyền quyết định thì bạn đã là người ở vị trí cao nhất và lập trường vững nhất. b. Nhược điểm: - Thông tin và kiến thức thu nhận hạn chế. Đó là điều tất nhiên khi bạn làm việc hay quyết định một mình. Những gì bạn biết không có nghĩa là chúng đầy đủ cho công việc của bạn. Bạn là một nhà 3 lãnh đạo tài ba, điều đó không đồng nghĩa với việc bạn sẽ là một công nhân giỏi. Cho nên, những kiến thức mà cá nhân bạn thu nhận được không bao giờ toàn diện. Bạn không thể quyết định ký hợp đồng mua hàng loạt máy móc sản xuất mà không cần nghe ý kiến của những người công nhân đang làm việc với những chiếc máy đó. - Cách tiếp cận vấn đề phiến diện. Có nhiều con đường để đi đến thành công và có nhiều góc nhìn đối với một vấn đề. Cũng như câu chuyện trong khu vườn Thiền ở ngôi chùa Ryuuan (Nhật Bản), có khoảng 15 hòn đá luôn được sắp xếp một cách cố ý sao cho khi nhìn từ mọi góc độ, người ta cũng chỉ nhìn thấy được 14 hòn đá mà thôi. Nếu mọi người cùng đứng nhìn vườn đá thì có người không nhìn thấy một hòn đá nhưng người kia lại nhìn thấy nó và bù lại, người đó sẽ không thấy một hòn đá khác. Giống như thế, trong cuộc sống hiện thực, chúng ta không thể nhìn thấu mọi thứ. Nhìn thấy một hợp đồng béo bở với vốn đầu tư ít ỏi nhưng lại có được lợi nhuận kếch xù, lập tức bạn quyết định ký hợp đồng. Thay vì thế, bạn phải xem việc đầu tư ấy kéo dài trong bao lâu, có bền vững không, đối tác có đang tin cậy hay tác động như thế nào đến công ty và những đối tượng liên quan. Nếu chỉ một mình, bạn khó có thể nắm bắt tất cả các khía cạnh của một vấn đề. - Phân tích vấn đề hẹp. Cũng như cách tiếp cận vấn đề, một khi cách nhìn nhận hạn chế và phiến diện thì khả năng phân tích cũng chỉ nằm trong những điểm mà ta nhìn thấy, còn những mặt khác, ta không thể thông suốt thì ta không quan tâm đến. Cũng có thể do bản thân người quyết đinh không có năng lực lãnh đạo, không có tư duy tích cực hay chính tính bảo thủ và gia trưởng của họ khiến vấn đề bị gói gọn trong chính tầm nhìn của mình. Kết quả của những quá trình trên thể hiện rõ khi ta đề ra giải pháp giải quyết vấn đề. - Giải pháp hạn chế. Xác định vấn đề, phân tích và đề ra giải pháp luôn là một chuỗi liên kết và ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Xác định vấn đề bất hợp lý sẽ khiến cho quá trình phân tích sai lầm và giải pháp đề ra bất khả thi. Nhìn nhận thông tin phiến diện thì khả năng phân tích hạn hẹp và giải pháp đề ra có ít sự lựa chọn. - Hạn chế khả năng của cấp dưới, không có tính dân chủ. Một khi quyền quyết định thuộc về một cá nhân thì như một quy luật bất thành văn nào đó, sẽ không có một thành viên cấp dưới nào dám “góp ý” với 4 “ông chủ” của mình về việc quyết định như thế nào cho. Vì thế, những quyết định bạn đưa ra đôi khi không được chấp nhận và tạo sự “bất mãn” trong nhân viên. Trong khi bản thân mỗi người đều muốn có một sự công bằng và muốn thể hiện mình. Từ đó, hiệu quả công việc không như mong đợi. - Giải pháp thường không được chấp nhận rộng rãi. Vì là quyết định xuất phát từ bản thân bạn nên không có gì ngạc nhiên khi những người khác cảm thấy không hài lòng. Thêm vào đó, những giải pháp của bạn sẽ bị xem xét dưới nhiều khía cạnh khác nhau và dĩ nhiên, có thể sẽ có một vài “vấn đề” được đem ra “mổ xẻ” một cách tích cực…! 1. Phân tích yếu tố Quản trị trong thất bại của việc làm bài tập nhóm: a. Tình huống: - Với bài tập “Lập kế hoạch tổ chức một cuộc thi dành cho sinh viên ngành truyền thông” mà thầy ra cho lớp dựa trên tinh thần tự nguyện thì 3 nhóm và tôi đã chủ động tham gia làm và thuyết trình bài tập này trước lớp. - Sau những buổi thuyết trình và nhận được những lời góp ý chân thành thì một bài tập lớn hơn với yêu cầu cao hơn đã được thầy gợi ý thực hiện dưới sự hợp tác của 3 nhóm và tôi. - Chúng tôi có khoảng thời gian hơn 1 tháng để hoàn thành bài tập đó và thuyết trình vào ngày 08/12/2010. b. Kết quả: - Sự hợp tác giữa 3 nhóm và tôi đã không được thực hiện như mong đợi. Và kết quả mang lại là không có một bài tập nào được thuyết trình theo kế hoạch. Chúng tôi đã đánh mất đi cơ hội của chính mình. c. Vấn đề cần làm rõ: - Tại sao 3 nhóm và bản thân tôi đã rất thành công trong chính những bài tập của mình nhưng lại không mang lại một kết quả nào khi hợp tác với nhau? Với tư cách là người trong cuộc, tôi phải nhìn nhận lại bài học này một cách nghiêm túc nhất có thể. Nói đúng hơn là nguyên nhân của sự thất bại này là gì? d. Phân tích: Chúng ta đều được học khái niệm Quản trị là gì? Và Quản trị là quá trình thực hiện công việc một cách hiệu quả và đạt được những mục tiêu đề ra thông qua những người khác. 5 Trường hợp này đích thực là một tình huống quản trị: 3 nhóm và tôi hợp tác với nhau để cho ra một kế hoạch hoàn hảo, vậy rõ ràng đó là một quá trình làm việc tập thể mà trong đó, mỗi cá nhân đều phải làm việc và hướng tới kết quả cuối cùng là hoàn thành và thuyết trình kế hoạch này trước thầy và lớp. Vậy thất bại của sự hợp tác này phải chăng là do không có hoạt động quản trị, không có nhà quản trị? Không có ai đứng ra để hoạch định công việc, để lãnh đạo những thành viên còn lại, để tổ chức hành động và kiểm tra kết quả? Các hoạt động quản trị luôn cần thiết, nếu không có những hoạt động đó thì mọi người trong tập thể sẽ không biết làm gì, làm lúc nào, hoặc sẽ làm lộn xộn giống như 2 người cùng khiêng một khúc gỗ nhưng lại đi về 2 hướng trái ngược nhau. Khi thầy đưa ra nhiệm vụ đó, bản thân tôi đã hình thành những ý tưởng mới và thật sự tôi muốn trình bày với 3 nhóm kia. Tôi muốn thực hiện bài tập đó một cách tốt nhất nhưng tôi lại biết rõ rằng một mình tôi sẽ chẳng đạt được thành công như mong đợi. Bởi tôi còn thiếu sót nhiều và tôi hy vọng ở sự hợp tác này rất nhiều. Tôi chỉ dám chủ động liên hệ với nhóm trưởng của một nhóm để bàn về vấn đề này nhưng “đợi” là câu trả lời mà tôi nhận được. Tôi tự nhủ mình phải thông cảm vì các bạn ấy rất bận. Trong thời gian đợi câu trả lời từ họ, tôi luôn muốn thực hiện kế hoạch này nhưng tôi không biết bắt đầu từ đâu, tôi không biết mình phải làm gì và làm như thế nào. Tôi muốn quay clip khảo sát các bạn sinh viên để phục vụ bài tập nhưng lại không thể quay một mình, và không rõ mọi người có tán thành ý kiến này không Nhìn lại kết quả cuối cùng, tôi mới nhận ra mình đã sai, tôi đã quá trông đợi vào người khác. Lẽ ra tôi nên chủ động hơn nữa, tôi nên thức tỉnh sự tự giác và trách nhiệm nơi họ và đập tan cái sự mặc cảm, tự ti nơi mình. Không chỉ riêng tôi mà những người khác cũng vậy, bằng chứng là chẳng có ai đứng ra để định hướng và hướng dẫn cho những người còn lại. Đó là một trong những nguyên nhân mà tôi nghĩ là dẫn đến sự thất bại của việc làm nhóm trong bài tập này. Lý do tồn tại của hoạt động quản trị chính là vì muốn có hiệu quả; và chỉ khi nào quan tâm đến hiệu quả thì người ta mới quan tâm đến hoạt động quản trị. Tôi quan tâm đến hiệu quả của bài tập này, nhưng sự quan tâm đó không đủ lớn để tôi vượt qua những yếu kém của mình. Không vì giải thưởng của thầy mà vì tham vọng của mình, tôi muốn kế hoạch trên giấy đó sẽ được hiện thực hóa…Không biết những thành viên còn lại có suy nghĩ giống tôi không. Có thể có mà cũng có thể không. Nếu có, thì họ chắc hẳn cũng giống như tôi, đã 6 tự ti, đã trông đợi vào quyết định của người khác quá nhiều. Nếu là không thì sự thất bại này là điều dễ hiểu. Rõ ràng rằng, nếu kết quả không có ý nghĩa gì đối với bạn thì không có lý do gì để bạn phải dốc lực thực hiện nó. Cứ hình dung, nếu bài tập đó mà là bài tập để lấy điểm cuối kỳ thì tôi bảo đảm nó sẽ được thực hiện một cách nghiêm túc nhất. Lúc đó, bản thân ai cũng hiểu rõ kết quả đó quan trọng như thế nào. Tôi cảm thấy đa số mọi người chỉ làm việc khi bị bắt buộc, và khi họ làm việc thì phải có sự giám sát chặt chẽ. Hầu hết mọi người đều muốn bị điều khiển và có rất ít khát vọng. Bản thân tôi và có thể là ít thành viên khác cũng mang một chút “tư tưởng” cổ điển này. Theo thầy, chúng tôi đều là những người khá trong lớp nhưng đáng tiếc rằng những người có năng lực lãnh đạo lại không có nhiều, đa số là những người khá giỏi nhưng luôn phải chờ người khác dạy dỗ và dắt tay mình đi. Phải chăng đó là sự bất lực của lí trí khi sản sinh ra những con người thiếu độc lập và thiếu những sự liều lĩnh tối thiểu để tự khẳng định mình? Tinh thần trách nhiệm của những thành viên và tôi thật sự thấp. Bởi lẽ lúc đầu tôi rất sợ thầy sẽ phạt, trừ điểm hoặc trách mắng khi không hoàn thành nhưng tôi đã không giữ vững lập trường khi nghe các bạn bảo nhau “Đã không kịp nữa rồi, chắc chẳng có chuyện gì đâu?”. Thêm vào đó, đây là một bài tập mang tính tự nguyện… Tôi không coi nhẹ những bài tập này nhưng chính tính chất “tự nguyện” của bài tập đã làm cho chúng tôi “hỏng” thêm - không có tinh thần trách nhiệm với những việc mình làm. Nếu không làm được thì không nên nhận lời thầy, nếu đã làm mà không hoàn thành thì phải chịu những hình phạt như thế nào. Tôi không “yêu cầu” việc thầy phải “ban” cho chúng tôi một hình phạt nào đó để chúng tôi nghiêm túc hơn nhưng không phải ai trong chúng tôi hiểu được tầm quan trọng của những bài tập như thế này mà tự giác thực hiện. Đó là tinh thần chịu trách nhiệm. Trong công việc, đặc biệt là trong lĩnh vực nghệ thuật người ta thường nói đến “cảm hứng”. Trong âm nhạc, có cảm hứng mới sáng tác được. Trong lĩnh vực truyền thông có người bảo là có “hứng” mới làm việc được. Tôi không chắc nhưng tôi nghĩ nên gọi là động lực thì đúng hơn. Đã gọi là “hứng” thì hẳn là “lúc có lúc không”, làm truyền thông, làm PR mà theo “hứng” thì dễ gây họa lắm. Thất bại của 3 nhóm và tôi chẳng phải là một “cái họa” nho nhỏ đấy sao? Không có động lực thì người ta khó mà làm việc tích cực. Còn cái động lực ấy là gì và như thế nào thì tùy quan điểm cá nhân mỗi người ra sao. Ý tưởng 7 được hiện thực hóa là động lực làm việc của tôi song động lực ấy không đủ sức để giúp tôi cứu vãn thất bại đó. Thực tế, ai cũng muốn thành quả của mình được công nhận, được coi trọng. Nói cách khác, cái tôi mỗi người quá lớn, khiến việc hòa nhập để làm việc trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Giai đoạn đầu, mỗi người đều được thể hiện cái tôi độc đáo, ấn tượng của mình trước thầy và lớp thì lẽ ra lúc này các bạn nên tạm thời gác điều đó lại để chúng ta có được một kết quả đáng mừng hơn. Thất bại là điều không ai mong muốn, song bên cạnh những nguyên nhân chủ quan cũng không thể không nói đến những nguyên nhân khách quan mà chúng tôi gặp phải. Tuy không chiếm tỉ lệ lớn trong sự thất bại này nhưng phần nào cũng làm chúng tôi “đầu hàng” nhanh hơn. Chúng tôi không học cùng lớp và mỗi tuần chỉ có 3 lần gặp nhau, giống như việc ra quyết định tập thể vậy, không lúc nào chúng tôi họp mặt đầy đủ để bàn về vấn đề này. Đồng thời, thời gian đó chúng tôi đang đối mặt với kì thi giữa kỳ và những sự kiện của tháng 11. Không ít thành viên phải chạy đua với thời gian để cân bằng cả hai. Có thể đó là một lí do khách quan mà cũng là một nguyên nhân chủ quan. Hy vọng sau bài học này chúng tôi sẽ có những kinh nghiệm cho riêng mình và khắc phục được một cách tốt nhất những thiếu sót của bản thân ! Tôi không thể nhìn ra tất cả những nguyên nhân dẫn đến thất bại nhưng tôi cho rằng người lãnh đạo và hoạt động quản trị - Đó là điểm then chốt của mọi sự thành công và cũng là “gót chân Ashin” của mỗi thất bại. 2. Khi tôi Tốt nghiệp tôi muốn trở thành một… Tôi muốn mình bắt đầu xuất phát từ vị trí là một nhân viên thật sự. Quan điểm này chịu ảnh hưởng bởi chính tính cách của tôi. Tôi dần nhận ra lĩnh vực mà mình yêu thích, tôi có thể biết được mình sẽ làm công việc gì nhưng chưa thể tưởng tượng được mình sẽ làm công việc đó như thế nào. Đơn giản là vì tôi muốn mình có một xuất phát thấp. Điều này không có gì khó hiểu cả, tôi muốn bắt đầu từ những cái nhỏ nhất để phát hiện và rèn dũa những thiếu sót của bản thân. Một nhân viên, đừng nghĩ rằng đó là một vị trí quá thấp so với khả năng của bạn và bạn sẽ chẳng bao giờ phải buộc làm ở vị trí đó cả. Quyền hạn hạn chế, lương bổng quá thấp, các mối quan hệ hạn hẹp, thường xuyên bị chèn ép bởi cấp trên và chẳng bao giờ ngóc đầu lên được …Vì những lí do đó, bạn buộc mình nhất định phải “làm sếp”. Thực tế, 8 cũng có không ít người có quan điểm như bạn và có lẽ bạn sẽ phải “cạnh tranh” rất nhiều đấy ! Tôi nhận thấy môi trường làm việc hiện nay đã cải thiện rất nhiều, đặc biệt là những ngành liên quan đến truyền thông, có rất nhiều cơ hội để bạn thể hiện khả năng bản thân dù bạn là ai. Không còn những quy tắc bất thành văn cổ hủ của những thời đại trước. Bạn có nhiều “đặc quyền” hơn. Những người làm việc trong lĩnh vực này cũng không còn là những con người gia trưởng, bảo thủ nữa, hầu hết họ cũng là những con người trẻ, thích nghi tốt tôn trọng người khác và có tinh thần trách nhiệm cao. Trở thành nhân viên sẽ giúp bạn biết được nhiều thứ mà chưa chắc sếp của bạn biết được nếu cả đời ông ta chỉ biết làm sếp ! Tôi từng là một cộng tác viên cho một cuộc thi âm nhạc có quy mô nhỏ (tôi được ghi danh trong thành phần Ban tổ chức (BTC) nhưng tôi lại xin đeo thẻ Cộng tác viên để “dễ hoạt động”). Công việc là gì? Bạn hãy tưởng tượng xem, tôi không khác gì một nhân viên tạp vụ; theo chân cuộc thi, tôi hướng dẫn thí sinh tham gia thi, tôi mua nước, mua đồ ăn cho cả thí sinh và Ban giám khảo (BGK), tôi phát phiếu báo danh, quản lí khán giả kiêm ổn định trật tự, thông tin về số lượng thí sinh cho BGK…những tưởng tôi đã lãng phí thời gian của mình cho công việc này nhưng hoàn toàn không phải vậy. Tôi đã học được những điều quan trọng từ những việc bé tẹo đó : Các quy trình tổ chức sự kiện diễn ra như thế nào, từ khâu chuẩn bị, quảng bá, thực hiện. Không nhiều nhưng rất có ích. Tôi biết được suy nghĩ của các thí sinh sau mỗi vòng thi, đánh giá của họ đối với cuộc thi, tôi biết khán giả nghĩ gì về Ban giám khảo, tôi nhận ra điều mà cả thí sinh, BGK và khán giả mong muốn ở một cuộc thi, những thiếu sót, những trở ngại và cả những thất bại của cuộc thi đó. Nếu là một người Sếp, một thành viên của BTC, bạn chỉ đối diện với máy tính, những kế hoạch do bạn đề ra trước đó, bạn sẽ ngồi ở hàng ghế trên cùng của sân khấu và theo dõi diễn biến ra sao, bạn sẽ không bao giờ biết được điều mà một “nhân viên” biết. Và tất nhiên, một nhân viên thì có thể biết được kế hoạch của sếp như thế nào khi sếp tiến hành thực hiện nó. Với tôi, một nhân viên là một khởi đầu hợp lí cho bất kì công việc nào. Nhưng tôi không muốn “an phận” làm nhân viên với những ưu điểm trên mà phải lên làm sếp là vì chúng ta đều hiểu những hạn chế của một nhân 9 viên như thế nào. Tôi không muốn những ý tưởng của mình chỉ hiện hữu trên trang giấy,nếu chỉ là một nhân viên thì khả năng hiện thực hóa chúng là rất thấp. Tôi không phải là đứa chịu nhúng nhường để làm việc dưới những người không như mình, cũng không lại là đứa chịu bó buộc để đóng khung sự tự do sáng tạo của mình. Một khi đã có ý tưởng thì tôi sẽ làm hết sức để thực hiện nó. Làm sếp sẽ giúp khoảng cách giữa tôi và ý tưởng đó gần hơn. Một điều mà ai cũng nhận thấy ở một người sếp đó là :quyền lợi, địa vị, tiền bạc, làm người ai cũng muốn mình có được những điều đó. Đừng chỉ nhìn vào những mặt tốt của người được làm sếp mà cũng nên nghĩ đến những vấn đề mà mình phải đối mặt : áp lực. Làm sếp không đơn giàn là việc “đốc” người khác làm việc, cũng không phải “ngồi mát ăn bát vàng”,…Như những người giữ vị trí cao nhất trong một tổ chức, mọi quyết định đều ảnh hưởng đến tập thể. Và một trong những kỹ năng tốt nhất của người lãnh đạo phải là kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy tích cực. Nếu không có thì đừng bao giờ thử mình ở vị trí người dẫn đầu, bởi vì cảm giác kém cỏi, bất lực và bất nhẫn sẽ không cho phép mình làm được gì hết. Dù làm nhân viên hay làm sếp đều có những mặt đáng lưu tâm nhưng quan trọng là biết tự đánh giá bản thân mình phù hợp với vị trí nào. Thêm vào đó là lĩnh vực mà bạn sẽ “đầu quân” sẽ góp phần quyết định vai trò của bạn. Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành PR không đồng nghĩa với việc bạn sẽ là một nhân viên hay giám đốc PR. Tôi không đặt cho mình mục tiêu phải trở thành một nhân viên hay một người sếp trong tương lai, tùy vào từng trường hợp mà tôi sẽ có sự lựa chọn thỏa đáng. Có khi trong lĩnh vực này tôi chọn là nhân viên nhưng trong lĩnh vực khác tôi nhất định phải trở thành sếp. Song tôi chắc một điều rằng, nếu làm việc trong lĩnh vực truyền thông, trước nhất, tôi sẽ là một nhân viên. Với những gì học được từ một nhân viên tôi sẽ trang bị cho mình những hành trang để có thể trở thành một người sếp tốt hơn, được người khác tôn trọng.  HẾT  10 . ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG    BÀI TIỂU LUẬN HỌ VÀ TÊN : HỒ THỊ THU THỦY LỚP : K15PR2 MSSV : P095951 GVHD : Phan Bảo Giang KHOA : QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ TRUYỀN THÔNG BÀI THI CUỐI KÌ MÔN QUẢN. THI CUỐI KÌ MÔN QUẢN TRỊ HỌC Đề bài: 1. Các bạn hãy phân tích ưu điểm và nhược điểm của việc ra quyết định cá nhân. 2. Phân tích yếu tố Quản trị trong thất bại của việc làm bài tập nhóm vừa rồi. 3 hoạt động quản trị, không có nhà quản trị? Không có ai đứng ra để hoạch định công việc, để lãnh đạo những thành viên còn lại, để tổ chức hành động và kiểm tra kết quả? Các hoạt động quản trị luôn

Ngày đăng: 11/05/2015, 20:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan