Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai

182 1.4K 10
Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người” (V.I Lênin). Giao tiếp bằng ngôn ngữ được chia thành hai phong cách: phong cách nói (phong cách khẩu ngữ) và phong cách viết (phong cách sách vở). Tác phẩm văn học là sản phẩm giao tiếp thuộc phong cách viết nhưng có tính tích hợp cả hai phong cách (nói và viết) thành một dạng giao tiếp đặc thù: giao tiếp nghệ thuật. Văn học là tấm gương phản ánh đời sống xã hội. Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, do vậy, thể hiện một cách sinh động hoạt động giao tiếp của con người trong xã hội thông qua sự sáng tạo của nhà văn. Ở góc độ nghiên cứu, ngôn ngữ học hiện đại đang chuyển sang một hướng tiếp cận mới là tìm hiểu sự hành chức của ngôn ngữ trong cuộc sống và cuộc sống trong ngôn ngữ. Vì vậy, việc khảo sát tìm hiểu ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là một cách tiếp cận phù hợp với xu hướng nghiên cứu mới cả về phương diện lí luận chung (đặc điểm, vai trò, cơ chế hành chức của ngôn ngữ trong giao tiếp nói chung, giao tiếp nghệ thuật nói riêng) và phương diện cụ thể (đặc điểm, vai trò, các quy tắc hoạt động của ngôn ngữ trong tác phẩm văn học). 1.2. Các tác phẩm văn học Việt Nam sau 1975 đến nay, trong đó có thể loại tiểu thuyết, đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên bản sắc, diện mạo riêng cho thời kỳ văn học sau chiến tranh. Sự đổi mới về đề tài, cách miêu tả hiện thực, quan niệm nghệ thuật về con người, đặc biệt là phong cách ngôn từ thể hiện rất rõ trong các tác phẩm văn học thời kì này. Trong số các nhà văn có nhiều tác phẩm thành công, tạo ra phong cách, giọng điệu riêng, người đầu tiên và tiêu biểu nhất phải kể đến là nhà văn Chu Lai. Các tác phẩm của nhà văn đã phản ánh được nhiều vấn đề nóng bỏng hiện nay về hiện thực xã hội; các nhân vật trong tác phẩm của Chu Lai được mô tả là người lính vừa mang cốt cách anh hùng trận mạc (thời chiến) vừa mang đặc điểm của con người sống trong nhiều áp lực, thử thách của quãng đời phía sau chiến trận (thời bình). Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Chu Lai, đặc biệt là ngôn ngữ nhân vật, có nhiều đặc thù đáng được quan tâm “có những trang hấp dẫn, người đọc đã cầm đến sách là phải theo đuổi câu chuyện đến cùng...” [34, tr.9]. “Dấu vết thời đại đã ảnh hưởng và quy định cách nói năng, đối đáp, nhiều lớp từ mới được hình thành, quan niệm về lời nói cũng được bổ sung những sắc thái biểu cảm mới. Ngôn ngữ tiểu thuyết gần với ngôn ngữ đời thường, giàu tính khẩu ngữ. Ngôn ngữ trong các tiểu thuyết biểu hiện sự cá tính hoá mạnh mẽ, tính cách nào, lời lẽ ấy. Cách nói trần trụi dân dã, thẳng thắn, bạo dạn” [34, tr.16] của các nhân vật là những điểm nổi trội trong tác phẩm của Chu Lai. Vì vậy, ở phương diện ngôn ngữ, tiểu thuyết Chu Lai có thể gợi mở nhiều vấn đề mà ngôn ngữ học đang quan tâm, nhất là ở khía cạnh sự hành chức của ngôn ngữ trong giao tiếp nghệ thuật, như: đặc điểm, vai trò của từ ngữ trong tổ chức lời thoại; sự hành chức của ngôn từ thể hiện trong ngôn ngữ nhân vật; ngôn ngữ đã thực hiện chức năng phản ánh và chức năng tổ chức phát ngôn, thể hiện phong cách, giọng điệu tác phẩm và tác giả như thế nào… 1.3. Nghiên cứu ngôn ngữ trong tác phẩm văn học nói chung, nghiên cứu ngôn ngữ hội thoại của nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai nói riêng, không chỉ có ý nghĩa về mặt lí luận (góp phần xác định về phong cách giao tiếp, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ nhân vật, các quy tắc giao tiếp) mà còn có ý nghĩa đóng góp vào thực tiễn (cung cấp nguồn ngữ liệu để làm rõ sự hành chức của ngôn từ trong giao tiếp nghệ thuật), cũng như tính ứng dụng thực hành của đề tài (góp phần vào việc giảng dạy tác giả, tác phẩm; phong cách ngôn ngữ nghệ thuật; diễn ngôn và phân tích diễn ngôn trong nhà trường). Từ những căn cứ lí luận và thực tiễn trên đây, chúng tôi lựa chọn đề tài luận án: Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những hướng nghiên cứu về ngôn ngữ trong giao tiếp và hội thoại Việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp đã trở thành một trong những hướng được chú ý của ngôn ngữ học hiện đại. Những kết quả nghiên cứu ở lĩnh vực này thể hiện rõ trong các công trình của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới, bắt đầu từ luận điểm quan trọng bậc nhất của F.de Saussure trong cuốn Giáo trình ngôn ngữ học đại cương (1916) và sau đó được các nhà ngôn ngữ học khai thác theo những hướng khác nhau. Có thể kể đến những hướng nghiên cứu chính, như: nghiên cứu về dụng học - Pragmatics (J.L. Austin, 1965; Ch.W. Morris, 1966; J.R. Searle, 1969); hướng nghiên cứu về Ngôn ngữ học xã hội - Socio- Linguistics (Nikolski, 1920; E.d Sapir, O.Jesperson, 1922...); hướng nghiên cứu về Ngôn ngữ học văn bản - Text Linguistics (L.Bloomfield (1926), E.Benveniste (1960), A.Reformatxky (1967), v.v… Ở hướng nghiên cứu dụng học, các nhà ngôn ngữ học xác định có 4 vấn đề: sự chiếu vật và chỉ xuất, nghĩa tường minh và hàm ẩn, các hành động ngôn ngữ và lý thuyết hội thoại. Trong các vấn đề đó, lí thuyết hội thoại (bàn về lĩnh vực giao tiếp đối thoại) được xem là vấn đề trọng tâm. Theo M. Bakhtin, “Ngôn ngữ chỉ sống trong sự giao tiếp đối thoại giữa những người sử dụng ngôn ngữ. Sự giao tiếp đối thoại chính là lĩnh vực đích thực của cuộc sống của ngôn ngữ. Toàn bộ cuộc sống của ngôn ngữ, trong bất kì lĩnh vực nào sử dụng nó (sinh hoạt, sự vụ, khoa học, nghệ thuật v.v...) đều thấm nhuần những quan hệ đối thoại...” [2, tr.172). Nghiên cứu ngôn ngữ hội thoại nói chung, ngôn ngữ nhân vật nói riêng “không thể tách nó ra khỏi lĩnh vực lời nói, tức khỏi ngôn ngữ với tư cách là một hiện tượng toàn vẹn cụ thể” [2, tr.172]. Tiếp thu và phát triển quan điểm và kết quả của ngôn ngữ học thế giới, các nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực ngữ dụng học, ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học văn bản đề cập đến sự hành chức của ngôn ngữ trong giao tiếp [thể hiện trong các tài liệu: 6, 20, 23, 47, 54, 70, 93, 105]. Riêng về vấn đề ngôn ngữ hội thoại, ngôn ngữ nhân vật, các hành động ngôn ngữ, đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các quy mô khác nhau (chuyên luận, giáo trình, luận án, luận văn, bài báo) đề cập đến ở những mức độ khác nhau (từ những vấn đề lí luận, các nguyên lí, khái niệm đến thống kê, miêu tả, phân tích các đặc trưng, cách thức hoạt động của các đơn vị trong hoạt động giao tiếp cụ thể từ tiếng Việt). Trong các công trình trên, các tác giả đã nêu lí thuyết hội thoại, nhận xét đánh giá về đặc điểm của hội thoại, các phương diện của hội thoại. Bàn về hội thoại và vai trò của nó trong nghiên cứu, Đỗ Hữu Châu nhấn mạnh:“Hội thoại là hoạt động giao tiếp căn bản, thường xuyên, phổ biến của sự hành chức ngôn ngữ. Các hình thức hành chức khác của ngôn ngữ đều được giải thích dựa vào hoạt động căn bản này... Vấn đề phải nghiên cứu sự hành chức của những cặp trả lời như cặp hỏi/trả lời theo một quan điểm hội thoại, tức trong sự đối đáp của các nhân vật giao tiếp trong một hoàn cảnh nhất định ” [20, tr.276, 267]. Nhiều công trình bàn về các lĩnh vực của hội thoại, như: Về ngữ nghĩa của lời (Hoàng Phê, 1981); Phân tích các nhân tố trong hội thoại (Nguyễn Thiện Giáp, 1999), Ngữ nghĩa lời hội thoại (Đỗ Thị Kim Liên, 1999), v.v... Một số công trình bàn sâu về hội thoại, miêu tả, phân tích các nhân tố của hội thoại, vai trò chức năng của các lời thoại trong giao tiếp ngôn ngữ ở các ngữ cảnh. Trong đó có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ hội thoại trong các ngữ cảnh giao tiếp. Chẳng hạn, phân tích về vai trò của từ trong hoạt động giao tiếp (Bùi Minh Toán, 1999); bàn về vai xã hội và ứng xử trong giao tiếp (Nguyễn Như Ý, 1990); phân tích đặc điểm của khẩu ngữ tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng giao tiếp (Nguyễn Chí Hòa, 2009); về từ xưng hô trong gia đình đến ngoài xã hội của người Việt (Bùi Minh Yến, 2001)... 2.2. Những hướng nghiên cứu ngôn ngữ và ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm văn học Cùng với việc nghiên cứu ngôn ngữ trong các bối cảnh giao tiếp, là những công trình bàn về ngôn ngữ và ngôn ngữ trong giao tiếp nghệ thuật nói chung, trong tác phẩm văn học nói riêng. Để xác định ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, người ta làm rõ mối quan hệ giữa ngôn ngữ phong cách viết và phong cách nói: “...Ngay trong phong cách nói cũng có sự phân biệt giữa lời nói được chọn lọc, trau giồi (ví dụ như lời diễn giảng, thuyết trình, lời phát biểu chính thức có chuẩn bị sẵn...) với lời nói chưa được chọn lọc kĩ và trau giồi cẩn thận (ví dụ như trong nói năng thân mật thông thường hàng ngày, thậm chí có thể chấp nhận cả tính chất thông tục trong đó). Loại thứ nhất ở đây nhích gần về phía ngôn ngữ thuộc phong cách viết hơn, còn loại thứ hai, từ bản chất của nó, được gọi đích danh là khẩu ngữ - một tên gọi mà tuy không nói ra một cách hiển minh, nhưng ít nhiều bên trong, người ta có ý phân biệt nó với ngôn ngữ nói, nói chung. Như thế, có thể nhận ra trong từ vựng ba lớp từ mang đặc điểm của ba phong cách: lớp từ khẩu ngữ, lớp từ ngữ thuộc phong cách viết, và cuối cùng là lớp từ ngữ trung tính (hoặc còn gọi: trung hoà về phong cách) có thể dùng trong mọi phong cách khác nhau” [29, tr.23]. Bàn về phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, các tác giả cho rằng ngôn ngữ trong tác phẩm văn học cũng có những yếu tố mang phong cách khẩu ngữ theo lối “mô phỏng ngôn ngữ tự nhiên”. Điều đó được thể hiện trong lời thoại nhân vật: “Lời đối thoại giữa các nhân vật là một thành phần chủ yếu trong kết cấu lời nói của tác phẩm tự sự. Chức năng chủ yếu của đối thoại không chỉ mang tính chất miêu tả hay chuyển dẫn, trình bày sự kiện mà còn là bộc lộ tính cách, tâm lí của nhân vật và quan điểm tư tưởng” [68, tr.194]. Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến và liên tục của cuộc sống hàng ngày. Gần đây, dựa vào lí thuyết hội thoại mà nhiều tác giả đề cập đến nghệ thuật giao tiếp, như: Giao tiếp bất kì ai của Jo Condrill - Bennie Bough (2001), Ngữ cảnh và giao tiếp, Phân tích hội thoại của Nguyễn Thiện Giáp (1999)... Sự phát triển này cho thấy mảnh đất hội thoại ngày càng màu mỡ được nhiều nhà nghiên cứu khám phá. Trong các văn bản văn học nhất là thể loại tự sự, hội thoại góp phần thể hiện phẩm chất nhân vật, tình cảm và tư tưởng của nhà văn tác động đến bạn đọc sâu sắc. Nhiều bài viết, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ cũng đã tìm hiểu các phương diện khác nhau liên quan đến ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm văn học. Chẳng hạn, Ngôn ngữ tác giả trong truyện Nguyễn Tuân (Đặng Lưu, 2006), Khảo sát ngôn ngữ hội thoại của nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Lê Thị Trang, 2002); Hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao (Mai Thị Hảo Yến, 2006); Lời độc thoại nội tâm nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ (Lê Thị Sao Chi, 2010), v.v... Qua những công trình đã kể một cách rất khái quát và có tính đại diện trên, phần nào ta có thể hình dung được vấn đề ngôn ngữ trong giao tiếp, hội thoại, ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm... đã được nêu ra và bàn luận về mặt lí thuyết và phân tích miêu tả về mặt thực tiễn từ nhiều góc độ và thu được nhiều kết quả rất có ý nghĩa, làm cơ sở cho những hướng nghiên cứu đầy triển vọng về sự hành chức của ngôn ngữ trong giao tiếp xã hội.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ THÁI ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CHU LAI LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ THÁI ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CHU LAI CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN NGÔN NGỮ MÃ SỐ: 62 22 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHAN MẬU CẢNH TS. NGUYỄN HOÀI NGUYÊN NGHỆ AN - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Thái i MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN i MỤC LỤC CÁC BẢNG BIỂU THỐNG KÊ v MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4. Đối tượng, phạm vi và nguồn tư liệu của luận án 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Đóng góp mới của luận án 7. Cấu trúc của luận án Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.14 1.1. Lí thuyết về hội thoại 1.1.1. Khái niệm hội thoại 1.1.2. Vận động hội thoại 1.1.3. Các dạng thức hội thoại 1.1.4. Ngôn ngữ hội thoại 1.2. Tác phẩm văn học, nhân vật văn học 1.2.1. Tác phẩm văn học 1.2.2. Nhân vật văn học 1.3. Giới thiệu tác giả và tác phẩm Chu Lai 1.3.1. Nhà văn Chu Lai 1.3.2. Các tác phẩm của Chu Lai 1.3.3. Hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết của Chu Lai 1.4. Ngôn ngữ nhân vật và từ ngữ lời thoại nhân vật trong tác phẩm của Chu Lai 1.5. Tiểu kết Chương 2 ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CHU LAI QUA TỪ NGỮ XƯNG HÔ 46 ii 2.1. Một số vấn đề chung về từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt 2.1.1. Khái niệm từ xưng hô trong tiếng Việt 2.1.2. Chức năng của từ xưng hô trong tiếng Việt 2.2. Các loại từ ngữ xưng hô trong ngôn ngữ nhân vật của tiểu thuyết Chu Lai 2.2.1. Từ xưng hô là đại từ 2.2.2. Từ xưng hô có nguồn gốc danh từ thân tộc và các danh từ khác 2.3. Từ xưng hô và các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai 2.3.1. Mối quan hệ giữa xưng hô và kiểu nhân vật 2.3.2. Từ xưng hô của một số kiểu nhân vật trong tác phẩm của Chu Lai 2.4. Vai trò của từ xưng hô trong việc hình thành đặc trưng ngôn ngữ nhân vật của tiểu thuyết Chu Lai 2.4.1. Từ xưng hô góp phần bộc lộ đặc điểm, tính cách, hoàn cảnh của nhân vật trong tác phẩm 2.4.2. Vai trò của từ xưng hô trong việc khắc họa đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai 2.5. Tiểu kết Chương 3 ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CHU LAI QUA TỪ THÔNG TỤC, QUÁN NGỮ VÀ THÀNH NGỮ 97 3.1. Từ thông tục 3.1.1. Khái niệm 3.1.2. Từ thông tục trong lời thoại nhân vật 3.1.3. Vai trò của từ thông tục trong ngôn ngữ nhân vật của tiểu thuyết Chu Lai 3.1.4. Một vài so sánh bước đầu từ thông tục trong ngôn ngữ nhân vật của tiểu thuyết Chu Lai với từ thông tục trong ngôn ngữ nhân vật của một số nhà văn khác 3.2. Hệ thống quán ngữ trong ngôn ngữ nhân vật của tiểu thuyết Chu Lai 3.2.1. Vài nét về quán ngữ iii 3.2.2. Vai trò của quán ngữ qua các lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết của Chu Lai 3.3. Các loại thành ngữ trong ngôn ngữ nhân vật của tiểu thuyết Chu Lai 3.3.1. Vài nét về thành ngữ tiếng Việt 3.3.2. Vai trò của việc sử dụng các thành ngữ qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai 3.4. Tiểu kết KẾT LUẬN 141 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 144 TÀI LIỆU THAM KHẢO 145 TÁC PHẨM TRÍCH DẪN LÀM DẪN CHỨNG 157 PHẦN PHỤ LỤC 159 iv MỤC LỤC CÁC BẢNG BIỂU THỐNG KÊ Trang Bảng 1.1. Thống kê số lượng nhân vật chia theo giới tính và nghề nghiệp chức vụ trong 10 cuốn tiểu thuyết của nhà văn Chu Lai 39 Bảng 2.1. Bảng thống kê tần số sử dụng ĐTNX trong lời thoại nhân vật của tiểu thuyết Chu Lai 49 Bảng 2.2. Số lượng và tần số xuất hiện các từ xưng hô có nguồn gốc từ danh từ thân tộc và các từ các danh từ khác của nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai 58 v MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người” (V.I Lênin). Giao tiếp bằng ngôn ngữ được chia thành hai phong cách: phong cách nói (phong cách khẩu ngữ) và phong cách viết (phong cách sách vở). Tác phẩm văn học là sản phẩm giao tiếp thuộc phong cách viết nhưng có tính tích hợp cả hai phong cách (nói và viết) thành một dạng giao tiếp đặc thù: giao tiếp nghệ thuật. Văn học là tấm gương phản ánh đời sống xã hội. Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, do vậy, thể hiện một cách sinh động hoạt động giao tiếp của con người trong xã hội thông qua sự sáng tạo của nhà văn. Ở góc độ nghiên cứu, ngôn ngữ học hiện đại đang chuyển sang một hướng tiếp cận mới là tìm hiểu sự hành chức của ngôn ngữ trong cuộc sống và cuộc sống trong ngôn ngữ. Vì vậy, việc khảo sát tìm hiểu ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là một cách tiếp cận phù hợp với xu hướng nghiên cứu mới cả về phương diện lí luận chung (đặc điểm, vai trò, cơ chế hành chức của ngôn ngữ trong giao tiếp nói chung, giao tiếp nghệ thuật nói riêng) và phương diện cụ thể (đặc điểm, vai trò, các quy tắc hoạt động của ngôn ngữ trong tác phẩm văn học). 1.2. Các tác phẩm văn học Việt Nam sau 1975 đến nay, trong đó có thể loại tiểu thuyết, đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên bản sắc, diện mạo riêng cho thời kỳ văn học sau chiến tranh. Sự đổi mới về đề tài, cách miêu tả hiện thực, quan niệm nghệ thuật về con người, đặc biệt là phong cách ngôn từ thể hiện rất rõ trong các tác phẩm văn học thời kì này. Trong số các nhà văn có nhiều tác phẩm thành công, tạo ra phong cách, giọng điệu riêng, người đầu tiên và tiêu biểu nhất phải kể đến là nhà văn Chu Lai. Các tác phẩm của nhà văn đã phản ánh được nhiều vấn đề nóng bỏng hiện nay về hiện thực xã hội; các nhân vật trong tác phẩm của Chu Lai được mô tả là người lính vừa mang cốt cách 1 anh hùng trận mạc (thời chiến) vừa mang đặc điểm của con người sống trong nhiều áp lực, thử thách của quãng đời phía sau chiến trận (thời bình). Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Chu Lai, đặc biệt là ngôn ngữ nhân vật, có nhiều đặc thù đáng được quan tâm “có những trang hấp dẫn, người đọc đã cầm đến sách là phải theo đuổi câu chuyện đến cùng ” [34, tr.9]. “Dấu vết thời đại đã ảnh hưởng và quy định cách nói năng, đối đáp, nhiều lớp từ mới được hình thành, quan niệm về lời nói cũng được bổ sung những sắc thái biểu cảm mới. Ngôn ngữ tiểu thuyết gần với ngôn ngữ đời thường, giàu tính khẩu ngữ. Ngôn ngữ trong các tiểu thuyết biểu hiện sự cá tính hoá mạnh mẽ, tính cách nào, lời lẽ ấy. Cách nói trần trụi dân dã, thẳng thắn, bạo dạn” [34, tr.16] của các nhân vật là những điểm nổi trội trong tác phẩm của Chu Lai. Vì vậy, ở phương diện ngôn ngữ, tiểu thuyết Chu Lai có thể gợi mở nhiều vấn đề mà ngôn ngữ học đang quan tâm, nhất là ở khía cạnh sự hành chức của ngôn ngữ trong giao tiếp nghệ thuật, như: đặc điểm, vai trò của từ ngữ trong tổ chức lời thoại; sự hành chức của ngôn từ thể hiện trong ngôn ngữ nhân vật; ngôn ngữ đã thực hiện chức năng phản ánh và chức năng tổ chức phát ngôn, thể hiện phong cách, giọng điệu tác phẩm và tác giả như thế nào… 1.3. Nghiên cứu ngôn ngữ trong tác phẩm văn học nói chung, nghiên cứu ngôn ngữ hội thoại của nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai nói riêng, không chỉ có ý nghĩa về mặt lí luận (góp phần xác định về phong cách giao tiếp, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ nhân vật, các quy tắc giao tiếp) mà còn có ý nghĩa đóng góp vào thực tiễn (cung cấp nguồn ngữ liệu để làm rõ sự hành chức của ngôn từ trong giao tiếp nghệ thuật), cũng như tính ứng dụng thực hành của đề tài (góp phần vào việc giảng dạy tác giả, tác phẩm; phong cách ngôn ngữ nghệ thuật; diễn ngôn và phân tích diễn ngôn trong nhà trường). Từ những căn cứ lí luận và thực tiễn trên đây, chúng tôi lựa chọn đề tài luận án: Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai. 2 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những hướng nghiên cứu về ngôn ngữ trong giao tiếp và hội thoại Việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp đã trở thành một trong những hướng được chú ý của ngôn ngữ học hiện đại. Những kết quả nghiên cứu ở lĩnh vực này thể hiện rõ trong các công trình của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới, bắt đầu từ luận điểm quan trọng bậc nhất của F.de Saussure trong cuốn Giáo trình ngôn ngữ học đại cương (1916) và sau đó được các nhà ngôn ngữ học khai thác theo những hướng khác nhau. Có thể kể đến những hướng nghiên cứu chính, như: nghiên cứu về dụng học - Pragmatics (J.L. Austin, 1965; Ch.W. Morris, 1966; J.R. Searle, 1969); hướng nghiên cứu về Ngôn ngữ học xã hội - Socio- Linguistics (Nikolski, 1920; E.d Sapir, O.Jesperson, 1922 ); hướng nghiên cứu về Ngôn ngữ học văn bản - Text Linguistics (L.Bloomfield (1926), E.Benveniste (1960), A.Reformatxky (1967), v.v… Ở hướng nghiên cứu dụng học, các nhà ngôn ngữ học xác định có 4 vấn đề: sự chiếu vật và chỉ xuất, nghĩa tường minh và hàm ẩn, các hành động ngôn ngữ và lý thuyết hội thoại. Trong các vấn đề đó, lí thuyết hội thoại (bàn về lĩnh vực giao tiếp đối thoại) được xem là vấn đề trọng tâm. Theo M. Bakhtin, “Ngôn ngữ chỉ sống trong sự giao tiếp đối thoại giữa những người sử dụng ngôn ngữ. Sự giao tiếp đối thoại chính là lĩnh vực đích thực của cuộc sống của ngôn ngữ. Toàn bộ cuộc sống của ngôn ngữ, trong bất kì lĩnh vực nào sử dụng nó (sinh hoạt, sự vụ, khoa học, nghệ thuật v.v ) đều thấm nhuần những quan hệ đối thoại ” [2, tr.172). Nghiên cứu ngôn ngữ hội thoại nói chung, ngôn ngữ nhân vật nói riêng “không thể tách nó ra khỏi lĩnh vực lời nói, tức khỏi ngôn ngữ với tư cách là một hiện tượng toàn vẹn cụ thể” [2, tr.172]. Tiếp thu và phát triển quan điểm và kết quả của ngôn ngữ học thế giới, các nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực ngữ dụng học, ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học văn bản đề cập đến sự 3 [...]... nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chu Lai 7 Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung luận án được trình bày trong ba chương: Chương 1: Những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài Chương 2: Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai qua từ ngữ xưng hô Chương 3: Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai qua từ thông tục, quán ngữ, thành ngữ 14... nhau: Nhân vật trong văn học dân gian khác nhân vật trong văn học viết Nhân vật thần thoại khác nhân vật truyền thuyết và cổ tích Xét về phương pháp sáng tác, nhân vật cổ điển khác nhân vật lãng mạn và nhân vật hiện thực Xét về thể loại, nhân vật tự sự khác nhân vật kịch và nhân vật trữ tình Xét về kết cấu, nhân vật chính khác nhân vật phụ, nhân vật trung tâm Xét về ý thức hệ, nhân vật chính diện khác nhân. .. luận chung liên quan đến đề tài, như: lý thuyết hội thoại, nhân vật và ngôn ngữ nhân vật, vai trò của từ ngữ trong tác phẩm, tác giả và tác phẩm và các vấn đề liên quan khác - Khảo sát, thống kê nguồn ngữ liệu liên quan đến ngôn ngữ hội thoại, các lời thoại trong tiểu thuyết của Chu Lai - Miêu tả, phân tích, nêu vai trò của các lớp từ ngữ tiêu biểu trong việc thể hiện đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu. .. cứu về đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai ở bình diện từ ngữ từ góc độ ngữ dụng Công trình đã vận dụng những kiến thức cơ bản của ngữ dụng học để khảo sát, phân tích về ngôn ngữ hội thoại, qua đó nhằm làm rõ sự hành chức của ngôn ngữ trong giao tiếp xã hội nói chung, giao tiếp nghệ thuật nói riêng; đồng thời góp phần làm rõ đặc điểm của ngôn ngữ nhân vật và phong cách ngôn ngữ nghệ... nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu - Đề tài nhằm làm sáng tỏ một số đặc điểm và vai trò nổi bật của ngôn ngữ nhân vật từ phương diện từ ngữ trong tiểu thuyết Chu Lai 11 - Qua những kết quả phân tích và tổng hợp, đề tài nhằm làm rõ đặc điểm ngôn ngữ nhân vật và phong cách ngôn ngữ của tác phẩm văn học thể hiện trong tiểu thuyết Chu Lai 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục đích trên, nhiệm vụ... ngôn ngữ tác phẩm, ngôn ngữ nhân vật trong các truyện ngắn và tiểu thuyết của nhà văn Chu Lai Chẳng hạn như: Hành động trần thuật qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Lê Lựu (Cao Xuân Hải, Luận án Tiến sĩ, 2010), Sự thể hiện người lính thời hậu chiến trong tiểu thuyết của Chu Lai (Lê Thị Luyến, Luận văn Thạc sĩ, 2006), Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Chu Lai (Nguyễn Thúy... thuyết Chu Lai - Tổng hợp, rút ra những đặc điểm nổi trội về sự hành chức của các lớp từ ngữ trong các lời thoại nhân vật và đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong các tác phẩm khảo sát, từ đó góp phần làm rõ phong cách ngôn ngữ của nhà văn Chu Lai 4 Đối tượng, phạm vi và nguồn tư liệu của luận án 4.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là khảo sát, làm rõ đặc điểm ngôn ngữ nhân. .. và ngôn ngữ trong tiểu thuyết sau 1975 và trong tiểu thuyết Chu Lai: “Nhiều tiểu thuyết sau những năm đổi mới đến nay đã sử dụng mô típ giấc mơ, giấc mơ chiêm bao như một ngôn ngữ độc thoại đặc biệt để giải mã thế giới vô thức của con người Thủ pháp này thể hiện rõ trong các tiểu thuyết Thân phận của tình yêu (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai) ” [tr.590] Tác giả đã lưu ý đến một đặc điểm của ngôn ngữ. .. ngữ thể hiện qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn Chu Lai từ góc độ ngữ dụng 12 4.2 Nguồn tư liệu khảo sát của luận án Luận án khảo sát từ ngữ qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết của Chu Lai, gồm các tác phẩm: 1 Chu Lai (1979), Nắng đồng bằng, Nxb Quân đội nhân dân, Số trang: 351 2 Chu Lai (1985), Gió không thổi từ biển, Nxb Phụ nữ, Số trang: 186 3 Chu Lai (1990), Vòng tròn bội... tả Phương pháp miêu tả dùng trong luận án liên quan đến các trường hợp cần làm nổi bật các đặc điểm nào đó trong luận án (chẳng hạn: các lớp từ ngữ trong lời thoại nhân vật, hệ thống từ xưng hô, từ thông tục, v.v ) Các kết quả của phương pháp miêu tả trong luận án là cơ sở để phân tích, tổng hợp, đưa ra các kết luận về đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết của Chu Lai 6 Đóng góp mới của luận . nhân vật trong tiểu thuyết của Chu Lai 1.4. Ngôn ngữ nhân vật và từ ngữ lời thoại nhân vật trong tác phẩm của Chu Lai 1.5. Tiểu kết Chương 2 ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CHU LAI. việc khắc họa đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai 2.5. Tiểu kết Chương 3 ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CHU LAI QUA TỪ THÔNG TỤC, QUÁN NGỮ VÀ THÀNH NGỮ 97 3.1 luận về đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết của Chu Lai. 6. Đóng góp mới của luận án Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai ở bình

Ngày đăng: 11/05/2015, 14:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan