bài tập oxi - lưu huỳnh (cb) chuẩn

4 575 3
bài tập oxi - lưu huỳnh (cb) chuẩn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH I. Dạng 1: Sơ đồ chuyển hóa. a. KMnO 4 → O 2 → O 3 → Ag 2 O b. H 2 O → O 2 € O 3 → KOH c. Kkhí → O 2 → Fe 3 O 4 → Fe → FeCl 2 € FeCl 3 d. S → ZnS → H 2 S € S → SO 2 → H 2 SO 4 ↓ SO 2 e. S → SO 2 → SO 3 → H 2 SO 4 f. FeS 2 → SO 2 → H 2 SO 4 → ZnSO 4 → ZnS → H 2 S g. S → H 2 S → CuS ↓ SO 2 → H 2 SO 4 → CuSO 4 → Cu(OH) 2 → CuO H 2 SO 4 ↑↓ ^ h. H 2 S → SO 2 → SO 3 ↑↓ S II. Dạng 2: Phản ứng oxi hóa – khử. Xác định chất oxi hóa, chất khử và cân bằng các PTPỨ sau bằng phương pháp thăng bằng electron. a. Ag + H 2 S + O 2 → Ag 2 S + H 2 O b. H 2 S + Cl 2 + H 2 O → H 2 SO 4 + HCl c. SO 2 + KMnO 4 + H 2 O → K 2 SO 4 + MnSO 4 + H 2 SO 4 d. SO 2 + Br 2 + H 2 O → H 2 SO 4 + HBr e. FeS 2 + O 2 → Fe 2 O 3 + SO 2 f. H 2 SO 4 đ + Fe → Fe 2 (SO 4 ) 3 + SO 2 + H 2 O g. H 2 SO 4 đ + Cu → CuSO 4 + SO 2 + H 2 O h. H 2 SO 4 đ + S → SO 2 + H 2 O i. H 2 SO 4 đ + HI → I 2 + H 2 S + H 2 O j. H 2 SO 4 đ + C → CO 2 + SO 2 + H 2 O k. SO 2 + Fe 2 (SO 4 ) 3 + H 2 O → H 2 SO 4 + FeSO 4 l. Mg + H 2 SO 4 đ → MgSO 4 + S + H 2 O III. Dạng 3: Nhận biết, điều chế, tách, tinh chế 1. (KA-2008) Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách : A. điện phân nước. B. Nhiệt phân Cu(NO 3 ) 2 . C. nhiệt phân KClO 3 có xúc tác MnO 2 . D. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng. 2. (KB-2009) Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon? A. chữa sâu răng. B. sát trùng nước sinh hoạt. C. điều chế oxi trong PTN. D. tẩy trắng tinh bột. 3. Oleum là hỗn hợp gồm: A. SO 2 và H 2 O. B. SO 3 , H 2 SO 4 đặc. C. SO 3 , H 2 SO 4 loãng. D. SO 2 , SO 3 và H 2 SO 4 đặc. 4. (KB-2009) Có các thí nghiệm sau: (I) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H 2 SO 4 loãng, nguội. (II) Sục khí SO 2 vào nước brom. (III) Nhúng lá nhôm vào dung dịch H 2 SO 4 đặc, nguội. (IV) sục khí CO 2 vào nước Gia ven. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học là: A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. 5. (KB-2009) Khi nhiệt phân hoàn toàn 100g mỗi chất sau: KMnO 4 , KClO 3 (xúc tác MnO 2 ), KNO 3 , AgNO 3 . Chất tạo ra lượng oxi lớn nhất là: A. KMnO 4 . B. AgNO 3 . C. KClO 3 . D. KNO 3 . 6. Nêu phương pháp hóa học để phân biệt các khí không màu sau: a. HCl, CO 2 , O 2 , O 3 . b. H 2 S, SO 2 , O 2 . 7. Khí O 2 điều chế được có lẫn hơi nước. Dẫn khí oxi ẩm đi qua chất nào sau đây để được khí oxi khô? A. Al 2 O 3 B. CaO C. dd Ca(OH) 2 D. dd HCl 8. Có một hh chất rắn gồm bột lưu huỳnh và bột sắt. Nêu ph 2 hóa học tách riêng bột lưu huỳnh ra khỏi hh. Viết PTHH. 9. Nêu ph 2 hóa học để nhận biết các dd không màu sau: a. Na 2 CO 3 , Na 2 SO 3 , Na 2 SO 4 . b. NaCl, HCl, Na 2 SO 4 , Ba(NO 3 ) 2 . c. HCl, H 2 SO 3 , H 2 SO 4 . GV. Nguyễn Đức Ba Viết PTHH của các pứ xảy ra, nếu có. 10. Từ những chất sau: Cu, S, H 2 S, O 2 , Na 2 SO 3 , H 2 SO 4 đ và H 2 SO 4 l, hãy viết PTHH của pứ điều chế SO 2 . 11. Nêu ph 2 hóa học để nhận biết các dd sau với điều kiện được dùng quỳ tím và chọn thêm 1 hóa chất làm thuốc thủ: Na 2 SO 4 , NaCl, H 2 SO 4 , HCl. 12. Có 4 dd không màu được đựng riêng biệt là: NaCl, Na 2 SO 4 , Na 2 CO 3 , HCl. Hãy phân biệt mỗi dd trên bằng ph 2 hóa học với điều kiện là dùng thuốc thử là dd BaCl 2 . 13. Cho các dd không màu của các chất sau: NaCl, K 2 CO 3 , Na 2 SO 4 , HCl, Ba(NO 3 ) 2 . Hãy phân biệt các dd đã cho bằng ph 2 hóa học mà không dùng thêm hóa chất nào khác làm thuốc thử. Viết các PTHH, nếu có. 14. Người ta có thể điều chế một số chất khí bằng những pứ hóa học sau: a. Nhiệt phân hủy CaCO 3 . b. dd HCl đặc tác dụng với MnO 2 . c. dd H 2 SO 4 loãng tác dụng với KL Zn. d. H 2 SO 4 đặc tác dụng với Cu. e. Nhiệt phân hủy KMnO 4 . - Hãy cho biết tên các chất khí sinh ra trong mỗi pứ và viết PTHH. - Bằng ph 2 hóa học hãy nhận biết các khí trên. 15. Có những chất sau: Cu, CuO, Mg, CuCO 3 , Al 2 O 3 , Fe 2 O 3 và Fe(OH) 3 . Hãy cho biết những chất nào tác dụng với dd H 2 SO 4 thì sinh ra: a. Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí. b. Khí nặng hơn không khí và không duy trì sự cháy. c. dd màu xanh. d. dd màu nâu nhạt. e. dd không màu. Viết tất cả các PTHH của các pứ xảy ra. IV. Dạng 4: Bài tập tính toán.  BT phần oxi – ozon: 1. Có hh khí oxi và ozon. Sau một thời gian, ozon bị phân hủy hết, ta được một chất khí duy nhất có thể tích tăng thêm 2%. Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích của hh khí ban đầu. (Biết các thể tích khí được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). 2. Có một hh khí gồm oxi và ozon. Hỗn hợp khí này có tỉ khối đối với H 2 bằng 18. Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích của hh khí. 3. Hỗn hợp khí A gồm oxi và ozon có thể tích đo ở đktc là 8,96 lít. Hỗn hợp khí này có tỉ khối đối với H 2 bằng 20. Hãy xác định thể tích từng khí trong hh A. 4. Hỗn hợp khí A gồm có O 2 và O 3 , tỉ khối của hh khí A đối với khí H 2 là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm có H 2 và khí CO, tỉ khối của hỗn hợp khí B với H 2 là 3,6. a. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí có trong hh khí A và B. b. Một mol khí A có thể đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu mol khí CO? c. Tính số mol hh khí A cần dùng để đôt cháy hoàn toàn 1 mol hh khí B. Các thể tích khí được đo trong điều kiện nhiệt độ, áp suất. 5. Dẫn 2.24 lít hh khí (đktc) gồm oxi và ozon đi qua dd KI dư thấy có 12,7 g chất rắn màu đen tím. Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hh. 6. Dẫn 6,72 lít hh khí A (đktc) gồm oxi và ozon đi qua 21,6 g Ag thu được khí B. a. Tính thể tích từng khí trong hh ban đầu. b. Tính tỷ khối hơi của hh A đối với khí B (dA/B). 7. Dẫn 4,48 lít hh khí A (đktc) gồm oxi và ozon đi qua Ag dư. Sau pứ thu được hh rắn A và khí oxi duy nhất. Đem lượng rắn cân thấy nặng hơn so với lượng bạc ban đầu là 1,6 g. a. Tính thành phần phần trăm về thể tích của các khí trong hh đầu. b. Tính tỷ khối hơi của khí oxi sau pứ đối với H 2 (dO 2 /H 2 ). 8. a. Tính khối lượng Al cần đùng để pứ vừa đủ với 6,72 lít khí O 2 (đktc). b. Đem toàn bộ lượng oxit thu được ở trên vào dd HCl dư. Tính khối lượng muối thu được. 9. a. Cần phải dùng bao nhiêu lít khí O 2 (đktc) trong không khí để đốt cháy hoàn toàn 16,8 g Fe. b. Lấy toàn bộ lượng oxit thu được tác dụng với dd HCl dư thì khối lượng muối thu được là bao nhiêu? 10. Tính thể tích không khí (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 24g cacbon. Biết trong kkhí, oxi chiếm 20% thể tích. 11. a. Cần phải dùng bao nhiêu lít không khí (đktc) để đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít CO (đktc). b. Lượng khí thu được sau pứ được dẫn vào dd nước vôi trong dư. Hãy xác định khối lượng kết tủa thu được. 12. Đốt cháy hoàn toàn m gam cacbon trong V lít khí oxi (đktc), thu được hh khí A có tỉ khối đối với oxi là 1,25. a. Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích các khí có trong hh A. b. Tính m và V. Biết rằng khi dẫn hh khí A vào bình đựng dd Ca(OH) 2 dư tạo thành 6 g kết tủa trắng.  BT phần lưu huỳnh: 1. a. Tính khối lượng lưu huỳnh đã tham gia pứ vừa đủ với 3,36 lít khí O 2 (đktc). b. Nếu cũng dùng lượng lưu huỳnh trên tác dụng với H 2 thì thể tích khí H 2 S thu được sau pứ ở đktc là bao nhiêu? GV. Nguyễn Đức Ba 2. Đun nóng 1 hh gồm có 0,65 g bột kẽm và 0,224 g bột lưu huỳnh trong ống nghiệm đậy kín không có không khí. Sau pứ, người ta thu được chất nào trong ống nghiệm? Khối lượng là bao nhiêu? 3. Đốt nóng một hh gồm 6,4 g bột lưu huỳnh và 15 g bột kẽm trong môi trường kín không có không khí. a. Viết PTHH. b. Cho biết vai trò các chất tham gia pứ. c. Chất nào còn lại sau pứ? Khối lượng là bao nhiêu? 4. 1,10 g hh bột Fe và bột Al tác dụng vừa đủ với 1,28 g bột lưu huỳnh. a. Viết PTHH của các pứ đã xảy ra. b. Tính tỷ lệ phần trăm của sắt và nhôm trong hh ban đầu theo lượng chất và khối lượng chất. 5. Nung nóng 3,72 g hh bột các KL Zn và Fe trong bột S dư. Chất rắn thu được sau pứ được hòa tan hoàn toàn bằng dd H 2 SO 4 loãng, nhận thấy có 1,344 lít khí (đktc) thoát ra. a. Viết PTHH của các pứ đã xảy ra. b. Xác định khối lượng mỗi KL trong hh ban đầu. 6. Đun nóng một hỗn hợp bột gồm 2,97 g Al và 4,08 g S trong môi trường kín không có không khí, được sản phẩm lag hh rắn A. Ngâm A trong dd HCl dư, thu được hh khí B. a. Hãy viết PTHH của các pứ. b. Xác định thành phần định tính và khối lượng các chất trong hh A. c. Xác định thành phần định tính và thể tích các chất trong hh khí B ở đktc. 7. Đốt nóng một hh gồm 5,6 g bột sắt và 1,6 g bột lưu huỳnh trong môi trường không có không khí, thu được hh rắn X. Cho hh X pứ hoàn toàn với 500 ml dd HCl, thu được hh khí A và dd B (hiệu suất của các pứ là 100%). a. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của hh khí A. b. Biết rằng cần dùng 125 ml dd NaOH 0,1M để trung hòa HCl dư trong dd B, hãy tính nồng độ mol của dd HCl đã dùng 8. Cho hh gồm Fe và FeS tác dụng với dd HCl dư, thu được 2,464 lít hh khí (đktc). Cho hh khí này đi qua dd Pb(NO 3 ) 2 dư, thu được 23,9 g kết tủa màu đen. a. Viết PTHH của các pứ đã xảy ra. b. Hỗn hợp khí thu được gồm những khí nào? Thể tích mỗi khí là bao nhiêu (đktc)? c. Tính khối lượng của Fe và FeS có trong hh ban đầu. 9. Cho biết sơ đồ của pứ oxh – khử: H 2 S + SO 2 → S + H 2 O a. Hãy lập PTHH của pứ. b. Xác định vai trò cảu các chất tham gia pứ oxh – khử. c. Tính khối lượng lưu huỳnh sau pứ, nếu có 0,2 mol H 2 S tham gia pứ với SO 2 dư. 10. Hấp thụ hoàn toàn 12,8 g SO 2 vào 250 ml dd NaOH 1M. a. Viết PTHH của các pứ có thể xảy ra. b. Tính khối lượng muối tạo thành sau pứ. 11. Đốt cháy hoàn toàn 2,04 g hợp chất A, thu được 1,08 g nước và 1,344 l SO 2 (đktc). a. Hãy xác định CTPT của hợp chất A. b. Dẫn toàn bộ lượng hợp chất A nói trên qua dd H 2 SO 4 đặc thấy có kết tủa màu vàng xuất hiện. Hãy viết PTHH của pứ và tính khối lượng chất kết tủa thu được. 12. Đốt cháy hoàn toàn 3,4 g hợp chất A, thu được 2,24 lít khí SO 2 (đktc) và 1,8 g nước. a. Hãy xác định CTPT của hợp chất A. b. Viết PTHH biễu diễn pứ cháy của hợp chất A. c. Dẫn khí SO 2 thu được ở trên vào 146,6 g dd, trong đó có hòa tan 0,3 mol NaOH. Hãy xác định nồng độ phần trăm các chất có trong dd sau pứ. 13. Axit sunfuric đặc (D = 1,83 g/ml) chứa 6,4% nước. Hãy cho biết trong 1 lít dd axit này có bao nhiêu mol H 2 SO 4 ? 14. Tính nồng độ của dd H 2 SO 4 thu được sau khi trộn 100 g dd H 2 SO 4 98% và 200 g dd H 2 SO 4 18%. 15. Cần bao nhiêu gam nước để pha loãng 100 g dd H 2 SO 4 98% thành dd H 2 SO 4 24,5%. 16. Có 100 ml dd H 2 SO 4 98%, khối lượng riêng là 1,84 g/ml. Người ta muốn pha loãng thể tích H 2 SO 4 trên thành dd H 2 SO 4 20%. a. Tính thể tích nước cần dùng để pha loãng. b. Khi pha loãng phải tiến hành như thế nào? 17. Xử lí 1,143 g hh rắn gồm KCl và K 2 SO 4 bằng H 2 SO 4 đ, thu được 1,218 g K 2 SO 4 . a. Viết PTHH của pứ xảy ra. b. Tính khối lượng của mỗi muối trong hh rắn ban đầu. 18. Cho 7,8 g hh 2 KL là Mg và Al tác dụng với dd H 2 SO 4 loãng dư. Khi pứ kết thúc, người ta thu được 8,96 lít khí (đktc). a. Viết các PTHH của các pứ đã xảy ra. b. Tính khối lượng mỗi KL trong hh ban đầu. c. Tính thể tích dd H 2 SO 4 2M đã tham gia pứ. 19. Một hh gồm 13 g kẽm và 5,6 gam sắt tác dụng với dd axit sunfuric loãng, dư. Thể tích khí H 2 (đktc) được giải phóng sau pứ là bao nhiêu? 20. Cho 35,6 g hh hai muối Na 2 SO 3 , NaHSO 3 tác dụng với một lượng dư dd H 2 SO 4 . Khi pứ kết thúc, người ta thu được 6,72 lít khí (đktc). GV. Nguyễn Đức Ba a. Viết các PTHH của những pứ đã xảy ra. b. Tính khối lượng mỗi muối trong hh ban đầu. GV. Nguyễn Đức Ba . khí oxi ẩm đi qua chất nào sau đây để được khí oxi khô? A. Al 2 O 3 B. CaO C. dd Ca(OH) 2 D. dd HCl 8. Có một hh chất rắn gồm bột lưu huỳnh và bột sắt. Nêu ph 2 hóa học tách riêng bột lưu huỳnh. thành 6 g kết tủa trắng.  BT phần lưu huỳnh: 1. a. Tính khối lượng lưu huỳnh đã tham gia pứ vừa đủ với 3,36 lít khí O 2 (đktc). b. Nếu cũng dùng lượng lưu huỳnh trên tác dụng với H 2 thì thể. BÀI TẬP CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH I. Dạng 1: Sơ đồ chuyển hóa. a. KMnO 4 → O 2 → O 3 → Ag 2 O b. H 2 O → O 2

Ngày đăng: 11/05/2015, 12:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan